Hôm nay,  

Biển Đông Dậy Sóng chung quanh “Phán quyết La Haye “

26/06/201607:16:00(Xem: 8466)

    Biển Đông Dậy Sóng chung quanh “Phán quyết La Haye “

                                                                                                         

Bác sĩ Mã Xái


Toà án Trọng tài Thường Trực (PCA, Permanent Court od Arbitratio) đặt tại La Haye, Hoà Lan dự kiến sẽ ra phán quyết ngày 7 tháng Bảy năm 2016 về vụ kiện “ Đường 9 đoạn” còn gọi là “ Đường lưởi bò” của Trung Cộng ở Biển Đông do Phillippines khởi xướng từ năm 2013. Theo nhiều nhà phân tích tiên đoán bản phán quyết sẽ có lợi cho Manila và toà có thể tuyên bố  “quyền lịch sử “ đối với Biển Đông là không có cơ sở pháp lý và bác bỏ giá trị của “Đường 9 đoạn”.


Từ lâu, Trung Cộng kiên định không tham gia vụ kiện và sẽ cũng không tuân thủ phán quyết của PCA dù Trung Cộng từ năm 1996 đã phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) , và khẳng định toà không có thẩm quyền trong vụ việc. Tuy vậy, càng gần ngày  phán quyết, Bắc Kinh có những vận đông ngoại giao ráo riết tìm sự ủng hộ lập trường mình từ một số quốc gia phần lớn ở Trung đông ,Phi Châu.

Trong khi đó Hoa Kỳ và đồng minh cùng đối tác thân hữu chẳng những tăng sức ép yêu cầu Trung Cộng tôn trọng luật pháp quốc tế , một mặt còn chuẩn bị đối phó những động thái trả đủa của Trung quốc khi họ vấp phải phán quyết bất lợi; và  Washington sẽ đối phó ra sao.

Không ai nắm chắc nội dung phán quyết , nhưng trọng điểm không ngoài việc Manila yêu cầu sự phán quyết của toà về giá trị của đường 9 đoạn mà Trung Quốc dùng để phân giới một cách mập mờ và đòi chủ quyền đối với hầu hết vùng biển có tranh chấp.


Kịch bản đáp trả của Bắc Kinh

Đồn đoán về những kịch bản mà Trung Quốc có thể đáp trả đã được một số chuyên gia Đông Nam Á mang ra thảo luận tai Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến lược  và Quốc tế (CSIS) hôm 20/6/2016. Trung Cộng sẽ hành động  để chứng tỏ mình không tuân thủ phán quyết toà, và để trừng phạt Manila không chịu rút đơn kiện đệ nạp cách đây ba năm. Ông G.Poling, Giám đốc   Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á của CSIS đưa ra những khả năng mà Trung Cộng có thể thực hiện ở Biển Đông nội trong năm tới như xây đấp Bãi cạn Scarborough , tiến hành phong toả Bãi Cỏ Mây, khai triển chiến đấu cơ tới Trường Sa, thiết lập ADIZ ( vùng nhận dạng phòng không) trên Biển Đông; Trung Cộng  ( TC ) còn doạ rút khỏi Công Ước LHQ về Luật Biển, nếu phán quyết bất lợi cho họ.


Việc xây đấp Bãi cạn Scarborough sẽ là thực thể thứ tám sau khi TC đã thực hiện 7 đảo nhơn tạo trên quần đảo Trường sa, động thái này rõ ràng vi phạm Tuyên bố Ứng xử Biển Đông cho các bên, giữa ASEAN và Trung Quốc( DOC);Philippines cho biết Bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ, nhưng bị Trung Cộng chiếm từ tháng 6 năm 2012 . Bãi cạn này có vị trí chiến lươc quan trọng nằm ngay cửa  Eo Luzon ( Luzon Strait) và Eo Bashi trên tuyến đường nối Biển Đông với Thái Bình Dương, nó lại chỉ cách Manila 190 dặm ; nếu để TC xây đấp thành đảo nhơn tạo và quân sự hoá nó, TC có khả năng kiểm soát con đường vận hành dân sự và quân sự ra vào Biển Đông-Thái Bình Dương; và cũng từ tiền đồn trên cơ sở đó TC dòm ngó các hoạt động quân sự của Phi luât Tân và Hoa Kỳ  theo thoả ước hợp tác quốc phòng Mỹ-Phi ( EDCA). Điều chắc chúng ta thấy là Hoa Kỳ và đồng minh Philippines không dễ dàng để Bắc Kinh thực hiện việc xây đấp Bãi cạn Scarborough. Ngày 24-06 ngư dân ở Masinloc ( tỉnh Zambales, Philippines) cùng cựu nghị sĩ Roilo Golez đi cùng một đoàn motor từ Manila tham dự cuộc tuần hành để ủng hộ ngư dân gần bãi cạn Scarboroughđòi TC tôn trọng chủ quyền Philippines.


Việc kế tiếp mà TC có thể ra tay sớm là phong toả trở lại các binh sĩ Phi luật Tân đang đồn trú trên còn tàu cũ BRP Sierra Madre mắc cạn nằm trong Bãi  Cỏ Mây ( còn có tên Second Thomas Shoal) tên Philippines  là Aryungin Shoal, Trung Cộng lại cho tên gọi là bãi Nhân Ái . Năm 2014, TC đem tàu tuần duyên bao vây ngăn cảng  mọi tiếp tế cho binh sĩ Philippines trong vòng bảy tháng trời nên trong thời gian đó mọi tiếp tế thực hiện bằng không vận. Nhưng chánh phủ Philippine đã có kế hoạch kiên quyết xuyên thủng vòng đai, dùng tàu dân sự chứa đầy thực phẩm, và đặc biệt chở theo đầy nhà báo, kể cả nhà báo quốc tế và tình hình săn đuổi hai phía vô cùng căng thẳng. Vị chỉ huy đoàn tàu tiếp tế đã dõng dạt tuyên bố với phía Trung Quốc : Hảy bắn chúng tôi hay để chúng tôi vào, và Trung Cộng đã phải nhượng bộ, rút lui; sự có mặt lực lượng truyền thông quả có tác động hiệu quả. Bãi Cỏ Mây (15kmx5km) nằm trên cử ngỏ chiến lược đến bãi Cỏ Rong, khu vực được cho là có trữ lượng dầu khí lớn, chỉ cách đảo Palavan Philippines 105 hải lý. Dầu TC đã rút ra khỏi Bãi Cỏ Mây, nhưng vẫn tuyên bố chủ quyền không tranh cải trên cả hai bãi cạn Scarborough và Cỏ Mây và trong tình hình căng thẳng chung quanh vụ” phán quyết La Haye”, họ có thể có hành động trả đủa bằng cách tái xử dụng “ chiến lược bắp cải Cỏ Mây” ( tức bao vây quân đồn trú Philippines bằng nhiều lớp tàu đánh cá, tàu hải giám và sau cùng bên ngoài bằng hải quân) nhằm ngăn chận đường tiếp tế thực phẩm.

Dù Phi luật Tân là đồng minh của Hoa Kỳ, nhưng Manila vẫn lo, liệu Washington có can thiệp hữu hiệu trong trường hợp xẩy ra xung đột Trung Quốc-Philippines. Đó là câu hỏi của tân tổng thống vừa đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte , và Đại sứ Mỹ Philip Goldberg  đã trả lời “ Chỉ khi nào các ngài bị tấn công”.  Cũng cần nhắc lại Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông;hiện các bên tranh chấp gồm có Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan,Trung Cộng. Nhưng Mỹ Phi sẽ tuân thủ Hiệp ước Phòng thủ chung ký kết năm 1951, cũng như Thoả thuận hợp tác quốc phòng Tăng cường (EDCA) ký năm 2014, và hai phía nhứt trí triển khai quân đội Mỹ tại 5 căn cứ nhằm hợp tác  song phương trong lãnh vực quốc phòng.


Kịch Bản thứ ba :Trong  Buổi hội thảo ở CSIS đa số tham luận viên và cử toạ ( trên 50%)đều nghĩ TC sẽ thiết lập  vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông , như họ đã từng làm trong năm 2013 trên Biển Hoa Đông. Trung Cộng đã nhiều lần tuyên bố  rằng họ có quyền như vậy trên Biển Đông; cũng nhắc lại là hồ sơ Biển Đông hoàn toàn bế tắc trong  Đối Thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ Trung  lần thứ tám tại Bắc Kinh (ngày 6-7/06/2106 )mà báo chí đánh giá là “mềm” về kinh tế, ‘rắn” về Biển Đông”, về tin ADIZ ở Biển Đông Ngoại Trưởng John Kerry tuyên bố trên đường ghé thăm  Mông Cổ,ngày 5/6/16 “đó là một hành động gây hấn và tạo bất ổn”.  Nhưng liệu TC có thể bắt buộc các nước phải tuân thủ lịnh đăng ký với thẩm quyền TC cho mọi phi vụ đi ngang ? Mỹ, Úc , Nhựt chắc là không ;liệu TC có dám bắn hạ B-52 khi bay ngang Biển Đông?


Thêm một động thái gây hấn khác là Bắc Kinh có thể khai triển chiến đấu cơ ra Trường Sa dù Tập Cận Bình tuyên hứa với Obama là không quân sự hoá Biển Đông; nhiều nhà chứa phi cơ được cũng cố trên đảo Chữ Thập ( Fiery Cross) không phải chỉ để làm cảnh! Và cũng như mọi khi, TC giải thích mọi  độngthái quân sự hoá của họ là để tự vệ, trước những hoạt động liên tục của Hoa Kỳ ở Biển Đông,  các hoạt đông tuần tra tư do lưu thông hàng hãi  FONOP( free of navigation operation) hay thường có các  chuyến bay ngang.

Trung Cộng cũng đã thực hiên những vận động ngoại giao ráo riết, nhằm tìm hậu thuẩn cho lập trường Bắc Kinh về chủ quyền đường 9 đoạn ,về phán quyết “ La Haye”; Bộ trưởng ngoai giao Vương Nghị cho biết  đã có trên 40 nước đứng về phía Bắc Kinh nhưng không rõ gồm những nước nào , nhưng thấy có vài nước đính chánh; nhưng theo nhà phân tích chánh tri Searight ( CSIS), chỉ có tám quốc gia mà TC có thể tin cậy cùng quan điểm với mình rằng toà không thẩm quyền và Trung Quốc không có trách nhiệm tuân thủ các phán quyết. Một Hội Nghị đăc biệt  ASEAN-Trung Quốc ngày 14/6/2016 tại Côn Minh , tỉnh Vân Nam cho thấy một lần nữa các ngoại trưởng ASEAN bị áp lực của Bắc Kinh không cho ra được một tuyên bố chung về Biển Đông, nhưng một văn kiện lại được một thành viên ASEAN là Malaysia phổ biến sau hội nghị đến  các ngành truyền thông, nó được đánh giá như là một thông cáo chung , một tuyên bố cứng rắn về Biển Đông đối với Trung Quốc, nhưng đã bị thu hồi vài tiếng đồng hồ sau đó; TC muốn chứng tỏ sức mạnh cơ bắp của mình để bịt miệng tiếng nói trung thực của khối ASEAN rằng “ chúng ta không thể bỏ qua những diễn biến trên Biển Đông vì điều đó là một vấn đề quan trọng trong quan hệ hợp tác  giữa ASEAN và Trung Quốc” ( trích đoạn trong văn kiện bị rút / hảng tin Blomberg); tin riêng từ các thành viên ASEAN cho biết Cambodia và Lào dưới ảnh hưởng Bắc Kinh đã ngăn cản việc phổ biến văn kiện ( đòi hỏi sự đồng thuận của 10 thành viên); một lần nữa ảnh hưởng của phán quyến PCA , dù chưa đưa ra, lại là phép thử nghiệm về sức mạnh và sự đoàn kết  của khối ASEAN. Chưa ai quên tổng thống Obama tại thượng đỉnh Sunnylands hi vọng ASEAN có một tiếng nói chung trước phán quyết của PCA. Nhưng sự kiện Côn minh đem lại kết quả trái ngược cho TC là  đa số thành viện ASEAN  đặc biệt quan tâm thái độ bành trướng bá quyền, thái độ trịch thượng, bắt nạt kẻ yếu của TC, môt cường quốc trên vũ đài thế giới lại muốn đứng ngoài vòng luật pháp quốc tế.


Về tính khả hữu của các kịch bản của  Bắc Kinh , Bà Searight Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS “Điều quan trọng cần phải nhấn mạnh rằng trong ngắn hạn, cho dù PCA ra phán quyết như thế nào chăng nữa, nó sẽ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, thay vì nó làm hạ giảm,Trung Quốc đã nói rõ sẽ không chấp nhận và tuân thủ phán quyết này”.  Trong dài hạng nếu phán quyết bất lợi cho Trung Quốc và Trung Quốc vẫn không  thay đổi lập trường dù tây phương lên tiếng  kêu gọi TC phải tôn trọng phán quyết của PCA, Trung quốc có nguy cơ bị tổn hại về uy tín và bị xa lánh trong khu vực nếu không muốn nói là sẽ bị cô lập hay chính mình tự cô lập như Bộ Trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Carter nói thẳng với Đô đốc Tôn Kiến Quốc Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội TC tại Đối thoại Shangri-La 2016, cảnh cáo TC tự xây “Trường thành cô lập” bằng các hành động quân sự hoá, xây đấp bãi , đá, rặn san hô. Dù sao TC cũng thua trong cuộc chiến pháp lý, theo luật quốc tế mà Bắc Kinh đã ký kết, phê chuẩn; nay lại đe doạ rút ra nếu thua kiện! Việc từ chối tuân thủ phán quyết sẽ làm mất hậu thuẩn và bị công luận quốc tế dèm pha : Trung Cộng tự cho mình là cường quốc đang lên trong hài hoà, có trách nhiệm, yêu chuộng hoà bình !!!




Để ngăn ngừa TC giở trò hung hăng với phản ứng mạnh đối với phán quyết bất lợi Hoa Kỳ cũng đã ở tư thế sẵn sàng. Ngày 18/6/2016 Mỹ cho triển khai hai hàng không mẫu hạm John C.Stennis và Ronald Reagan  với hơn 12 ngàn  thuỷ thủ, 140 máy bay đến  vùng biển phía nam Philippines cùng với nhiều tàu chiến; Mỹ cũng đã điều đến căn cứ quân sự Ckark Field ở Phi bốn máy bay tác chiến điện tử, có nhiệm vụ gây nhiễu các radar mà Bắc Kinh đã bố trí trên các đảo nhơn tạo ở Trường Sa. Đây là thông điệp nhắn gởi cho Băc Kinh nếu họ còn tham vọng trên bãi cạn Scarborough hay triển khai chiến đấu cơ trên các đảo nhơn tạo; nhưng động thái răn đe này liệu có cản được Bắc Kinh thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Chờ xem. Xin nhắc lại lời ngoại trưởng John Kerry “ thiết lập ADIZ trên Biển Đông là hành động khiêu khích và gây nên tình trạng bất ổn”. Bà  Colin Willet, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á ngày 22/6 nói “ Mỹ có nhiều kế hoạch để đối phó với bất kỳ động thái nào trong khu vực” , Washington đang làm việc với các đồng minh và đối tác trong khu vực để đảm bảo một lập trường thống nhứt. Bà cũng cho biết quan điểm của Washington là phán quyết của PCA có tính  ràng buộc tất cả các bên.


Hoa Kỳ coi Biển Đông dính liền với quyền lợi quốc gia của mình, điều này cựu Ngoại Trưởng Hilary Clinton đã nói thẳng với Dương Khiết Trì tại Hà Nội từ năm 2010 và chánh phủ Obama  trong hai nhiệm kỳ đã đặt trọng tâm công tác vào chánh sách tái cân bằng về Châu Á Thái Bình Dương . Nhiều lần Mỹ tuyên bố chiến lược xoay trục sang châu Á cũng như việc thưc hiện các hoạt động  tự do  hàng hãi dưới biển trên không ở Biển Đông không nhằm khống chế sự trổi dậy hài hoà có trách nhiệm của một đại cường, nhưng thực tế chách sách bá quyền bành trường bá quyền của TC tạo tình trạng  căn thẳng bất ổn ở Biển Đông và âm mưu khống chế toàn bộ Biển Đông. Bài tham luận này nhằm trình bày các kich bản về phản ứng của Bắc Kinh trước phán quyết của Toà trọng tài thường trực về  việc chánh phủ Phi luật Tân  kiện Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông cũng như cách đối phó của Hoa kỳ trước tình huống khủng hoảng có thể xẩy ra. ( Như tin đã dẫn có thể phán quyết  sẽ dư trù ngày 7/7/2016.) Vấn đề vì sao Biển Đông quan trọng đối với Hoa Kỳ sẽ được phân tích trong một dịp khác.


Tạm Kết

Toàn dân Việt không còn hy vọng nơi tập đoàn CSVN có động thái gì tích cực trước phán quyết của PCA; Biển Đông đã mất lần vào tay Trung Cộng với sự đồng loả của Hà Nội, một chế độ lệ thuộc mọi mặt từ chánh trị, kinh tế, an ninh quốc phòng. Phạm văn Đồng đã hiến Hoàng Sa từ 1974 dù rằng quần đảo này lúc bấy giờ thuộc quyền quản trị của VNCH, theo sau là những hiệp ước,  thoả thuận bán nước, nhượng biển, nhượng đất, nhượng rừng trong  đồng chí phương Bắccùng ý thức hệ Mác Lê. Ban lãnh đạo CSVN nhắm mắt trước âm mưu diệt chủng  dân ta của Bắc Kinh;  thảm trạng cá chết do hoá chất phát xuất từ các cơ sở kỷ nghệ Trung Quốc từ các tĩnh Miền Trung , các đập thuỷ điện thượng nguồn sông Mekong , các sông Đà, sông Hồng đưa tới hâu quả tai hại thảm trạng môi trường ; người dân vẫn mù tịt về thoả thuận Thành Đô ( 1990),  theo đó như một tờ báo Bắc Kinh cho biết là TC đồng ý triển hạn đến năm 2020 thì Viêt Nam trở thành một tỉnh tự trị của Trung Quốc. Đất nước của ông cha tự bốn ngàn năm đã bị bọn lãnh đạo ĐCSVN bán cho Trung cộng thì còn đi kiện với ai, ngoài việc lên tiếng” phản đối” lấy lệ; Hà Nội sợ Bắc Kinh đến độ không dám nhận sự giúp đỡ của Hoa Kỳ đi tìm nạn nhơn trong hai phi vụ trong Vịnh Bắc bộ vừa qua mà lại cầu xin với Bắc Kinh, sợ đến nổi ông Đại sứ Hoa Kỳ phải trình cho nhơn dân Việt Nam biết rõ sự tình rằng Hà Nội đã im lặng khi Hoa Kỳ ngỏ ý tìm giúp khám phá nguyên nhơn “diệt chủng” trong vụ Cá chết, làm cho hàng triệu ngư dân ven biển dở sống dở chết trong khi nhà nước lại lo bịt miệng bịt tai, trấn áp các cuộc biểu tình vì “biển sạch” vì người dân cần “ chánh quyền minh bạch”, và ngoài kia ở Biển Đông, tàu hải quân TC vẫn tha hồ bắn giết ngư dân Việt Nam. Bắt tay với kẻ thù truyền kiếp, làm cho đất nước điêu linh, dân tình khốn khổ trên sáu bảy thập niên rồi mà vẫn còn mê mụi trong 16 chữ vàng bốn tốt, và lợi dụng Hoa Kỳ để giữ đảng và bám víu quyền lực.

Nhơn dân thấy rõ bộ mặt thật của chế độ, truyền thông đã vạch trần bản chất lừa dối của đảng cộng sản; hàng chục ngàn dân chúng biểu tình ôn hoà, toạ kháng  từ Bắc chí Nam đã tự động đứng lên đấu tranh cho sự sống còn cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho dân tộc mình trong vụ thảm trạng môi trường Vũng Áng , người dân không còn sự sợ hãi và chấp nhận sự trấn áp tàn bạo của công an, cảnh sát , của bọn côn đồ, lưu manh. Đây là một trong những thông điệp của người dân cho đảng CS đòi hỏi sự thay đổi cấp bách cho đất nước trước hoạ mất nước gần kề vào tay Trung Cộng. Đồng bào hải ngoại khắp nơi đồng hành xuống đường yểm trợ cuộc đâu tranh. TT Obama có thể sai lầm khi tin tưởng Hà Nội sẽ tự chuyển hoá theo hướng dân chủ khi ông cam kết tăng cường quan hệ đối tác toàn diện mới với CHXHCNVN cho  những thập niên tới “ nhưng  cộng sản không thể sửa chửa mà phải đào thải nó”. Mục tiêu cuộc đấu tranh do đó là phải giải thể chế độ cộng sản, là đảng cộng sản phải ra đi qua một cuộc cách mạng ôn hoà hay diễn biến hoà bình. Công cuộc đấu tranh tất nhiên còn nhiều khó khăn, nhưng ý chí toàn dân trong nước với đồng bào hải ngoại sẽ cùng đứng lên quyết định vận mạng của đất mình cho tương lai của một Viêt Nam tự do dân chủ pháp trị, độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lanh thổ.

Công lý sẽ thắng. Chánh nghĩa sẽ thắng.








.
.

Ý kiến bạn đọc
01/07/201617:18:10
Khách
Xin tác giả cố gắng viết cho đúng chính tả.
Đó là một cách tôn trọng độc giả.
Cám ơn.
01/07/201617:09:24
Khách
Tôi cầu cho mỹ đánh TC,
Và TC sẽ thua, lúc đó TC sẽ bớt hung hăng hơn,
Và biết đâu vc sẽ thấy coi bộ mấy anh ba tầu không là chỗ dựa tốt nữa, may ra vc mới mở mắt ra chăng
27/06/201607:52:44
Khách
Ông bác sỹ Mã Sái ơi, ông làm ơn đính chính hộ bài viết của ông chút, để mất Hoàng Sa là do VNCH bị TC đánh cướp, chứ Bắc Việt lúc đó có quản lý HS và TS đâu, trong khi TT Thiệu có đầy đủ máy bay và hải quân hùng mạnh nhưng hèn nhát không dám phản công lấy lại HS ngay năm 1974, để TC nó chiếm được rồi thì không biết khi nào mới cos thể đòi lại được. Bắc Việt chỉ im lặng không dám lên tiếng phản đối gì vì đang nhận viện trợ của TC để đánh VNCH nên ko dám ho he ý kiến gì thôi. Mà nếu Bắc Việt có lên tiếng phản đối liệu có lấy lại được HS lúc đó?? Không bao giờ! Trừ phi VNCH phản công tái chiếm lại HS. Giải pháp im lặng trong hoàn cảnh đó cũng hợp lý thôi.
27/06/201601:49:40
Khách
Muon thang giac Tau dieu kien at co va du giac Cong phai ra di trong on hoa hay gi gi khac nua hay nhu Albani o Dong Au, cac ngai cao kien can co ke hoach dong vien toan dan ke ca dang vien va Cong an giac Cong chua an an hue cua giac Cong cung nhu Tau Cong.
26/06/201617:13:19
Khách
Thank you, the author, for an excellent article in regard to the China's claim to the South China Sea plus its attitude toward the PCA's ruling coming up in July, 2016.

A Vietnamese-American Captain, Tuan N Pham, in the US Navy had written an article on June 17, 2016 to express his own opinion related to this subject. Please use the below URL for more details.

http://thediplomat.com/2016/06/after-the-south-china-sea-ruling/

P.S: Captain Tuan N. Pham is a career U.S. naval officer with extensive operational experience in the Indo-Asia-Pacific, and a former Federal Executive Fellow at Johns Hopkins University Applied Physics Laboratory. The viewpoints expressed in this article are personal, and do not reflect those of the U.S. Department of Defense or Navy.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.