Hôm nay,  

California Bầu Chọn, Từ Quận Cam Đến Thung Lũng Hoa Vàng

15/06/201600:00:00(Xem: 5505)

Kỳ bầu sơ bộ hôm thứ Ba 7/6 vừa qua ở California sôi nổi hẳn lên và đã được dư luận chú ý nhiều hơn so với những lần trước.

Những ngày trước bầu cử, hai ứng viên dân chủ là cựu ngoại trưởng Hillary Clinton và Thượng Nghị sĩ Bernie Sanders đã chạy như thoi đưa, đến nhiều nơi ở California vận động vì chưa ai đạt đủ con số 2383 đại biểu để được đảng tiến cử ra tranh chức tổng thống vào tháng 11.

Trước đây, có đến hơn hai chục năm qua, các kỳ bầu sơ bộ ở California ít được toàn quốc chú ý và giới quan sát chính trị bình luận nhiều vì khi đến lượt cử tri California bầu chọn thì hai chính đảng cộng hòa và dân chủ đã có ứng viên đạt quá bán số đại biểu, vì thế con số đại biểu của California tuy đông nhưng cũng sẽ không làm thay đổi được gì.

1. Bầu chọn ứng viên tổng thống

blank
Vận động cho ứng viên tổng thống Bernie Sanders trên báo tiếng Việt ở Quận Cam (ảnh Bùi Văn Phú)

Năm nay khác. Một tháng trước khi California có bầu sơ bộ thì Đảng Cộng hòa đã biết Donald Trump sẽ được tiến cử là ứng viên tổng thống vào tháng 11 vì đã đạt trên 1237 đại biểu đảng.

Tuy nhiên Trump vẫn đến California vận động. Trong buổi gặp gỡ cử tri ở San Jose đã có bạo động giữa những người ủng hộ và phản đối ông. Một lần khác khi Trump vận động ở Quận Cam cũng đã xảy ra bạo động.

Bên Đảng Dân chủ, một tuần trước khi California tổ chức bầu sơ bộ, hai ứng viên Hillary Clinton và Bernie Sanders chưa ai đạt đến con số 2383. Clinton hơn Sanders chừng 300 phiếu, nhưng thiếu vài chục phiếu để đạt tới số cần có. Với 475 đại biểu dân chủ ở California nên hai ứng viên đã dồn nỗ lực đi vận động ở tiểu bang này.

Hillary Clinton đã đến San Francisco, Vallejo, Oakland, Palo Alto. Một ngày trước bầu cử, cựu Tổng thống Bill Clinton đến Hayward, Oakland, Antioch, Richmond để vận động cho vợ. Bernie Sanders đến Oakland, San Jose, San Francisco, Vallejo, Emeryville, Berkeley, Pinole tiếp xúc với cử tri, kêu gọi tham gia bầu cử và bầu chọn ông.

Vùng Vịnh San Francisco, đa số là dân chủ, đã đón tiếp các ứng viên dân chủ đến vận động ở nhiều nơi như trong những ngày qua cũng vì các thăm dò cho thấy Clinton và Sanders được cử tri ủng hộ ngang nhau.

Riêng với cộng đồng người Việt, tại Quận Cam đến nay chưa có sinh hoạt nào để đón tiếp ứng viên cộng hòa Donald Trump. Trong khi Hillary Clinton đã có buổi tiếp xúc với cử tri gốc Việt tại Rose Center ở Westminster là thủ phủ của người Việt. Trên báo Việt ngữ trong vùng cũng có quảng cáo vận động cử tri ủng hộ Bernie Sanders.

Trên Thung lũng Hoa vàng, Nghị viên Tâm Nguyễn đã có dịp gặp ứng viên Bernie Sanders khi ông có buổi tiếp xúc với cử tri vùng San Jose. Tám năm trước trong cộng đồng người Việt ở đây đã có những vận động cho Hillary Clinton, năm nay chưa thấy có hoạt động nào.

Đêm bầu cử 7/6, kết quả đầu tiên từ tiểu bang New Jersey với chiến thắng về tay Hillary Clinton coi như xác nhận bà sẽ là ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Sang đến California, trong số 7 ứng viên dân chủ, Clinton cũng thắng với 2,313,853 phiếu, tức 55.2%, và được 269 đại biểu, còn Sanders được 1,837,040 phiếu, tức 43.8% và 206 đại biểu.

Bên Đảng Cộng hòa với 5 ứng viên, Donald Trump được 1,393,814 phiếu, tức 74.8% phiếu bầu của cử tri cộng hòa.

Đến giờ dù những ứng viên thua cuộc của hai đảng còn có những bất đồng nội bộ và sẽ giữ số phiếu đại biểu của mình để có tiếng nói trong cương lĩnh đảng tương lai, khi họp đại hội Đảng Cộng hòa ở Cleveland và Đảng Dân chủ ở Philadelphia vào tháng tới.

Trong nội bộ mỗi đảng đều kêu gọi tinh thần đoàn kết để có thể đánh bại đối thủ trong kỳ tổng tuyển cử vào tháng 11.

Phía Đảng Dân chủ với Hillary Clinton được coi như bản sao chính sách của Tổng thống Barack Obama và bà cũng đã chính thức được Obama ủng hộ sau khi có kết quả từ California. Còn Sanders vẫn chưa hoàn toàn bỏ cuộc vì muốn nước Mỹ nghiêng về cánh tả hơn nữa, với bảo hiểm y tế cho mọi người, giáo dục miễn phí và nhà cửa giá phải chăng. Chủ trương đó đã được nhiều người đồng tình bằng những lá phiếu ông đã nhận được. Ứng viên Hillary Clinton có nghiêng theo chủ trương của Sanders và đến mức nào thì sẽ được ban vận động của hai bên thương lượng trước khi Sanders chính thức ủng hộ Clinton.

Còn nội bộ Đảng Cộng hòa khó đoàn kết được. Trước hết là vì những phát biểu gây sốc của Donald Trump dành cho đối thủ và những lãnh đạo của đảng trong những tháng qua. Thứ nhì là vì Trump chưa bao giờ tham gia chính trường nên ít người biết và hiểu rõ được những chủ trương và chính sách của ông.

Nhưng tâm lý cử tri Mỹ thật khó đoán lúc này. Nhiều người đã chán ngán với việc hai đảng phá bĩnh, kèn cựa nhau ở quốc hội khiến cho nhiều chính sách bị ngâm tôm và Tổng thống Barack Obama vì không có sự đồng thuận của quốc hội, do Đảng Cộng hòa nắm đa số, đã phải ký nhiều quyết định hành pháp.

Vì thế tổng tuyển cử năm nay là một cuộc bầu chọn gay go, không chỉ cho chức tổng thống mà còn cả bầu chọn quốc hội và sẽ ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm một thẩm phán tối cao pháp viện thay thế cho chánh án Antonin Scalia mới qua đời.

Trong cuộc tranh cử tổng thống năm nay, tỉ phú bất động sản Donald Trump là một hiện tượng. Một năm trước, khi Trump loan báo ra tranh cử giới quan sát chính trị cho đó chỉ là cách tạo tên tuổi, cũng như trước đây Trump đã từng chạy đua vào Bạch Ốc nhưng đã bị loại ngay từ những vòng đầu.

Năm nay khác hẳn. Dù Trump phát biểu văng mạng, chẳng sợ dị nghị, mất lòng ai, chẳng sợ gây sốc với di dân, tôn giáo, ký giả hay với chánh án cũng như với đối thủ của mình, không thích ai là thẳng thừng chỉ trích mạnh mẽ bằng những lời nói có khi như hàng tôm hàng cá, thế nhưng Trump đã đánh bại 16 ứng viên khác, là những người đầy kinh nghiệm chính trường gồm thống đốc và thượng nghị sĩ, để trở thành ứng viên sáng giá nhất được cử tri cộng hòa bầu chọn.

Nét phác hoạ chính trong chính sách của Trump là giao thương quân bình với các nước, đưa hãng xưởng trở lại Mỹ để giúp dân có việc làm tốt, mạnh về quốc phòng để chống lại những nhóm khủng bố, những quốc gia thù nghịch, xây tường biên giới với Mexico để chặn làn sóng nhập cư lậu, không ủng hộ Hiệp định Thương mại TPP, bãi bỏ chính sách bảo hiểm y tế Obamacare, cải tổ hệ thống tài chính ngân hàng, bãi bỏ chính sách giáo dục Common Core.


Bên Dân chủ tuy không sôi nổi như Cộng hòa, nhưng ứng viên Hillary Clinton ngay từ khi tuyên bố ra tranh cử, tưởng như con đường được tiến cử sẽ êm xuôi và dễ dàng, nhưng không ngờ đối thủ Bernie Sanders thu hút nhiều cử tri trẻ khiến bà phải vất vả cho đến những kỳ bầu sơ bộ cuối cùng trong mấy ngày qua. Sự ủng hộ dành cho Sanders cũng đã khiến bà phải đặt lại vấn đề chính sách trong một số lãnh vực chủ yếu như xét lại Hiệp định thương mại TPP, mở rộng thêm chính sách bảo hiểm y tế Obamacare, giúp sinh viên bớt gánh nặng học phí đại học, tăng lương tối thiểu.

Nước Mỹ sẽ có đổi chiều, đi vào con đường phiêu lưu với một ứng viên Donald Trump chưa bao giờ tham gia chính quyền, hay sẽ làm nên lịch sử với một nữ tổng thống đầu tiên là Hillary Clinton? Cử tri Mỹ sẽ quyết định vào ngày 8/11 tới đây.

2. Ứng viên gốc Việt ở Quận Cam

blank
Cựu Tổng thống Bill Clinton vận động cho vợ ở Richmond, California (ảnh Bùi Văn Phú)

Trong kỳ bầu sơ bộ vừa qua, tại Quận Cam cũng như trên vùng Thung lũng Hoa vàng mỗi nơi có 6 ứng viên gốc Việt ra tranh cử.

Quận Cam có Bảo Nguyễn, đương kim thị trưởng Garden Grove và là người công khai nhận mình là đồng tính, tranh chức dân biểu liên bang Đơn vị 46 và đang về nhì với 11,985 phiếu, tức 14.7% và tháng 11 tới đây sẽ vào vòng hai với dân cử kỳ cựu Lou Correa được 34,880 phiếu, tức 42.7%. Correa và Nguyễn đều là người của Đảng Dân chủ và một trong hai ứng viên này sẽ thay bà Loretta L. Sanchez hiện đang tranh chức vào Thượng viện Hoa Kỳ cùng với Bộ trưởng Tư pháp Tiểu bang Kamala D. Harris.

Andrew Đỗ tái tranh cử vào Hội đồng Giám sát, Địa hạt 1. Cũng ra tranh cử có Phát Bùi, đương kim nghị viên Garden Grove, và hai ứng viên khác. Andrew Đỗ đang về nhì với 28,408 phiếu, đạt 35.5%, nên sẽ vào vòng hai với Michele Martinez, nghị viên thành phố Santa Ana, được 29,233 phiếu, tức 36.6%. Phát Bùi về hạng ba với 15,157 phiếu, tức 19%.

Ngoài ra tại Quận Cam kỳ này còn có Nam Phạm ứng cử dân biểu tiểu bang Đơn vị 72 về thứ ba nên không được vào vòng hai. Cheri Phạm tái tranh chức chánh án Đơn vị 41 và không có đối thủ nên đương nhiên thắng cử. Thụy D. Phạm tranh chức chánh án Đơn vị 40 và không thành công.

Kỳ bầu cử tháng 11 tới đây sẽ sôi nổi trong cộng đồng người Việt với cuộc đua tranh chức dân biểu quốc hội giữa Bảo Nguyễn và Lou Correa và chức giám sát viên giữa Andrew Đỗ và Michele Martinez.

Ứng viên Lou Correa là một dân cử đã gắn bó với người Việt trong nhiều năm qua, nhưng lần bầu chọn năm ngoái cho chức giám sát viên ông chỉ thua Andrew Đỗ 43 phiếu.

Lần này khối cử tri gốc Việt nhiều người cũng đã ủng hộ Correa trong kỳ bầu sơ bộ vừa qua vì Bảo Nguyễn khi được bầu chọn làm thị trưởng Garden Grove đã không lên tiếng phản đối thành phố Riverside kết nghĩa với Cần Thơ như nhiều cử tri gốc Việt mong đợi. Khi sự việc xảy ra vào đầu năm ngoái đã có những ý kiến kêu gọi truất nhiệm ông, nhưng vì nhiệm kỳ thị trưởng chỉ hai năm nên nhiều cử tri chờ năm nay bầu chọn sẽ dùng lá phiếu để quyết định tương lai chính trị của Bảo Nguyễn.

Còn cuộc đua giữa Andrew Đỗ và Michele Martinez lại là một tranh đua giữa một ứng viên gốc Việt và một ứng viên gốc Mỹ Latinh, giống như năm 2014 khi Janet Nguyễn tranh đua với Jose Solorio vào thượng viện tiểu bang. Hai năm trước Nguyễn đã thắng. Cuối năm nay, giữa Đỗ và Martinez thì khối cử tri gốc Việt sẽ lại phân vân với quyết định người Việt có nên bầu cho ứng viên gốc Việt, đặc biệt là đối với 19% cử tri đã bầu chọn Phát Bùi trong kỳ bầu sơ bộ vừa qua.

3. Trên Thung lũng Hoa vàng

blank
Ứng viên tổng thống Bernie Sanders vận động tranh cử ở San Jose, California (ảnh Bùi Văn Phú)

Vùng Thung lũng Hoa vàng có cựu phó thị trưởng San Jose Madison Nguyễn tranh chức dân biểu tiểu bang Đơn vị 27 và về nhất với 26,170 phiếu, tức 34.6%. Bà sẽ vào vòng hai với Nghị viên San Jose Ash Kalra, được 15,055 phiếu, tức 19.9%. Trong cuộc chạy đua này có tất cả 7 ứng viên, trong đó có hai ứng viên gốc Việt khác là Vân Lê, về thứ ba, và Đỗ Thành Công, về thứ năm.

Tranh cử vào Hội đồng Thành phố San Jose có Nghị viên Nguyễn Mạnh của Đơn vị 4 tái tranh cử. Đối thủ của ông cũng là một người Việt, luật sư Diệp Thế Lân, mà lần tranh cử trước chỉ thua có 13 phiếu nên không được vào vòng hai. Kết quả hiện thời Nghị viên Nguyễn Mạnh thua luật sư Lân 31 phiếu trong tổng số 17,333 phiếu bầu đã được đếm. Đây cũng lại là cuộc bầu chọn gay go như lần trước và vì chỉ có 2 người nên ứng viên nào được trên 50% số phiếu sẽ thắng cử ngay.

Tại Khu vực 8 có luật sư Jimmy Nguyễn tranh chức nghị viên và về nhì với 4,707 phiếu, tức 22.9%, nên sẽ vào vòng hai với một ứng viên gốc Mỹ Latinh là ủy viên giáo dục Sylvia Arenas, được 4,868 phiếu, tức 23.7%.

Nếu Jimmy Nguyễn thắng cử vào tháng 11 tới đây, San Jose sẽ có 3 người gốc Việt trong số 10 nghị viên. Điều này sẽ là biểu hiện của sức mạnh của khối cử tri gốc Việt tại thành phố lớn thứ mười ở Mỹ, với 10% gốc Việt trong số gần một triệu cư dân.

Trong kỳ bầu cử vừa qua, cuộc tranh cử ở Quận Cam giữa hai ứng viên Andrew Đỗ và Phát Bùi đã được truyền thông chính mạch chú ý vì những đấu đá lẫn nhau một cách quyết liệt. Điều này cho thấy trong cộng đồng Việt, cũng như các cộng đồng sắc dân khác, luôn có nhiều phe nhóm nên dĩ nhiên có chống đối lẫn nhau, đưa ra công luận những khuyết điểm của nhau để cử tri biết mà quyết định chọn lựa.

Tuy nhiên có một phát biểu của Nghị viên Phát Bùi là đáng ghi nhớ nhất. Theo báo Người Việt, tối ngày 7/6 trong khi cùng với khoảng 100 đồng hương theo dõi kết quả bầu cử, ứng viên Phát Bùi đã phát biểu như sau: “Tôi rất hạnh phúc và cảm thấy ấm lòng vì sự ủng hộ của quý vị. Đây là một cuộc tranh cử đầy cam go. Cuộc tranh cử của chúng ta là chính nghĩa, còn bên kia là bất nghĩa.”

Trong tiến trình tranh cử ở Mỹ, ai thắng cũng đều phải phục vụ dân chứ không có chuyện ai “chính nghĩa” hay ai “bất nghĩa”.

(Bài viết được cập nhật với kết quả bầu cử tính đến 5 giờ chiều ngày 14/6/16. Cuộc kiểm phiếu vẫn còn tiếp tục và kết quả sau cùng sẽ được chính thức công bố hai tuần sau ngày bầu cử)

© 2016 Buivanphu.wordpress.com

Ý kiến bạn đọc
16/06/201612:54:15
Khách
Bao Viet Bao khong cong bang nhung dong GOP y kien cua Chung toi chi noi Len su that chu co danh pha gi dau ma Sao khong thay post Len ! nhu vay la thieu su cong bang !
===============
Có rất nhiều ý kiến không dấu, nên chúng tôi không hiểu rõ ý buộc lòng phải xoá bỏ.
Những ý kiến không dấu nào có thê hiểu được thì mới được hiển thị. 99% là bị xoá bỏ.
Vui lòng Viết tiếng Việt có dấu.

VB Admin
15/06/201613:14:25
Khách
ong Bao Nguyen rat Chong cong ,nhung khong qua cuc doan nen mot so nguoi Viet da hieu lam ,ong Lou rat gan GUI voi cong dong VN ,nhung doi khi qua mi dan ,Ong Phat Ra tranh cu co su ung ho cua nhom cccd Và ba Janet ,neu ong Phat khong Ra tranh cu Thi co Le Ong Andrew se tai dac cu ,toi hy vong cuoc tong Tuyen cu se tot dep voi nhung ung cu Vien VN ,neu cu vach la Tim sau Thi thieu su doan ket !
15/06/201612:43:09
Khách
tong Tuyen cu se khac voi so bo ,chua chac nguoi nhieu phieu da thang ,just wait and see?
15/06/201611:08:26
Khách
Thua keo này ta bày keo khác. Kẻ thua và người thắng cuộc hãy bắt tay nhau và chung sức làm việc để phục vụ các cử tri của mình. Hãy cùng nhau quên hết mọi tị hiềm cá nhân, thành kiến, hiềm khích, những lời tuyên bố khó nghe, etc. trong khi tranh cử hoặc ngay sau khi kết quả được tuyên bố.

Có như vậy, mọi người đều được hưởng phúc lợi và hợp quần gây sức mạnh để đạt được một "Win-Win situation" cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt nói riêng.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.