Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Phạm Phú Thứ

14/06/201600:01:00(Xem: 5150)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).
________________ 
PHẠM PHÚ THỨ 
(1821 - 1882) 
.
     Phạm Phú Thứ tên cũ là Phạm Hào (vua Thiệu Trị đổi tên là Phú Thứ), quê huyện Diên Phước, Quảng Nam, hiệu Trúc Đường, biệt hiệu Giá Viên. Xuất thân trong một gia đình Nho giáo. Năm 1842, đỗ Giải nguyên. Năm 1843, thi Hội đỗ Hội nguyên, Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, được bổ làm Tri phủ Lạng Sơn, sau đấy làm Tổng đốc Hải An (gồm 4 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Yên). Khi về kinh, được phong chức Thương chính đại thần, Tham tri bộ Binh. 
.
     Năm 1850, ông đã thẳng thắn dâng sớ can vua Tự Đức không nên ham chơi dật lạc nên bị cách chức, đi làm lính ở Thừa Lưu (Thừa Thiên), một thời gian sau được phục chức cũ. Năm 1854, vua cử ông làm Tri phủ Tư Nghĩa thuộc Quảng Ngãi. Tại đây, ông tổ chức và vận động dân chúng lập được hơn 50 kho nghĩa thương để phòng khi chẩn tế cho dân. Năm 1858, ông được về làm việc ở Nội các tại triều đình Huế. 
.
     Năm 1859, ông dâng sớ xin đắp đê Cu Nhí, đào sông Ái Nghĩa ở Quảng Nam. Năm 1863, ông làm phó sứ trong phái bộ Phan Thanh Giản, sang Pháp chuộc 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Nhân đó, ông đi thăm các nước Châu Âu: Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Đầu năm 1864, sứ bộ về đến Huế, ông dâng sớ lên vua Tự Đức, xin đề nghị: “cải cách việc học hành và phát triển công nghiệp”, Ông còn dâng lên vua một số sách giáo khoa khi công cán mà ông đã ghi nhận: Tây hành nhật ký (nhật ký đi Pháp); Tây phù thi thảo (bản thảo thơ, trong thời gian đi Tây); Bác vật tân biên (sách nói về khoa học); Khai môi yếu pháp (phương pháp khai mỏ); Hàng hải kim châm (cách đi biển); Vạn quốc công pháp (cách thức giao thiệp quốc tế). Tiếc thay, những đề nghị thiết thực của ông, vua Tự Đức và các quan bảo thủ tại triều không cho thực thi sốt sắng. 
.
     Năm 1876, triều đình bổ Phạm Phú Thứ giữ chức Tổng đốc Hải An. Năm 1878, thăng ông làm Thự Hiệp biện Đại học sĩ, song vẫn lĩnh chức vụ cũ. Năm 1880, nhân có bệnh, ông về trí sĩ tại quê nhà và soạn bộ “Giá Viên thi tập”.
.
     Năm 1882, ông qua đời tại quê nhà, hưởng thọ 61 tuổi. Vua Tự Đức thương tiếc, dụ rằng: “Phú Thứ kinh lịch nhiều, đi đông sang Tây, dẫu khó khăn cũng vâng mệnh không dám từ chối. Về việc trông coi Thương chính ở Hải Dương, khi tới nơi công việc đều ổn định, sau này nên lấy đó noi theo. Những lưu dân, gian phỉ ở Quảng Yên, Thứ tới kinh lý cũng được yên. Rồi Thứ mở đồn điền ở Nam Sách, thực là lo xa chu đáo, đó là công cán ngày thường rực rỡ đáng nêu. Gia ơn cho truy phục nguyên hàm Thự Hiệp biện Đại học sĩ và chuẩn cho thực thụ, cũng sắc cho địa phương tới tế một tuần”. 
      Tương truyền, kiểu xe nước ngày nay còn ở Quảng Nam, Quảng Ngãi... là kiểu xe mà ông đã vẽ kiểu ở Ai Cập vào các thế kỷ trước rồi đem về áp dụng vào thời ấy.
.
     Phạm Phú Thứ để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Lịch triều thống hệ niên phả toát yếu. Tây phù thi thảo. Trúc Đường thi văn tập. Giá Viên toàn tập (gồm có 26 quyển: 13 quyển thơ, 13 quyển văn; gồm đủ thể loại thơ, phú, văn tế, ký)...
 .
 *- Thiết nghĩ: Phạm Phú Thứ là vị quan không thủ cựu không cố chấp, ông biết sàng lọc lấy cái hay, cái mới của Tây phương, rồi mạnh dạn đề xuất những phương sách canh tân đất nước trong lúc khó khăn và lạc hậu, mong đủ sức chống lại giặc Pháp đang xâm lăng. Ngoài ra, ông là người cương trực dám nói thẳng thắn quan điểm của mình, dám phê bình cả nhà vua khi thấy sai mà không sợ sệt, đến khi bị vua giáng chức mấy lần, vẫn không nản chí lại còn kiên trì bày tỏ ý kiến vì dân vì nước của mình, dù bị vua quở phạt trước đấy. Đức tính cao đẹp đó của ông mấy ai sánh bằng?!
     Nhìn chung, Phạm Phú Thứ là một nhà nho lại có hoài bão canh tân đất nước, một học giả phong phú, một nhà thơ sâu sắc. Nhưng đáng tiếc, những dự án của ông cũng như của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... đã đề ra, bị triều đình Huế vì thủ cựu đã bỏ lỡ cơ hội không đem ra sử dụng nên mất cơ hội cho dân giàu nước mạnh vào thời ấy. 
    .
Cảm mộ: Ông Phạm Phú Thứ
 .
Phạm Phú Thứ, lo toan nước nhà!
Trông mong cải tiến khắp gần xa
Can vua, thẳng thắn lời trung trực
Gìn giữ quê hương, luôn thiết tha!
.
Nguyễn Lộc Yên  

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam đã và đang làm hết sức để cải tiến quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng chỉ mới tám tháng trước
Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 (DLNQ), đã thông qua Hạ Viện ngày 18/9/2007 với đa số áp đảo 414/3, tố cáo mạnh mẽ CSVN đã vi phạm nhân quyền
Hai cuộc thử nghiệm  lòng  dân cùng xẩy ra một ngày, ở hai lục địa khác nhau nhưng có cùng một bài học về dân chủ  cho đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên các báo mạng ra ngày 27-11-2007, và cả báo truyền khẩu quán cóc vỉa hè, xe ôm, hớt tóc dạo... tất cả đều luân lưu những bản tin
Hội Đồng Giám Sát Quận Cam đã vinh danh ông Nguyễn Nam Lộc vì đã hoạt động liên tục 32 năm qua
Trong dịp ra mắt CD "Lá Rơi Bên Thềm” của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn ở Paris, Tuyết Mai được dịp gặp gỡ một số nghệ sĩ tài danh ở đây
Vào giữa tháng 11, 2007, báo chí loan tin: Mới đây, 20.000 công dân của Hiệp hội Những người ăn chay ở Pháp
Tôi đã quan sát sự tương quan giữa nền kinh tế của Việt Nam và vấn đề tham nhũng tại đó trong nhiều năm qua. Chính tôi nhìn thấy nhà nước cộng sản
Vào đầu năm tới, một hội nghị quốc tế sẽ được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề "Việt Nam, một ngôi sao đang lên". Hội nghị do tạp chí chuyên đề nổi tiếng
Sau khi thành công chế tạo bom áp nhiệt, một loại vũ khí quan trọng đã giúp giảm thiểu số tử vong của binh sĩ Hoa Kỳ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.