Hôm nay,  

Trump có thể trở thành Mussolini cho nước Mỹ không?

13/06/201611:32:00(Xem: 6065)
Trump có thể trở thành Mussolini cho nước Mỹ không?
Joseph S. Nye
Đỗ Kim Thêm dịch

Một trào lưu hướng tới một chế độ toàn trị hơn dường như đang lan rộng trên khắp thế giới. Vladimir Putin đã sử dụng thành công chủ nghĩa dân tộc để xiết chặt quyền kiểm soát toàn nước Nga và có vẻ như ông được dân chúng yêu chuộng. Kể từ sau Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc khi ông chủ tọa một số các ủy ban ngày càng tăng cho các quyết định quan trọng. Gần đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã thay thế vị thủ tướng bằng một thuộc hạ phù hợp hơn cho các hoạt động của ông trong việc tập trung quyền hành pháp. Và một số nhà bình luận lo ngại nếu Donald Trump thắng cử Tổng Thống vào tháng 11, ông ta có thể trở thành “một Mussolini cho nước Mỹ.“

Lạm dụng quyền lực là chuyện xưa giống như lịch sử nhân loại. Kinh Thánh nhắc chúng ta rằng sau khi David đánh bại Goliath và sau này trở thành hoàng đế, ông cám dỗ được Bathsheba và cố tình đưa chồng của bà ra trận để cho chết. Lãnh đạo có liên quan đến việc sử dụng quyền lực làm cho quyền lực thoái hoá, đúng như lời cảnh báo nổi tiếng của Lord Acton. Và tuy nhiện khi các nhà lãnh đạo không có quyền lực - khả năng gây cho những người khác phải làm theo những gì mà chúng ta muốn - họ không thể lãnh đạo.

Nhà tâm lý học David C. McClelland thuộc Đại học Harvard đã có lần phân biệt có ba nhóm người tùy theo động cơ của họ. Những người quan tâm nhất về việc làm một cái gì đó cho tốt đẹp hơn, họ có một "nhu cầu cho thành tích" Những người nghĩ hầu hết về mối quan hệ thân thiện với những người khác, họ có một "nhu cầu liên kết." Và những người quan tâm nhất về việc gây ảnh hưởng đến những người khác cho thấy họ có một "nhu cầu cho quyền lực".

Nhóm người thứ ba này trở thành là các nhà lãnh đạo có hiệu năng nhất, họ làm chúng ta nhớ lại lời của Acton. Nhưng quyền lực tự bản thân nó không phải là tốt hay xấu. Giống như các chất dinh dưỡng trong việc ăn kiêng cử, khi quá ít nó tạo ra hốc hác, và khi quá nhiều nó dẫn đến béo phì. Sự trưởng thành về cảm xúc và trao dồi, đó là phương tiện quan trọng để hạn chế việc ham muốn vị kỷ về quyền lực, và các thể chế thích hợp là rất cần thiết để được sự quân bình. Đạo đức và quyền lực có thể  củng cố lẫn nhau.

Nhưng đạo đức cũng có thể được sử dụng như là một phương tiện để gia tăng quyền lực. Machiavelli đề cập đến tầm quan trọng của đạo đức cho các nhà lãnh đạo, nhưng chủ yếu là trong các điều kiện để tạo ra ấn tượng về các biểu hiện đức hạnh có thể nhìn thấy mà họ để lại cho các người tuân phục. Sự thể hiện đức hạnh là một nguồn quan trọng của sức mạnh mềm của nhà lãnh đạo hoặc khả năng để có được những gì người ta muốn bằng cách lôi cuốn hơn là ép buộc hoặc mua chuộc. Thật vậy, đối với Machiavelli, đức tính của một bậc quân vương nên là biểu kiến (chỉ để cho người ta cảm nhận), nhưng không bao giờ là thực sự. Tôi thậm chí dám liều để khẳng định rằng nếu một bậc trị vì đã có các đức tính này và đang thực hành tất cả nó một cách cứng ngắt, thì họ bị tổn thương, trong khi sự thể hiện các loại đạo đức này là hữu ích.

Machiavelli cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quyền lực cứng qua cưỡng chế và mua chuộc, khi một nhà lãnh đạo phải đối mặt với sự cân nhắc cho quyền lực mềm do thu hút, "vì được yêu thương là phụ thuộc vào đối tượng của mình, trong khi mình đang lo sợ là phụ thuộc vào bản thân mình." Machiavelli tin rằng khi người ta phải lựa chọn, tốt hơn là để bị sợ hơn được yêu. Nhưng ông cũng hiểu rằng sự sợ hãi và tình yêu không phải là đối lập nhau, và đối lập với tình yêu - đó là hận thù - đặc biệt nó là nguy hiểm đối với các nhà lãnh đạo.

Tình trang hỗn loạn chung của các quốc gia thành phố của Ý trong thời kỳ Phục hưng là có nhiều bạo lực và nguy hiểm hơn so với thời của các nền dân chủ hiện nay, nhưng các yếu tố trong lời khuyên của Machiavelli vẫn còn liên quan đến các nhà lãnh đạo hiện đại. Ngoài sự dũng cảm của sư tử, Machiavelli cũng ca ngợi chiến lược gian giảo của con cáo. Chủ trương duy lý tưởng mà không theo thực tế ít khi định hình được thế giới, nhưng như chúng ta đánh giá các nhà lãnh đạo dân chủ hiện đại, chúng ta nên lưu tâm đến cả hai ý kiến của Machiavelli và Acton. Chúng ta cần tìm kiếm và hỗ trợ các nhà lãnh đạo có một yếu tố đạo đức của tự kiềm chế và nhu cầu về thành tích và liên kết cũng như quyền lực.

Nhưng theo Acton, có một khía cạnh khác trong tình trạng khó xử bên cạnh đạo đức của các nhà lãnh đạo: các đòi hỏi của các người tuân phục. Lãnh đạo là một sự kết hợp của những đặc điểm theo nhà lãnh đạo, theo yêu cầu của người tuân phục và trong bối cảnh mà hai giới này tương tác nhau. Công chúng Nga lo lắng về tình trạng của họ; dân Trung Quốc lo ngại về nạn tham nhũng tràn lan; dân Thổ Nhĩ Kỳ chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo: Tất cả tạo nên môi trường cho các nhà lãnh đạo cảm thấy có  một nhu cầu tâm lý cho quyền lực. Tương tự như vậy, để đáp ứng nhu cầu tự mãn của mình cho quyền lực, Trump phóng đại sự bất bình của một bộ phận dân chúng thông qua các dàn dựng gian manh của các chương trình tin tức trên truyền hình và phương tiện truyền thông xã hội.

Vấn đề là nơi nào mà các thể chế đóng một vai trò quan trọng. Trong thời khởi thuỷ của Hoa Kỳ, James Madison và các bậc quốc phụ khác đã thấy rằng không phải giới lãnh đạo và cũng không phải dân chúng sẽ là các thiên thần, và các thể chế phải được thiết lập để tăng cường các hạn chế. Từ nghiên cứu của họ về nước Cộng hòa La Mã cổ đại, họ kết luận rằng những gì là cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của một nhà lãnh đạo quá tự phụ như Julius Caesar là một khuôn khổ thể chế để phân chia các quyền lực, theo đó các phe phái sẽ cân bằng nhau. Về xác suất của một Mussolini cho nước Mỹ thì câu trả lời của Madison là một hệ thống kiểm tra và cân bằng thể chế, nó nhằm đảm bảo cho Hoa Kỳ sẽ không bao giờ giống tình trạng của Ý vào năm 1922 - hay Nga, Trung Quốc, hay Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Các bậc quốc phụ của Mỹ đã tranh đấu trong một tình trạng khó xử là chúng ta muốn các nhà lãnh đạo mạnh mẽ như thế nào. Câu trả lời của họ được đặt ra nhằm để bảo vệ tự do, không phải là để tối đa hóa hiệu năng của chính phủ. Nhiều nhà bình luận đã phàn nàn về sự phân rã của thể chế, trong khi những người khác chỉ ra các thay đổi - như trong các chương trình truyền hình và phương tiện truyền thông xã hội tường thuật về tình trạng thực taị - đã làm thô tục phẩm chất của các cuộc thảo luận trong công luận. Cuối năm nay, chúng ta có thể nhận ra rằng các khuôn khổ cho quyền lực và lãnh đạo mà các bậc quốc phụ của Mỹ đề ra sẽ có khả năng đề kháng như thế nào.


***

Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Harvard. Ông là tác giả Is the American Century Over?

Nguyên tác: Do We Want Powerful Leaders?

Tựa đề bản dịch là của người dịch

https://www.project-syndicate.org/commentary/global-authoritarian-leadership-trend-by-joseph-s--nye-2016-06



.
.

Ý kiến bạn đọc
17/06/201609:14:05
Khách
xin lổi viết sai, xin đọc là "văn dĩ tải đạo" Kính. ND
17/06/201609:08:23
Khách
@USCitizen
Cám ơn bạn đã quan tâm và có ý kiến cho phẩm chất bản dịch.
Người dịch không có ác cảm với riêng ông Trump hay cố tình gây chú ý cho người đọc bằng cách đặt tựa mới cho bản dịch. Đây chính là ý kiến của Joseph S. Nye trong phân đoạn 1: “And some commentators fear that if Donald Trump wins the US presidency in November, he could turn out to be an “American Mussolini.”
Tựa của nguyên tác là tổng quát hoá về trào lưu chung và tựa của người dịch là cụ thể hoá trong bối cảnh tranh cử hiện nay tại Mỹ. Truyền thông đã thảo luận nhiều về hiện tượng cực đoan này và luôn so sánh Trump với Mussolini để phân tích về tương lai sinh hoạt chính trị của Mỹ.
Manipulation bao giờ cũng có ý nghĩa xấu (disapproving: in a dishonest and cynical way). Cho dù ông Trump thông minh và khôn khéo để kiếm phiếu, nhưng ngôn ngữ thô tục và thái độ khiếm nhã chúng tỏ là ông cố tình dàn dựng gian manh, nhưng ông cũng không thể qua mắt công luận.
Bản dịch là một đóng góp khiêm tốn. Người dịch không đủ thì giờ và công sức để trình bày toàn cảnh của cuộc tranh cử, nhất là đi vào chi tiết để tìm hiểu các chuyện rối beng về những scandals. Cuối cùng, quan trọng nhất là người dịch không có đủ tư cách mang trọng trách “văn dĩ tái tạo” như bạn mong đợi.
Một lần nữa xin cám ơn bạn với lời chào trân trọng. (ND)
14/06/201611:58:40
Khách
Dịch giả thay luôn TỰA chính của nguyên tác cho mục tiêu riêng của mình là gây chú ý và tạo ác cảm ngay trước khi đọc. Nhất là đối với những ai có ít thời gian đọc hết. "Do We Want Powerful Leaders?" trà thành "Trump có thể trở thành Mussolini cho nước Mỹ không?" và dưới đó còn cả tên tác giả Joseph S. Nye. Không biết tác giả có đồng ý từ bỏ bản quyền không? Bài dịch "clever minipulation" ra "DÀN DỰNG gian manh". Tác giả nguyên bản tiếng Anh trình bày suy nghĩ về một sự kiện trong lúc dịch gi thì khác. Bà con ít biết tiếng Anh cần giúp dỡ để hiểu sự thật! Please!
14/06/201610:47:37
Khách
Pro and Con là chuyện thường tình trong nền dân chủ của HK. Một khi con người không bằng lòng với chièu hường chính trịn theo cái nhìn riêng của mình thì liền sau đó là hàng trăm hàng ngàn lừa lọc lý do để phản đối. Những người có vai vế lại càng muốn phô trương ý của mình là" nhất " cho nên cho rằng ông Trump thé này hay thế nọ cũng là chuyện rất thường tình. Nếu tác giả tìm dịc những bài nói lên sự rối beng những scandals kể cả ảnh hưởng đến cả an ninh của quốc gia hiện nay của đối thủ của ông Trump để cho dân Việt nam Americans rõ cả hai thì hay biết mấy. Bỡi sự kiện ấy lớn đến nổi ngày nào cũng nghe lung tung trên dài báo HK. nhưng tiếc rằng người ít biết tiếng Anh cứ như là chuyện không có gì và cứ tiếp tục bị mê tin! Nếu dịch giả làm được điều này thì thật là vĩ đại vì đap ứng được 'văn dĩ tải đạo' để dân ta ợợợc khai sáng. Mong lắm thay!!!!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trên trang Blog Chứng Nhân Lịch Sử từ trong nước đã vừa đưa ra lời kêu gọi thành lập "Hồ sơ những kẻ chỉ điểm" và mong được sự góp ý và tiếp sức
Xin thưa, đây là một công trình tập thể của tất cả thành viên của Hội Khoa học & Kỹ Thuật Việt Nam (Vietnamese American Science & Technology Society – VAST)
Trong Chúa Nhật I Mùa Chay, cả ba bài Tin Mừng (Chu kỳ Năm A, B, C) đều nói đến việc Chúa Giêsu “để cho qủy (Satan) cám dỗ”
Bốn mươi năm chẳng, kể từ biến cố Tết Mậu Thân 1968, mỗi độ Xuân về lòng người dân xứ Huế
Đại lễ 69 năm Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, sẽ tổ chức lúc 10 giờ sáng thứ Bảy 21/6/2008. Tại Hội Trường City of Westminster
Cách đây không lâu, hai ký giả kỳ cựu của nhật báo lớn nhất Mỹ, The New York Times, viết một quyển sách về tiểu sử bà thượng nghị sĩ Hillary Clinton
Thư Viện Toàn Cầu (thuvientoancau.com) vừa bế mạc hai lớp Luyện Trí Nhớ khóa 255
Trong những ngày này, người Công giáo đang sống trong những ngày gọi là “Mùa Chay”. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro.
Trong buổi hội chợ đầu xuân, thấy cháu trai thứ hai của Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân đi qua gian hàng tôi đang đứng, lòng tôi chợt chùng xuống.
Biên giới và người di dân bất hợp pháp là đề tài nóng bỏng trong mùa bầu cử vào tháng 11 năm nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.