Hôm nay,  

Cá chết và hình ảnh đất nước

08/05/201620:27:00(Xem: 7662)
Cá chết và hình ảnh đất nước
 
Bùi Văn Phú

Những ngày qua trên mạng xã hội cũng như truyền thông trong và ngoài nước bùng nổ lên thông tin về cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền Trung Việt Nam từ Hà Tĩnh vào đến Thừa Thiên - Huế.


Xác cá trôi giạt vào bờ có vô số cá bé, cá lớn và có chỗ có cả cá heo là loại cá sống rất xa bờ.


Sự kiện đã gây hoang mang tột cùng cho dân và tạo ra khủng hoảng kinh tế tại nhiều tỉnh thành, từ Nghệ An vào tới Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và xuống đến Nha Trang vì ngư dân đánh cá đem lên bán không còn ai muốn mua nữa.


Trong thời gian tới sự kiện cá chết hàng loạt có cơ nguy lan rộng ra cả nước thành khủng hoảng mắm vì có tin một số con buôn trục lợi đã gom mua cá chết về để làm nước mắm. Với chính sách kiểm soát lỏng lẻo, với tệ nạn tham nhũng lan tràn thì việc trục lợi dễ xảy ra, như đã bị phát giác trong hoa quả, rau, thực phẩm có nhiều độc tố trên thị trường Việt Nam những năm qua.


Số cá chết do độc tố được ước tính khoảng 70 tấn. Còn số cá ngư dân đánh bắt đem lên không bán được, có chứa hàm lượng độc tố cao hơn bình thường hay không thì không biết, nhưng con số này chắc cũng không ít và rồi sẽ được xử lý ra sao, vất ra đường, vất lại xuống biển hay vì miếng cơm manh áo mà ngư dân phơi khô để ăn hay làm mắm để dùng sau này mà chưa biết có nguy hại gì cho sức khoẻ trong tương lai.


Tại nhiều tỉnh miền Trung ngư dân đã phải ngưng hành nghề, sẽ mất thu nhập mà chưa biết đến bao giờ mới có thể ra biển trở lại để mưu sinh.


Quê hương em nghèo lắm ai ơi

Mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn

Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm…


Những lời ca trong Tiếng Sông Hương, trong Trường ca Hội Trùng Dương, của nhạc sĩ Phạm Đình Chương nói lên cảnh nghèo của vùng đất cày lên sỏi đá lại thường xuyên gặp thiên tai bão lụt, hạn hán. Nhưng hiện nay người dân ở đây đang phải đối diện với thảm họa môi trường do con người gây ra ngay trên quê hương của Hồ Chí Minh (Nghệ An), Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình), Lê Đức Anh (Thừa Thiên), Phạm Văn Đồng, Trần Đức Lương (Quảng Ngãi).


Cách xử lý của nhà nước trong vụ việc này, trước hết là thiếu trách nhiệm vì cá chết nổi lên và trôi dạt vào bờ từ đầu tháng Tư, đã cả tháng qua mà nguyên do vẫn chưa được xác định. Quan chức thì tránh những câu hỏi của báo chí, trong khi lại biểu diễn tắm biển, ăn cá ngay trong những khu vực bị ảnh hưởng càng làm người dân nghi ngờ về những hành động mang tính tuyền truyền của nhà nước.


Để phản bác lại, ban Nhạc Trắng (trang.tv) của mấy bạn trẻ thích viết nhạc, chế lời và cùng hát để nói lên những bức xúc xã hội, các bạn vừa phổ biến bài ca “Nguyên nhân cá chết hàng loạt”, chế lời từ bài “60 năm cuộc đời” của nhạc sĩ Y Vân sáng tác trước năm 1975.


Bài hát được đưa lên mạng YouTube hôm 27/4 và đến nay đã có 530 nghìn lượt xem:


Em ơi chết bao nhiêu? Chết 60 tấn rồi

Hai trăm cây liền, từ Vũng Áng qua Lăng Cô

Ôi hai trăm cây nhìn cá chết hàng loạt

Hai trăm cây số thật đau


Em ơi chết do đâu? Cá đánh nhau chết à?

Hay do say rượu nên cá đâm lẫn nhau

Hay do đi bơi mà cá chưa khởi động

Đang bơi chuột rút thì sao


Ớ chẳng biết, chẳng biết chết vì sao

Có nguồn tin là chết do nguồn nước

Ớ tại sao tranh cãi mà chưa ra

Anh em nghĩ nhanh lên, thép hay tôm cá nào

Ơ anh điên à. Em cứ thích hết cơ

Ông trên ti-vi chỉ cho ta chọn một, cho nên em nghĩ lại đi


Thép làm đếch, chọn cá tôm Việt Nam

Ghét “khựa” cơ, Đài Loan với đài liếc

Ối Việt Nam lo lắng lại leo thang


Ơ đi đâu hết rồi anh ơi. Cá toi ngoi lên bờ

Xe to đi gom rồi, đem cá đi muôn nơi

Nên khi ta ăn là ta toi một đời

Anh em ơi! ta sống là bao


Như ca từ diễn tả, nhiều thông tin nói cá chết là do chất thải từ khu công nghệ luyện gang thép rộng hơn 3 nghìn mẫu của công ty Formosa đặt ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, một dự án đầu tư 10 tỉ đôla của Đài Loan.


Câu nói của ông Chu Xuân Phàm, phụ trách đối ngoại của Formosa, rằng: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…” là dấu chỉ rõ nhất cho thấy nguyên do gây cá chết là từ chất thải của công ty này.


Nếu đó là sự thực thì mức ô nhiễm trong vùng biển này tương lai còn nguy hại hơn vì đến giờ Formosa mới chạy thử, mai này khi nhà máy đi vào hoạt động toàn bộ thì ảnh hưởng đến môi trường còn trầm trọng đến mức nào? và sẽ kéo dài bao lâu? vì hợp đồng Việt Nam đã ký cho phép công ty hoạt động là 70 năm.


Sự phẫn uất của dân đã thể hiện qua những cuộc biểu tình ngay tại địa phương sau khi có cá chết nổi lên bờ và đánh cá đem lên không có người mua. Ở Quảng Bình ngư dân đã đổ cá ra đường, đã tuần hành. Trên bình diện rộng, ngày 1/5 đã có hàng nghìn người tham gia biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn, trên tay giương cao những hàng chữ “Formosa. Get out of Vietnam”, “Dân Muốn Cá Sống”, “Tôi yêu môi trường biển và tôm cá”.


Tuy nhiên đến nay nhà nước vẫn chưa đưa ra những xử lý minh bạch. Không xử lý ngay không phải vì các cơ quan chức năng thiếu chuyên môn mà vì sự phức tạp và bí mật trong cách quản lý kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Formosa nói họ làm đúng với những gì ghi trong hợp đồng. Trong khi nhà nước Việt Nam nói hợp đồng giữa chính quyền Hà Tĩnh với Formosa không được sự đồng ý của chính quyền trung ương.


Những nhà đầu tư vào Việt Nam cho biết ở mỗi tỉnh thành có một ông quan cai trị một cõi riêng và được một ông vua trong bộ chính trị đỡ đầu.


Dẹp Formosa, hay buộc công ty này phải sửa lại hợp đồng sẽ làm giới đầu tư nước ngoài lo. Điều chỉnh lại hay hủy bỏ hợp đồng, bắt bồi thường thiệt hại cho dân, thiệt hại môi trường cũng sẽ khởi động những màn đấu đá khác trong nội bộ đảng về những dự án đầu tư nước ngoài đã được chấp thuận, mà mỗi dự án đều có một ủy viên bộ chính trị bảo kê, gọi là nhóm lợi ích, và tiền bôi trơn không phải là ít.


Trong một cuộc phỏng vấn với báo Thanh Niên, khi phóng viên đặt vấn đề với quan chức Bộ Tài nguyên và Môi trường về cá chết là có khả năng bị "nhiễm kim loại nặng", nghe câu hỏi, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân yêu cầu tắt máy và nói với phóng viên rằng hỏi thế là làm "tổn hại hình ảnh đất nước".


Không đưa ra được câu trả lời rõ ràng liên quan đến việc cá chết hàng loạt, đó mới là làm tổn hại đến hình ảnh đất nước. Vì người dân sẽ phải chịu nhiều hậu quả, ngay trước mắt có thể chết vì ăn cá hay chạm vào nước biển có chất độc mà sinh bệnh.


Những thông tin mới nhất do ngư dân Philippines báo động về đảo Pag-asa (Thị Tứ), trong vùng quần đảo Trường Sa, cũng có hiện tượng cá chết hàng loạt và nghi là do các tàu của Trung Quốc xả độc để tiêu diệt môi trường quanh đó khiến ngư dân không thể đánh cá được nữa.


Sự kiện này đặt ra nghi vấn, có thể những tàu đánh cá Trung Quốc đã giả dạng và xâm nhập vào hải phận Việt Nam, thả độc chất xuống biển để gây ra thảm họa cá chết trong những tuần qua.


Đó là một cách thâm độc để Bắc Kinh bao vây và đánh vào kinh tế Việt Nam, trước viễn cảnh Hà Nội đang đến gần hơn với Washington trong quan hệ hai nước.


Dù nguồn hoá chất đến từ đâu, di hại về ô nhiễm biển có thể kéo dài nhiều năm, khi đó ngành xuất khẩu hải sản của Việt Nam, trị giá gần 7 tỉ đô-la một năm, sẽ bị ảnh hưởng vì người tiêu dùng e dè với sản phẩm tôm cua cá mực từ Việt Nam.


Dân Việt khắp nơi đang chờ đợi nhà nước giải quyết sự kiện cá chết một cách minh bạch. Không làm được điều đó sẽ nguy hại đến hình ảnh đất nước, vốn dĩ đã có nhiều bất cập.


© 2016 Buivanphu.wordpress.com


blank


Cá chết dọc bờ biển miền Trung Việt Nam trong tháng qua





.
.

Ý kiến bạn đọc
09/05/201615:51:50
Khách
Hảy cùng Xuống Đường lật đổ chế độ CSVN bán nước, hèn với giặc ác với dân

Xuống đường! Xuống đường! đập tan mọi xích xiềng
Quyết kết đoàn tiến lên giành chính quyền!
Việt nam quê hương ta sống nô lệ bao năm qua
Nào vùng lên thanh niên ơi đất nước gọi vang nơi nơi
Nào cùng tiến, quyết võ trang ta lên đường tranh giành cuộc sống
Cầm tầm vông, cầm gạch đá dù phải hi sinh ta nào sá
Giành lấy chính quyền về tay nhân dân!

2.
Xuống đường! Xuống đường! đập tan mọi xích xiềng
Quyết kết đoàn tiến lên giành chính quyền!
Ngàn năm nhân dân ta quyết bảo vệ non sông xưa
Bạch đằng giang gương oai linh, chiến thắng Lạng sơn quang vinh
Sài Gòn Huế có thấy chăng sôi căm thù máu xương Truong sa
Diệt tàn hung, diệt bọn ác, dù đạn tuôn ta không sờn chí
Giành lấy chính quyền về tay nhân dân!

3.
Xuống đường! Xuống đường! đập tan mọi xích xiềng
Quyết kết đoàn tiến lên giành chính quyền!
Ngoại ô ai nghe chăng súng vang dậy vây quân gian
Bọn giặc a'c đang đa`n a'p, khắp phố phường ta xông ra
Lựu đạn cay, mũi lưỡi lê ngăn sao được những người vì nước
Một người dừng, mười người tiến, hàng triệu thanh niên đang vượt lên
giành lấy chính quyền về tay nhân dân
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đâu phải tự nhiên mà người Cộng sản Việt Nam rộ lên “phong trào” bàn về “hòa hợp dân tộc” sau 3 năm thi hành Nghị quyết 36
Khoa học tân tiến nhất của loài người ngày nay đã tìm đến Nguyệt cầu, Hoả tinh, và đã có các phi hành gia bay bổng ra ngoài tầng khí quyển
Khóa giảng hàng năm của đức Đạt Lai Lạt Ma là ngày hội cho Dharamsala... Hàng năm, cứ sau Tết Âm lịch
Khi một xã hội chỉ tìm thấy mẫu mực để bắt chước hay học hỏi từ ở bên ngoài thì rất dễ đánh mất bản sắc của mình vì thần tượng của họ
Trong đoàn quân Pháp sang đô hộ VN có một số quân nhân gốc Phi Châu ưa phá làng phá xóm khiến dân chúng Việt Nam căm ghét
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển
Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình
Bước vào thế kỷ 21, việc xử dụng đa dạng năng lượng (energy diversity) trong chuyển vận là một trong những suy nghĩ lớn
Cuộc đấu tranh cho dân chủ trong nước đang nở rộ, và tấm gương bất khuất ngàn xưa của Việt Nam đang được lật lại từng trang
Việt Nam là một quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, với niềm tự hào về nòi giống Rồng Tiên, một nền văn hóa đa dạng và một dân tộc siêng năng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.