Hôm nay,  

Chuyến Công Tác Cuối Cùng Của HQ 09

01/05/201600:01:00(Xem: 9554)

Chuyến Công Tác Cuối Cùng Của HQ 09
 .

Hoàng Đình Báu
.

https://ongvove.files.wordpress.com/2010/05/ch009.jpg?w=830
Hộ Tống Hạm Kỳ Hòa HQ009


Lời Giới Thiệu:

Tác giả Hoàng Đình Báu là Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Kỳ Hòa (HQ-09) trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông xuất thân Khóa 11 Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.

Ông hiện định cư tại Hoa Kỳ sau trên 10 năm trong ngục tù Cộng Sản.
.

* * * * *
.

Đầu năm 1974 tôi được chỉ-định đãm-nhận Hộ-Tống-Hạm Kỳ-Hoà HQ 09. Suốt năm đó HQ 09 có hai nhiệm-vụ chính: Tuần-tiễu vùng Trường-Sa và yểm-trợ các giàn khoan dầu cuả Hoa-Kỳ ngoài khơi từ Vũng-Tàu đến Côn-Đảo. Mỗi chuyến công-tác kéo dài 3 tháng nên việc nghỉ bến để tiếp-tế lương-thực, dầu và nước là Vũng-Tàu, đôi lúc cũng ghé Côn-Sơn để nghỉ-ngơi và tiếp-tế. Đến năm 1975 khi các tỉnh ở Cao-Nguyên Trung-Phần bị lọt vào tay Cộng-Quân. Đầu tháng 2 thì Huế và Quảng-Trị bắt đầu rối-loạn, Sư-Đoàn 1 đóng tại Huế đang được di-tản vào Đà-Nẳng. Vào thời-điểm này HQ 09 được lệnh chuẩn-bị ra công-tác khẩn cho Vùng 1 Duyên-Hải. Đây được coi như là chuyến công-tác cuối cùng cuả HQ 09 mà hằng năm vào dịp 30.04 vẫn còn ghi đậm trong lòng thủy-thủ-đoàn đã từng phục-vụ trong những ngày tháng cuối cùng đó.

– Sáng ngày 26-03-1975 chiến-hạm khởi-hành ra Vùng 1 Duyên-Hải.

– 6.00 AM ngày 28-03-1975 chiến-hạm tới cửa Sơn-Trà để chờ lệnh.

Các tin-tức nhận được từ Bộ-Tư-Lệnh Vùng 1 Duyên-Hải và do dân chúng toả ra bằng ghe cặp vào chiến-hạm lúc sáng nay như sau: Tối hôm qua Cộng-Quân pháo-kích vào BTL/HQ/V1DH bằng hoả-tiễn 122 ly và sơn-pháo 130 ly, làm hư-hại chiếc trực-thăng cuả Tư-Lệnh V1DH, Phó Đề-Đốc Hồ-Văn-Kỳ-Thoại. Toàn thành-phố bị thiết-quân-luật 24/24. Lính của các Binh-Chủng di-chuyển về Đà-Nẳng quá đông, không nơi ăn chốn ở, gia đình ly-tán. Lợi-dụng cơ-hội nầy đặc-công Cộng-Sản trà-trộn để phá-hoại nên có nhiều tiếng súng và vài đám cháy nhỏ xảy ra trong thị-xã. Các đơn-vị cơ-giới hạng nặng cùng các chiến-xa, quân-xa cuả Quân-Lực VNCH đã đậu dài từ cầu Trịnh-Minh-Thế cho đến bờ biển Tiên-Sa. Một vài nhóm quân-nhân đã uy-hiếp 1 tầu Haỉ-Quân, buộc phải đưa họ tách bến. Nhưng tầu này bất-khiển-dụng nên rất may là không có gì đáng tiếc xảy ra. Với tình-hình đó HQ 09 được lệnh không vào Đà-Nẵng mà cũng không cập cầu Tiên-Sa.

Chiến-hạm vận-chuyển với 2 máy tiến 1, chạy lòng vòng ngoài cửa Đà-Nẵng để chờ lệnh. Chiến-hạm quan-sát thấy hàng trăm ghe tầu đủ loại đang tiến ra biển; một số ghe tiến về chiến-hạm rồi cập vào để đưa một số binh-sĩ và thường dân lên boong tầu.

– 12.00 ngày 28-03-1975, chiến-hạm nhận lệnh xuôi về Qui-Nhơn để đón Sư-Đoàn 23 Bộ-Binh di-tản. Trên đường đi, chiến-hạm cũng đã vớt nhiều đồng-bào từ Quảng-Ngải, Cù-Lao-Chàm và Cù-Lao-Ré. Phần đông họ đi trên các ghe thúng hoặc ghe nhỏ. Chiều hôm đó chúng tôi đã chứng-kiến bao cảnh thương- tâm mà không sao cưú-giúp được. Đó là các đồng-bào đang ở trên xà-lan do các tầu dòng cuả hãng thầu RMK kéo về Saigòn. Tầu kéo thì quá chậm, trên xà-lan lại quá đông người, lẫn lộn vơí nhiều binh-sĩ đầy đủ súng ống. Trời nóng như đốt, không nước, không lương-thực thì chuyện rối-loạn là điều không tránh khỏi. Chiến-hạm không thể đến gần để giúp đỡ vì lúc đó trên tầu cũng đang đầy người, nếu đến gần không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Đành bấm bụng cho tầu chạy lướt qua, để lại đàng sau những tiếng la cầu-cứu lẫn tiếng súng.

– 08.00 AM ngày 29-03-1975, đến Qui-Nhơn, lúc bấy giờ đã thấy hiện-diện nhiều chiến-hạm gồm LSM, LST, WHEC, DER và rất nhiều tiểu-đỉnh cuả Vùng 2 Duyên-Hải đang di-tản, một số quân-nhân cuả Sư-Đòan 23 từ bờ ra biển. Bãi biển Qui-Nhơn với bãi cát vàng được ôm-ấp bởi hàng trăm cây dừa xanh tươi, nay nhìn vào chỉ thấy lửa và khói.

– 12.00 ngày 29-03-1975, chiến-hạm được lệnh tác-xạ để phá-hủy 3 bồn dầu ở ngã ba quốc-lộ 1 và đường vào thị-xã. Cùng vài chiến-hạm bạn, sau gần nưả giờ tác-xạ, 3 bồn dầu đã bị phá-huỷ, khói đen cao ngất che phủ một góc trời.

– 4.00 PM Cùng ngày, chiến-hạm được lệnh về Nha Trang. Đến 4 giờ sáng ngày hôm sau thì tầu đến Hòn Pyramid, nằm ngoài khơi Nha Trang. Tầu tiếp-tục xuống Hòn-Yến rồi Hòn-Dung để chờ sáng sẽ vào Nhatrang bằng ngõ Cầu-Đá phiá bên Hải-Học-Viện. Trời sáng dần, biển êm, gió nhẹ, chiến-hạm bắt đầu nhiệm-sở tác-chiến. Trên đài chỉ-huy nhìn hướng 10 giờ là Hòn-Tre với đài kiểm-báo trên đỉnh như còn say ngủ. Bên hướng 3 giờ là con đường Duy-Tân với bao biệt-thự xinh đẹp cùng 1 dãy các Ky-Ốt dọc theo bờ cát trắng. Xa xa là Chụt, phi-trường, quân trường Hải-Quân Nha Trang. Xa hơn nữa là Xóm-Bóng, Hòn-Chồng, Đồng-Đế. Tất cả đều lần lượt thấy rõ qua mắt thường. Chiến-hạm chạy từ từ, thận-trọng, quan-sát. Có lúc chiến hạm chạy sát bờ biển Nhatrang đến nổi có thể thấy rõ người đi bộ. Đặt ống nhòm nhìn càng rõ hơn, toàn người và người. Tuyệt nhiên không thấy xe thiết-giáp nào cuả Cộng-Sản cả. Có vài chiếc xe hơi rọi đèn pha ra phía biển, không biết có còn ai ngồi trong đó. Lúc đi ngang qua khách-sạn lớn cuả thành phố, chiến-hạm thấy có nhiều người đang đứng trước khách-sạn này, có người lấy nón vẫy cầu-cưú. Từ Cầu-Đá đến Xóm-Bóng, bờ biển Nhatrang dài độ 6 cây-số, chiến-hạm đi qua rồi vòng trở lại Cầu-Đá. Quan-sát kỷ nhưng chẳng thấy bóng dáng T 54 như lời đồn-đãi lúc bấy giờ. Thủy-thủ-đòan làm việc ngày đêm, ngoài việc đi phiên hải-hành thường lệ, họ còn giúp-đỡ đồng-bào lúc lên tầu. Kiểm-soát an-ninh và trật-tự vì có nhiều binh-sĩ quá-giang, nhiều đàn-bà và trẻ em đang cần sự giúp-đỡ. Bận rộn nhất là nhân-viên nhà bếp, luôn luôn phải có cơm nóng và nước uống cho đồng-bào. Tôi còn nhớ tên một vài người đã làm việc rất tích-cực như giám-lộ Long và Thiếu-Úy trọng-pháo Dũng trong chuyến công-tác này.

Ngày hôm sau chiến-hạm được lệnh tuần-tiễu ngoài khơi vùng biển Nha-Trang. Chỉ-thị cuả Phó Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh Tư-Lệnh V2 Duyên-Hải kiêm Tư-Lệnh tiền-phương sau khi mất Đà-Nẳng là: Tuần-tiễu và chận bắt các tầu lạ xâm-phạm hải-phận Vùng 2 từ Nhatrang đến Camranh. Vào lúc này, các tầu lạ mang quốc-tịch Trung-Quốc và Liên-Sô di chuyển về phiá Nam rất đông. Các thương- thuyền này ngang nhiên xâm-phạm hải-phận Việt-Nam một cách trắng-trợn. Tôi báo-cáo lên cho Bộ-Tư-Lệnh Vùng 2 DH và xin chỉ-thị. Lần nầy tôi được lệnh không ngăn-chận nó mà chỉ theo dõi và báo-cáo mà thôi. Số lượng tầu ngoại-quốc đi sát bờ biển Việt-Nam càng lúc càng đông, đến nổi không thể nào kiểm-soát hết; vã lại các thương-thuyền lạ này có trọng-tải và vận-tốc lớn, nên chiến- hạm ta không đủ khả-năng bám-sát được. Có lần chiến-hạm thử chặn đầu 1 thương-thuyền có mang cờ Buá-Liềm bằng cách chớp đèn, nhưng nó vẫn tiến mà không hề giảm tốc-độ. Buộc lòng chiến-hạm phải né sang một bên, nếu không tránh kịp sẽ bị đứt làm đôi.

– Ngày 2-04-1975, chiến-hạm được lệnh tiến đến ”Chụt” một làng nhỏ cách Cầu-Đá Nha Trang độ 1 Km để phá-huỷ hai bồn dầu cuả kho xăng nằm dưới chân nuí đối diện phiá bên kia con đường. Các bồn xăng sơn màu bạc, từ chiến- hạm nhìn vào giống như 2 ống khói khổng-lồ nhô lên trong đám dừa xanh. Tôi yêu-cầu Sĩ-Quan trọng-pháo lên đài-chỉ-huy để chuẩn-bị dùng 76 ly tác-xạ vào 2 bồn dầu đó. Chiến hạm tiến gần sát thêm vào mục-tiêu; giám-lộ Long và Sĩ-Quan đương-phiên xác-định điểm neo. Lúc đó là 10 giờ sáng, trời tốt, biển động nhẹ, gió nhẹ. Khoảng cách mục-tiêu cần tác-xạ là 2 haỉ-lý. Nhân-viên vào nhiệm-sở tác-xạ, tất cả sẵn-sàng. Tôi nhìn kỷ mục-tiêu lần chót trước khi ra lệnh tác-xạ. Tôi cũng như mọi người trên tầu đều thấy rõ hàng ngàn đồng-bào đang lũ-lượt lên dốc nuí để qua bên kia Cầu-Đá, họ đang hướng về bến cảng nơi đó có hàng trăm ghe-thuyền đang chờ đợi để di-tản về Saigòn. Các ụ súng cũng báo-cáo thấy rất đông đồng-bào đang di-chuyển ngang qua bồn dầu. Tôi ra lệnh ngưng tác-xạ, theo dỏi mục-tiêu và chờ lệnh. Tôi báo-cáo lên phòng hành-quân cuả Tư-Lệnh Hoàng-Cơ-Minh rằng mục-tiêu không thể tác-xạ được vì đồng-bào đang đi qua đó rất đông. Vài phút sau tôi lại được lệnh bằng mọi giá phaỉ triệt-hạ 2 bồn dầu đó. Biết không thể nào từ chối việc thi-hành lệnh cấp trên, tôi chỉ cho Sĩ-Quan trọng-pháo nên bắn lên các đỉnh nuí cao nằm phiá sau kho xăng đó.

Khẩu trọng-pháo 76 ly bắt đầu nhả đạn, từng viên, từng viên nổ chát-chúa rung chuyển cả con tầu, tạo nên những cột khói trắng trên đỉnh nuí cao, tựa hồ như những đám khói cuả các người đốt rừng để trồng-trọt.

Sau khi tác-xạ theo lệnh xong, tôi lên máy báo-cáo: Đã tác-xạ 10 viên 76 ly. Bên kia hỏi cho biết kết-quả. Tôi trả lời không trúng mục-tiêu. Sau đó tôi bị dằng-vặt bởi lời báo-cáo này. Nhưng tôi không biết phải làm gì hơn, trong khi tất cả nhân-viên trên chiến hạm cũng như tôi ai cũng cảm thấy nhẹ nhỏm.

Ngày hôm sau, chiến-hạm lại được lệnh tiêu-huỷ 2 bồn dầu đó, trước khi rút về CamRanh nhận lệnh mới. Chiến-hạm trở lại “Chụt” lần nưả, vẫn còn thấy nhiều người qua laị gần bồn dầu. Vì lý do nhân-đạo tôi liền báo-cáo về Tư-Lệnh Vùng 2 Duyên-Hải là tôi sẳn-sàng chịu nhận mọi trách-nhiệm vì không thể tác-xạ vào 2 bồn dầu này được.

Ngày 5-04-1975, chiến-hạm khởi-hành về CamRanh mang theo gần 500 đồng-bào và binh-sỉ. Số người quá đông nên vấn-đề ăn-uống và vệ-sinh bắt đầu khó-khăn. Chiến-hạm cặp cầu CamRanh lúc 12 giờ trưa. Một số đông đồng-bào rời tầu để tìm phương-tiện khác vào Saigòn. Bộ-Tư-Lệnh Vùng 2 Duyên-Hải đã di-tản nên không thể liên-lạc được, một vài thủy-thủ còn lang-thang trên cầu tầu, xa xa các bồn dầu CamRanh đã tiêu-huỷ từ các ngày trước chỉ còn lại đống tro tàn.

Ngày 8-04-1975, sau 14 ngày chiến-hạm liên-tục hoạt-động không ngơi nghỉ. Hai máy chánh bắt đầu có trở-ngại, máy quá nóng nên chiến-hạm cho chạy một máy, máy kia nghỉ. Nước ngọt và dầu cặn đã bắt đầu cạn mà không có nơi tiếp-tế. Tôi báo-cáo mọi hư-hỏng về Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Saigòn xin được về để sưả-chửa và tiếp-tế. Một ngày sau Bộ-Tư-Lệnh cho chiến-hạm về Phan-Thiết để tuần-tiêủ từ muỉ Kê-Gà đến Vũng-Tàu. Taị đây chiến-hạm sẽ nhận tiếp-tế dầu, nước từ các chiến-hạm bạn đang cùng công-tác trong vùng. Khi nhận được tiếp-tế đầy đủ, chiến-hạm lại tiếp-tục chở đồng-bào và quân-nhân từ Phan-Thiết về Vũng-Tàu. Ngày 16-04-1975 mới được lệnh về Saigòn để sưả-chưả.

Ngày 17-04-1975, chiến-hạm ráng lết về Saigòn với 1 máy chánh tả. Cập cầu HQCX vị-trí 1 cho đồng-bào lên bờ. Các thuỷ-thủ bắt đầu dọn dẹp vệ-sinh. Tôi rời tàu, ra cổng HQCX gọi Honda ôm để về nhà. Trên đường đi tôi bị ám-ảnh bởi cảnh đoạ-đày trên xà-lan mà đồng-bào ta đang chịu đựng, làm lòng tôi nôn- nóng muốn mau về để thấy mặt vợ con. Tôi nghĩ lại mình còn có hạnh-phúc hơn nhiều người.

Ngày hôm sau tôi vaò Hạm-Đội và trình-diện HQ Đ/Tá Nguyễn-Xuân-Sơn, Tư-Lệnh Hạm-Đội. Ông cũng là vị Hạm-Trưỡng đầu tiên nhận lảnh chiến-hạm HQ09 năm 1960 tại Hoa-Kỳ. Ông nói tôi phải đưa lệnh công-tác sửa-chưả gấp cho HQCX, đồng-thời xúc-tiến ngay việc lảnh gạo và nhiên-liệu để sẳn-sàng công-tác. Đặc-biệt lần lãnh gạo này được cấp đầy kho, điều đó cũng đã nói lên ý-định cuả hạm-đội chuẩn-bị cho một cuộc di-tản sắp tới.

Ngày hôm sau Đ/Tá Sơn bị cách-chức và HQ Đ/Tá Phạm-Mạnh-Khuê lên thay thế. Một buổi họp khẩn-cấp các Hạm-Trưỡng của Hạm-Đội, Đaị-Tá Khuê tuyên-bố : Anh em yên chí, chúng ta vưà mơí thả 2 trái bom CBU ở Long-Khánh, Cộng-Quân đang bị chận đứng. Mọi công-tác vẫn như thường lệ, việc chuẩn-bị chiến-hạm di-tản huỷ bỏ. Tất cả mọi người lặng-lẽ ra về. Tuần lễ cuối cùng cuả tháng 4 năm 1975 là một tuần lể thê-thảm cuả HQCX. Máy chánh, máy điện rả ra mà chẳng có thợ xuống ráp laị. Mỗi ngày có 1 đốc-công xuống xem qua rồi lên, họ lắc đầu noí chờ “Part ” v.v. Các nhân-viên chiến-hạm cũng điểm-danh đầy-đủ, có 1 Sĩ-Quan vào chào từ-biệt tôi để đi Hoa-Kỳ ngày 20-04-1975, anh nói đã có vé máy bay vì bà-xã làm ở cơ-quan Mỹ.

Chiều 29-04-1975, các chiến-hạm từ cầu A cho tới sở Hàng-Hà đều đầy nghẹt người, riêng các chiến-hạm đậu trong HQCX thì ít người hơn vì vào lối này phải có người hướng-dẫn. Tr/Tá Trị, Hạm-Trưỡng HQ 406 đang đậu vị-trí ngoài cùng gặp tôi đang lúc anh đưa gia-đình ngang qua HQ09, anh bảo tôi cùng đi nhưng gia-đình tôi chưa vào được nên tôi từ chối.

Chiều lại, tôi tập-họp nhân-viên trên tầu, mọi người nhìn tôi chờ đợi. Tôi nói tầu mình hư không thể chạy được, anh em nào muốn đi thì qua HQ 406, tối nay tầu sẽ khởi hành. Riêng bản thân tôi thì ở lại, vì vợ con tôi không vào được. Một vài người qua HQ 406, còn bao nhiêu hầu như cùng ở laị chiến-hạm như tôi.

Tối hôm đó tôi vào phòng truyền-tin để theo-dỏi việc di-tản. Trong phòng đã có sẳn 2 nhân-viên vô-tuyến đang đàm-thoại với những chiến-hạm bạn. Tôi chỉ sợ nếu có một chiến-hạm bị bắn cháy trên đoạn đường từ Saigòn ra Vũng-Tàu thì cuộc di-tản cuả chúng ta sẽ như thế nào? May thay đám du-kích Việt-Cộng hai bên bờ sông Lòng-Taò và Soài-Rạp chưa đủ sức để làm chuyện này.

Sáng 30-04-1975, đứng trên đài-chỉ-huy tôi chỉ thấy một vài chiến-hạm còn laị đang cột ngoài phao ở giửa sông, hay cặp bến tại các cầu tầu. Phần đông các chiến-hạm đều bị bất-khiển-dụng, chỉ có một số ít chiến-hạm không đi, mặc dầu còn khiển-dụng 1 máy hoặc cả 2 máy. Lý do vì không có Hạm-Trưỡng hay cơ khí viên. Nhưng không phaỉ vì thế mà chiến-hạm bị bỏ ngỏ. Tất cả vẫn nhiệm-sở tác-chiến. Họ là những người lính, nên dù ở hoàn-cảnh nào, họ cũngđều tuân-lệnh và chiến-đấu hết mình. HQ 09 cũng vậy, tất cả vào nhiệm-sở để chiến-đấu dù tuyệt-vọng. Nếu ông Dương-Văn-Minh không tuyên-bố đầu-hàng, chắc chắn các chiến-hạm còn lại cũng phải một sống một chết với Cộng-Quân.

11.00 AM ngày 30-04-1975, ông Dương-Văn-Minh tuyên-bố đầu-hàng.

Tôi tập-họp anh em một lần chót :

– Tôi nói anh em đã nghe rồi, chúng ta đầu hàng. Bây giờ các anh em có quyền về nhà..

Trước khi về, anh Quản-Nội-Trưỡng cho anh em mang gạo về mà ăn. Cứ mở kho, ai mang được bao nhiêu thì mang.

Tôi thay thường phục lái xe về nhà. Tôi mang theo xách tay, trong đó có 2 khẩu súng ( 1 Ru-lô và 1 Colt 45 ). Theo xe tôi có Hạ-Sĩ Thành, anh là trọng-pháo nhưng luôn luôn sát cạnh để lo ăn-uống và giúp-đở cho tôi khi cần. Vừa ra khỏi HQCX tôi quẹo phải đường Cường-Để. Trước hết tôi thấy bao nổi kinh-hoàng còn ghi dấu hai bên đường. Nào là các xe hơi, xe JEEP, xe HONDA nằm đầy la-liệt với hàng đống Vali và xách-tay cùng hàng đống hình ảnh và Búp-Bê rơi tung-toé. Đến đường Hiền-Vương tôi quẹo trái, gần ngang cổng Nha Hàng-Không Dân-Sự thì gặp phải 1 chiếc T 54 cuả Cộng-Sản đang tiến nhanh ngược chiều về phía tôi, tôi nép qua phaỉ, chút nưả là tôi bị cán nát. Đây là lần đầu tiên tôi thấy tận mắt T 54.

Về đến nhà, tôi thấy vợ con tôi và một số bà con đang ngồi bẹp dưới sàn nhà. Có lẽ moị người cũng như tôi đã chờ đợi suốt đêm qua, nhưng mỗi người chờ đợi mỗi cách. Gia-đình và bè bạn thì chờ tôi về để đưa đi. Còn tôi và toàn thể nhân-viên trên chiến-hạm thì chờ đợi những giờ phút cuối cùng của lịch-sử trong đời quân-ngủ. Một lúc sau chẳng ai nói vơí ai một điều gì, mọi người tự giải-tán trong nặng nề và u-uất. Tôi đưa cho HS Thành khẩu COLT 45 và một ít tiền để anh vể xe, anh ở tận Cần-Thơ. Từ đó tôi chẳng bao giờ gặp laị mặt anh.

Những ngày đầu tháng 4 này, Sàigòn như lên cơn sốt bệnh-tật. Nhà nhà đóng cưả, ngoài đường xe cộ chạy loạn-xạ, một chiếc đâm vào nhà tôi làm sập cánh cưả sắt, mặc dầu nhà tôi ở trong hẽm nhỏ. Người lái xe chẳng ai xa lạ, mà là một cậu Xì-Ke nhà đầu xóm. Cậu ta vừa mới vớ được chiếc xe Jeep cuả ai mới bỏ sáng nay nên lái chạy chơi, có người còn cầm súng bắn lên trời mừng chiến-thắng. Sực nhớ còn khẩu Ru-Lô trong tuí xách, tôi bảo vợ tôi lấy tờ báo gói lại rồi đem ném vào đống rác ở chợ Bàn-Cờ. Vợ tôi lặng-lẽ ra đi một lát sau bà về bảo đã làm xong nhiệm-vụ. Tôi tự nhủ thầm, hôm nay tôi mới thực-sự từ giả vũ-khí.

Ngày 2-05-1975, tôi đứng dậy sau một ngày nằm dài như người mê-man. Tôi cố đi 1 vòng quanh khu Bàn-Cờ chổ tôi ở. Hai bên đường cờ Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam treo đầy, các Bộ-Đội Giải-Phóng hồ-hởi phấn-khởi mặc đồ đen, đồ xanh, có người quấn khăn rằng, có người đội nón tai-bèo. Họ vừa chạy xe Honda vưà bóp còi inh-ỏi. Một tuần sau tôi lại đi lần nưả để xem có gì khác lạ không, khi đi ngang qua rạp hát Văn-Hoa trên đường Điện-Biên-Phủ gần Ngả-Bảy, tôi thấy Bộ-Đội Miền-Bắc đóng đầy trong đó, ngoài cổng có hai tên đầu đội nón cối, chân đi dép râu, tay cầm AK báng đỏ đứng gác. Nhìn chung quanh đường tôi chẳng còn thấy bóng-dáng cờ Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam đâu cả mà thỉnh thoảng có vài lá cờ đỏ sao vàng bay trên nóc các cao-ốc. Tôi nghỉ bụng, Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam chỉ chiến-thắng có vài ngày thôi, họ hy-sinh nhiều nhất mà thua cũng mau nhất.

Vài ngày sau tôi đạp xe chạy xuống bến Bạch-Đằng. Hôm đó trời mưa lất-phất, dẫn xe đạp qua gần cầu B, tôi thấy vài chiến-hạm còn đậu ngoài phao, nhìn về phiá HQCX tôi thấy mủi tầu HQ 09. Tôi im-lặng với bao niềm-thương nổi-nhớ. Vĩnh-biệt HQ 09!

Tôi đạp xe về nhà mà lòng tái-tê.

Hoàng Đình Báu


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.