Hôm nay,  

Tháng Tư và tờ nhật ký trên biển

30/04/201600:03:00(Xem: 6682)
Tháng Tư và tờ nhật ký trên biển
 
Bùi Văn Phú

 

Mới đây, trong thùng tư liệu tôi tìm lại được một trang giấy với bút tích ghi chép những sự kiện trong những ngày trôi nổi trên biển sau khi rời quê hương vào cuối tháng Tư 1975.

 

Nhìn những con số, những nét chữ, một vùng ký ức không hề phai nhòa lại hiện về. Tờ giấy pơ-luya trên đó tự tay mình ghi ngày tháng, viết vội vài ba chữ, đôi ba dòng về những gì đã xảy ra trong hành trình trên biển khi rời bỏ quê hương, bắt đầu từ bến Kho 5 Sài Gòn, khi thành phố trong cơn hoảng loạn cho đến khi đến được căn cứ Hải quân Mỹ ở Subic Bay, Philippines.

 

“29-04 16g30 Depart Thứ 3”

 

Đây là hàng chữ đầu tiên trên trang giấy mỏng. Sáng nay tôi theo ông anh họ chạy từ nhà anh ở khu Chí Hòa, Ngã ba Ông Tạ vào thành phố bằng xe máy, lòng vòng qua nhiều nơi trước khi đến bến tàu rồi lạc mất nhau. Trong hoảng loạn, chen chúc, tôi theo một phụ nữ với con nhỏ lên tàu mà không biết rồi sẽ đi đâu.

 

Chiều hôm đó con tàu không máy mầu xanh dương có tên Saigon II được một tàu Đại Hàn kéo ra khỏi bến Kho 5 để đi về miền Tây tránh chiến tranh. Tôi nghe người lớn nói thế.

 

“30 9g30’ đầu hàng 11g30 CS vô Thứ 4”

 

Đó là ngày thứ Tư 30/4/1975. Tin đầu hàng tôi nghe được trên boong tàu, từ radio trên tay một người có dáng cao lớn, đầu hói đang ngồi ở phía đầu tầu cùng vài người khác, tất cả ngó về phía trước. Còn tôi ngồi dựa lưng vào thành tàu để có gió làm cho bớt mệt sau cơn ói vì say sóng và vì đêm qua ở dưới hầm tàu rất ngột ngạt. 9 giờ 30 phút đầu hàng. 11 giờ 30 cộng sản vô.

 

Lúc sau từ radio phát ra những lời ca quen thuộc: “Rừng núi giang tay nối lại biển xa…”

 

“Chúa Nhật 04 tháng 05, 1975 tới Singapore hồi 7g30 Sg (7g địa phương). Tới 12g được tin chính phủ Singapore thừa nhận CPCMLT [tức Chính phủ Cánh mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam], lo sốt vó không biết làm sao, tính đi về Đài Loan nhưng xa quá, đi Úc, Guam cũng vậy. Số mạng chúng tôi thật như chỉ mành treo chuông.”

 

Như thế con tàu được kéo đi lòng vòng 5 ngày mới đến Singapore. Những ngày qua tôi chỉ thấy chung quanh là biển bao la. Xa xa phía trước là sợi dây thừng to chìm dưới nước được nối vào đuôi con tầu Đại Hàn đang kéo Saigon II theo sau.

 

Đêm về dưới hầm tàu tôi cố tìm giấc ngủ nhưng không thể được vì cứ nghĩ đến gia đình bỏ lại, nhớ bạn bè, nghĩ về tương lai vô định.

 

Có sáng trên boong tàu nghe người lớn kể trên đường đi muốn vào Mã Lai nhưng bị hải quân Mã nổ súng đuổi đi mấy lần.

 

Cơm trên tàu có chú Thành là hoả đầu quân, nấu cơm bằng thùng phuy cho 300 người ăn nên có hột khê, hột sống. Nước ngày được chừng một ly.

 

Đến được Singapore nhưng quốc gia này không nhận cho người tị nạn tạm trú. Ông chủ tàu Nguyễn Văn Ngọc và chú Tư bàn với thuyền trưởng Đại Hàn về dự định sẽ đi đâu. Tôi cũng như mọi người đều lo không biết tương lai sẽ trôi dạt đến nơi nào, vì tàu không có máy làm sao đi xa được nữa trong khi Singapore có thể trả người tị nạn về lại Việt Nam.

 

Ngoài khơi hải phận Singapore, chung quanh thấy cũng có nhiều thuyền bè khác với người Việt trên đó.

 

“9-5 22g chuyển tầu Thứ 6”

 

Hôm nay là thứ Sáu ngày 9/5. Năm ngày qua tàu neo trong vùng biển Singapore, chúng tôi được cung cấp thức ăn có bánh mì, jăm-bông, cá hộp, patê hộp (Made in China) và cam táo. Những lát bánh mì kẹp hình vuông đầu tiên tôi được ăn trong đời và cảm thấy ngon nhất là lúc này.

 

Nhìn vào thành phố rực sáng ánh đèn. Những đêm qua trên tàu có lính Singapore lên canh gác. Dù tiếng Anh kiểu “cá nấu chè” tôi cũng cố gắng mở miệng nói ít câu và làm quen được với một anh lính hay đem kèn hạc-mo-ni-ca lên tàu giúp vui. Chúng tôi tặng nhau những đồng tiền Singapore và Việt Nam Cộng hòa để làm kỷ niệm.

 

Đêm thứ Sáu 9-5 lính Singapore ra lệnh cho chúng tôi chuyển sang một tàu khác để ra đi.

 

Qua một du thuyền nhỏ rồi được đưa lên một con tàu trên đó đã đông nghẹt người Việt, chen chúc nhau trên boong không còn một chỗ trống, ngoài lối đi nhỏ quanh tầu. Tôi xuống hầm tìm một chỗ nằm vì lúc này lại cảm thấy say sóng, muốn ói.

 

Sáng ra, không chịu nổi không khí ngột ngạt dưới hầm, tôi leo lên boong và thấy toàn người là người. Saigon II cũng lớn bằng tàu này, nhưng chỉ có khoảng 300 người. Nay trên tàu Đông Hải có đến 2 nghìn người.

 

“11-5 ra đi 5g30’ CN”

 

Sáng sớm Chủ Nhật ngày 11/5 mấy chiến thuyền của hải quân Singapore hướng dẫn đưa Đông Hải ra hải phận quốc tế và chỉ hướng đi Philippines.

 

Không thể ở dưới hầm, vì quá ngột ngạt và lúc đó lại đang có dịch đỏ mắt. Tôi tìm được một chỗ ngồi lơ lửng trên tấm phên trên một cột sắt cao cách sàn tàu chừng hai mét, dù phải chịu nắng mưa nhưng luôn gió mát vẫn dễ thở hơn.

 

“16 6 tới vịnh 13g20 17g lên subic bay (Philip)”

 

Năm ngày sau Đông Hải đến Philippines. Có cuộc bốc thăm cho một số người xuống tàu vào Subic Bay. Tôi theo gia đình ông anh họ xuống một tàu của Hải quân Mỹ và được lên bờ lúc 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 16/5/1975. Nghe nói con tàu Đông Hải sau đó tiếp tục hải trình đi Guam.

 

Đặt chân lên đất liền người tôi nghiêng ngả bước đi vì say đất. Tối hôm đó, nơi vòi nước công cộng trên đảo Grande Island tôi đã tắm gội thật lâu cho sạch muối biển trên người và gột rửa đi những mệt nhọc sau 17 ngày lênh đênh trên biển.

 

Giữa thập niên 1980 tôi trở lại Đông nam Á làm việc, trong một chuyến công tác ở trại tị nạn Bataan, Philippines tôi đã ghé về thăm Subic Bay.

 

Lúc công tác ở trại Galang, Indonesia tôi cũng đã trở lại Singapore và có dịp gặp lại anh lính mà tôi quen trên tàu Saigon II. Đến nay chúng tôi vẫn còn liên lạc với nhau.

 

© 2016 Buivanphu.wordpress.com

 
blank

H01: Thời khắc rời Sài Gòn và ghi chú về sự kiện của ngày 30/4/1975 (ảnh Bùi Văn Phú)

 
blank

H02: Đến được Singapore nhưng lại là những lo âu vì không biết sẽ phải đi đâu (ảnh Bùi Văn Phú)

 
blank

H03: Đồng tiền người lính Singapore ký tặng tác giả để làm kỷ niệm (ảnh Bùi Văn Phú)

 
blank

H04: Tác giả, bên phải, cùng với gia đình người anh họ trên đảo Grande Island ở Subic Bay, Philippines tháng 5/1975 (ảnh Bùi Văn Phú)



.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.