Hôm nay,  

Bài nói chuyện của Tom Hayden

29/04/201616:52:00(Xem: 5945)
Bài nói chuyện của Tom Hayden

Michael Do (Do Van Phuc)

Tôi tìm được trong bài nói chuyện của Tom Hayden 2 đoạn văn:
1.- Ông ta trách về sự bỏ quên hàng trăm ngàn quân nhân VNCH, không được vinh danh (lý do chính phủ ngại rằng nếu thứ nhận và vinh danh quân nhân VNCH, sẽ phải trả tiền trợ cấp). Ông ta cũng đòi cả hai phía Mỹ và Cộng Sản Hà nội cũng phải tôn trọng, thì mới nói đến chuyện hàn gắn.
2.- Ông ta muốn Henry Kissinger nhận trách nhiệm và xin lỗi. Trong khi ông ta (Tom Hayden) hối hận về việc mình đã góp phần trong nhiều quyết định của phong trào phản chiến. Vì Kissinger đã không xin lỗi, nên Tom Hayden đã từ chối không ăn tối với Kissinger vào tối 26/4
Và trong bài, có nhiều chỗ ông ta đã có nhận thức vô cùng sai về Quân Lực VNCH, cũng như đánh giá sai sự từ chối Tổng Tuyển Cử sau Hiệp Định Geneve. Quan điểm của ông ta về chính trị Hoa Kỳ, chúng ta không cần quan tâm. Như quan điểm thiên cộng về chiến cuộc VN, chúng ta sẽ có ngày gần đây nói với ông ta. Những lỗi chính tả trong bản Anh ngữ là của ông ta, chúng tôi giữ y nguyên.
 
Sức Mạnh của sự Chống Đối, Hồi Tưởng lại Phong Trào Phản Chiến
Phát biểu của Tom Hayden tại Hội Thảo Chiến Tranh Việt Nam,
Thư Viện LBJ, Austin, Texas, ngày 26 tháng 4, 2016.
 
Chú thích của người dịch: Bài này không biết nói vào lúc nào trong Hội Thảo. Vì trong phần The War at Home, ngày 27/4/2016, ông ta và David Maraniss và Marilyn Young chỉ trả lời điều hợp viên Robert Schenkkan về những điều mà phong trào phản chiến đã gây ảnh hưởng đến chính trị, xã hội Hoa Kỳ trong thời chiến tranh VN. Và ông ta cũng không thể phát biểu vào ngày 26 - như có ghi trong phần giới thiệu - trước khi nghe phần của  ông Henry Kissinger diễn ra vào lúc 6 giờ chiều!
Xin thưa trước rằng Tom Hayden là người phái cực tả, thân cận với khuynh hướng Cộng Sản, và có cái nhìn vô cùng sai lạc về chiến tranh Việt Nam cũng như đối với các bên tham chiến, đặc biệt là đối với Việt Nam Cộng Hoà vá Quân lực chúng ta. Nhân vật ông ta nêu ra trong bài ông Dubois, là người thiên Cộng. Tom Hayden mà dạy các lớp về Việt Nam là một sự thiệt thòi nguy hiểm cho chúng ta.
Vì thế, trong bài có rất nhiều luận điểm làm cho chúng ta thương tổn và phẫn nộ. Trong tương lai, tôi xin quý vị thức giả hãy cùng tôi viết thư cho ông ta để vạch ra những điểm đó.
 
 
Cám ơn ông Mark Updegrove, Giám đốc Thư viện LBJ
Cám ơn Đại tá Mark Franklin, Trưởng Ban Lịch sử và Di sản của Phòng Tưởng Niệm Việt Nam.
Cám ơn ông Jim Knotts và Reema Ghazi, Vietnam Veterans Memorial Fund.
Cám ơn ông Jim Popkin đã loan báo từ lúc khởi sự chương trình này.
 
Xin cám ơn quý vị đã có lời mời tôi và cho tôi cơ hội để tự vấn lương tâm về Chiến Tranh Việt Nam và phong trào phản chiến đối kháng. Chúng ta đang tái tạo lại di sản. Bản thân tôi vừa hoàn tất cuốn sách thứ ba về Việt Nam với tựa đề “Việt Nam và Sức Mạnh của Phản Kháng” mà sẽ được Yale University Press phát hành năm tới. Mấy chục năm trước, tôi đã viết hai cuốn sách “Phe Bên Kia” (viết chung với Staughton Lynd, do New American Library phát hành năm 1966) và “Sự Ham Chuộng Quyền Sở Hữu cũng là một Thứ Bệnh” do Holt Rinehart Winston phát hành năm 1972. Tôi cũng dạy nhiều lớp về Việt Nam tại các Đại Học Immaculate Heart College và Scripps College ở Claremont, và cũng tham dự hội thảo với các thành viên đảng Dân Chủ trong Hạ Viện. Hiện nay, tôi cũng thích thú với các tác phẩm của Nguyễn Thanh Việt về hồi ký và sự lãng quên trong tác phẩm “Cảm Tình Viên” đã đoạt giải Pulitzer trong tháng này.
 
Sự tranh luận về chiến tranh và phong trào phản chiến vẫn còn tiếp tục. Năm ngoái, có 1000 thành viên phong trào hoà bình đã tụ tập ở nhà thờ New York Avenue Presbyterian  và đài tưởng niệm Martin Luther King ở Hoa Thịnh Đốn để thách đố với luận điệu về chiến tranh của Bộ Quốc Phòng. Những cuộc tranh cãi đó, xảy ra ở Fort Meyer, chẳng đi đến đâu và còn đang tiếp diễn. Tôi ghi nhận sự có mặt của Joe Galloway hôm nay tại đây. Ông là người tham dự cuộc tranh luận đầu tiên tại Fort Meyer.
 
Hôm nay, tôi phân phát ra đây một Nghị quyết mới của Ha Viện do dân biểu Barbara Lee chủ xướng. Bà là một lãnh tụ trong nhiều năm của phong trào hoà bình và công lý. Bản Nghị quyết này để ghi nhớ kỷ niệm 50 năm của chiến tranh Việt Nam và cuộc vận động để chấm dứt nó. Trong đó có đoạn viết: “Cuộc vận động để chấm dứt chiến tranh Việt Nam là một trong những phong trào lớn nhất và có những nỗ lực kéo dài nhất để đạt được hoà bình và công lý cho nhiều thế hệ và đó cũng đóng góp quan trọng để chấm dứt cuộc chiến.”
 
Tác động của chúng ta tưởng chẳng có gì phải thắc mắc. Chúng ta đã đánh bật hai vị tổng thống ra khỏi Bạch Cung. Chúng ta đã làm chấm dứt tình trạng động viên. Năm này qua năm khác, con số người xuống đường gia tăng cho đến khi đạt con số hàng triệu và đã trở thành phong trào phản chiến lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Phong trào hoà bình chẳng khác gì “Tổng đình công” được miêu tả trong cuốn lịch sử về Tái Tạo (Black Reconstruction in America) của ông W.E.B. Dubois (Chú thích của người dịch: Dubois là một người da đen khuynh hướng Cộng Sản sống ở giữa thế kỷ 19.)  Nó bao gồm việc chống đối, bỏ việc của các binh sĩ trong các căn cứ và chiến hạm. Nó phát triển xuyên qua cá cộng đồng dân da màu, da đen, Latino, Puerto Rican, dân da đỏ, và dân gốc Á… lôi cuốn theo các sinh viên tại các cơ sở đại học vào cuộc đình công, lãng công. Trong khi giới hippies bị coi là xấu xa, họ càng xa lánh những gì mà họ cho là thứ văn hoá nhà binh và áp bức. Phong trào đã đưa đến sự chống đối của phe Dân Chủ mà cũng chẳng thiếu người Cộng Hoà. Trật tự chính trị, quân sự, các đại học bị lung lay bởi sự rút ra của hàng triệu người ngay từ đầu khi bị gán vào cái gọi là nguyên trạng. Phụ nữ Mỹ rút ra khỏi chính sách quân phiệt để cũng lãnh đạo phong trào phản chiến. Những người thuộc nhóm LGBT (đồng tính, luỡng giới, cải giới) cũng tham gia phong trào. Hiện tượng này đáng được coi trọng và nghiên cứu một cách nghiêm trang tại các hội thảo tương lai.
Dù có nhiều người Mỹ đồng quan điểm với tôi, thì cũng có nhiều người khác giữ vững ý niệm mà Tổng thống George H. W. Bush đã diễn đạt sau chiến cuộc Vùng Vịnh năm 1991 rằng: “Nhờ ơn Thượng Đế, chúng ta đã khử được hội chứng Việt Nam một lần và mãi mãi.” Hàng ngàn người Mỹ và hàng triệu người Iraq đã chết trong chiến tranh này để giải thoát cái hội chứng mà Tổng Thống Bush ví như là thứ bất ổn tinh thần.
 
Cái lý do căn bản của những nỗ lực kiên trì nhằm coi là chiến thắng ở Việt Nam là vì sự lo sợ phải thừa nhận sự thất bại năm 1975 của những chính trị gia và các cố vấn an ninh quốc gia. Nhiều người trong chúng ta lý luận rằng chiến tranh Việt Nam đã có triệu chứng thất bại ngay từ 1946 khi chính phủ Hoa Kỳ trang bị vũ khí cho quân Pháp để hành quân ngu xuẩn ở Điện Biên Phủ rồi sau đó, ngăn cản cuộc tổng tuyển cử mà Hiệp Định Geneve đã quy định.
 
Một sự thừa nhận chính thức sự bại trận, cũng như hội chứng Custer, sẽ dẫn đến sự mất uy tín cũng như thừa nhận một cách đau đớn với những gia đình mà con cái họ đã chiến đấu anh dũng nhưng vì những chính sách sai lầm của các đảng chính trị và các chính trị gia. Hậu quả chính trị trong nước là mối nguy đáng sợ cho nền dân chủ của chúng ta, từ chủ nghĩa McCarthy cho đến Watergate cho đến các chương trình phản gián.
 
Sự phản hồi đó kéo dài cho đến ngày nay. Tôi cảm thấy ngỡ ngàng khi ông Ngoại trưởng John Kerry, một thành viên sáng lập của tổ chức Cựu Chiến Binh Chống Chiến Tranh Vietnam Veterans Against the War [VVAW] đã bị loại một cách thô bạo trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2004. Ông ta từng bị thương khi chiến đấu với các lực lượng Cộng quân trong khi bao nhiêu người khác yên ổn trong các văn phòng vì được miễn dịch. Có một ngoại lệ là Thượng nghị sĩ McCain, là người đã cùng John Kerry tạo ra sự đả thông trong lịch sử ngoại giao để bình thường hoá quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ.
 
Điều mỉa mai là hai nước chúng ta (sic) trên thực tế đã là đối tác để phát triển giao thương và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Hoa ở Thái Bình Dương. Tôi cầu nguyện cho mối quan hệ đối tác giúp chúng ta trong nghĩa vụ làm hết sức mình để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm chất độc da cam và tháo gỡ bom đạn còn sót trên chiến trường tránh cho thường dân những cái chết và thương tật.
 
Còn đây, là một mâu thuẫn đau lòng mà chúng ta phải đối diện. Hàng trăm ngàn quân nhân Nam Việt Nam mà chúng ta trả lương, huấn luyên và đẩy vào chỗ chết dưới sự chỉ huy của chúng ta (?). Nhưng danh dự của họ chưa bao giờ được thừa nhận. Lý do mà chính phủ không thưa nhận là vì ngại sẽ có một chính sách mới giúp cho gia đình họ được hưởng trợ cấp. Những thuyền nhân được vinh danh, nhưng không vinh danh những người đãhy sinh cho chúng ta (?). Sự hàn gắn đòi hỏi phải kính trọng những người ở phiá này, từ chính quyền Hà Nội và chính phủ Hoa Kỳ.
 
Những người Lào và Cam Bốt cũng bị xoá nhoà trong tâm trí chúng ta.
Tôi hỏi quý vị, chúng ta không là cựu binh Việt Nam theo cách của chúng ta sao? Chúng ta không bị gạt và chia rẽ bởi chính phủ đó sao? Có phải đó là kinh nghiệm được chia sẻ của thế hệ chúng ta rằng chúng ta đã bị lợi dụng song phương không? Và ai là người gánh lấy trách nhiệm, chúng ta ở lứa tuổi đôi mươi hay là những kẻ đầy quyền lực? Hãy tự phán xét lấy.
 
Tiến sĩ Kissinger - người đã đứng trên đỉnh cao quyền lực mà vận hành trong suốt các cuộc chiến tranh Đông Dương, người đã bào chũa cho giới chính trị gia - phải nhận lãnh trách nhiệm mà ông đã mang lấy. Bản thân tôi muốn có cuộc đối thoại đúng nghĩa với ông Kissinger, cuộc đối thoại đòi hỏi sự ngay thẳng về vai trò ông ta đã đóng. Tôi đã tỏ sự hối hận về phần tôi đối với những quyết định mà phong trào hoà bình đã làm ra, và chờ đợi sự thừa nhận và lời xin lỗi từ ông Kissinger.Chương trình hội thảo này tạo cơ hội cho sự hàn gắn. Vì cơ hội này đã không xảy ra, tôi buộc phải từ chối lời mời ăn tối với ông Kissinger tối ngày 26 tháng 4, 2016.
 
 
Nguyên văn
 
 
REMARKS BY TOM HAYDEN TO THE VIETNAM WAR SUMMIT, LBJ PRESIDENTIAL LIBRARY, AUSTIN, TEXAS, APRIL 26, 2016
THE POWER OF PROTEST, RESTORING THE MEMORY OF THE PEACE MOVEMENT
 
Thank you Mark Updegrove, Director of the LBJ Library
Thank you Colonel Mark Franklin, Chief of History and Legacy at the Pentagon's Vietnam Commemoration Office
Thank you Jim Knotts & Reema Ghazi, from the Vietnam Veterans Memorial Fund
Thank you Jim Popkin for reaching out at the beginning of this process
 
Thank you for your gracious invitation to this significant opportunity for introspection into the Vietnam War and its peace movement opposition. The reconstructions of our legacies live on. I myself have just finished my third book on Vietnam, to be published next year by Yale University Press, tentatively titled "Vietnam and the Power of Protest." My earlier books appeared decades ago: "The Other Side", with Staughton Lynd [1966, New American Library, 1966], and "The Love of Possession Is a Disease with Them" [Holt Rinehart Winston, 1972.] I also have taught Vietnam classes at Immaculate Heart College, Pitzer and Scripps colleges in Claremont, and a seminar with Democratic staff in the US House of Representatives. Currently, I am excited by the works of Viet Thanh Nguyen, on memory and forgetting, for which he won a Pulitzer Prize this month for his novel, The Sympathizer.
 
The debate over the War and anti-war movement is still alive. Last year 1000 peace activists gathered at the New York Avenue Presbyterian Church and the Martin Luther King Memorial in Washington D.C. to challenge and engage with the Pentagon's narrative of the war, which we considered to be unbalanced. Those discussions, held at Fort Myer, have been fruitful, unresolved, and ongoing. I note the presence here today of Joe Galloway, who took part in that first Fort Myer's dialogue.
 
Today I am distributing a new House of Representatives Resolution by Rep. Barbara Lee, a peace and justice leader over many years, which commemorates the 50th anniversary of the Vietnam War and the movement to end it. The resolution reads in part that, "The movement to end the Vietnam War was one of the largest and most prolonged efforts to achieve peace and justice in many generations and war critical to bringing and end to the war."
 
There is no question of our impact. We helped turn two presidents out of office. We ended military conscription. Year after year, our numbers in the streets grew until it reached millions and became the largest peace movement in our country's history. The peace movement was not unlike the "general strike" described by W.E.B. Dubois in his history of Reconstruction. It included resistance and walkouts among our troops from military bases to battleships. It spread through communities of color, African-American, Puerto Rican, Latino, Native American, and Asian-American, and from there to campus communities in unprecedented student strikes and moratoriums. While hippies were being demonized, they too were withdrawing from what they considered a repressive and militarized culture.  The movement led as well to the opposition of many Democrats and not a few Republicans. The military, the universitie,s and the political order were shaken by the withdrawal of millions from their first attachment to the status quo. American women withdrew from militarism and helped lead the anti-war movement too, as did so many then-closeted LGBT people.  The whole phenomenon deserves greater respect and serious research at future conferences like this.
 
Though many Americans will agree with this assessment, many others hold firm to the belief expressed by President George H.W. Bush after the first Gulf War in 1991 that "By God, we've kicked the Vietnam Syndrome once and for all." Thousands of Americans and millions of Iraqis later died in this war to stamp out a syndrome, which President Bush likened to a mental disorder.
 
The fundamental reason for these persistent efforts to reclaim victory in Vietnam is a fear in many politicians and their national security advisers of accepting our defeat in 1975. Many of us would argue that the Vietnam war was doomed to failure as early as 1946 when our government armed the French for their march to folly at Dienbienphu, then blocked the nationwide elections promised by the Geneva Accords of 1954.
 
An official acceptance of defeat in battle, a kind of Custer Syndrome, would lead to a reputational loss as well a painful acknowledgement to military families that their sons fought honorably but under misguided policies imposed by a bipartisan caste of politicians. The political corollary at home was a frightening threat to our own democracy, from McCarthyism to Watergate to COINTELPRO.
 
This backlash continues today. I felt it was astonishing that our Secretary of State, John Kerry, who was a founding member of Vietnam Veterans Against the War [VVAW] was viciously ‘swift-boated’ out of the presidential race in 2004. He suffered wounds in actually fighting communist forces while so many others in office sat home and enjoyed their immunity. An exception that fought and suffered was Senatir John McCain, who went on with Kerry to a historic diplomatic breakthrough when the US-Vietnam relationship was normalized.
 
The irony is that our two countries are in a de facto partnership to promote trade and limit China's expansionism in the Pacific.  I myself pray that the partnership fulfills our obligation to do everything possible to treat Agent Orange victims and remove the unexploded ordinance that continues to wound or kill this generation of Vietnamese civilians.
 
Here is another painful contradiction we must confront. Hundreds of thousands of South Vietnamese troops were paid for, trained and sent to their deaths under our command, but their honor has never been recognized. One reason that our own government does not recognize their fate is that such a change in policy would entitle their families to benefits. The Boat People are honored, but not the Saigon troops who sacrificed for us. Reconciliation requires respect for their side, from Hanoi to Washington DC.
 
The people of Laos and Cambodia are receding from our memory as well.
 
I ask you, are we not all Vietnam veterans in our own way? Were we not all lied to and divided by our government? Isn't the shared experience of our generation that we were mutually manipulated into that cauldron? And who was responsible, those of us in our twenties or those who were in power? Judge for yourselves.
 
Dr. Henry Kissinger, who operated from the very pinnacle of power during those Indochina Wars, and who defended the establishment throughout, must especially reflect on the responsibilities he carries. I personally would welcome a real dialogue with Dr. Kissinger, which requires a frank admission of the part one played. I personally regret my own part in many decisions the peace movement made, and await an acknowledgement and apology from Dr. Kissinger as well. This conference offers a great opportunity for inner reconciliation. In the absence of that opportunity, I must decline your invitation to the dinner with Dr. Kissinger on April 26.
 
 
 
In gratitude,
 
TOM HAYDEN
 
____________________________________
 
Michael Do (Do Van Phuc)
Chairman of the Board of Executives.
The Vietnamese American Community of the USA
https://vacusa.wordpress.com
http://tienggoicongdan.com/
http://michaelpdo.com/

Vietnamese Communists must render FREEDOM, DEMOCRACY and HUMAN RIGHTS to the people before a political defeat would cost them their livelihood and even their lives.

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.