Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Trung Trực

29/04/201600:01:00(Xem: 5862)

Trang Sử Việt: Nguyễn Trung Trực

(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).
________________ 
 NGUYỄN TRUNG TRỰC
(1837 - 1868)
.
Nguyễn Trung Trực còn tên là Nguyễn Văn Lịch hay Chơn, nguyên quán huyện Phù Cát, Bình Định, sau đến ở Long An. 
    Ông làm nông và chài lưới, tâm tư lo lắng nước nhà, chiêu mộ được một số nghĩa binh đưa đến đồn Kỳ Hòa hiệp cùng Nguyễn Tri Phương chống giặc cứu nước. Ông lại được đề cử đến giúp Trương Định. Sau khi, đồn Kỳ Hòa thất thủ (1861), Pháp lại lăm le chiếm 3 tỉnh miền Đông (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường). Ông khởi nghĩa chống Pháp, được dân chúng hưởng ứng mạnh mẽ, triều đình phong ông chức Quản cơ.
.
Sáng ngày 10-12-1861, Nguyễn Trung Trực cùng Phó quản binh Huỳnh Khắc Nhượng, Tán quân Nguyễn Học, Võ Văn Quang, hương thôn Hồ Quang Chiêu... với khoảng 150 Nghĩa quân, tổ chức cuộc phục kích đốt tàu L’ Esperance đang đậu tại Vàm Nhật Tảo (nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An). Trận này Nghĩa quân đã diệt 17 tên Pháp và 20 cộng sự người Việt, chỉ có 8 người trốn thoát (2 lính Pháp và 6 lính Tagal tức lính Ma Ní là lính đánh thuê người Philippines). Lúc đó, viên sĩ quan chỉ huy tàu là trung úy hải quân Parfait không có mặt, sau khi hay tin Parfait đã dẫn quân đến đốt cháy nhiều nhà cửa của dân nơi vùng Nhật Tảo để trả thù. 
.
Hòa ước Nhâm Tuất (1862), giao Pháp 3 tỉnh miền Đông. Nguyễn Trung Trực nhận chức Lãnh binh, đưa quân về giữ 3 tỉnh miền Tây, ông cho lập mật khu ở Sân Chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, Kiên Giang). Nghĩa quân dò biết được tình hình địch, vào lúc 4 giờ sáng ngày 16-6-1868, ông dẫn quân từ Tà Niên (thuộc huyện Châu Thành, Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang do trung úy Pháp là Sauterne chỉ huy. Kết quả, nghĩa quân chiếm đồn, tiêu diệt 5 sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng, cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình 5 ngày liền. Đây là lần đầu tiên, lực lượng Nghĩa quân đánh Pháp ngay tại trung tâm đầu não ở tỉnh. 
.
    Từ 2 chiến công lẫy lừng này, danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt đã cảm tác: 
                 Hỏa hồng Nhật tảo oanh thiên địa
                 Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
.
Nghĩa là:  Lửa bừng Nhật Tảo vang trời đất. 
        Kiếm tuốt Kiên Giang khiếp quỷ thần. 
     .
Ngày 18-6-1868, thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart, đại úy Dismuratin, trung úy hải quân Richard, trung úy Taradel, Trần Bá Lộc và Tổng đốc Phương. Hùng hổ đem binh từ Vĩnh Long giải vây. Ngày 21-6-1868, Pháp phản công ác liệt, ông phải rút quân về Hòn Chông (Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn để chống giặc. 
    Pháp đem nhiều tàu chiến truy kích áp đảo, còn bắt mẹ của ông để uy hiếp, vì hiếu với mẹ và để bảo toàn sinh mạng nghĩa quân, ông tự ra nộp mình cho Pháp. Quân Pháp bắt giải ông về Sài Gòn. 
.
     Khi đại úy Pháp là Piquet hỏi cung, ông khảng khái trả lời:“Số phận tôi theo vận nước, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là hãy kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt”. 
    Thống soái Nam kỳ hăm doạ và dụ hàng, ông cũng dõng dạc trả lời: “Ngươi phải biết chắc rằng, khi nào các ngươi trừ hết cỏ trên mặt đất, thì khi đó mới may ra trừ tiệt những người ái quốc của đất nước tôi”. 
    Dụ hàng không được, sáng ngày 27-10-1868, Pháp đem Nguyễn Trung Trực ra chợ Rạch Giá hành quyết, đông đảo đồng bào nhìn thán phục và nghẹn ngào!     Ông yêu cầu Pháp:“Hãy mở trói, không bịt mắt để ta nhìn đồng bào và quê hương trước phút ra đi”. Rồi nhắc lại: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. 
    Sau đấy, dân chúng thương tiếc vị anh hùng hy sinh vì dân tộc, nên lập đền thờ ông ở Kiên Giang. Vua Tự Đức sai hoàng giáp Lê Khắc Cẩn làm lễ truy điệu, đọc bài điếu do vua ngự bút:
.
 Nguyên văn:                          Thái Bạch dịch:
 Ký bi ngư nhân                      Giỏi thay người chài
 Hùng tại quốc sĩ                    Mạnh thay quốc sĩ 
 Hỏa Nhựt Tảo thuyền           Đốt thuyền Nhật Tảo
 Đồ Kiên Giang lũy                 Phá lũy Kiên Giang
 Địch khái đồng cừu              Thù nước chưa xong  
 Thân tiên tự thỉ                     Thân sao đã mất
 Hiệu khí cổ kim                     Hiệu khí xưa nay
 Thử nhân nam tử                  Người nam tử ấy
 Xích huyết hoàng sa             Máu đỏ, cát vàng
 Ô hô dĩ hy                             Hỡi ơi thôi vậy
 Huyết thực thiên thu             Ngàn năm hương khói
 Chương nhữ trung nghĩa.    Trung nghĩa còn đây.
 .
     Vua Tự Đức sắc phong ông làm Thượng Đẳng Linh Thần, thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá, nơi ông hy sinh.
.
 *- Thiết nghĩ: Nếu so sánh Nguyễn Trung Trực với “Từ Thứ qui Tào” (Từ Thứ bỏ Lưu Bị theo Tào Tháo) trong Tam Quốc Chí, thì Nguyễn Trung Trực của Việt Nam hào khí ngất trời, còn Từ Thứ của Tàu sống nhục với kẻ thù của mình. Mẹ Từ Thứ bị Tào Tháo bắt, Từ Thứ liền hàng Tào. Từ Mẫu giận con bỏ chỗ sáng theo về chỗ tối nên bà tự tử. Thế mà Từ Thứ chịu sống suốt đời theo Tào Tháo. Trong khi ấy, mẹ của Nguyễn Trung Trực cũng bị Pháp bắt để uy hiếp ông, vì hiếu với mẹ và để bảo toàn sinh mạng cho nghĩa quân, ông tự ra nộp mình cho Pháp. Giặc dụ hàng, ông lại bất khuất và khẳng khái nói: “Hãy kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt”. 
     Người nông dân và chài lưới áo vải Nguyễn Trung Trực, với những chiến công chống giặc lẫy lừng. Những bậc khoa bảng đã có công lao to lớn với dân, với nước, mới dám sánh với ông. Còn bọn khoa bảng chỉ biết loè loẹt tự xưng là quân tử, để vinh thân phì gia, đấy chỉ là những con đom đóm lập loè trong đêm không thể sánh với ông là ánh sao sáng chói giữa nền trời bao la. Từ đấy, người được đồng bào ngưỡng mộ, là người thật sự lo nước thương dân, dấn thân cho tổ quốc chứ không phân biệt là thành phần nào trong xã hội.
 .
Cảm phục: Nguyễn Trung Trực
 .
Nguyễn Trung Trực, chí khí hăng say!
Son sắt, can trường đánh đuổi Tây!
Nhật Tảo đốt tàu, nghìn nghịt khói   
Quân ta giết giặc, ngổn ngang thây
Kiên Giang giải phóng, rền trời đất
Dân chúng hoan hô, dội gió mây! 
Tiết nghĩa, trung trinh lưu sử sách
Pháp trường dõng dạc, há lung lay!
.
Nguyễn Lộc Yên 

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những người đấu tranh cho quyền hợp pháp của di dân có trong Tu chính án thứ Tư và thứ Năm của Hiến Pháp, vui mừng gọi phán quyết của chánh án liên bang hôm thứ Sáu 11/7 là “chiến thắng.” Chánh án Maame E. Frimpong ra phán quyết các cảnh sát di trú ở Nam California phải tạm dừng việc bắt giữ, tra hỏi di dân chỉ dựa vào chủng tộc hoặc ngôn ngữ Tây Ban Nha. Nhưng Jaime Alanís Garcia, 57 tuổi, người làm việc ở nông trại Glass House Farms, quận Ventura 10 năm, đã không có cơ hội vui với chiến thắng tạm thời này. Với ông, và gia đình ông, tất cả đã quá muộn. ICE đã thực hiện cuộc đột kích quy mô lớn ở nông trại Glass House Farms gần Camarillo, quận Ventura hôm thứ Năm 10/7. Đoạn video ghi lại cảnh những chiếc xe bọc thép có chữ Police rượt đuổi theo nhóm nông dân tháo chạy hoảng loạn. Càng chạy, xe càng lao tới, bất kể có người đang cố bám vào đầu xe để chặn bánh xe lăn. Súng hơi, đạn cay mù mịt trên cánh đồng từng rất yên ả với những cây cà chua, dưa leo, và cây cannabis có giấy phép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa áp đặt mức thuế cao hơn nữa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là dược phẩm. Thông qua các vòng đàm phán mới, EU hiện đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn nguy cơ này. Tuy nhiên, triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn rất mong manh, trong khi mức thiệt hại kinh tế dự kiến đối với EU có thể lên đến khoảng 750 tỷ đô la, một con số khổng lồ.
Rạng sáng thứ Bảy, tại Rafah, một em bé 12 tuổi – chưa xác định tên – bị bắn chết ngay tại chỗ hôm 12 tháng 7, khi em đang cố len lỏi tiến lên rào sắt để nhận phần lương thực cho gia đình. Cùng hôm đó, hơn ba mươi người khác gục xuống giữa bụi cát và khói đạn, trong lúc chen chúc tại điểm phát thực phẩm của một tổ chức mang tên Gaza Humanitarian Foundation (GHF).Trước đó, tại trại Nuseirat, sáu trẻ em – có em chỉ độ sáu tuổi – trúng pháo kích thiệt mạng khi đang hứng nước vào ca. Trong tay các em không có đá, không có súng… chỉ có chiếc bình nhựa, vài mẩu bánh mì chưa kịp đem về nhà. Giữa cảnh Gaza bị phong toả hoàn toàn, dân chúng đói khát, bệnh tật, kiệt sức… thì chính phủ Hoa Kỳ chọn rót ba mươi triệu Mỹ kim cho GHF – một tổ chức tư nhân, lập ra vội vã, không kinh nghiệm, không kế hoạch, không kiểm toán, không ai giám sát.
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy? Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện này, phần lớn dựa trên tư tưởng của nhà triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre, một người mới qua đời vào tháng Năm vừa rồi, thọ 94 tuổi. Ông là một trong những nhà trí thức lớn hiếm hoi dám đào tận gốc sự suy đồi đạo lý của thế giới Tây phương, và của nước Mỹ hiện nay.
Donald Trump không giống như các vị tổng thống tiền nhiệm. Ông từng úp mở chuyện tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, khiến không ít đối thủ phải giật mình. Nhưng trước mắt, Trump đang phải đối mặt với một quy luật lịch sử đã từng làm khó các vị Tổng thống khác: lời nguyền nhiệm kỳ hai. Từ trước đến nay, có đến 21 Tổng thống Mỹ bước vào nhiệm kỳ hai, nhưng không một ai đạt được thành tựu tương đương như giai đoạn đầu tiên. Thành tích nhiệm kỳ hai thường tụt dốc – từ thiếu sức sống, mờ nhạt cho đến những giai đoạn đầy biến động hoặc thậm chí thảm khốc. Người dân không còn hài lòng, tổng thống bắt đầu mệt mỏi, và không còn hướng đi rõ ràng cho tương lai.
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.