Hôm nay,  

Đánh Giày Và Những Thăng Trầm Của Nghề Nghiệp

16/04/201600:00:00(Xem: 5268)
"Dép râu dẫm nát đời tuổi trẻ
Nón tai bèo che khuất tương lai"

Ở Miền Nam, sau 30/04/75, nghề đánh giày không thể tồn tại vì không còn ai mang giày. Người người đều mang dép nhựt. Ít có ai mang dép râu ngoại trừ những thành phần " 30 tháng 4".

Ở Pháp, nghề đánh gìày chỉ mới trở lại cách nay vài năm, hoàn toàn với phong cách mới, sau một thời gian dài vắng bóng. Do quan điểm giai cấp khi đảng xã hội lên cầm quyền vì cho rằng đánh giày là việc làm hạ thấp nhơn phẩm và bị bốc lột chớ không vì lớp sóng phế hưng đất nước. Trái lại, ở Nga, từ thời Poutine, tức hết cộng sản, nghề đánh giày đã phải dần dần thu hẹp và sau cùng dẹp tiệm do áp lực thị trường và thuế vụ. Trong lúc đó, ở nhiều nơi khác như Anh, Mỹ, nghề đánh giày vẫn tồn tại và cải tiến.

Ngày nay, đánh giày ở Pháp trở kại và là một nghề nghiệp đem lại lợi nhuận như bao nhiêu nghề khác. Người hành nghề đánh giày không phải là những đứa trẻ mồ côi, nghèo khổ, người thất học, vói chiếc hộp gổ, tay bết đầy xi-ra, không làm nghề gì khác được, mà là những người có học khá, chọn nghề này vì yêu thích.

Nơi hành nghề đánh giày không chỉ là những khu thương mải sang trọng, khu văn phòng cao cấp, mà nghề đánh giày đã vào thẳng Điện Elysée của Paris và làm mất chức một Cố vấn đặc biệt của Tổng thống François Hollande.


Đánh giày ở Paris thời xưa.

Quyền lực nghề đánh giày

Ông Aquilino Morelle, Cố vấn thân cận của Tổng thống François Hollande đã phải từ nhiệm trong vòng 24 giờ dưới áp lực của cấp trên sau khi bị phát hiện ông đưa vào Điện Elysée một người đánh giày để phục vụ riêng cho ông. Nhưng điều quan trọng và thú vị là chuyện này bổng làm cho nghề đánh giày tưởng chừng đã hoàn toàn bị quên lảng bổng xuất hiện, không chỉ trên thị trường, mà còn là đề tài thời sự chiếm vị trí hàng đầu trên hệ thống thông tin của Pháp.

Anh thợ đánh giày của ông Cố vấn Aquilino Morelle tên David Ysebaert trả lời báo chí, c ó xác nhận thêm ông là «Cireur de souliers» (= sửa giày, đánh bóng) chớ không phải là «Cireur de chaussures» (= chỉ làm sạch và đánh bóng).

Thật ra giải thích này không đầy đủ cho lắm. Phải nhìn nhận anh chàng đánh giày trong Điện Elysée đính chánh nghề của anh rất rỏ ràng. Anh là «Cireur de souliers». Chữ «souliers» có nghĩa là giày – nói theo bình dân là «giày tây», tức giày bằng da thuộc, mang vào bao kín bàn chơn. Còn «chaussures» chỉ chung mọi thứ mang vào bàn chơn cho sạch: giày, dép, …Vậy anh chàng David Ysebaert là người dùng cirage bồi vào lớp da đôi giày, đành lên cho sạch và cho bóng. Phải «giày» mới đánh như vậy. Chớ dép hay giày không phải bằng da thì không thể đánh bằng cirage. Làm cho sạch, như lau chùi hay đem rửa, thì người làm việc này không phải là «Cireur de souliers» được. Dép râu thì không bao giờ phải xi-rê, phải đánh bằng cirage như giày tây.

Trong thời gian qua, trên thị trường tràn ngập loại giày làm bằng thứ hợp chất hóa học trông giống như da nhưng không phải da đã ảnh hưởng bất lợi cho nghề đánh giày, trở thành một yếu tố làm cho nghề đánh giày ở Âu châu đã phải bị mai một.

Anh chàng David Ysebaert thuộc tổ chức nghìệp vụ vừa được phục hồi đang làm việc trong Chợ «Au Bon Marché». Cố vấn Aqilino Morelle nhìn thấy cách làm vìệc của anh ta lấy làm thích nên rước đem về Điện Elysée dành đánh giày riêng cho ông Cố vấn. Người đẹp Julie (trong bài tuần rồi) là người thế chổ từ hai tháng nay.

Nhưng đem một người đánh giày vào Elysée, đánh ba mươi đôi giày, được trả tiền công đúng giá, thì có gì quá đáng không? Có làm tổn thương nhơn phẩm không? Có ảnh hưởng xấu đền chức vụ và việc làm của một Cố vấn Tổng thống không? Hay phản ứng do phát xuất từ mặc cảm «cấp tiến và bình đẳng của tả phái»?. Đó là những câu hỏi cần được đặt ra.

Nghề đánh giày ở Pháp có từ bao giờ?

Trước đây, có lẽ học sinh nội trú của những trường lớn như Oxford ở Anh hay trường võ bị Westpoint của Mỹ là những người đánh giày (Cireur de souliers) thật sự và chuyên nghiệp cho chính mình. Ở ngoài đời, nghề đánh giày chưa thạnh hành. Trong hoàng cung, vua chúa có những tên hầu đánh giày cho.

Trước khi có tên gọi chính xác «Cireur de souliers» hay thông dụng «Cireur de chaussures», người đánh giày mang tên «décrotteur» (người cạy đất, cạy cứt chó) hay «frotteur» (người chà sạch, đánh bóng).

Ngày xưa, đường xá bằng đất và không có lề như ngày nay. Người mang giày chỉ trong ít lâu là giày bết đầy bùn đất cần phải cạy rửa cho sạch. Họ trở thành khách hàng của những người «đánh giày» như ngày nay ta gọi. Những người giàu có, giới quí tộc, đi xe nên tránh được thảm trạng giày bám đầy bùn đất.

Nghề «décrotteur» hay «frotteur» tuy không được trọng thị nhưng lại rất hữu ích cho xã hội.

Đến giữa thế kỷ XIX, đường xá trong thành phố mới được lót đá và dành ra một khoảng trống làm lề đường thì cũng là lúc nghề đánh giày trở thành không còn cần thiết nữa.

Lức bấy giờ nghề đánh giày chỉ dành riêng cho thiếu niên hoặc người có tuổi và nghèo.

Tại sao ở Mỹ có nhiều người đánh giày?

Ở Paris, bất chợt bạn cần đánh đôi giày của bạn cho sạch sẻ để tới nơi hẹn quan trọng cho có bộ diện lịch sự không phải là chuyện dễ. Nhưng nếu bạn ở Nữu Ước hay bất kỳ một thành phố lớn nào của Mỹ, thì chuyện này trở thành quá bình thường. Người đánh giày ở Mỹ rất dễ tìm. Trên đường phố, trong siêu thị, nhà ga, phi trường,…

Cũng vào giữa thế kỷ XIX, lúc kỷ nghệ ở Mỹ và Anh mở mang, thì giày dép cũng tràn ngập thị trường, đòi hỏi thêm sự bảo trì kéo theo sản xuất những sản phẩm phụ thuộc. Nghề đánh giày xuất hiện rộ lên đầu tiên ở những thành phố kỷ nghệ như Chicago và Nữu Ước. Trên đường phố của hai thành phố lớn này nhan nhản người đánh giày trong lúc đó, chưa thấy như vậy ở Paris.

Một ký giả người Mỹ đặt câu hỏi «Phải chăng có hai mô hình xã hội: một nơi, người ta có thể nhờ đánh giày, còn một nơi, điều này không thể làm được»?

Ký giả nhận định «Nếu trong xã hội không có người đánh giày thì đó là mô hình của thứ xã hội nặng tính bình đẳng và tính tương trợ mạnh, với một Nhà nước mạnh, một mạng lưới an sinh chu đáo, một mức thuế cao, và nạn thất nghiệp cũng cao».

Trái lại, trong một thành phố nghề đánh giày phổ biến thì ở đó thất nghìệp ít và an sinh xã hội không chặt chẽ. Nơi đó, chế độ tư bản mạnh. Đánh giày không phải là hình ảnh của xã hội bất bình đẳng, người bốc lột người, mà là tinh thần trao đổi tự do, cơ hội kiếm tiền. Xã hội không đặt nặng sự phân biệt «nghề trí thức» và «nghề tay chân» mà đánh giày là nghề thấp nhứt trong nấc thang xã hội.

Đánh giày ở Nga

Từ thế kỷ qua, đánh giày, sửa giày là nghề dành riêng cho những người Kurdes công giáo (người assyrien) ở Mạc-tư khoa. Ngày nay, những của hàng đánh giày, sửa giày của họ không còn thấy nữa. Người dân mạc-tư khoa lớn tuổi còn nhớ ra hình ảnh của những cửa hàng này.

Ngày xưa, nơi đặt của hàng giá rẻ. Ngày nay, thời mở cửa của kinh tề thì trường, nhà đất ở Mạc-tư khoa trở thành vàng. Một cửa hàng như vậy phải đến 3 triêu «rúp» /năm. Tính ra, giá mỗi tháng phải tới 4000 euros. Không thể mua nổi.

Thời «perestroika», giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, cửa hàng đánh giày có thể bán thêm thuốc lá và bia. Người ta làm ăn dễ kiếm tiền.

Những người assyriens giữ nghề sửa giày, đánh giày, bán thêm vài phụ tùng,… họ đều thuộc nhiều thế hệ nghề nghiệp nối tiếp. Họ sống được vì dân chúng không phải ai cũng có thể đổi giày theo mùa nên ai cũng có giày cần sửa.

Người assyriens là sắc tộc sống ở vùng cao nguyên của Kurdistan, cách Nga hằng ngàn cây số. Họ tới Mạc tư khoa sanh sống vì lúc chiến tranh với Nga, họ ủng hộ Nga nên bị người hồi giáo Turcs đuổi đi. Nga kêu gọi họ nổi dậy chống Turcs, hứa cung cấp võ khí, tiền bạc, tiếp vận nhưng sau cùng không có gì hết. Hơn phân nửa dân tộc Assyriens bị Thổ tiêu diệt. Và họ là những người chạy thoát từ đó. Sống tỵ nạn ở Nga, họ vẫn giử tư cách người tỵ nạn chánh trị nên được dân Nga quí mến. Những thế hệ sau, có không ít người thành công hội nhập xã hội nga.

Ngày nay, những người assyriens còn giử nghề đánh giày, sửa giày, phải rút vào ngỏ hẻm. Nhưng họ vẫn có khách hàng do sự tín nhiệm ở cách làm ăn tử tế của họ. Khách hàng mới là lớp trung lưu mới. Có người đem tới cho họ một đôi giày «bốt» già 4000 đô-la nhờ đánh bóng.

Ở Sài gòn, nghề đánh giày bị dẹp cùng với số phận những người bán vé số, bán dạo hoặc có gian hàng trên vỉa hè do chiến dịch của ông Thị trưởng mới chủ trương làm sạch thành phố, đem danh xưng Hòn Ngọc Viễn đông trả lại cho thành phố.

Khác với những nơi khác, ở Việt nam, nghề đánh giày không bị coi thường hoặc bình thường như bao nhiêu nghề nghiệp trong xã hội, mà lại bị người muốn nhờ đánh giày sợ hải.

Họ được mời đánh giày mà từ chối khó tránh khỏi bị chửi. Nhận lời, đưa gìày cho đánh, khó tránh bị lột giày, chạy mất. Muốn lấy giày lại, phải bỏ tiền ra chuộc với giá gắp vài mươi lần tiền công đánh đã thỏa thuận.

Đôi khi, khách để ý kẻo bị giựt, thì người đánh giày, ngang nhiên xẻ chiếc giày ra, đưa cho khách xem “giày hư” cần phải dán lại, với giá vài trăm ngàn.

Nếu khách không chịu, đòi bắt đền, thì người đánh giày sẽ bảo «một giọt keo đổi thành một giọt máu»!

Không biết ông Thị trưởng mới chủ trương làm đẹp thành phố có làm sạch sẻ được thành phố từ sau 30/4/75 mang tên Hồ Chí Minh hay không?

Nguyễn Thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.