Hôm nay,  

Việt Nam Và Sông Mekong

15/04/201600:01:00(Xem: 6251)
VIỆT NAM VÀ SÔNG MEKONG
 
Nguyễn Mạnh Trí


  1. TỔNG QUÁT

  2. VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC, THÁI LAN VÀ LÀO

  3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN CAMPUCHIA VÀ VIỆT NAM

  4. CHIẾN TRANH VỀ NGUỒN NƯỚC

  5. KẾT LUẬN


  1. TỔNG QUÁT

Trong những năm gần đây, chúng ta thường chứng kiến những nạn lụt tại miền đồng bằng sông Mekong, thường hơn những thập niên trước, với một nhịp độ ngày càng tăng, gần như nạn lụt xảy ra hàng năm. Trong giữa năm 2002, chúng ta lại chứng kiến một việc khác thường là việc hạn hán tại một số tỉnh ven sông Mekong. Người ta có lúc đổ tội cho triệu chứng mà các nhà thời tiết học gọi là El Nino (Đứa bé vì nó thường bắt đầu vào mùa Giáng sinh) mà họ chưa giải thích được một cách khoa học những nguyên do. El Nino gây ra những cơn mưa thật lớn và từ đó có nhiều cơn lụt ở một số quốc gia vùng nhiệt đới quanh Thái Bình Dương. Sau triệu chứng El Nino, là triệu chứng ngược lại là El Nina là những cơn mưa dứt hẵn, tạo ra hạn hán tại nhiều nơi với hậu quả liên hệ là những cuộc cháy rừng, như vụ cháy rừng khổng lồ tại Nam Dương cách đây vài năm. Những năm gần đây, không còn triệu chứng El Nino nhưng đồng bằng sông Cửu Long vẫn bị lụt và như đã nói, năm nay lại bị hạn hán. Chúng ta phải tìm nguyên do sâu xa hơn.


blank

Thượng và hạ nguồn sông Mekong

Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4,800 km, diện tích lưu vực 795,000 km², lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15,000 m³/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ m³ tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long là xứ cấu tạo của các phù sa mà dòng sông đã vun bồi suốt hàng triệu năm. Từ xưa đến nay, con sông Mekong, cũng như hầu hết các con sông lớn nhỏ trên thế giới, đã đóng một vai trò quan trọng cho những người dân sống ven sông (ước lượng ngày hôm nay là 70 triệu) và trên những con sông phụ lưu. Đó là nguồn nước để làm ruộng để canh tác, đó là nguồn cá vô tận, đó là con đường lưu thông để trao đổi thương mại và nếu biết khai thác đó có thể là nguồn năng lực mà cách đây vài chục năm, các kỹ nghệ gia Tây Phương gọi là than trắng.

Sau mấy trăm năm khai khẩn vùng đồng bằng sông Mekong đã trở thành vựa lúa Việt Nam và là nơi trồng trọt các hoa quả nhờ một hệ thống dẫn thủy nhập điền quy mô và phức tạp biến những vùng đất phèn trở thành những vùng đất phì nhiêu, ngăn chận những luồn nước mạn của biển cả. Do đó, một sự thay đổi nào bắt nguồn từ vùng thượng lưu của con song Mekong cũng có thể có những ảnh hưởng lớn lao và trầm trọng đến sự thăng bằng đã dày công tạo dựng trong hằng mấy thế kỷ. Vì thế sự khai thác của sông Mekong không thể nào là một sự quyết định đơn phương của một quốc gia sông ven sông mà phải là một quyết định chung của các quốc gia. Vì thế, một Ủy Ban Sông Cửu Long (Mekong River Commission) đã ra đời vào năm 1959 với sự tham gia của 4 quốc gia là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Lúc đó vì là thời chiến tranh lạnh nên Trung Quốc không tham gia.

Sau biến cố 1975, Ủy Ban này đã tạm ngưng các công việc, cho đến năm 1995, Ủy Ban này tái hoạt động với những quốc gia thành viên như trước nhưng với những thể chế mới Trung Quốc vẫn không tham gia mặc dù ít ra 2 quốc gia trong Ủy Ban (Việt Nam và Lào) có những chánh quyền theo chế độ Xã Hội Chủ nghĩa, đang bị đảng Cộng Sản Trung Quốc kềm chế. Thật ra, Ủy Ban Cửu Long chỉ quyết định được về các đề án thuộc vùng Hạ Lưu sông và Thái Lan là đại diện để điều đình với Trung Quốc và Miến Điện (từ năm 1956 Tây Tạng đã bị Trung Quốc đóng chiếm) về những đề án liên quan đến vùng Thượng lưu sông Cửu Long.

blank


  1. VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC, THÁI LAN VÀ LÀO


Ở đây chúng tôi không nói đến Myanmar vì tỷ lệ diện tích khu vực chỉ chiếm 3% tổng số diện tích lưu vực và cũng không có ảnh hưởng đến các nước hạ dòng.


TRUNG QUỐC


Các đập thủy điện trên sông Mekong


Sông Lancang (thượng nguồn Mekong) trên địa phận tỉnh Vân Nam của Trung Quốc có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Quy hoạch bậc thang thuỷ điện trong lưu vực sông Lancang được bắt đầu tiến hành từ những năm 1980, có 25 bậc thang trên dòng chính với tổng công suất lắp máy là 25,870 MW và 120 trạm thuỷ điện trên các dòng nhánh với tổng công suất lắp máy là 2,600 MW.  


8 công trình thủy điện chính trên sông Lan Thương

(tính từ thượng nguồn biên giới Trung Quốc - Lào)


STT

Tên dự án

Diện tích lưu vực (10m3km2)

Chiều cao (m)

Diện tích hồ ứng với MNDBT (ha)

Dung tích hồ (106m3)

Công suất lắp máy (MW)

Năm hoàn thành

1

Công Quả Kiều

(Gonguqiao)

97.2

130

343

510

750

2013-14

2

Tiểu Loan (Xiaowwan)

113.3

292

3.712

15.130

4.200

2012

3

Mạn Loan (Manwan)

114.5

126

415

920

1.250

1995

4

Đại Triều Sơn

(Dachaosan)

121.0

118

826

890

1.350

2001

5

Nọa Trác Độ

(Nuozhadu)

144.7

260

4.518

24.670

5.500

2016

6

Cảnh Hồng

(Jinghong)

149.1

114

510

1.139

1.750

2009

7

Cảm Lâm

(Galanba)

151.8

-

12

-

150

Dự trù

8

Mường Thông

(Mengsong)

160.0

-

58

-

600

Dự trù


Ngoài ra, còn 3 đập khác đang trong quá trình xây dựng là Nọa Trát Độ (Nouzhadu),  đập Cảm Lâm và đập Mãnh Tống nằm ở đoạn hạ lưu sông Lan Thương.


blank


Đập Tiểu Loan

Đúng ra có một báo cáo nộp cho Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank, ADB) vào tháng 5-2000, của ông Plinston, người Anh, và một viên chức của đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông He Daming, thuộc Đại học Vân Nam. Báo cáo này quả quyết rằng các đập dự trù sẽ không ảnh hưởng đến vùng Hạ lưu và đề nghị nên xây thêm nhiều đập khác. Báo cáo này rất thích hợp cho ADB hay những cơ quan quốc tế tài chánh khác, để họ tiếp tục đóng vai trò cố vấn luôn luôn ủng hộ những đề án đồ sộ có đặc điểm phát triển nhất thời và không bao giờ lưu tâm đến những ảnh hưởng lâu dài. Trường hợp này đã xảy ra tại Ai Cập với đập Assouan. Thật sự, tỷ lệ đóng góp dòng chảy của Trung Quốc chỉ là 16% so với 35% của Lào và 18% của Thái Lan; tuy nhiên nếu có hạn hán thì trữ lượng nước của Trung Quốc cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho Việt Nam. Trung Quốc, khi hoàn tất 12 đập thủy điện ở thượng dòng trong thời gian tới thì sức mạnh “kiểm soát khu vực sông Mê Kông” là điều dễ dàng thấy được.

LÀO


Lào là nước thượng nguồn có tỷ lệ đóng góp dòng chảy cao nhất với 35%. Với chỉ  2 nguồn lợi chính là các đập thủy điện và khai thác gổ, Lào đang tận dụng nguồn tài nguyên có được. Lào dự trù xây một số đập ở miền Bắc với sự cộng tác của Thái Lan để có những nguồn năng lượng để cung cấp cho quốc gia này. Ngoài ra, Lào có kế hoạch nghiên cứu xây dựng 23 đập thủy điện, trong đó có đập Ban Koun công suất lớn nhất khoảng 2,000 MW và đập Xayaburi được Thái Lan đầu tư 3.5 tỉ USD. SEA đánh giá Lào có lợi ích lớn nhất với khả năng thu được 70% lợi nhuận (2.6 tỉ USD/năm) khi các con đập hoàn tất. Cũng cần nói thêm, trong 12 dự án phát triển thủy điện trên dòng chính, chỉ có 1 dự án tại Lào mang tên Luang Prabang do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đầu tư. Trong khi đó, 11 dự án còn lại nằm trên lãnh thổ Lào và Campuchia là do Trung Quốc đầu tư 4 dự án, Thái Lan đầu tư 5 dự án, Pháp đầu tư 1 dự án và Campuchia đầu tư 1 dự án.


THÁI LAN

Thái Lan ngoài 2 con đập Sakamen 1 và 3, đã có kế hoạch tái khởi động xây dựng các  đập trên sông Mekong dự kiến công suất 4,000 MW. Dù rằng Thái Lan sẽ có những dự trữ nước ngọt (từ các đập trên sông Cửu Long hay những đập xây trên các sông phụ lưu nằm trên lãnh thổ nước Thái hay nước Lào như đập Nan Theun 2 - với sự ủng hộ của Ngân Hàng Thế Giới - trên sông Theun, một phụ lưu quan trọng của sông Cửu Long) cho vùng đông bắc Thái là vùng phát triển canh nông trong những thập niên tới. Việc tai hại là những nguồn nước cho các ruộng nương của Thái Lan sau đó sẽ thấm vào đất và sẽ đổ vào sông Chao Prayah mà sẽ không trở vào sông Cửu Long. Việc mua điện lực từ các đập thủy điện trên đất Lào chỉ có lợi cho Thái Lan mà hại cho toàn vùng. Điều oái ăm là Thái Lan lại chống đối việc xã nước của Trung Quốc vì sợ ngập lụt vùng Đông Bắc. 

Chính phủ Việt Nam đã có yêu cầu Chính phủ Thái Lan cung cấp thông tin cụ thể về việc giữ nước sông Mekong, ảnh hưởng đến lượng nước hạ nguồn. Chính phủ Thái Lan đã có trả lời trấn an chỉ là bơm cứu hạn quy mô nhỏ. Truyền thông Singapore và Campuchia đã đưa tin Thái Lan đang hút một lượng nước lớn từ sông Mekong để dự trữ. Theo đó, Thái Lan đã bố trí 4 trạm bơm tạm thời để hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai, đồng thời huy động binh lính đào 4,300 giếng và 30 đập trữ nước mới. Somkiat Prajamwong, quan chức Bộ Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan, cho hay một trạm bơm mới lớn hơn với công suất 150 m³/giây sẽ tiếp tục được xây dựng để hút nước từ sông Mekong.


  1. ẢNH HƯỞNG ĐẾN CAMPUCHIA VÀ VIỆT NAM


Campuchia và nhất là Việt Nam là 2 nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất về sự thay đổi khí hậu cũng như từ các đập thủy điện.


CAMPUCHIA


Phía Campuchia cũng nghiên cứu 2 đập thủy điện là  Sambor và Stung Treng có công suất khoảng 3,600 MW. Campuchia có thể khai thác thủy điện dòng chính để xuất khẩu với giá trị lên đến 1.2 tỉ USD/năm. Biển Hồ đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là một trong các khu vực dự trữ sinh quyển lớn của thế giới.

Chính nhờ Biển Hồ mà lũ lụt không phải là một tai họa thực sự to lớn đối với đồng bằng sông Cửu Long. Cũng chính nhờ Biển Hồ mà nhiều giống cá sinh sôi phát triển cung cấp một lượng đạm lớn cho bữa ăn người dân ở đây. Các đập thủy điện sẽ làm cho Biển Hồ giảm đi khả năng điều tiết lưu lượng nước.


blank


Bản đồ Biển Hồ - Màu xanh thẫm là khu vực nước hồ bình thường (2,700 km²), màu xanh nhạt là khu vực có thể bị ngập khi mực nước lên cao (16,000 km²)


VIỆT NAM

Khi Việt Nam có mối quan ngại chính đáng về sự đe dọa từ các dự án thủy điện trên thượng nguồn đối với đồng bằng sông Cửu Long thì các đập thủy điện ở Tây Nguyên cũng gây ra những tác động xuyên biên giới.

Vấn đề đáng nói ở đây là trong 12 thủy điện trên dòng chính sông Mekong (không tính dòng nhánh) sắp được xây dựng thì lại không có thủy điện nào ở Việt Nam, trong khi tổn thất mà quốc gia nằm cuối hạ nguồn như Việt Nam phải gánh chịu là không nhỏ. Xin nói thêm là nguồn năng lượng tạo ra từ các đập thủy điện này cũng chỉ cung ứng khoảng 5% tổng lượng điện tiêu thụ hằng năm của Việt Nam.

Báo cáo SEA của Ủy hội sông Mekong, một tổ chức liên chính phủ để thực thi Hiệp định Mekong cho thấy rằng, Việt Nam sắp tới sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Về dòng chảy, kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn gia tăng. Về phù sa, 26 triệu tấn phù sa/năm hiện nay sẽ chỉ còn lại 7 triệu tấn/năm, dẫn đến suy giảm năng suất nông nghiệp, gia tăng hiện tượng xói lở bờ sông và mất cơ hội mở rộng lãnh thổ đồng bằng Sông Cửu Long. Về thủy sản, đồng bằng này sẽ thiệt hại 1 tỉ USD/năm do tổn thất các loài cá trắng, vốn chiếm đến 65% lượng cá ở sông Mê Kông. Trong khi đó, cá trắng lại là thức ăn của cá đen, chiếm 35% lượng cá còn lại, nên sự biến mất của cá trắng có nghĩa cá đen cũng biến mất theo. Về mặt xã hội, khoảng 14 triệu nông, ngư dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản sẽ bị ảnh hưởng.

Image result for Tình hình thủy học của sông Mekong

Xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long

Cần lưu ý rằng lượng phù sa từ thượng nguồn Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng lượng phù sa của sông Mekong. ĐBSCL hàng năm người dân vẫn mong lũ về (còn gọi là mùa nước nổi) để khai thác thủy sản, vệ sinh đồng ruộng, lấy phù sa. Chỉ riêng các tỉnh trong vùng ven biên giới Việt Nam-Campuchia, mùa nước nổi hàng năm cũng thu nhập khoảng 4,500 tỷ đồng (khoảng 200 triệu USD).  

  1. CHIẾN TRANH VỀ NGUỒN NƯỚC

Đã từ lâu giới chuyên viên cảnh báo rằng, trong thế kỷ 21 các cuộc chiến tranh vì nước ngọt sẽ thay thế các cuộc chiến tranh vì dầu mỏ và khí đốt. Văn phòng Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ vừa công bố bản báo cáo về tình trạng nước sạch ở các khu vực khác nhau của thế giới. Các tác giả cho rằng, trong vòng 10 năm tới, xác suất nổ ra cuộc chiến tranh quy mô vì nguồn nước là thấp nhưng vấn đề thiếu nước sẽ làm tăng nguy cơ bùng nổ chiến tranh. Khối lượng tiêu thụ nước cho các nhu cầu cá nhân của dân số cũng như cho ngành công nghiệp tăng lên thường xuyên, còn dự trữ nước ngọt không chỉ không tăng mà thậm chí giảm đi. Biến đổi khí hậu toàn cầu làm trầm trọng thêm tình trạng này: trong khi một số vùng đang bị lũ lụt tàn phá thì những khu vực khác bị thiệt hại do nạn hạn hán gây tác hại không nhỏ hơn. Quá trình tan chảy các sông băng đang tăng lên, đặc biệt ở cao nguyên Tây Tạng, ở Hymalaya và dãy Pamir. Điều đó đã giúp phần nào giải quyết một số vấn đề như tiếp nước cho biển Aral gần như bị khô cạn, nhưng cũng đã gây ra rất nhiều vấn đề mới. Trận lũ lụt khủng khiếp mùa thu năm 2010 tại Pakistan là hậu quả trực tiếp của hiện tượng tan chảy các sông băng.

Thiếu nước sạch không chỉ là vấn đề sinh thái mà còn là vấn đề chính trị. Sau đây là ý kiến của chuyên viên Boris Volkhonsky của Viện Nghiên cứu Chiến lược: “Cho đến nay vẫn chưa có bộ luật chung cho tất cả các nước về việc sử dụng nước. Công ước khung của Ủy ban kinh tế Châu Âu về bảo vệ và sử dụng nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế là một văn kiện có ý nghĩa khu vực và chỉ quy định các điều khoản chung. Hơn nữa, công ước khung mang tính khuyến cáo, trong văn kiện này không ghi nhận cơ chế giải quyết các tranh chấp quốc tế. Vì vậy, những tranh chấp như vậy chỉ có thể được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc gia, cũng như trên cơ sở các hiệp định song phương và đa phương về những sông hồ cụ thể. Do đó, nếu dòng sông chảy qua một số nước, thì các quốc gia ở khu vực hạ lưu rơi vào tình trạng phụ thuộc. Có nhiều thí dụ cho điều đó. Và phần lớn thí dụ đến từ Châu Á. Bản báo cáo của Cơ quan tình báo Mỹ nhận xét rất đúng về điều đó”.

Có lẽ, cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan xung quanh Kashmir là gay gắt nhất và dài nhất. Vấn đề là ở chỗ hầu hết các con sông chảy vào đường thủy chính của Pakistan đều bắt nguồn ở Kashmir. Cho đến nay, hai nước đã có thể giải quyết vấn đề bằng cách nào đó trên cơ sở thỏa thuận năm 1960 về việc phân chia đường thủy, nhưng gần đây vấn đề đã trở thành trầm trọng hơn vì Ấn Độ có kế hoạch xây dựng trạm thủy điện ở thượng nguồn sông Chenab. Trong khi đó, khối lượng nước ngọt ở Pakistan đã xuống mức thấp nhất – chỉ có 1,000 m³ mỗi năm tính theo đầu người. Ấn Độ cũng trở thành nạn nhân của các hoạt động liên quan đến thượng nguồn các con sông chảy qua lãnh thổ nước này. Ở đây trước hết nói về kế hoạch của Trung Quốc xoay chuyển dòng chảy của con sông Brahmaputra để phục vụ nhu cầu thủy lợi ở khu tự trị Tân Cương- Uygur.

Hầu hết các con sông lớn ở Châu Á bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. Nhờ đó, trong vấn đề nước, Trung Quốc có thể áp đặt ý chí của mình cho các nước láng giềng. Ví dụ, gần đây các nhà khoa học Kazakhstan đã tính toán rằng, nếu Trung Quốc thực hiện kế hoạch của mình ở khu vực thượng nguồn sông Irtysh, thì con sông này sẽ biến thành một chuỗi ao tù và đầm lầy trên lãnh thổ Nga đến tận thanh phố Omsk. Điều đó cho thấy rằng, để không cho xẩy ra những xung đột lớn vì nước trong những thập kỷ tới, cần phải bắt tay thảo ra Công ước quốc tế về sử dụng nước mang tính bắt buộc cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Hy vọng các quốc gia ASEAN lục địa có thể giải quyết ổn thỏa việc khai thác các nguồn lợi từ Mekong vì quyền lợi toàn vùng.

  1. KẾT LUẬN


Báo cáo mang tên Đánh giá Môi trường Chiến lược (SEA) ước tính, nếu 12 dự án trên dòng chính Mekong được triển khai thì sẽ tiêu tốn khoảng 25 tỉ USD nhưng lại tạo ra một lượng việc làm lớn cho các nước Lào, Campuchia, góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhưng bên cạnh những lợi ích đạt được, các quốc gia này cũng không thoát khỏi những hệ lụy tiêu cực. SEA cho rằng, toàn khu vực sẽ bị mất đến 42% lượng cá (tương đương 500 triệu USD/năm), hơn 100 loài sinh vật sẽ bị đặt trong tình trạng nguy hiểm hoặc tuyệt chủng. Lượng phù sa giảm hơn 50%. 30 triệu dân ở khu vực này sẽ lâm vào tình cảnh khó khăn, dẫn đến mất an ninh xã hội. Việt Nam vừa đệ trình kết quả cuộc nghiên cứu kéo dài 2 năm rưỡi do nhóm chuyên gia về nước của Đan Mạch trong tổ chức DHI thực hiện lên Ủy ban Sông Mekong, cơ chế gồm 4 nước Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, và Lào được thành lập để giải quyết các vấn đề về nước mâu thuẫn trong khu vực. Việt Nam khuyến cáo sẽ có các tác hại lớn tàn phá kinh tế-môi trường đối với hàng triệu người sinh sống dọc theo sông Mekong nếu 11 dự án xây đập trên dòng sông này được tiến hành. Việt Nam sẽ bị thất thoát 760 triệu USD sản lượng nông-ngư nghiệp mỗi năm và mức thiệt hại ước tính cho Campuchia là 450 triệu USD.

Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông (LMI) là một chương trình đối tác đa quốc gia do Hoa Kỳ khởi xướng năm 2009 nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác tại tiểu vùng sông Mê Kông này. Trong chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry 16/12/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ các nước trong bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý nguồn nước sông Mekong hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, ổn định và lâu dài của khu vực. Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương, gọi tắt là MLC, lần thứ nhất được khai mạc vào ngày 23//2016 tại Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Mục đích được cho biết nhằm tạo cơ hội cho lãnh đạo các quốc gia thuộc khu vực sông Mekong cùng trao đổi về định hướng hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của tiểu vùng. Trong bài phát biểu, ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao nhắc đến bối cảnh tiểu vùng Mekong đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó ông nhấn mạnh thách thức về suy thoái môi trường, nguồn nước và biến đổi khí hậu. Ông kêu gọi hợp tác nguồn nước là trọng tâm. Trung Quốc và Lào đã công bố quyết định xã nước kể từ giữa tháng 3/2016 theo yêu cầu của phía Việt Nam. Một số chuyên gia tính toán rằng chỉ khoảng 1/5 lượng nước xả xuống được tới đồng bằng sông Cửu Long.

Nói tóm lại, việc quản trị các con sông đa quốc gia như sông Mekong không phải là chuyện dễ dàng. Bài học này được nhiều nước cả phương Đông lẫn phương Tây chứng minh suốt quá trình phát triển của loài người. Việt Nam, với vai trò một quốc gia hạ nguồn, chịu nhiều tác động và thiệt hại nhất, phải quyết liệt đấu tranh để đạt được những thỏa thuận về các nguyên tắc ứng xử đối với việc sử dụng nguồn nước. Có thể nhìn sang các con sông khác trên thế giới để lấy gợi ý làm chính sách. Dù rất khó, nhưng nếu không làm, thì hậu quả về việc thiếu nước là rất khó lường trước và ứng phó. Các nước trong vùng phải cân bằng giữa lợi ích và môi trường cũng như quyền lợi chung. Các nguồn năng lượng khác là nhiệt điện, điện hạt nhân hay các nguồn năng lượng tái tạo phải được cân bằng dù chi phí cao và những đòi hỏi kỹ thuật. Việc Tổng thống Thein Sein của Myanmar đình chỉ dự án thủy điện Myitsone do Trung Quốc tài trợ đã cho thấy mức độ quan tâm đến môi trường của nước này. Việt Nam luôn luôn ở thế hạ phong so với Trung Quốc ở mọi lãnh vực. Hy vọng một lúc nào đó, Việt Nam đủ nội lực để thương thuyết với Trung Quốc trong việc điều hòa lượng nuớc thượng nguồn sông Cửu Long. Đối với Lào, Việt Nam có thế tăng cường đầu tư vào Lào để giảm sự thiệt thòi của nước này khi không khai triển các đập thủy điện.


THAM KHẢO


  1. VN COLD (1/11/2011): Đằng sau những con đập thủy điện trên sông Mê Kông.

  2. ĐVO (17-12-2013): Thủ tướng nhờ Hoa Kỳ giúp quản lý nguồn nước Mekong

  3. ĐVO (24-9-2014): Nguy cơ bùng nổ chiến tranh vì nguồn nước.

  4. RFA (20-11-2015):  Người nông dân với Cửu Long cạn dòng.

  5. ITN (XX-XX-XX): Sông Cửu Long và Môi sinh trong vùng.

  6. BBC (23-11-2015):  TQ xả nước, 'gây hại Thái Lan'.

  7. RFA (23-3-2016):  Hội nghị 6 nước khu vực sông Mekong nhóm họp ở Hải Nam.

  8. VOA (30/3/2016): Hạn hán ở Đồng bằng: phải nghiên cứu kỹ ‘cuộc chiến’ về nước.

 
Hồ sơ: NMT-041516-VN-Viet Nam va song Mekong.doc


Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
Tu chỉnh: 15  tháng 4 năm 2016




.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.