Hôm nay,  

Vài vần thơ về Tháng Tư Đen và Người Lính Việt Nam Cộng Hòa của Miên Thụy (Hòa Lan) và Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May (USA)

10/04/201609:17:00(Xem: 16031)
Lá thư từ Đức quốc
 
Vài vần thơ về Tháng Tư Đen và Người Lính Việt Nam Cộng Hòa
của Miên Thụy (Hòa Lan) và Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May (USA)
 
Lê Ngọc Châu

Cứ mỗi lần Xuân về là người Việt lại nghĩ đến khoảng thời gian tháng Ba và tháng Tư đen 1975, những ngày mà người dân miền Nam từ Quảng Trị, Huế, Đà Nẳng, từ Qui Nhơn, Kontum, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Xuân Lộc, Long Khánh ..., cho đến Vũng Tàu, Sài Gòn không thể nào quên được khi quân lực VNCH từ Vùng I, II chiến thuật theo lệnh cấp trên rút lui về phía Nam, khi dân chúng khắp nơi di tản trốn chạy cộng sản và cao điểm là ngày 30-4-1975, sau khi Tổng Thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) do Quốc hội trao quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng Bắc quân ào ạt tràn vào Sài Gòn, nguyên nhân đưa đến sự vượt biên, vượt biển tìm Tự Do của người miền Nam cũng như thảm cảnh bị tù tội, đày đoạ của Quân Cán Chính VNCH từ chế độ mới dưới "mỹ từ là trại cải tạo" !


Như chúng ta biết, tuy cuộc chiến Bắc-Nam kết thúc sau khi cộng sản Bắc Việt với sự hỗ trợ của Nga, Tàu và khối cộng sản quốc tế cưỡng chiếm Nam Việt Nam. VNCH không còn nữa nhưng cuộc chiến Quốc-Cộng vẫn còn tiếp tục từ sau 30.04.1975... vì lý tưởng Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền vẫn còn nung nấu chưa bị dập tắt trong lòng người Việt tỵ nạn cộng sản đang định cư khắp năm Châu và dân miền Nam VN nói riêng, người Việt quốc gia nói chung.


Có rất nhiều thi sĩ sáng tác Thơ cùng chủ đề đã được phổ biến trên diễn đàn và báo chí nhưng trong khuôn khổ Lá Thư Từ Đức Quốc ngắn này, từ trời Âu xa xôi tôi xin được giới hạn và mạn phép Thi sĩ tác giả được phổ biến vài bài thơ về tháng tư của hai cô em thi sĩ Miên Thụy (Hòa Lan/Âu Châu) và Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May (USA) mà tôi cảm mến qua sinh hoạt trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ cũng như qua những vần thơ đượm tình quê hương dân tộc, diễn tả nỗi lòng của mình và có thể nói phác họa rõ nét hình ảnh mà hai nữ thi sĩ là người trong cuộc mượn lời thơ đơn giản hàm chứa những gì thi sĩ tác giả muốn chuyển đạt, như một nhắc nhở, tưởng niệm đến Tháng Tư Đen 1975 đau buồn và hậu quả sau đó ...


Nói về tháng Tư đen 1975 mà quên nhắc đến người lính VNCH là một thiếu sót theo thiển ý nên tôi cũng giới thiệu thêm vài bài thơ liên quan đến NLVNCH của hai nữ thi sĩ nói trên.


Trước hết giới thiệu độc giả bài thơ về Người Lính VNCH của Miên Thụy (MT). Thi sĩ MT đã bộc lộ cảm tình, sự nhớ ơn của mình đối với người lính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, những người đã anh dũng chiến đấu trong suốt gần 21 năm để bảo vệ miền Nam tự do, từ 1954 cho đến khi bị thượng cấp ra lệnh bắt buộc buông súng đầu hàng cuối tháng 4.1975 để cho chúng ta ở hậu phương được sống an bình như sau, qua thi phẩm :


Chiếc áo phong sương

 

Thương anh áo trận bạc màu

Làm người yêu Lính nguyện cầu ơn trên

Chiến trường anh được bình yên

Hậu phương em một lời nguyền yêu anh


Cũng vì chiến cuộc phân tranh

Bỏ quê bỏ nước đoạn đành ra đi

Em chưa về lại từ khi

Biết anh cũng vẫn gan lì đấu tranh


Trời chia đôi ngã thôi đành

Em thề sẽ giữ tình anh suốt đời

Núi sông còn lúc đổi dời

Thể nào cũng có ngày vui chúng mình


Tạ ơn chiếc áo đăng trình

Cho em được giữ lòng mình sắc son

 

* Miên Thụy (22Sept13)



Thứ đến là vần thơ cũng về lính của Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May (PL_HTCM). Thi sĩ PL_HTCM thì đặt mình vào cương vị của NLVNCH, diễn tả sự uất hận nghẹn ngào, hình ảnh đau thương của quê hương sau 30.4 và nỗi nhớ thương quê Mẹ cùng niềm hy vọng qua bài thơ :


CHỜ MỘT NGÀY MỚI

Đã bốn mươi năm đời ta trông ngóng
Chờ một ngày nằm chết giữa QUÊ HƯƠNG
TỰ DO ư ? .....Thời gian qua rất vội
VIỆT NAM ơi ! Vẫn nhớ mãi không cùng


Đất nước ấy trải qua ngàn dâu bể
Máu anh hùng thắm đẫm chữ TỰ DO
Hồn sông núi cuộn mình trong đau đớn
Chúng rước giặc về đào xới mả cha , ông.....


Bao lớp trẻ co mình trong đêm tối
Bao khổ đau chồng chất chốn dân oan
Bao uất ức chỉ trào dâng khoé mắt
Chúng lấy rồi mảnh đất sống quanh năm


Bốn mươi năm , người lính buồn xa xứ
Tủi nhục nào vẫn uất nghẹn từng đêm
Ngày gãy súng là trời long đất lỡ.....
Đi miệt mài ....chẳng trở lại quê hương


Người lính chờ một ngày về chốn cũ
Trong thanh bình trong hạnh phúc ấm no
Anh ôm em mừng 2 chữ TỰ DO
Ôi ! Hạnh phúc .....chờ một ngày đổi mới ....


* PHI LOAN HOÀNG THỊ CỎ MAY (8/4/2015)


Và bây giờ xin được giới thiệu vài bài thơ liên quan đến chủ đề Tháng Tư Đen ....


Quý độc giả nào là người trong cuộc, đã sống dưới chế độ mới và từng là nạn nhân thì không lạ gì những thảm cảnh sau Tháng Tư 1975 tại miền Nam Việt Nam nói riêng. Thi sĩ tác giả PL_HTCM và MT, hai nhân chứng sống đã khéo léo phác họa lại hình ảnh có tính cách lịch sử, đau thương của Quân cán chính và người dân miền Nam gánh chịu như sau:   


Tháng Tư Đen

 

Tháng tư năm ấy khóc sang trang 

Tháng tư nhuộm đẫm, máu thành hàng

Tháng tư buông súng lòng uất nghẹn

Nước NAM phủ kín một màu tang

 

Tháng tư năm ấy, tháng thê lương

Trời hỡi! gieo chi những đoạn trường 

Anh hùng tuẩn tiết trong oanh liệt

Giữ trọn lòng trung với núi sông

 

Tháng tư năm ấy, nối dòng châu

Bỏ lại sau lưng tiếng thét gào

Oan khiên trao tặng đời vong quốc

Nhớ về chốn cũ nặng lòng đau

 

Tháng tư năm ấy, tháng tư ơi !

Bão tố bủa vây giữa giòng đời

Dân tôi tức tưởi trong oan nghiệt

Ôm TỰ DO chìm giữa biển khơi...

* Phi Loan Hoàng Thi Cỏ May ( Cali 2012, bài thơ này tôi mới phổ nhạc xong April 2016 )


Mưa Tháng Tư

Còn đây một tháng tư buồn
Bơ vơ tôi đứng giữa hồn cỏ cây
Trăng khuya in bóng trong mây
Hồn quê trôi dạt tháng ngày thương mong


Tháng tư ướt đẩm trong lòng
Cơn mưa vẫn đổ trên dòng nhớ quên
Tháng tư biển chẳng lặng yên
Xoáy vùng ký ức một miền xa xôi


Tháng tư môi đắng nụ cười
Tìm ai nhắn gởi vạn lời chân mây
Tháng tư nhục thể hao gầy
Cơn mưa không rửa sạch ngày năm xưa


* Miên Thụy



Tháng Tư Nỗi Nhớ



Tháng Tư buồn gục đầu

Dòng đời trôi quá mau

Ta ôm tình viễn xứ

Đời buồn tựa đêm thâu


Tháng Tư sầu con nước

Dòng sông chia cắt rồi

Ta chân hoài lỡ bước

Về đâu một kiếp người


Tháng Tư dài trăn trở

Một màn đêm u hoài

Ta nhánh đời lạc lõng

Về đạu một kiếp mai


Tháng Tư Mẹ nghẹn ngào

Quê hương nay còn đâu

Mà dòng người trôi nổi

Chìm theo sóng bạc đầu


Tháng Tư về nhắc nhở

Trái tim đau vạn lời

Tháng Tư người còn đó

Dòng lệ nào khô môi


Tháng Tư trời tháng Tư

Cơn mưa đen phủ đất

Oan khiêng dậy ngập trời

Hồn thiêng sông núi gọi


(Miên Thụy, 04.2011)



Thưa quý độc giả,


Cho tôi được mở ngoặc thêm ở đây chút xíu trưóc khi kết thúc Lá Thư.


Di tản, vượt biên trong khoảng thời gian tháng Ba và tháng Tư năm 1975 là các dữ kiện lịch sử có thật, khó quên của người dân Việt, nhất là dân Miền Nam Việt Nam!.


Hãi hùng, mất mát, đau thương, gia đình ly tán ... đã được nhiều chứng nhân, nạn nhân và ngay cả người trong cuộc ghi lại qua các bài bút ký, tạp ghi, thơ văn và hình ảnh !!.... Nếu KHÔNG có Tháng Tư Đen, chắc chắn không có những thảm cảnh vì đã phải trốn chạy cộng sản; sẽ không có chuyện mất đất, nguy cơ mất nước vì Tàu cộng.


Và ngoài ra... như quý vị rõ, nếu có được bản nhạc với hòa âm chuyên nghiệp hay tìm ca sĩ hát dùm là cả một vấn đề, nhất là những bản nhạc mang màu sắc chính trị !. Lại càng khó khăn hơn đối với những người vô danh (sự thật là vậy) như tôi, chọn nhạc làm hobby gần đây thôi để tự thực hiện ước muốn của riêng mình. Vì vậy đành phải cố gắng tìm cách tự học mò và mặc dù không phải là ca-nhạc sĩ gì cả nhưng cũng đã xí xọn phổ nhạc hai ba bài Thơ giới thiệu ở trên. Còn gặp khó khăn về nhạc lý vì tự học và học lóm, rồi.... do hoàn cảnh bắt buộc, đẩy đưa lại tìm cách tự học nhanh thêm Guitar để có thể chuyển đạt Thơ bằng dòng nhạc, lời ca cùng tiếng hát dù rất tài tử. Thành thật mà nói xưa nay có học nhạc, thanh nhạc hay đàn hát đàng hoàng với thầy cô gì đâu nên...tôi chỉ cố gắng mượn những vần thơ đượm tình quê hương dân tộc để chuyên chở tâm trạng của thi sĩ tác giả và cũng của chính mình là một người tỵ nạn cộng sản với tiếng đàn Guitar cũ, rất mộc mạc, non nớt nhờ học hàm thụ cấp tốc. Trân trọng kính mời quý độc giả xem Youtube bài hát Tháng Tư Nỗi Nhớ của thi sĩ Miên Thụy được thực hiện với một số hình ảnh đau thương của Tháng Tư 1975 theo đường Link sau đây (xin thi sĩ tác giả cũng như quý thính giả hoan hỷ cho mọi sơ sót. Đa tạ !) :


https://www.youtube.com/watch?v=4vfbM5Q67y4


THÁNG TƯ NỖI NHỚ


Lời: Thơ Miên Thụy
Phổ nhạc: LNC_LêTDChâu

Hình ảnh: Internet
Đàn hát tài tử (amateurful) : Châu



* ©  Lê Ngọc Châu_Nam Đức  (Mùa Quốc Hận , Chủ Nhật 10. April 2016)

 

.
.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.