Hôm nay,  

Đôi Điều Suy Nghĩ Nhân Ngày Đức Thầy Thọ Nạn

03/04/201609:14:00(Xem: 4701)
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ NHÂN NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN

Nguyễn Quang Duy

Bài phát biểu trong Lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Thầy Thọ Nạn lần thứ 69 tại tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi.
Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo lấy tứ ân, ân tổ Tiên Cha mẹ, ân Đất Nước, Ân Tam Bảo và Ân Đồng Bào và Nhân Loại, làm đầu.
Về ân đất nước Thầy có hai điều khuyên chúng ta. Thứ nhất phải bảo vệ và cứu nguy đất nước trước ngoại bang xâm lược. Thứ hai phải nâng đỡ xứ sở, quê hương lúc nghiêng nghèo và làm cho đất nước trở nên cường thịnh.
Theo lời Thầy chúng ta không thể ngồi im khi đất nước càng ngày càng lạc hậu với nguy cơ bị Trung cộng xâm chiếm.
Đức Thầy cũng đã vạch cho chúng ta một con đường để đền ân đất nước. Hôm nay tôi xin được chia sẻ suy nghĩ về làm thế nào để áp dụng lời Thầy dạy. Trước khi chia sẻ đến quý vị tôi xin được nói qua về tình hình đất nước.
Chúng ta tưởng niệm Ngày Đức Thầy thọ nạn là vì đảng Cộng sản đi ngược dân tộc, họ theo tư tưởng của người Nga, người Tàu gây phân hóa cộng đồng dân tộc.
Hơn 70 năm về trước, thừa cơ người Nhật đầu hàng quân đội Đồng Minh, đảng Cộng sản sách động cướp chính quyền và để nắm giữ quyền lực họ đã tiêu diệt không nương tay mọi thành phần dân tộc không theo cộng sản. Đức Thầy và hằng ngàn chiến sỹ quốc gia đã bị cộng sản ám hại.
Đến năm 1954, đảng Cộng sản ký hiệp định Genève chia đôi đất nước nhưng lại không tôn trọng hiệp định mang quân nhuộm đỏ miền Nam.
Sau 30/4/1975, đảng Cộng sản điều hành đất nước như một trại tập trung nên mãi đến nay cả nước vẫn đói nghèo và lạc hậu.
Đến năm 1986 đảng Cộng sản phải thay đổi phương cách cai trị, theo kinh tế tư bản nhưng chính trị thì vẫn là theo cộng sản, hậu quả là cán bộ cộng sản thì giàu còn dân thì nghèo, thật nghèo.
Cán bộ giàu không phải nhờ họ có tài làm kinh tế mà nhờ chế độ đã bao che cho họ tham nhũng. Chỉ thị 15 của Bộ Chính Trị chính thức xác nhận Luật Pháp chỉ dành cho dân, còn tội ác như việc đảng viên tham nhũng là chuyện nội bộ của đảng Cộng sản.
Đến nay hầu hết các chính sách kinh tế đều tập trung phát triển lãnh vực công nghệ và đô thị. Trong khi khu vực nông nghiệp, chiếm đến 70 phần trăm dân số Việt Nam là căn bản của nền kinh tế lại bị bỏ rơi.
Đời sống nông thôn quá thấp nên lớp thanh nữ đều di cư lên thành thị hay xuất khẩu lao động.
Lên thành thị một số người may mắn trở thành công nhân, số khác thất nghiệp hay phải làm thuê độ nhật qua ngày. Từ dân nghèo nông thôn nay họ trở thành dân nghèo thành thị.
Chắc quý vị đã rõ Trung cộng xây mấy chục đập thủy điện lấy hết nước đầu nguồn. Nước ngọt không còn để đổ xuống hạ nguồn, nước mặn tràn vào làm hư hại đất đai, hoa màu và ngư sản.
Nông dân Việt Nam đã nghèo nay ngoại bang Trung cộng làm nghèo hơn. Nhiều dân quê lại phải bỏ lên thành thị kiếm sống và khoảng chênh lệch giàu nghèo mỗi ngày sẽ rộng hơn.
Trung cộng không chỉ lấy nguồn nước Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản để dân Tàu tràn lan khắp nơi. Nhiều khu vực toàn dân Tàu. Người Tàu lấy gái Việt để đồng hóa dân ta. Nhiều gái Việt nghèo cần tiền thậm chí bị bắt sang Tàu phục vụ tình dục cho dân Tàu. Chuyện này Đức Thầy đã khuyên gái Việt trong bài “Lấy Chồng Chệt” lời khuyên của Thầy nay vẫn còn nguyên giá trị.
Biển Đông thì Trung cộng đã kiểm soát hoàn toàn, từ đất, biển, nguồn nước đến cả nguồn sống của dân ta.
Nếu chúng ta không theo lời Thầy dạy liên kết lại để đánh đuổi giặc cộng, giặc Tàu làm tròn ân đất nước thì dân ta sẽ mãi mãi làm nô lệ, mãi mãi sống trong nghèo nàn lạc hậu.
Ngay cả khi đất nước đã thoát khỏi tay cộng sản Đức Thầy đã khuyên chúng ta phải tích cực tham gia chính trị, toàn dân chính trị, phải chống độc tài dưới bất cứ hình thức nào và chủ quyền phải thuộc về nhân dân. Đó là những nguyên tắc căn bản của Dân Xã Đảng một đảng cách mạng xã hội do chính Đức Thầy sáng lập.
Cách mạng xã hội là thay đổi xã hội một cách triệt để, là mang ích lợi công cộng đến cho người nghèo cho nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị.
Điều này đã được nêu rõ trong Chương Trình hành Động của Đảng Dân Xã: “Cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của dân cày và thầy thợ bằng cách mở thật nhiều cơ quan y tế, giáo dục, cứu tế, nhà bảo sanh, ấu trĩ viện, nhà dưỡng lão, nhà thương, trường học, nhà hát bóng ... làm cho dân cày cũng hưởng được những ích lợi của khoa học như thầy thợ ở đô thị.”
Đức Thầy không chấp nhận đấu tranh giai cấp. Thầy kêu gọi tín đồ tham gia chính trị vì tham gia chính trị là phương cách duy nhất để thực hiện công bằng xã hội.
Đức Thầy không tìm cách xóa bỏ hay chống đối chủ nghĩa tư bản. Thầy chủ trương trọng quyền tư hữu tài sản đến một mức độ không có hại đến đời sống công cộng.
Nói cách khác Đức Thầy chủ trương cần sửa chữa chủ nghĩa tư bản loại bỏ những khuyết điểm, nhưng không làm mất đi động lực kích thích tăng trưởng kinh tế, và cũng không làm tổn hại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Khuynh hướng cách mạng xã hội do Đức Thầy đưa ra rất giống khuynh hướng Xã hội cấp tiến đã được áp dụng rất thành công tại miền Nam Việt Nam trước 30-4-1975.
Chính sách xã hội cấp tiến nhằm thực hiện công bình xã hội nhưng tránh việc xây dựng một nhà nước an sinh làm cho người nghèo lệ thuộc trợ cấp xã hội.
Xã hội cấp tiến lấy con người làm chính. Chính phủ tạo cơ hội để mọi người dân có cơ hội bình đẳng, khuyến khích người dân tận dụng mọi tiềm năng có được phát triển chính mình và phát triển xã hội.
Chính phủ không làm kinh tế, chính phủ cổ vũ tự do kinh doanh, khuyến khích công nông thương nghiệp phát triển.
Chính phủ làm trung gian hòa giải giữa những người trong xã hội, tạo công bằng xã hội.
Chính phủ Xã Hội Cấp Tiến hướng đến việc giáo dục, y tế, văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật nhằm nâng cao kỹ năng và tăng năng suất lao động. Năng suất lao động cao giúp công dân nâng cao sản xuất, nhờ đó cũng nâng cao đời sống công dân.
Việt Nam ngày nay nội tình thì chênh lệch giàu nghèo đã quá cách biệt, rất dễ dẫn đến bạo loạn, còn bên ngoài sự bành trướng của Trung cộng đang trên đà dẫn đến chiến tranh.
Theo tôi những gì Đức Thầy truyền dạy vẫn còn nguyên giá trị như ngày nào.
Hơn lúc nào hết mỗi người trong chúng ta cần tìm hiểu điều hay lẽ đẹp của người xưa để lại.
Hơn lúc nào hết mỗi người trong chúng ta cần tìm hiểu suy ngẫm những điều Đức Thầy truyền dạy.
Hơn lúc nào hết chúng ta cần theo lời Thầy dạy đứng lên cứu quốc, giành lại tự do và xây dựng một Việt Nam mới tự do, dân chủ, công bằng và giàu mạnh.
Xin hết sức cám ơn quý vị.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
3/4/2016

.
.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.