Hôm nay,  

Tôi Và Bệnh Ung Thư

12/03/201600:00:00(Xem: 9760)
blank

Trần Văn Sơn

(bút hiệu Trần Bình Nam)

LTS: Tác giả Trần Bình Nam từ trần lúc 3 giờ sáng Thứ Sáu 11-3-2016, thọ 84 tuổi. Ông cũng là người sinh thời viết bài bình luận thường xuyên trên Việt Báo. Ông có tên thật là Trần Văn Sơn -- cựu Trung Tá Hải Quân/QLVNCH, cựu Dân biểu VNCH đơn vị Nha Trang và là cựu Chủ Tịch Tổ Chức Phục Hưng VN. Khi biết bị bệnh ung thư bàng quang (bladder) giai đoạn cuối, ông quyết định từ chối chữa trị và đã vào "chương trình Hospice tại gia" từ đầu tháng 3 năm 2016 chờ ngày ra đi. Như lời tưởng niệm, Việt Báo trân trọng đăng bài cuối của nhà bình luận về cuộc chiến cuôi cùng của ông. Tất cả các bài trước kia của tác giả Trần Bình Nam vẫn còn lưu ở mạng: http://www.tranbinhnam.com/

* * *

Tháng 8/2015 bác sĩ về đường tiểu (urologist) của tôi Jason Lai ở Whittier, Los Angeles bắt đầu đưa tôi vào bệnh viện để thử nghiệm (test) xem tôi có bị ung thư trong bladder (bọc chứa nước tiểu) không. Thỉnh thoảng có máu trong nước tiểu. Cas mổ tương đối đơn giản. Đánh thuốc mê, rồi bác sĩ dùng dụng cụ xuyên qua pennis của bệnh nhân để xem trong bladder có bướu không, và lấy một mẫu tissue gởi đến phòng thí nghiệm (Lab) để chuyên viên xem xét (gọi là biopsy) có tế bào ung thư không.

Quá trình này bác sĩ Jason Lai đã làm một lần với tôi vào tháng 6/2014 và không thấy gì. Qua năm 2015, từ đầu năm thấy nước tiểu có máu, ông ta cho rằng vì tôi uống thuốc Coumadin để phòng ngừa “stroke” (tôi bị chứng tim đập không đều, gọi là Atril Fibrillation) từ nhiều năm trước nên ông chần chừ không làm biopsy để tìm tế bào ung thư.

Thật ra các urologists ở San Diego (nơi tôi ở từ năm 2006 đến 2009) đã thấy cái bladder của tôi không bình thường. Nó có một cái bọc nhỏ (gọi là cái diverticulum) trồi ra từ bladder. Cái bọc nhỏ giam nước tiểu lại không cho thải ra bình thường, do đó dễ bị nhiễm trùng và là cơ hội để tế bào ung thư xuất hiện. Để đề phòng ung thư các bác sĩ đều khuyên cách tốt nhất là mổ cắt bỏ cái diverticulum đi. Cas mổ này quan trọng như mổ tim nên tôi ngại chần chờ không làm.

Trở lại sống ở Los Angeles County, thời gian 2009-2011 ở Redondo Beach với con gái, cái bladder chỉ thỉnh thoảng ra máu nhưng không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Thời gian từ tháng 3/2011 tôi về ở Norwalk, bác sĩ urologist Jason Lai săn sóc tôi, và giữa năm 2014 Cas biopsy không tìm thấy gì ông càng yên tâm cho rằng thỉnh thoảng nước tiểi tôi có máu là chuyện “local” do uống Coumadin thôi.

Tôi có kinh nghiệm uống thuốc Coumadin hơn 7 năm. Tôi theo dõi liều lượng kỹ lưỡng và kiểm tra độ loãng của máu nên tôi biết trường hợp máu trong nước tiểu của tôi không thể do Coumadin mà ra. Bác sĩ Jason Lai thì cứ yên chí như vậy nên từ đầu năm 2015 ông cứ tìm cách trì hoãn mỗi lần tôi xin làm biopsy tế bào trong bladder và diverticulum. Một trong những lý do khác để ông trì hoãn là mới làm biopsy tháng 6 năm 2014.

Cuối cùng đến tháng 8/2015 bác sĩ Jason Lai quyết định làm biopsy, và ngày 1/9/2015 ông cho biết có tế bào ung thư trong diverticulum. Sau đó ông đưa tôi đi làm CT SCAN abdomen và pelvis (bụng dưới và xương chậu) và thấy các bứu ung thư của tôi từ diverticulum đã “di căn” qua Abdomen và Pelvis: một ở Abdomen và 2 ở Pelvis. Tôi đặt tên các bứu đó là D (trong Diverticulum), A (Abdomen), và PR, PL (Pelvis Right, Pelvis Left) là hai bứu Pelvis. Mức độ của căn bệnh được các bác sĩ trong team chữa trị đánh giá: ung thư “độc”giai đoạn 4.

Một chương trình chữa trị được hoạch định do bác sĩ ung thư (oncologist) Jack Freimann cầm đầu và chữa trị tại Viện Ung thư The Oncology Institute of Hope & Innovation ở thành phố Whittier, Los Angeles.

Để tránh cho bạn bè, thân hữu khỏi quan tâm khi chưa có gì phải quan tâm tôi không thông báo tin bệnh cho bất cứ ai kể cả bạn thân, thân nhân, ngoại trừ các con tôi. Tôi cố gắng duy trì các sinh hoạt bình thường.

Chương trình chữa trị bắt đầu bằng “hóa trị”, các phương pháp khác như “xạ trị” (radiation) và mổ cắt bỏ bộ phận ung thư (surgery) dùng hay không tùy theo kết quả của hóa trị. Hóa trị (chemotherapy) là cách chữa trị dùng hóa chất bơm vào mạch máu. Tùy theo lượng thuốc thời gian mỗi lầm bơm từ 1 đến 1:30 phút. Khi bơm thuốc bệnh nhân nằm hay ngồi tùy ý và cách vào thuốc giống như khi bạn được vào nước biển quen thuộc. Tác hại phụ (side effects) thông thường nhất và đến nhanh nhất là nôn mữa, nên trước khi vào thuốc chính bác sĩ cho thuốc chống nôn mữa vào trước. Đây là cách chữa “dĩ độc trị độc” dùng hóa chất để giết các tế bào ung thư không cho nó nẩy nở. Nhưng tác hại (side effects) là cùng lúc giết các tế bào ung thư nó cũng đánh phá các tế bào tốt khác làm cho bệnh nhân yếu đi mà dấu hiệu quen thuộc là rụng tóc, ăn uống không ngon và xuống cân.

Lịch trình chữa trị là mỗi kỳ gồm 2 đợt (cycles) hóa trị, mỗi đợt 3 lần trong 3 ngày liên tiếp. Sau 3 tuần tiếp tục đợt thứ hai. Như vậy, sau mỗi đợt, bệnh nhân được nghỉ ngơi 3 tuần để chịu đựng những “side effects” thông thường như đau bụng, mệt mỏi, mất ngủ, táo bón và sốt. Sau mỗi kỳ, bác sĩ đưa đến Viện Quang tuyến (Radiology) để làm CT SCAN, một kỹ thuật giúp khám phá xem hai đợt hóa trị có kết quả gì không? Mỗi kỳ chữa trị từ khi bắt đầu đến khi làm SCAN kéo dài 6 tuần lễ. Sau đó tôi gặp bác sĩ chữa trị, nghe ông ta duyệt kết quả và cho biết tiếp tục chữa trị hay không, có thay đổi thuốc hay không.

Quá trình hoá trị của tôi khởi đầu tại Los Angeles ngày 22/9/2015 tiến triển thuận lợi. SCAN ngày 23/10/2015 thấy các bứu cancer được co lại.

Theo lời khuyên của bác sĩ Freimann các đợt hóa trị tới tôi sẽ cần sự săn sóc của gia đình chớ không thể vừa chữa trị vừa sống một mình như tôi đang sống ở Norwalk, Los Angeles County. Các con tôi sắp xếp đưa tôi về San Diego ngày 1 tháng 11, 2015. Sự chuyển đổi này rất nhiêu khê vì phải chuyển bảo hiểm sức khỏe sao cho rập khuôn, không làm trì hoãn việc chữa trị của tôi.

Tôi về thành phố San Diego, chọn Scripps làm trung tâm y khoa chính với tất cả các bác sĩ trong team săn sóc tôi đều ở trong Scripps. Vị bác sĩ chữa ung thư là bác sĩ Michael Kosty.

Hai đoàn bác sĩ chữa trị Los Angeles và San Diego trao đổi chi tiết y khoa với nhau và bác sĩ Kosty quyết định tiếp tục liều lượng chữa trị như ở Los Angeles.

Kỳ chữa trị này khởi đầu ngày 9/11/2015 và SCAN ngày 18/12/2015 cho thấy bứu A và bứu PL đã bị diệt, chỉ còn bứu PR chưa nhúc nhích. Ngoài ra bứu D thay vì co lại thì lớn ra đôi chút. Bác sĩ Kosty không có ý kiến gì, nhưng bác sĩ Ramdev Konijeti, urologist kiêm oncologist, thì không lạc quan lắm.

Tôi bước vào kỳ chữa trị thứ 3 ngày 4/1/2016 sau hơn một tuần lễ trì hoãn vì lễ cuối năm, và làm SCAN ngày 22/2/2016 cũng trễ vì lý do sức khỏe.

Ngày 29/2/2016 (leap day) tôi và con gái Phương Tâm và con rể Paul Shaper gặp bác sĩ Kosty để bác sĩ duyệt SCAN cuối cùng và thảo luận về đối sách. Kết qủa là các bứu cancer của tôi vùng lên chống lại thuốc. Bứu D lớn lên rất nhanh, bứu PL bị diệt nay lớn trở lại, và bứu PR thì lớn như thổi. Ngày hôm sau (1 tháng 3) tôi và Phương Tâm gặp thảo luận thêm với bác sĩ Ramdev Konijeti.

Cà hai buổi thảo luận đều đi quanh hai giải pháp: (1) tiếp tục chữa trị với thuốc mới Opdivo đang được FDA thí nghiệm, hoặc (2) không chữa trị gì cả.

Bác sĩ Kosty cho tôi một tuần để suy nghĩ, cân nhắc và chọn giải pháp. Với căn bệnh cancer “dữ” này, tôi nghĩ tiếp tục chữa trị với thuốc mới Opdivo cũng chỉ kéo dài thời gian cơ thể phải chịu đựng “side effects” của sự chữa trị và sẽ không thay đổi gì kết quả cuối cùng, ngoại trừ kéo dài những ngày sống trong bệnh hoạn.

Do vậy tôi quyết định không tiếp tục chữa trị và chính thức thông báo bác sĩ Bác sĩ Kosty hôm 2 tháng 3. Bác sĩ Kosty ước lượng tôi có 6 tháng nếu không chữa trị gì nữa và vào chương trình hospice tại gia để được săn sóc khi đau đớn (pain).

Tôi vào chương trình “hospice tại gia” do Scripps Hospice phụ trách tại địa chỉ 14184 Stoney Gate Pl. San Diego, CA 92128 Tel: (858) 592-8814 từ đầu tháng 3/2016.

Bài viết này được Post vào Home Page của tôi có hai mục đích:

1. Thông báo bà con, bạn bè, thân hữu về tình trạng sức khỏe của tôi.

2. Trao đổi một ít kinh nghiệm với các đối tượng ung thư, nhất là ung thư bladder.

Bài víết này chỉ còn một dòng cuối thông báo ngày kết thúc chương trình “hospice” của tôi.

...

Đây là dòng cuối từ các con của ông Trần Bình Nam: Ba của chúng con đã kết thúc chương trình “hospice” trong một giấc ngủ nhẹ nhàng sáng ngày 11 tháng 3, năm 2016.

...

Trần Văn Sơn
Bút hiệu Trần Bình Nam
8 March, 2016
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

Ý kiến bạn đọc
14/03/201619:24:38
Khách
Xin thành kính chia buồn cùng gia đình Ông. Mong Ông sớm về cõi Vĩnh Hằng.
13/03/201610:01:44
Khách
Kính Gởi Thân Quyến của Niên Trưởng TRẦN VĂN SƠN
Tôi là Lê Văn Minh K21 HQ Nha Trang . Tôi được Anh Lợi Châu ở Melbourne ÚC CHÂU củng là bạn trong GDHQ , báo cho biết Niên Trưởng TRÂN VĂN SƠN vừa qua đời sau cơn bạo bịnh . Tôi củng đươc đọc bài viết “ Tôi và bênh ung thư “ của NT để lại .
*Tôi rất cảm động tấm chân tình của NT , trước khi mất mà còn đủ can đảm , sáng suốt và nghị lực , viết để lại kinh nghiệm về binh ung thư cho những người thân NT và trong gia đình Hải Quân khắp nơi trên thế giới .
* Tôi củng là người ngưỡng mộ NT qua những bài viết và bình luận , và đăc biệt sau cuôc đổi thay ngược đời nghịch lý , NT vẩn sống và đóng góp với tinh thần của người Chiến Sĩ , người Dân Việt yêu nước và trong sạch .
* NT mất là NVHN mất đi người tài , nhưng NT vẩn còn để lại tấm gương cho hậu thế . Trong niềm thương tiếc và kính trọng , tôi xin cầu nguyện hương linh NT sớm về cỏi Vỉnh Hằng . Xin cầu Nguyện cho Gia Đình NT sớm qua cơn đau buồn . ( Xin miễn hồi âm )
* Thương tiếc NT là sống với tinh thần của NT .
Kính cẩn
Lê Văn Minh K21
12/03/201613:10:08
Khách
Thành kính chia buồn cùng thân nhân ông Trần B.Nam, và kính chúc Ông Nam, (một cựu chiến sĩ Quốc Gia) được về cỏi vĩnh hằng, cỏi niết bàn.
Ông là một Hảo Nhân Tâm trí thức của người miền Nam VNCH. Cám ơn Ông về những bài bình luận giá trị. Xin trích một đoạn cuối là di bút ông viết cho đời , độc giả . . :
" Thư Ngỏ
Kính gởi độc giả
Mục bình luận chính trị của tôi
Kính thưa quý độc giả,
Sinh nhật này tôi đủ 80 tuổi đời. Như đã tự hứa với chính mình tôi chọn thời điểm đó để nghỉ tay gát bút thôi bàn chuyện thế sự. Tôi sẽ dùng thì giờ còn lại để nghiên cứu, dịch thuật những gì liên quan đến nhân sinh.
Tôi bắt đầu viết bình luận chính trị từ năm 1991. Từ năm 1991 đến năm 1998 tôi in 4 Tuyển tập. Từ tháng 4/1998 đến tháng 7/2013 tôi gởi gắm 479 bài bình luận của tôi nơi trang nhà:

http://www.tranbinhnam.com/binhluan/index.html

đồng thời gởi đến các báo và các diễn đàn điện tử Việt ngữ trên thế giới.
Tôi thành thật cám ơn quý độc giả trong bao năm qua đã đọc, phê bình góp ý giúp tôi trưởng thành nhiều trong lĩnh vực nhìn và phân tích các biến chuyển trên thế giới.
Ước vọng của tôi đã được trải dài qua các bài bình luận. Tôi không mong gì hơn nhìn thấy một thế giới hòa bình, một Hoa Kỳ vững mạnh và một nước Việt Nam chóng thoát khỏi ách độc tài, bảo vệ được nền độc lập, nhân dân Việt Nam được sống trong một bầu không khí tự do dân chủ, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, giới trẻ tại hải ngoại có cơ hội đóng góp tài sức cùng với nhân dân trong nước xây dựng một nước Việt Nam xứng đáng chen vai thích cánh với thế giới văn minh.
Xin kính chào quý độc giả." Hết trích.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.