Hôm nay,  

Những Người Con Cựu Chiến-binh Hoa-kỳ Thăm Việt-nam Và Thương-phế-binh Việt-nam-cộng-hòa

11/03/201601:10:00(Xem: 16574)
NHỮNG NGƯỜI CON CỰU CHIẾN-BINH HOA-KỲ THĂM VIỆT-NAM và
THƯƠNG-PHẾ-BINH VIỆT-NAM-CỘNG-HÒA.
.

 Tác-giả: Diamond Bích-Ngọc.
.

Cuộc hành-trình về Việt-Nam làm từ-thiện của gia-đình “Chân Quê” bắt đầu vào mùa Chay năm 2016 (theo lịch người Công-Giáo); lần này chúng tôi cũng bảo trợ từ A đến Z cho cựu Thủy-Quân-Lục-Chiến Brad Bennett (tham chiến trong thập-niên 60) cùng hai người con trai của ông: Tony và Andy Bennett đi cùng.  
.

Mục-đích là cho thế-hệ con cháu của Vietnam Veteran thăm lại vùng Cồn-Thiên, Quảng-Trị và thị-trấn Dạ-Lê, Thừa-Thiên.  Huế; nơi thân-phụ của họ cùng các chiến-sĩ Quân-Lực-Việt-Nam-Cộng-Hòa đã từng đổ máu, mồ hôi, chết trận hoặc bỏ lại một phần thân thể nơi chiến-trường; cho chúng cảm về khí-hậu nóng cháy da người cùng môi-trường vô cùng khắc-nghiệt tại miền Trung (vùng đất cày lên đá sỏi).
.

Đồng thời, gia-đình “Chân Quê” hướng dẫn chúng đi làm từ-thiện, trao hiện-kim, quà bánh đến các thầy cô, bảo-trợ học-bổng và mua tặng bàn ghế, dụng-cụ học-sinh cho trường Nguyễn-Tri-Phương cũng như dẫn chúng đi thăm từng nhà dân thuộc Ấp Chính-An, Phong-Chương, Phong-Điền. Huế.  Những chỗ khi xưa đầy xác lính, xác người già, trẻ em, mênh-mông chất-chồng bên lũy tre làng, trên những cánh đồng xanh nhuộm đỏ máu chiến-tranh.  Nơi mà ngày nay người dân quê vẫn dùng trâu để cầy bừa, trẻ em đôi khi không có giầy dép mang đi học.  Nơi chưa có những tòa nhà, hotel, resort , các quán nhậu, karaoke, tiệm café “trá hình”, hay các “tụ-điểm” trác-táng ăn chơi chen-chúc xô-bồ, mất trật-tự như ở phố thị tại Hà-Nội hay Saigon bây giờ!
.

blank blank

Gia-đình “Chân Quê” tặng nửa Triệu Vietnam Đồng cho từng nhà dân nghèo

tại Áp Chính-An, Phong-Chương, Phong-Điền. Huế. Cuối tháng 2, 2016.  

blank  blank

Các em học-sinh ưu-tú trường Nguyễn-Tri-Phương Ấp Chính-An, Phong-Điền. Huế được nhận học-bổng,

bàn ghế từ các thân-hữu của cựu-chiến-binh Brad Bennett ở vùng Bắc Mỹ (Duluth, Minnesota) bảo-trợ.


blank  

Tất-cả Thầy Trò đều được lì-xì $2US mới toanh cùng kẹo chocolates của gia-đình Chân-Quê trao tặng.


Chúng tôi đã ghi nhận lại tất-cả cuộc hành-trình từ-thiện bằng cách thu phim, thu hình.  Đây cũng là những tài-liệu cho nhiều tập nối tiếp của bộ phim “Reflections on Vietnam” do truyền-hình Mỹ “nbc” vùng Bắc Mỹ thực-hiện.

Quý đọc-giả có thể xem lại Tập I và Tập II của bộ phim nêu trên trong Link:

http://www.northlandsnewscenter.com/news/local/Reflections-on-Vietnam-Part-One-337332181.html


http://www.northlandsnewscenter.com/home/Reflections-on-Vietnam-Part-Two-337793491.html


Khi chúng tôi vượt đường mòn tìm đến căn-cứ cũ nơi Brad Bennett cùng các đồng đội Thủy-Quân-Lục-Chiến đóng quân trong thập-niên 60; ở rất sâu trong rừng sâu thuộc vùng Cồn-Thiên, Quảng-Trị; Brad đã nói với hai người con trai ông rằng:


“Các con thấy đó, đạn bom trong chiến-tranh không từ bỏ ai bao giờ.  Xác các đồng đội của Cha đã phơi thây nơi đây rất nhiều.  Cha muốn cho các con hiểu rằng Cha cũng là một con người có trái tim và đầy tình nhân-bản, Cha không phải là kẻ sát nhân ‘Baby Killers’ như những người dân phản-chiến Mỹ đã áp-đặt cho Lính Mỹ khi tham-chiến Việt-Nam.  Vì nếu Cha không giết phía bên kia thì họ sẽ giết mình – ‘Kill or Be Kill’…”
.

(Trích tài-liệu của “Wikipedia”: Cồn-Thiên là tên một địa danh tại Việt Nam. Trong thời kỳ chiến tranh, nơi đây có một căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ nằm gần khu Phi Quân Sự khoảng 3 km so với Bắc Việt Nam, từng diễn ra trận đánh khốc liệt từ tháng 2 năm 1967 đến tháng 2 năm 1968.

Nguyên thủy, nơi đây là một trại tiền đồn của Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu (CIDG - Civilian Irregular Defense Group) một lực lượng biệt kích vùng biên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa do CIA chỉ huy. Căn cứ có vị trí quan trọng chiến lược vì nó cung cấp tầm quan sát 15 km về phía  đông bờ biển và về phía bắc của Nam Việt Nam, tuy nhiên nó cũng rất dễ thương tổn vì nằm trong tầm pháo của Bắc Việt.

Tháng 12 năm 1966, trại được chuyển cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ quản lý. Căn cứ Cồn Thiên cùng với các căn cứ Thủy Quân Lục Chiến ở Gio Linh, Đông Hà và Cam Lộ bao quanh một khu vực được Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ gọi là Quãng Trường Leatherneck, một khu vực quan trọng trong Hàng Rào McNamara, nhằm cung cấp khả năng ngăn chặn Việt-Cộng có thể vượt qua Khu Phi Quân Sự vĩ tuyến 17.)- Ngưng trích.
.

Cũng ngay tại đồn lính (bunker) rêu phủ, cây cối um-tùm hoang-sơ trên ngọn đồi Cồn-Thiên, nơi còn hiện-hữu những bức tường loang lỗ đầy vết đạn, bom.  Chúng tôi đã ngậm ngùi rưng rưng nước mắt; cúi đầu tưởng-niệm đến vong-linh những anh-hùng tử-sĩ Thủy-Quân-Lục-Chiến Mỹ.  Diamond Bích-Ngọc cũng đích-thân đến một ngôi chùa ở Gio-Linh, Quảng-Trị xin lễ cầu-siêu cho những quân-nhân và người dân lành chết trận nơi đây.

.

blank

Diamond Bích-Ngọc trong áo lam; quỳ rạp người trước bàn Thờ Phật trong Chùa Gio-Linh, Quảng-Trị cầu xin siêu-sinh-tịnh-độ cho vong-linh các anh-hùng tử-sĩ và người dân lành chết trong chiến-trận khốc-liệt năm xưa. (Rằm tháng Giêng, năm Bính-Thân.  Ngày 22 tháng 2, 2016.)

.

Những ngày sau đó, gia-đình “Chân Quê” đã tham-dự buổi sinh-hoạt và phát học-bổng cho các sinh-viên nghèo, hiếu-học ở Quán-Cơm-Xã-Hội (72 Đào-Tấn, Thừa-Thiên.  Huế).  Nơi cung-cấp 250 phần ăn trưa mỗi ngày; chỉ với giá $5,000.VN (khoảng dưới 25cent.USA) cho các sinh-viên.   

.

Chúng-tôi là một trong những mạnh-thường-quân bảo-trợ dài hạn $1,000US/1 năm cho quán và hằng năm cung-cấp $1,200US học-bổng cho các sinh-viên nghèo & hiếu học thuộc trường Cao-Đẳng-Công-Nghiệp, Huế.

.

Lần nào cũng thế, vượt đại-dương nghìn trùng trở về là Diamond Bích-Ngọc đều mang theo 2 va-li đầy ắp backpacks, quà bánh, chocolates, đồ dùng hữu-dụng, mini Ipad… Để trao tặng đến nhiều sinh-viên và các cựu giáo-sư (ban-điều-hành Quán-Cơm-Xã-Hội).  Tất-cả đều từ tiền túi của gia-đình “Chân-Quê” (hoàn-toàn không quyên góp hoặc nhận tài-trợ của ai).


blank blank

DBN trao cho chị Thanh-Nhã hiện-kim để phụ lo phần ăn cho Quán-Cơm-Xã-Hội và tiền phát học-bổng

cho các em sinh-viên nghèo, hiếu học thuộc trường Cao-Đẳng-Công-Nghiệp, Huế.


blank  blank

Nhạc-sĩ Thái-Nguyên đội chiếc nón lá bài thơ có dệt hàng chữ “Cảm-Ơn Thầy Cô” do chính tay thân-mẫu của một em sinh-viên làm, sau phần nghi-thức Diamond Bích-Ngọc trao học-bổng tại Quán-Cơm-Xã-Hội, Huế.

.

Trở về California nắng ấm, chúng tôi lại tất-bật công việc mưu-sinh hằng ngày đồng-thời Diamond Bích-Ngọc đang dồn nỗ-lực để lo tổ-chức tiệc Tạ-Ơn Cựu-Chiến-Binh Hoa-Kỳ cùng Cựu-Quân-Nhân QLVNCH vào ngày thứ Bảy 26 tháng 3, 2016 tại một nhà-hàng sang-trọng thuộc thành-phố Westminster, California.  Đây là buổi tiệc lần thứ 10 do gia-đình “Chân Quê” khoản đãi.  Thực-đơn ngon miệng, rút thăm trúng thưởng giải độc-đắc: mini Ipad và ai ai cũng có quà tặng kỷ-niệm mang về.

.

Lần này quan khách sẽ được thưởng-thức văn-nghệ do ca-sĩ Carol Kim (người chuyên trị nhạc dành cho GI - Government Issue hay Galvanized Iron; Lính Mỹ tham-chiến Việt-Nam), có sự hiện-diện của Ti-Vi-Chi-Bảo Phương-Hồng-Quế (người nữ ca-sĩ đẹp từ trái tim đến nhân dáng, giọng ca, chuyên hát những bài dành cho Lính VNCH.), Dr. David Bui. M.D, ca-sĩ Thanh-Hằng, Thùy-Liêm, Việt-Cầm Dance của vũ-sư Đình-Luân sẽ biểu-diễn những màn vũ điêu-luyện đầy màu sắc quê-hương, dân-tộc.  Ban-nhạc “Chân-Quê” đảm trách với Tom-Sỹ-Lê (guitar & Harmonica), Thái-Nguyên (Keyboard & Bass), Diamond Bích-Ngọc (Trống & Guitar).  

.

Tiệc hoàn-toàn miễn phí, không bán vé, không kêu gọi quyên tiền hoặc đóng góp dưới bất cứ hình-thức nào.  Chúng tôi chỉ muốn thể-hiện tâm lòng tri-ân sâu-sắc đến các Vietnam Veterans và các cựu quân-nhân QLVNCH.


blank

Hình nhạc-Sĩ Thái-Nguyên và gia-đình ông Brad cùng 1 Thương-Phế-Binh VNCH (photo by: DBN)

.

Để đúc kết bài viết “NHỮNG NGƯỜI CON CỰU CHIẾN-BINH HOA-KỲ THĂM VIỆT-NAM và THƯƠNG-PHẾ-BINH VIỆT-NAM-CỘNG-HÒA”.  Chúng tôi xin ghi lại đây bức điện-thư và vài trong nhiều tấm hình mà chúng tôi mới nhận được từ Việt-Nam của người đại-diện hàng trăm gia-đình Thương-Phế-Binh VNCH; đang sống khó nghèo tại Saigon cùng những tỉnh phụ cận.  Những anh-hùng “ngã ngựa” mà chúng-tôi vô cùng trân-trọng, kính mến, yêu-thương!

.

“Hello Thái Nguyên & Diamond Bích Ngọc


Chuyến đi trở về Mỹ OK ? Đã trở lại với công việc hay còn nghỉ ngơi sau những ngày về thăm Việt Nam?  Rất cảm ơn hai em lần nào về cũng không quên ghé thăm anh . Đặc biệt , những lần sau này đều có ông bạn người Mỹ Brad Bennett đi cùng hai em . Lần ghé thăm nào cũng thật mủi lòng như người thân thiết  dù ngôn ngữ và địa lý cách trở. Anh cảm nhận , hai em mong muốn có một người như thế để sẻ lòng thông cảm và an ủi người không may như anh , một lần nữa rất ,rất cảm ơn tấm lòng thương mến hai em dành cho anh suốt bấy lâu . Cho anh gởi lời thăm và cảm ơn ông Brad cùng hai con trai đã ghé thăm anh vừa qua.

Cho anh gởi lời thăm sức khỏe và cảm ơn chị Thanh Hằng (*) đã luôn đồng hành với hai em trong những lần về VN bằng những món quà đong đầy tình thương mến gởi cho anh . Dù chưa một lần gặp nhưng trong tâm trí anh , đó là một phụ nữ rất đầy lòng nhân ái ,thật tuyệt vời và trân trọng . Nhân đây ,anh gởi hình các bạn tpb nhận quà của hai em , món quà của người phương xa là niềm vui an ủi đối với anh em bên quê nhà . Rất ý nghĩa khi ai đó còn nhớ đến mình dù chưa một lần quen biết , đó là tâm trạng chung của nhưng anh em nơi đây . Thay mặt anh em nhận quà , anh cảm ơn hai em đã chia sẻ tấm lòng nhân . Chúc hai em luôn an vui , khỏe mạnh và hạnh phúc với công việc .

Thương mến

H.M.”
.

(*) Ghi-chú: Chị Thanh-Hằng là một cựu nữ-sinh Lê-Văn-Duyệt, ca-sĩ thiện-nguyện-viên hơn 16 năm qua luôn sát cánh với gia-đình “Chân Quê” trong các sinh-hoạt từ-thiện tại các Nursing Home và tấm lòng bác-ái cho cựu chiến binh QL/VNCH cùng Vietnam Veterans.
.

blank  blank

blank blank

blank blank blank

www.diamondbichngoc.com

California, USA – Mùa Chay ngày 11 tháng 3, năm 2016.






.
.

Ý kiến bạn đọc
23/04/201623:22:39
Khách
Cha tôi o Huế tpbvnch hiện 70 tuổi nuôi hai cháu nói mở cõi cả cha lẫn mẹ đưa lớn 9 tuổi đưa nhỏ 6 tuổi tôi o đang nai không ở gần o ba được,tôi cũng không biết chính phụ khoa kỳ hang năm có những chương trinh gì cho nhung người tpbvnch không, cho tới biết giùm thông tin vì tôi và bộ tôi đều không biết, cho tới con hỏi vào đĩa chỉ nào để xem những chuong trình danh cho thương phe bình viết năm công hoa! Tôi xin cam ơn!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.