Hôm nay,  

Báo cáo hàng năm của Tổ chức n xá Quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam

26/02/201600:01:00(Xem: 4432)

Báo cáo hàng năm của Tổ chức Ân xá Quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam


Ân xá Quốc tế

Dịch giả: Trần Văn Minh

25-2-2016
.

Việt Nam giai đoạn 2015 – 2016

Sự hạn chế gắt gao các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa vẫn tiếp tục. Truyền thông và tư pháp, cũng như các tổ chức tôn giáo và chính trị, vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Ít nhất 45 tù nhân lương tâm vẫn còn bị giam cầm trong điều kiện khắc nghiệt sau các phiên tòa bất công; gồm các blogger, các nhà hoạt động cho quyền công nhân và quyền sử dụng đất, các nhà hoạt động chính trị, các tín đồ, thành viên của các nhóm sắc tộc và các nhà vận động nhân quyền và công bằng xã hội. Các nhà hoạt động bị kết án trong các phiên xử mới.
.

Cơ quan chức năng đã tìm cách ngăn chặn hoạt động của các nhóm xã hội dân sự độc lập bằng cách sách nhiễu, giám sát và hạn chế tự do đi lại. Việc giảm truy tố hình sự đối với các blogger và các nhà hoạt động trùng hợp với sự gia tăng sách nhiễu, giam giữ tùy tiện ngắn hạn và bị nhân viên an ninh tấn công về thể xác. Nhiều người Thượng tị nạn đã trốn chạy sang Campuchia và Thái Lan vào giữa tháng 10 năm 2014 và tháng 12 năm 2015. Án tử hình vẫn được sử dụng.

Bối cảnh

Một chương trình cải cách lập pháp quan trọng đang tiếp tục. Một số luật quan trọng được xem xét hoặc đang được soạn thảo. Bộ luật Dân sự sửa đổi, Luật Hình sự, Luật về Tạm giữ, Giam giữ và Bộ luật Tố tụng Hình sự đã được phê duyệt vào cuối năm, nhưng Luật về Hội, Luật về Biểu tình, và Luật về Tín ngưỡng và Tôn giáo chưa được thông qua. Công chúng được kêu gọi đóng góp ý kiến. Các nhóm xã hội dân sự độc lập đưa ra lo ngại rằng, một số luật lệ không phù hợp với nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, gồm cả những quy định trong Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Công ước của LHQ về chống Tra tấn có hiệu lực vào tháng 2, nhưng sự cải cách luật pháp rộng rãi cần thiết để tuân theo vẫn chưa được giải quyết.

Hơn 18.000 tù nhân đã được thả để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 ngày Quốc khánh hồi tháng 9; không có tù nhân lương tâm nào được thả.

Một số đông người Thượng tị nạn từ Tây Nguyên trốn sang Campuchia và Thái Lan vào giữa tháng 10 năm 2014 và tháng 12 năm 2015, hầu hết cáo buộc bị đàn áp tôn giáo và sách nhiễu. Hàng chục người bị buộc phải trở về Việt Nam, với những người khác tự nguyện trở về sau khi nhà chức trách Campuchia từ chối chấp nhận và giải quyết yêu cầu xin tị nạn của họ. Số phận của họ khi trở về vẫn chưa được biết (xem mục Campuchia).
.

Đàn áp bất đồng chính kiến

Thành viên của các nhóm hoạt động độc lập cố gắng thực thi quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa, phải đối mặt với sự sách nhiễu thường xuyên, bao gồm giám sát, hạn chế đi lại, giam giữ ngắn hạn một cách tùy tiện và bị tấn công thể chất bởi cảnh sát và những người không thể xác định danh tánh, bị nghi ngờ thông đồng với lực lượng an ninh. Hàng chục nhà hoạt động bị tấn công, nhiều người trong số họ trước hoặc sau khi đi thăm tù nhân được thả và nạn nhân của hành vi vi phạm nhân quyền, hay khi tham dự các sự kiện hay họp hành.

Hồ tháng 7, lực lượng an ninh quấy nhiễu và hăm dọa các nhà hoạt động ôn hòa đang tìm cách tham gia các cuộc tuyệt thực tại bốn thành phố lớn trong tình đoàn kết với các tù nhân lương tâm. Hoạt động này được tổ chức bởi chiến dịch “We Are One”, ra mắt hồi tháng ba cùng với một lá thư gửi cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, có chữ ký của 27 tổ chức xã hội dân sự địa phương và 122 cá nhân.
.

Cơ quan chức năng tiếp tục sử dụng các tội danh được mô tả mơ hồ để buộc tội và kết án các nhà hoạt động ôn hòa, chủ yếu thông qua Điều 258 (lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức và / hoặc công dân) của Bộ luật Hình sự năm 1999. Ba nhà hoạt động ủng hộ dân chủ bị bắt vào tháng 5 năm 2014 trong khi theo dõi cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đã bị kết án vào tháng 2 từ 12 đến 18 tháng tù, theo Điều 258 ở tỉnh Đồng Nai.

Luật sư nhân quyền nổi tiếng và cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài và đồng nghiệp của ông, bà Lê Thu Hà, đã bị bắt giữ hồi tháng 12 về tội “tuyên truyền” chống nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Vụ bắt giữ xảy ra vài ngày sau khi Nguyễn Văn Đài và 3 đồng nghiệp bị hành hung dã man bởi 20 người đàn ông mặc thường phục, vừa sau khi thực hiện khóa đào tạo nhân quyền ở tỉnh Nghệ An.


.

Blogger Nguyễn Hữu Vinh và người phụ tá Nguyễn Thị Minh Thúy vẫn bị giam trong hoàn cảnh tiền xử án kể từ khi bị bắt giữ hồi tháng 5 năm 2014. Họ bị buộc tội theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự vào tháng 2 do liên quan tới blog Dân Quyền và Chép sử Việt, cả hai trang đều phê phán các chính sách và quan chức chính phủ và đã bị đóng cửa từ lúc đó.

Blogger nổi tiếng và nhà báo Tạ Phong Tần đã được thả hồi tháng 9 và ngay lập tức được bay sang Mỹ trong tình trạng thực sự lưu vong. Bà đã trải qua 4 năm trong tù với bản án 10 năm về tội “tuyên truyền” chống nhà nước.

Báo cáo về đàn áp các hoạt động tôn giáo ngoài khu vực các nhà thờ được nhà nước chấp thuận vẫn tiếp tục, kể cả đối với Phật giáo Hòa hảo, các thành viên Công giáo và những người thiểu số Tin Lành.

Tự do đi lại

Trong khi số vụ bắt giữ và truy tố những người bảo vệ nhân quyền và các nhà phê bình chính phủ ít hơn so với những năm trước, các cuộc tấn công thể chất và hạn chế di chuyển đã gia tăng. Nhiều nhà hoạt động bị canh giữ tại nhà của họ. Một số mong muốn đi du lịch nước ngoài để tham dự các sự kiện liên quan đến nhân quyền đều bị tịch thu hộ chiếu; nhiều người khác tìm cách ra đi thì bị công an bắt giữ và thẩm vấn trên đường trở về.

Trần Thị Nga, một thành viên của nhóm Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam độc lập đã bị nhân viên an ninh bắt giữ trên đường đi đến gặp một phái đoàn nước ngoài của Liên minh Nghị viện Thế giới ở thủ đô Hà Nội vào tháng 3. Nhân viên an ninh đã đánh đập bà, tống lên xe và đưa về nhà của bà ở tỉnh Hà Nam với 2 con nhỏ.

Những cái chết trong khi bị giam giữ

Hồi tháng 3, Quốc hội đặt câu hỏi về độ tin cậy của một thông báo của Bộ Công an cho rằng có 226 người chết trong khi bị công an giam giữ trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 9 năm 2014, hầu hết đều do bệnh tật hoặc tự tử. Trong năm 2015, ít nhất 7 người chết trong khi bị giam giữ đã được báo cáo với sự nghi ngờ có thể là do bị cảnh sát tra tấn hoặc đối xử tồi tệ khác.

Tù nhân lương tâm

Ít nhất 45 tù nhân lương tâm vẫn còn bị giam giữ. Đa số bị kết án do vi phạm an ninh quốc gia được diễn tả mơ hồ trong Bộ luật Hình sự: Điều 79 (“lật đổ” chính quyền) hoặc Điều 88 (“tuyên truyền”). Ít nhất 17 người đã được thả sau khi hoàn tất bản án của họ, nhưng vẫn bị quản thúc tại nhà trong một thời gian quy định. Hòa thượng Thích Quảng Độ, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị ngăn cấm, đang bị quản thúc tại gia năm thứ 12 và Cha Nguyễn Văn Lý, một linh mục Công giáo ủng hộ dân chủ, vẫn còn ở trong tù thụ án 8 năm.

Một số tù nhân bị ép phải “nhận” tội để đổi lấy việc giảm án.

Điều kiện giam giữ và đối xử với các tù nhân lương tâm vẫn hết sức hà khắc. Điều này bao gồm việc thiếu tập thể dục; tấn công thân thể và bằng lời nói; giam giữ lâu ngày trong các phòng biệt giam nóng, thiếu ánh sáng mặt trời; từ chối các thiết bị vệ sinh; thường xuyên chuyển nhà tù; và bị giam giữ ở nơi xa nhà và gia đình, làm cho việc thăm viếng của gia đình khó khăn. Một số đã tiến hành tuyệt thực để phản đối việc sử dụng biệt giam và đối xử tàn tệ với tù nhân, trong đó có Tạ Phong Tần (xem ở trên); Nguyễn Đặng Minh Mẫn, với án phạt 8 năm; và Đinh Nguyên Kha, với án phạt 4 năm. Nguyễn Văn Duyệt, một nhà hoạt động xã hội Công giáo bị ngồi tù 3 năm rưỡi, đã phản đối vì không cho có một quyển Kinh Thánh; và nhà hoạt động cho công bằng xã hội Hồ Thị Bích Khương, với án tù 5 năm, đã phản đối khi bà không được phép mang theo đồ đạc cá nhân khi bị chuyển đến nhà tù khác.

Án tử hình

Quốc hội thông qua việc giảm số loại hình phạt án tử hình từ 15 xuống 22, cũng như bãi bỏ cáo buộc các tội phạm ở độ tuổi 75 trở lên. Án tử hình đối với các vi phạm liên quan đến ma túy tiếp tục được áp dụng. Mặc dù thống kê chính thức vẫn được phân loại như một bí mật nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tư pháp được biết đã nói hồi tháng 10 rằng, có 684 tù nhân đang chờ tử hình. Ít nhất 45 án tử hình đã được báo chí tường thuật. Hồi tháng Giêng, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có nhiệm vụ xem xét 16 trường hợp bị án tử hình trong đó các bị cáo thừa nhận rằng, đã bị công an tra tấn trong lúc thẩm vấn. Hồi tháng 10, án tử hình của Lê Văn Mạnh đã được hoãn lại để điều tra thêm. Ông kêu oan rằng ông bị tra tấn trong lúc bị công an giam giữ.
Link:

https://anhbasam.wordpress.com/2016/02/26/7272-bao-cao-hang-nam-cua-to-chuc-an-xa-quoc-te-ve-tinh-trang-vi-pham-nhan-quyen-o-viet-nam/

 

.
.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.