Hôm nay,  

Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt- Phiên Bản 6

17/02/201600:02:00(Xem: 16234)
QUÂN NHÂN NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT- PHIÊN BẢN 6
 
CHUẨN TƯỚNG CHÂU THẾ LẬP
(91ST TROOP COMMAND, VIRGINIA NATIONAL GUARD)
ĐẠI TÁ HAROLD T. HOANG
(BỘ TƯ LỆNH PHÒNG THỦ KHÔNG GIAN BẮC MỸ)

TU CHỈNH

  1. 18/8/2015: Hoàn tất Phiên bản 1.

  2. 20/8/2015: Hoàn tất Phiên bản 2: Thêm HQ Trung tá Cao Hùng

  3. 24/8/2015: Hoàn tất Phiên bản 3: Thêm HQ Đại tá Châu Hữu Hạnh – HQ Đại tá Patrick Reardon - Trung tá Không quân Nhật Thomas Trần – Trung tá BS Hoàng Ngọc Tuân- HQ Trung tá Kimberly Mitchell - 9 sĩ quan Hải Quân gốc Việt cùng tốt nghiệp, lần đầu tiên tại Mỹ 2015.

  4. 14/9/2015: Hoàn tất Phiên bản 4: Thêm Đại úy James Văn Thạch - Các quân nhân người Mỹ gốc Việt hy sinh cho quốc gia Hoa Kỳ - Các sĩ quan hải quân người Mỹ gốc Việt vừa mới được thăng cấp.

  5. 3/12/2015: Hoàn tất Phiên bản 5: Thêm Đại tá Tôn Thất Tuấn.

  6. 17/2/2016: Hoàn tất Phiên bản 6: Thêm Chuẩn tướng Châu Thế Lập - Cố Đại Tá Lê Minh Sơn - Đại tá Harold T. Hoang.


MỤC LỤC


  1. TỔNG QUÁT

  2. CÁC THAY ĐỔI MỚI NHẤT

  • US ARMY (Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt- Chuẩn tướng Châu Thế Lập - Đại Tá Thomas Nguyen- Đại Tá Danielle Ngô - Đại Tá Tôn Thất Tuấn - Đại Úy James Văn Thạch)

  • US NAVY (Đại Tá Lê Bá Hùng - Đại Tá Dương Hữu Ngân - Đại Tá Châu Hữu Hạnh - Đại Tá Patrick Reardon - Đại Tá BS Hoàng Ngọc Tuân - Trung Tá Cao Hùng - Trung Tá Kimberly Mitchell - Trung Tá BS Josephine Cẩm Vân)

  • US AIR FORCE (Cố Đại Tá Lê Minh Sơn - Đại Tá Harold T. Hoàng - Trung Tá Nhật Thomas Trần)

  • US MARINE CORPS (Thiếu Tá Elizabeth Phạm)

  1. CÁC QUÂN NHÂN NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT HY SINH CHO QUỐC GIA HOA KỲ.



  1. TỔNG QUÁT

Quân đội Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Armed Forces) là tổng hợp các lực lượng quân sự thống nhất của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có một truyền thống dân sự kiểm soát quân sự mạnh mẽ. Trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ là người lãnh đạo tổng thể về quân sự thì Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, một bộ hành chính liên bang, đóng vai trò là cơ quan chính nơi mà các chính sách quân sự được thực hiện. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lãnh đạo. Bộ trưởng Quốc phòng thường thuộc giới dân sự và là một thành viên trong Nội các Hoa Kỳ. Bộ trưởng cũng phục vụ trong vai trò tư lệnh quân sự đứng thứ hai sau Tổng thống Hoa Kỳ. Để điều phối hành động quân sự với ngoại giao, Tổng thống Hoa Kỳ có một Hội đồng An ninh Quốc gia với một vị cố vấn an ninh quốc gia lãnh đạo để hội ý. Cả Tổng thống Hoa Kỳ và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ được cố vấn bởi một Bộ tham mưu Liên quân Hoa Kỳ gồm sáu thành viên là lãnh đạo của các quân chủng. Bộ tham mưu Liên quân Hoa Kỳ do Tham mưu trưởng Liên quân Hoa KỳTham mưu phó Liên quân Hoa Kỳ lãnh đạo. Các lực lượng căn bản gồm có Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, Không quân và Tuần duyên. Tính đến 2011, tổng số hiện dịch là 1,429,995 quân nhân chia ra: Lục quân 541,291, Thủy quân lục chiến 195,338, Hải quân 317,237, Không quân 333,772, Tuần duyên 42,357. Tổng số quân nhân trừ bị là 850,880 người.

Nếu chia về nhiệm vụ thì các quân nhân hiện dịch thuộc 2 ngành: Chiến đấu và chuyên môn. Các đơn vị chiến đấu đòi hỏi sự hy sinh nhưng có nhiều cơ hội thăng tiến trong binh nghiệp. Phần lớn các sĩ quan hiện dịch đều xuất thân từ 3 Học viện Hải-Lục-Không quân ở Annapolis, West Point và Colorado Springs. Các ngành chuyên môn tương đối an toàn nhưng ít cơ hội hơn.

Các bậc phụ huynh người Á châu (nhất là phụ huynh người Việt) thường mong ước con cháu mình trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo sư … Bởi thế nên khi con cháu mình tỏ ý muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ (nhất là những quân binh chủng tác chiến) thì các phụ huynh đều khuyên can (kể cả các vị đã từng ở trong quân lực VNCH trước đây). Nhưng khi được con cháu thổ lộ ý muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ để tỏ lòng biết ơn đất nước đã cưu mang gia đình những ngày mới đặt chân lên đất Mỹ thì các phụ huynh khó lòng ngăn cản (nhất là các vị cựu quân nhân QLVNCH). Theo ước lượng, hiện nay số quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt có trên 4,000 người đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, trong đó có khoảng 1,000 sĩ quan với trên 20 đại tá thuộc 5 quân chủng (Hải, Lục, Không Quân, Thủy quân Lục chiến và Tuần duyên). Một số đại tá đã đủ điều kiện thâm niên trong cấp bậc để được đề nghị thăng Chuẩn tướng hay Phó đề đốc. Riêng năm ngoái (2014), Đại Tá Lương Xuân Việt đã được vinh thăng Chuẩn Tướng, và là vị Tướng gốc Việt đầu tiên.

Cũng cần nên biết, theo hệ thống thăng cấp Tướng lãnh Hoa Kỳ thì Sĩ quan mang cấp bực Đại tá (Bộ binh, Không quân và Thuỷ quân Lục chiến) được thăng cấp Chuẩn tướng, cũng như Đại Tá Hải Quân và Lực lượng Duyên phòng (US Coast Guard) được thăng cấp Phó đề đốc rất khó. Phải hội đủ các điều kiện như sau:


  • Phải mang cấp bậc Đại tá 3 năm (cũng có trường hợp Binh chủng TQLC, chỉ sau 1 năm mang cấp Đại tá sẽ được chọn thăng cấp Chuẩn tướng).

  • Phải là Chỉ huy Trưởng Xuất sắc.

  • Giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định.

  • Do Hội đồng thăng cấp chọn lọc.

  • Phải do Tư lịnh Quân chủng (Commandant) đề nghị lên Bộ trưởng Quốc phòng (Secretary of Defense).

  • Phải qua Thượng viện (Senate) duyệt xét.

  • Do Tổng Thống quyết định bổ nhiệm.

  • Quốc hội (Congress) rất giới hạn số Tướng lãnh chỉ huy thường trực trong Quân lực Hoa Kỳ.


Những Đại tá được chọn, chỉ có khoảng 3% được thăng cấp Chuẩn tướng và Phó Đề đốc. Quân lực Hoa Kỳ có tổng cộng 439 Chuẩn tướng và Phó đề đốc.

Một số sĩ quan cấp Đại tá không có hy vọng lên cấp tướng thường chọn đường về  hưu sau khoảng 20 năm phục vụ để đảm nhiệm những chức vụ dân sự cao cấp cho các đại công ty. Những người phân tích thường nhìn chức vụ của các sĩ quan cấp Đại tá để đoán họ có cơ hội lên tướng hay không. Nếu những Đại tá phục vụ ở Bộ tham mưu Liên quân hay Ngũ Giác Đài, làm việc dưới quyền các Tướng lãnh Tư lệnh các đại đơn vị và sau đó làm đơn vị trưởng tại các đơn vị có cấp số cao hơn thì mới hy vọng có cơ hội thăng cấp.


  1. CÁC THAY ĐỔI MỚI NHẤT


Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập các sĩ quan đang còn trong quân ngũ. Sĩ quan người Mỹ gốc Việt cấp Đại tá khoảng 20 người, phần lớn là sĩ quan chuyên môn. Một số sĩ quan đã về hưu như Đại tá Nguyễn Minh Hùng (USCG - Về hưu năm 2012), Đại tá Bác sĩ Không quân Michelle Huynh (USAF - Về hưu năm 2014). Một số khác, chúng tôi không có tin tức kể từ 2010 như Đại tá Châu Hữu Hạnh, Đại tá Thomas Nguyễn, Đại tá Dương Hữu Ngân, Trung tá BS Hoàng Ngọc Tuân. Trung tá Hải quân Cao Hùng là  một sĩ  quan sáng giá. Ngoài ra, có những sĩ quan người Mỹ gốc Việt mang tên Mỹ vì được các gia đình người Mỹ bảo trợ lúc còn nhỏ như Đại tá Hải quân Patrick Reardon, Trung tá Hải quân Kimberly Mitchell. Câu chuyện của Trung tá Hải quân Kimberly Mitchell là một trường hợp rất cảm động. Người viết cũng đề cập đến 2 trường hợp đặc biệt là Thiếu tá Elizabeth Phạm và Thiếu tá Jopsephine Cẩm Vân. Elizabeth Phạm là phụ nữ gốc Á châu đầu tiên lái chiến đấu cơ F-18. Cô Josephine Cẩm Vân đỗ hạng nhì (Á khoa) tại Học viện Hải quân Annapolis, Maryland năm 1999.


Các chức vụ chiến đấu, tham mưu cũng như tu nghiệp cao cấp của Đại tá Lê Bá Hùng sau khi rời chức Hạm trưởng DDG 82 năm 2009 là điều mà mọi người nên nghiên cứu để các sĩ quan khác dùng như là kim chỉ nam. Xin cho người viết biết nếu quý vị độc giả có những tin tức mới về các sĩ quan khác chưa được đề cập trong bài này.


Người viết cũng dành một phần để tưởng niệm các quân nhân người Mỹ gốc Việt hy sinh cho quốc gia Hoa Kỳ.


*****

ĐAỊ TÁ KHÔNG QUÂN HAROLD T. HOÀNG

(BỘ TƯ LỆNH PHÒNG THỦ KHÔNG GIAN BẮC MỸ)



blank


 Huy hiệu Bộ tư lệnh phòng thủ Không gian bắc Mỹ


blank

                      

                         Đại tá Không quân Hoa Kỳ Harold T Hoàng

Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 như cơn giông kéo đến tàn phá miền Nam Việt Nam, Sài Gòn bị quân Cộng Sản cưởng chiếm, gia đình của cậu bé T. Hoàng không thể nào sống được dưới sự cai trị hà khắc của chế độ Cộng Sản. Phụ thân của cậu là Đại úy Hoàng Công Khâm thuộc Đoàn 11 Sở công tác Nha Kỹ thuật/Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải tìm cách đưa gia đình thoát khỏi Việt Nam. Họ trốn đi cùng với hơn 100 thuyền nhân khác trên một chiếc tàu kéo không có thực phẩm và nước uống, nhưng may mắn trên đường đi tìm tự do, chiếc tàu của họ được một chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ cứu vót và đưa toàn bộ các thuyền nhân vào căn cứ Hải quân Subic Bay Phi Luật Tân. Vài ngày sau, họ được phi cơ C-130 của Không quân Hoa Kỳ đưa họ đến căn cứ Không quân Anderson, Guam. Họ ở trại tạm cư ba tháng, sau đó gia đình của T. Hoàng được Giáo xứ Marks Luther Church in Storm Lake, Iowa bảo trợ sang định cư tại tiểu bang Iowa.

Đaị tá Không quân Harold T. Hoàng gia nhập Không quân Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 1991, ông là một trong năm Trung tá Không quân Hoa Kỳ gốc Việt được Tổng thống đề cử thăng cấp Đại tá vào năm 2013-2014, đó là Đại tá Trần Đại A, Đại tá Lê Trần Luân, Đại tá Jim P. Dương, Đại tá Micheal H. Phan và Đại tá Harold T. Hoàng. Hiện nay người Việt mang cấp Đại tá Không quân Hoa Kỳ còn tại ngũ là bảy vị, ba vị đã hồi hưu đó là Đại tá Y sĩ Phạm Đặng Tuấn hồi hưu năm 2012, Đại tá Y sĩ Mylene Trần Huỳnh hồi hưu năm 2013 và cố Đại tá Lê Minh Sơn qua đời vào tháng 4 năm 2015.

Từ năm 2009 đến 2015, Đại tá Harold Hoàng lần lượt phục vụ tại các đơn vị Không quân (Không tìm thấy chi tiết từ năm 1991 đến 2008). Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010, là Chỉ huy trưởng bộ phận quản lý hồ sơ dữ liệu cho Lực lượng quân sự Hoa Kỳ taị Yongsan Garrison Nam Hàn, cung cấp các hoạt động thông tin yểm trợ cho các vị Tư lệnh và Chỉ huy trưởng của các lực lượng đặc nhiêm liên quân tại đây, phát triển thực hiện chính sách và tiêu chuẩn quản lý thông tin. Áp dụng các khái niệm quản trị dữ liệu để sử dụng hiệu quả thông tin chính xác, kịp thời chia sẻ với các đơn vị. Phân tích nhiệm vụ theo yêu cầu, và sử dụng các phương pháp chuyên môn trong quá trình tái cấu trúc để đánh giá năng lực, thiết lập các ưu tiên và xây dựng kế hoạch cho quy trình điều hành hệ thống bảo mật thông tin C&I.

Từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 6 năm 2012, là Chỉ huy phó Liên đoàn 50 yểm trợ, cung cấp an ninh, công trình dân dụng, đề phòng hòa hoạn, nhân sự, tiếp liệu, ký kết giao kèo, phục vụ và hỗ trợ nhà ở cho căn cứ Không quân Schriever, tiểu bang Colorado, quản lý 24 triệu mỹ kim ngân sách hàng năm. Yểm trợ cho Không đoàn 50 không gian, gồm 16 căn cứ, 12 đơn vị địa lý biệt lập, và 8,100 quân nhân và công chức điều hành hơn 150 vệ tinh quốc phòng, chỉ huy kiểm soát một mạng lưới toàn cầu và hệ thống thông tin trị giá 35 tỷ mỹ kim.

Từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014, phục vụ tại Bộ tư lệnh Nguyên tử và hệ thống kiểm soát yểm trợ nhân viên, là Chỉ huy trưởng an ninh không gian mạng, trong nhiệm vụ bảo đảm phục vụ thông tin như cố vấn hướng dẫn an ninh mạng tạo thuận lợi cho việc đánh giá toàn diện, theo dõi và báo cáo các vấn đề liên quan đến Tư lệnh các đơn vị vũ khí nguyên tử Hoa Kỳ và hệ thống điều khiển (NCCS). Cung cấp hỗ trợ cho Giám đốc và nhân viên (NSS), và hỗ trợ các viên chức cao cấp khác thuộc tổ chức cấp quốc gia để họ tường trình trực tiếp đến các chi nhánh điều hành tại Hoa Kỳ (SecDef).

Từ tháng 6 năm 2014 đến nay, là Chỉ huy trưởng phòng 6, điều hành hệ thống an ninh không gian mạng và hệ thống C4 của Bộ tư lệnh phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (North American Aerospace Defense Command) Không quân Hoa Kỳ tại Peyton, tiểu bang Colorado,

Đại tá Harold Hoàng được thăng cấp Thiếu tá năm 2002, Trung tá năm 2008, Đại tá năm 2014. Trong hơn 24 năm phục vụ Không quân, ông lần lượt theo học và hoàn tất các văn bằng cao học về quản lý thông tin tại Webster University vào năm 1999, và văn bằng cao học về khoa học chiến lược quân sự tại Air University, Maxwell AFB AL năm 2013. Ngoài ra ông còn thụ huấn nhiều khóa học như: Air Command and Staff College, Squadron Officer School, Advanced Communications Officer Training, Expeditionary Mission Support Group Senior Leaders Course, Space Operations Executive Level Course, Reserve Officer Training Corps Instructor Course, Combat Life Saver, Air War College.



Cũng như các người tỵ nạn miền Nam, ông và gia đình đến Hoa Kỳ với vốn liếng anh ngữ giới hạn, không tiền bạc, nhưng ông đã cố gắng vươn lên bằng ý chí để tiến thân trong việc học hành, và phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ như một hành động để trã ơn đất nước đã cưu mang gia đình ông. Đại tá Harold Hoàng là một trong những Đại tá Hải, Lục và Không quân Hoa Kỳ gốc Việt xuất sắc hiện nay, ông là niềm hãnh diện của Cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại, cầu chúc cho đường binh nghiệp của ông được thăng tiến nhiều hơn nữa.

Tài liệu: Congress.gov; Commentary by Lt. Col. Harold Hoang - Sinh Hoạt Nha Kỹ Thuật; Refugee shares perspective on Veterans Day; The Profession of Arms; Alaskan NORAD Region; Cố Đại Tá Không Lực Hoa Kỳ - Lê Minh Sơn; Đại tá Không quân Hoa Kỳ Micheal H. Phan.

CỐ ĐẠI TÁ KHÔNG LỰC HOA KỲ - LÊ MINH SƠN


Colonel Son (Sean) Minh Le (May 23, 1960 - April 25, 2015) was Senior Advisor, Iraq Ministry of Defense International Affairs.


Background and Education


Col Le was born and raised in Saigon, South Viet Nam. He immigrated to the US in 1975 and resided in Northern Virginia. He graduated from VMI in 1982 with a Bachelor of Science in Electrical Engineering. He obtained a Master in Business Administration from National University in San Diego, CA. In 2002, he earned a second Master in Strategic Studies from the US Army War College, in Carlisle, PA. Col Le is the very first Vietnamese Refugee of the 1975 post-war generation to graduate from VMI and first to achieve the rank of Colonel in the US Armed Forces.


Military career


Col Le entered the Air Force in 1982 after graduating from the Virginia Military Institute (VMI). He started as a Space and Missile Officer in his early Air Force career. Company Grade assignments included Cape Canaveral AFS and Los Angeles AFB; other duties were at Vandenberg AFB, Houston Space Flight Center, and Kennedy Space Center. His operational achievement consisted of launches of AF heavy and medium lift vehicles including the Titan 34D, Titan IV, and Delta II. During final years of the cold war, Col Le became the Mission Director of the Strategic Defense Initiative Organization space effort, overseeing the integration and flight of the Infrared Background Signature Survey payload that flew successfully on STS-39 Space Shuttle mission in May 1990. As result of this, he received the prestigious Presidential Manned Flight Award.

Col Le served as Operations Staff Officer during the Field Grade years. His assignments included both Air and Joint Staff. On the Air Staff, he managed the acquisition of the ICBM Minuteman III Guidance Replacement Program. Also on the Air Staff, Col Le was the National Guard and Reserve Equipment Account manager for the Office of the Air Force Reserve.


Col Le worked on the Joint Staff between 2002 and 2007. In J-4, Col Le was the Senior War-Planner, responsible for the deployment and execution of US logistic joint forces in support of OIF and OEF. He held several leadership positions including Chief of Multi-National Division where he participated with the NATO allies to conduct combat support operations in Afghanistan. In 2005, Col Le deployed as part of an Air Expeditionary Force for OIF. He directed all life support elements for over 7,000 airmen as Chief of Staff of the 332nd Air Expeditionary Wing, Balad AB, Iraq.


His last assignment was with the Materiel and Facilities Directorate, the Office of the Assistant Secretary of Defense for Reserve Affairs. While assigned here, he was the focal point for Reserve Affairs on Joint Base matters. During this time, he successfully rescued a Puerto Rico USMCR unit from losing their training and operations facility. In 2009, he was deployed to Kabul, Afghanistan, as the Director of the Armed Contractor Oversight Directorate, HQ US-Forces Afghanistan. There, he created 100% accountability for oversight management of 18K DoD and 6K DoS Private Security Contractors. He partnered with the Afghan National Police and Army leadership for convoy protection missions. He established a Movement Tracking Center within HQ USFOR-A for the daily monitoring of over 40 convoys and 1,900 trucks for logistical movements in support of NATO military and Afghanistan reconstruction efforts.


Phân ưu Cố Đại Tá Không Lực Hoa Kỳ - Lê Minh Sơn

      

Thương mến gửi Đại Gia đình, các anh chị em, bạn hữu trong Không Lực VNCH quý mến.

Con của chúng tôi, Phê-rô Lê Minh Sơn, Cựu Đại Tá Không Lực Hoa Kỳ, (Col. USAF Ret.) vừa được Chúa gọi về ngày Thứ sáu 24 tháng 4, năm 2015, hưởng dương 54 tuổi.

Thánh ý Chúa như vậy, chỉ biết vâng phục, nhưng không khỏi đau đớn vì thấy người thân của mình ra đi quá trẻ, quá sớm, để lại bao nhiêu niềm thương tiếc cho gia đình, vợ con, Cha Mẹ, anh em và bạn hữu.

Sơn chào đời vào ngày 23 tháng 5, năm 1960 tại Sài Gòn, Nam Việt Nam.

Sau biến cố 30 tháng 4, 1975, Sơn cùng gia đình di cư sang Mỹ và định cư tại Virginia.

Năm 17 tuổi được tuyển vào trường Sĩ Quan Virginia Military Institute (VMI) và ra trường Kỹ Sư điện (BS/EE). Sau đó đậu bằng Cao học MBA tại National University of San Diego, CA. Năm 2002 lấy được bằng Cao học về Strategic Studies tại US Army War College (Đại Học Quân Sự, Bộ Binh Hoa Kỳ) tại Carlisle, PA.

Cháu Sơn là người VN đầu tiên sau biến cố tháng 4, 1975 xuất thân trường Virginia Military Institute (VMI) và là sĩ quan Mỹ gốc Việt đầu tiên thăng cấp bậc Đại Tá.

Năm 2005, Sơn tham chiến tại chiến trường Iraq với lực lượng Air Expeditionary Force, khuôn khổ cuộc Hành Quân Operation Iraqi Freedom. Với chức vụ Tham Mưu Trưởng của Không Đoàn 332 Air Expeditionary Wing, Balad AFB, Iraq, Đ/T Sơn chỉ huy 7,000 quân nhân Không Quân Hoa Kỳ.

Năm 2009, được gửi sang phục vụ tại Afghanistan trách nhiệm Director of the Armed Contractor Oversight Directorate, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ Afghanistan.

Sau khi về hưu năm 2010, cháu Sơn làm Senior Consultant cho một hãng Consulting Firm tên LMI. Sau đó LMI gửi Sơn đi phục vụ tại Iraq như là thành viên của LMI và làm việc cho sở này cho đến khi qua đời.

Ngoài công việc liên quan đến nghề nghiệp, Sơn làm thiện nguyện phụ giúp Giới trẻ, về xây cất sửa sang nhà cửa cho những người nghèo tại Giáo Xứ Công Giáo St. Ambrose và giáo xứ nơi cư trú là GX Corpus Christi, Chantilly, VA.

Cũng để tỏ lòng biết ơn, như khi gia đình định cư tại Mỹ được Cố vấn và Cộng đồng Thiên Chúa Giáo bảo trợ vào năm 1975, Sơn cũng bảo trợ cho một gia đình người Iraq sang Mỹ cách đây 3 năm.

Cháu Sơn có lòng kính mến Đức Mẹ cách riêng. Mỗi ngày chạy bộ 3 dặm trong tay lúc nào cũng có xâu chuỗi Mân Côi lần hạt cầu nguyện riêng cho Mẹ.

Sơn là một người con hiếu thảo, một người anh, em quan tâm đến gia đình, một người bạn tin cậy, một người Cha gương mẫu, và một người chồng trung tín, yêu thương.

Chương trình thăm viếng vào ngày Thứ Hai May 4, 2015 tại Fairfax Memorial Funeral Home từ 3-7 giờ tối. Thánh lễ an táng Thứ Ba May 5, 2015 tại Giáo Xứ St. Ambrose lúc 11giờ sáng. Sau đó linh cữu được lưu giữ và sẽ được an táng vào phần mộ cuối cùng tại Nghĩa Trang Quân Đội, National Arlington Cemetery tại Arlington, VA vào mùa Thu 2015.

Xin quý anh chị em cầu nguyện cho linh hồn Phê-rô.


*****


CHUẨN TƯỚNG CHÂU THẾ LẬP


United States Colonel Lapthe Flora official photo at The National Infantry Museum Fort Benning Georgia.jpg


Lapthe Flora

Colonel (Promotable) Lapthe Flora

Born

1962 (age 53–54)- South Vietnam Vietnam

Allegiance

blank United States of America

Service/branch

Emblem of the United States Department of the Army.svgUnited States Army

Years of service

1988- present

Rank

US-O6 insignia.svgColonel

Commands held

91st Troop Command, Virginia National Guard

Battles/wars

Stabilisation Force War in Afghanistan (2001–present)

Awards

General Douglas MacArthur Leadership Award



Lapthe Chau Flora ( born Vietnamese: Châu The Lap) is a Colonel in the United States Army. He has been confirmed by United States Congress the rank of Brigadier General. He is the commander of the Bowling Green-based 91st Troop Command, Virginia National Guard at the Army Aviation Support Facility in Sandston, Virginia.

Early life


He is the son of Chinese parents, born in South Vietnam in 1962. His father, a South Vietnamese Merchant Marine, was killed during the Vietnam War, when he was 2 years old. His mother was left a widow with six children. When he was 11 years old he worked in a factory to help his family and himself. In 1980, five years after the communists won the war, when he was 18 when he fled the city of Saigon, now renamed Ho Chi Minh City to escape the indoctrination of communist principals initiated by the Hanoi government of Vietnam. He and several siblings lived in the jungle, surviving on snakes, rats, porcupines and vegetation. He then decided to escape by boat with other refugees by sailing in the South China Sea. Their ship was later rescued and they were all taken to an Indonesian refugee camp. After a year at the camp, he was allowed to legally enter the United States and was adopted by John and Audrey Flora.


Education


In 1983, he graduated from Cave Spring High School (Roanoke, Virginia).

He earned a degree in Biological Sciences from the Virginia Military Institute.


Assignments


In 1988, he started his military career in the Virginia National Guard after graduating from the Virginia Military Institute and has since served in every staff position within 1st Battalion, 116th Infantry Regiment, 116th Infantry Brigade Combat Team, including as commander of that battalion. He served as the 116th IBCT executive officer, 29th Infantry Division’s director of operations and most recently as the Joint Force Headquarters – Virginia director of strategic plans. He has successfully completed three overseas deployments to Bosnia, Kosovo and Afghanistan. In May 2015, he assumed command of the Bowling Green-based 91st Troop Command, Virginia National Guard at the Army Aviation Support Facility in Sandston, Virginia.


Civilian career


Flora is Director of Quality Assurance, Night Vision & Communications Solutions (NVCS) with Exelis Inc. in Roanoke, Va., and holds six patent awards related to the AN/PVS-14 and AN/AVS-9 night goggles.


Decorations and awards

His was awarded the General Douglas MacArthur Leadership Award.

Family

He is married to his wife Thuy and they have a daughter named Christine. His adopted Father John, graduated from Virginia Military Institute in 1937, was a retired realtor, had been a battalion staff officer with the 116th Infantry Regiment when it landed on Omaha Beach on D-Day. His adopted parents John and Audrey Flora have passed away.

Quotes

"So many people take things for granted in the United States," "But freedom is a basic right that has to be defended. There are rights and responsibilities that are tied to selflessness. We're protecting our quality of life. "After eating at the table of democracy, is it too much to ask to clean up your dishes? Is it too much to ask to share the burden?"



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Navy Times; Army Times; Marine Corps Times; Air Force Times; Military Times; Military Commissioned Officer Promotions – General Officer Promotions; Navy Officer Promotions; Navy – Officer Promotion Process; CGMS General Messages; FY11 U.S. MARINE CORPS OFFICER PROMOTION SELECTION BOARDS; Association of the United States Navy; VAAFA.

  2. Tài liệu trên các mạng USNA Annapolis, USAA West Point, USAFA Colorado Springs.

  3. Internet tiếng Việt và tiếng Anh.

  4. Các bài viết trên Internet về Thiếu úy TQLC Trần Khắc Báo và Trung tá HQ Kimberly Mitchell, Hạ sĩ Lê Ngọc Bình.

  5. Các bài viết trên Internet về Đại tá Tôn Thất Tuấn, Đại tá Lê Minh Sơn, Đại tá Harold T. Hoang.

  6. https://en.wikipedia.org/wiki/Lapthe_Flora

Hồ sơ: NMT-021716-HQ-Quan nhan nguoi My goc Viet-Phien ban 6.doc



Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
Tu chỉnh: 17  tháng 2 năm 2016




.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.