Hôm nay,  

Tết Nguyên Đán

2/8/201615:17:00(View: 5885)
Tết Nguyên Đán

Nguyễn Lộc Yên

(Lời tâm tình: Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần. Tuy nhiên hôm nay là ngày Tết Nguyên Đán Bính Thân, xin mời Độc giả xem hai bài “Tết Nguyên Đán”. Sau đấy sẽ tiếp tục đăng “Trang Sử Việt” như thường lệ - NLY)
______________
  Tết Nguyên Đán
I- Tết Nguyên Đán: Còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam; hay gọi ngắn gọn là Tết. 
     Chữ Tết là do chữ tiết (thời tiết) đọc trệch ra thành tết. Nguyên là nguyên thuỷ, bắt đầu. Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán là tết mở đầu cho một năm. Tết năm mới của Việt Nam bắt đầu vào mùa xuân, trong không khí mát mẻ, cây cối tốt tươi, từ đó năm mới sẽ hy vọng: Khoẻ khoắn, an lành và may mắn.
Tết Nguyên Đán được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng Giêng Âm lịch hằng năm tại nước Việt Nam và ở một số quốc gia có cộng đồng người Việt sinh sống. Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Tây (Dương lịch). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch, nên ngày Tết Nguyên đán thường diễn ra vào khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 1 Dương lịch đến ngày 22 tháng 2 Dương lịch.
Tết Nguyên Đán đối với người Việt rất thiêng liêng, nên mọi người, mọi gia đình đều chuẩn bị tết từ đầu tháng chạp (trước ngày tết một tháng), như: Tiền bạc, sửa sang nhà cửa, mua sắm rim mứt, quần áo mới để đón tết.
 2- Tiễn đưa ông Táo: Ngày xưa ở Việt Nam (đến nay còn có người giữ tập tục này) người ta tin rằng Táo Quân (Táo là bếp, Quân là vua: Thần Bếp) cai quản việc bếp núc, đến cuối năm vào ngày 23 tháng chạp (ÂL) Táo về chầu Ngọc Hoàng Thượng đế, báo cáo mọi việc của gia đình nơi thần Táo ở, nếu nhà bếp cấp quốc gia thì Táo sẽ bẩm báo việc quốc gia. Chuyện kể về thần Táo  (lúc trẻ, tôi được nghe mẫu thân kể chuyện Thần táo, nay xin thuật lại): Thuở xa xưa có một nông dân cưới được một người vợ đẹp lắm, mỗi lần đi làm ruộng ông đem bức hình của người vợ theo để nơi bờ ruộng vừa làm vừa ngắm. Một hôm có một con quạ sà xuống gắp bức hình bay là đà, quạ bị người lính đi săn bắn trúng chân, nên quạ thả bức hình để thoát thân.
Đại vương là người hướng dẫn đoàn lính đi săn, ngắm nghía người trong bức hình duyên dáng mặn mà nên truyền lính đi tìm bà đem về cung. Ông lại nài nỉ và bắt buộc bà làm vợ. Người nông dân xa vợ luôn rầu rĩ, nhớ nhung, không làm lụng được nên bị đói rách đi lang thang. Run rủi lại vào nhà của người vợ cũ. Bà cho ông tiền bạc và ăn uống. Liền lúc đó, nghe tiếng lính đi săn đã về xôn xao ngoài ngõ. Hốt hoảng! Bà bảo người chồng cũ chui vào lò để trốn. Lính đem con nai vừa bắn được bỏ vào lò để thui. Bà hối hận, vì vô tình mà hại chết người chồng cũ!. Bà nhảy vào lò lửa cùng chết chung cho trọn tình nghĩa. 
Đại vương sửng sốt, quá lưu luyến vợ, ông nhảy vào lò cùng chết chung. Ngọc Hoàng nghe bẩm báo sự việc, ngẫm nghĩ cả 3 người đã chết thật chứa chan tình nghĩa nên phong cả 3 người là Thần Táo, do đó Táo Quân có hai ông một bà. Từ đấy người ta thờ Táo Quân với câu đối: “Hữu đức năng tư hoả. Vô tư khả đạt thiên”. Nghĩa là: Có tài săm soi lửa. Khả năng bẩm báo trời.
 2- Gởi tết: Sắp đến ngày tết, con cháu các ngành thứ ở riêng đem hoa quả, bánh mức về nhà trưởng (nhà thờ ông bà) để nhà trưởng cúng tổ tiên.
 3- Biếu tết: Biếu tết là trò tặng quà đến thầy hay người ta tặng quà với nhau với sự liên hệ bởi những người trong họ hàng, bạn bè, người làm cùng sở, để gây thêm tình thân mật.
 4- Tảo mộ: Tảo mộ là trước ngày tết, con cháu sang sửa mồ mả tổ tiên, người đã mất, vì tin rằng hồn người chết được hưởng tết vui vẻ, có nơi chờ đến tết Thanh minh vào tháng ba mới tảo mộ.
 5- Lễ Giao thừa: Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, giao thừa: “Cũ giao lại, mới đón lấy”. Trong lễ giao thừa, nơi các đình miếu cúng tế do làng trưởng hay vị tiên chỉ hoặc thủ từ làm chủ lễ. Tại tư gia do người gia trưởng sắp xếp việc cúng bái, vậy cúng ai? Theo Phan Kế Bính trong “Phong tục Việt Nam” viết: “Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới”. Như vậy có 12 vị Hành khiển, theo địa chi (Tý, Sửu...  Hợi), mỗi năm một vị Hành khiển vâng mệnh Ngọc hoàng đến trần gian. Lễ giao thừa còn cúng bái cảm tạ Ông bà Tổ tiên, Thổ công và âm hồn đã phù hộ cho gia đình hay làng xóm suốt năm qua. Giờ giao tiếp giữa hai năm cũ và mới gọi là “Lễ Trừ tịch”.
 6- Lễ Trừ tịch: Lễ Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ bắt đầu sang năm mới. Cuối giờ Hợi (12 giờ đêm) ngày 30 tháng Chạp (tháng thiếu ngày 29) bước qua giờ Tý mùng một tháng Giêng năm sau. Lễ trừ tịch có dụng ý bỏ tất cả những cái cũ, xấu của năm rồi, đón cái mới tốt đẹp năm tới cũng có nghĩa là lễ trừ ma quỷ. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên cũng gọi là Lễ Giao thừa. Sau đó, người ta thường chọn hướng để xuất hành mong gặp được điều may mắn suốt năm.
 7- Cây nêu: Người Việt khi xưa tin rằng vào ngày tết ma quỷ thường quấy nhiễu nên trước sân dựng cây nêu là cây tre có vòng tròn với lá phướn và rắc vôi trên mặt đất, theo truyền thuyết khi xưa Phật đã cấm ma quỉ đến nơi có các vật này. Cũng có thuyết nói rằng: Chử Đồng Tử tu tiên, được Tiên ông cho một cây trượng và một chiếc nón là bửu bối linh nghiệm, hình ảnh cây nêu (cây trượng) và vòng tròn (nón), phải chăng tổ tiên của chúng ta muốn dùng hình ảnh bửu bối của Chử Đạo Tổ để trừ tà và lấy hên hay không?!
 8- Hái lộc: Khi đi xuất hành hay đi dự lễ giao thừa ở chùa, nhà thờ, đền, đình, nhân dịp bẻ một nhánh cây nhỏ, có lá sởn sơ, như: cây đa, cây đề, cây si, được gọi là cành lộc đem về cắm trên bàn thờ, tin tưởng sẽ đem lại sự may mắn cho gia đình trong suốt năm mới.
 9- Vui tết: Ngày tết Nguyên Đán thường là 7 ngày, từ ngày mùng một đến mùng bảy hạ nêu. Trong thời gian tết, nhiều nơi tổ chức hội hè nhộn nhịp như: Bài chòi, bầu cua, lô tô. Nơi chùa, nhà thờ, ngoài đường người tấp nập, quần áo chỉnh tề. Gặp nhau chúc tết lời lẽ nhỏ nhẹ lịch sự.
 10- Mừng tuổi: Ngày xưa con cháu mừng tuổi là lạy Tổ tiên đã mất; lạy Ông bà còn sống, và được Ông bà cho tiền. Ngày nay người lớn bỏ tiền vào phong bì màu đỏ, cho con cháu hay trẻ em quen biết, để các em hoan hỷ đầu năm, tiền này gọi là tiền lì xì hay tiền mở hàng đầu năm.
II- Tết miền Sơn cước (Tết đồng bào người Thượng):
 
 1- Tết của người H’Mông: Người H’Mông sống ở vùng cao nguyên miền Bắc. Họ ăn tết vào thời gian khoảng sau tết Dương lịch vài hôm. Nhà cửa trang hoàng rực rỡ, màu đỏ được người H’Mông ưa chọn hơn hết. Họ chuẩn bị một con heo mập mạp để ăn tết, ngoài ra còn có bánh bằng bột nếp. Vào đêm giao thừa, gia đình cử một người con trai đi “mở nước” tức là đến sông, suối lấy nước về nhà để cúng.
 2- Tết của người Dao: Người Dao sinh sống ở vùng núi miền Bắc, họ có Tết Nhảy (Nhiang chăm đao) rất độc đáo, được tổ chức trước tết Nguyên đán của người Kinh vài hôm. Mọi gia đình đều nghỉ làm việc để ăn tết, nhà cửa được trang hoàng sáng sủa, dán nhiều câu đối bằng chữ Nho vào cột hay trên các vách tường mừng xuân. Ngày tết, họ rất vui vẻ đi thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Họ đón tết nhảy, nhìn các thanh niên biểu diễn võ nghệ tưng bừng, thanh niên biểu diễn các điệu nhảy, điệu múa, có múa kiếm, múa kiếm uyển chuyển trong tiếng trống tiếng chiêng vang rền giục giã.
 3- Tết của người Cơ Tu: Người Cơ Tu sinh sống ở miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam. Họ tổ chức ăn tết “Prơ giê răm”, nhà nhà trang hoàng đẹp đẽ; cung tên, giáo mác, chiêng, trống... được lau chùi cẩn thận. Tại nhà làng (nhà rông) sơn màu sắc rực rỡ, giữa sân trồng trụ đâm trâu. Dân trong buôn làng tề tựu nơi đây đông đảo nhảy múa, hát dân ca trong không khí tưng bừng; trai gái trao đổi tâm tình và chơi xuân cả tháng.
 4- Tết của người Xơ Đăng: Người Xơ Đăng sinh sống ở miền rừng núi Kon Tum, Pleiku... mỗi năm họ có 2 tết: Tết Giọt nước và tết Lửa. Tết Giọt nước được tổ chức linh đình hơn, vào khoảng tháng 3 Dương lịch. Khi mùa màng gặt hái xong, họ sửa sang các máng nước và chuẩn bị làm lễ “cúng máng”, cầu xin Thần nước ban cho năm mới bản làng yên ổn, dân làng sức khoẻ dồi dào, mùa màng tươi tốt. Họ đem choé, nồi đồng đến các máng nước lấy nước về nhà. Lễ “cúng máng nước” được tổ chức rất lớn tại nhà rông, mời thầy cúng, cúng kiếng kỹ lưỡng. Sau đấy, họ ăn uống, ca hát, nhảy múa mấy ngày liền. Tết cũng là dịp trai gái trao đổi tâm tình.
_____________________________________
(Còn tiếp: “Tết làng quê, tết thị thành và Tết trong cung đình Việt Nam”)
Nguyễn Lộc Yên

.
.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
12 tháng 11 năm 2021 là ngày cuối cùng của Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26 (COP26) được tổ chức tại Trung Tâm Triển Lãm và Hội Nghị Tô Cách Lan (SEC Center) tại thành phố Glasgow của Tô Cách Lan nằm trong Vương Quốc Anh, từ ngày 31 tháng 10 năm 2021 đến ngày 12 tháng 11 năm 2021. Hội Nghị này đúng ra được tổ chức một năm trước nhưng vì đại dịch Covid-19 nên hoãn lại cho đến năm nay. Biến đổi khí hậu từ nhiều năm nay đã trở thành một nan đề và thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đương đầu và cần có giải pháp cụ thể và hữu hiệu để tránh khỏi những hậu quả tai hại do biến đổi khí hậu gây ra như nước biển ngày càng dâng cao gây ra tình trạng khủng hoảng di dân và mất đất sống, bão lụt và hạn hán ngày càng trầm trọng, bệnh tật và thiếu lương thực ngày càng lan rộng. Nhưng bản chất, nguyên nhân và hậu quả của biến đổi là gì và làm sao để có thể giải quyết?
Tình trạng khí hậu trên toàn thế giới ngày càng nóng là một hiện thực cấp bách. Trong số chúng ta không ai có thể biến cải được quá khứ, thế nhưng tất cả chúng ta tùy khả năng mình, đều có thể góp phần mang lại một tương lai tốt đẹp hơn. Thật vậy, chúng ta phải có trách nhiệm tạo ra một cuộc sống yên bình và an toàn hơn, cho chúng ta và hơn bảy tỉ người khác đang cùng sống với chúng ta hôm nay. Với tất cả niềm tin và lòng quyết tâm, chúng ta phải chăm lo không những cho sự sống của mình mà cả những người chung quanh mình.
Những kinh tế gia cánh tả như Paul Krugman thúc giục Biden đánh thuế cao và tiêu xài nhiều hơn nửa để bảo vệ môi trường và tạo bình đẳng giàu nghèo. Mỹ nợ ngập đầu nên đẻ ra một lý thuyết mới thịnh hành trong phe cấp tiến là Thuyết Tân Tiền Tệ (MMT, hay Modern Monetary Theory) lập luận nhà nước đừng lo nợ tăng, vì Mỹ mượn nợ bằng USD nên Mỹ in USD trả nợ.
“Vào Đảng để làm gì…Nếu không bị bắt buộc thì tôi không muốn vào Đảng…Tại sao Công nhân lao động và Thanh niên ngại vào Đảng…Lý do nào khiến nhiều người thôi sinh hoạt Đảng vv…” là những vấn đề đang gây nhức nhối cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đảng cầm quyền CSVN.
Vào chiều ngày 3/11 tại buổi tiếp tân với TNS Mark Warner, một số anh chị em chúng tôi có cùng một nhận định rằng ô. McAuliffe đã làm một lỗi lầm nghiêm trọng khi tuyên bố rằng phụ huynh không nên bàn thảo về chương trình học của các trường học. McAuliffe tuyên bố tại buổi tranh luận với Youngkin vào ngày 28-9-2021 nguyên văn như sau: “I don’t think parents should be telling schools what they should teach.”
Phạm Đoan Trang, tiếc thay, không có cái “ưu thế” tương tự. Tuy ôn tồn, nhỏ nhẹ, và hoà nhã thấy rõ (chỉ “yêu cầu tổ chức bầu cử tự do và công bằng ở Việt Nam” thôi) nhưng nhà báo đã bị bắt giam – từ ngày 6/10/2020 – và bị “hành” cho bầm dập từ hơn một thập niên trước đó.
Chính quyền Biden đã khôn ngoan đẩy lùi việc định khung. Nhưng hành động của tổng thống cho thấy rằng chiến lược của ông để đối phó với Trung Quốc thực sự có thể bị ảnh hưởng bởi tư duy về Chiến tranh Lạnh, khoá chặt tâm trí của chúng ta trong mô hình về một ván cờ có hai chiều theo truyền thống. Tuy nhiên, cạnh tranh với Trung Quốc là một trò chơi ba chiều. Và nếu chúng ta tiếp tục chơi cờ hai chiều, chúng ta sẽ thua.
Nhìn chung, việc Bộ Chính trị đảng CSVN đưa ra 19 Điều mới cấm “đảng viên không được làm”, so với 10 năm trước là một bước lùi nghiêm trọng về mặt tư tưởng. Bởi vì lần này đảng đã nêu lên chuyện sống còn của đảng và của chế độ. Đảng đòi hỏi đảng viên phải kiên định và tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh vì đảng viên vẫn bài bác thứ Chủ nghĩa ngoại lai này.
Bà Nguyễn Văn Thiệu là phu nhân của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà từ 1967 đến 1975, nhưng bà không phô trương ồn ào, không can dự vào công việc của chồng mà chỉ làm công tác xã hội, uỷ lạo chiến sĩ, giúp người nghèo.
Ngày 6 tháng 10 năm 2021, ông Lê Ngọc Sơn – giáo viên giảng dậy bộ môn tiếng Anh, trường An Lợi, xã An Phước, Long Thành – nộp đơn xin nghỉ việc. Lý do: “Công tác trong một cơ sở giáo dục nhưng có quá nhiều điều phi giáo dục, tởm nhất là nạn dối trá, tôi cảm thấy mình không phù hợp nên nghỉ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.