Hôm nay,  

Ảo Giác Mùa Xuân

30/01/201600:00:00(Xem: 5990)
Ảo giác về dân chủ trong thế giới Á Rập Hồi giáo

Từ đầu năm 2011, thế giới vui mừng khi thấy các nước Á Rập Hồi giáo có chuyển động khi người dân nổi lên chống lại chế độ. Khởi đi từ một vụ đảo chánh tại Tunisie rồi Ai Cập (Egypt), nỗi vui mừng khiến người ta lạc quan nói đến một kỷ nguyên dân chủ chưa từng thấy trong thế giới Á Rập. Năm năm sau, tất cả đều là ác mộng!

"Mùa Xuân Á Rập" hoặc "Cách mạng Hoa nhài", quốc hoa của xứ Tunisie, trở thành khẩu hiệu hấp dẫn cho những người khát khao dân chủ ở nơi khác. Nhưng sự thật Á Rập lại chưa hẳn như vậy. Một sự thật khác thí ít được chú ý: Truyền thông Tây phương, thậm chí cả lãnh đạo, biết quá ít về thế giới kỳ bí và phức tạp này, mà lại ảnh hưởng quá nhiều đến nhận thức của thế giới, nhất là thế giới dùng Anh ngữ.

Vì nói mãi về triển vọng dân chủ, Tây phương tin vào sự miêu tả hay giải thích của chính mình. Rồi khiến chúng ta dễ hồ hởi sảng! Người viết xin làm cái việc ít ai ưa là xối nước lạnh - để chúng ta cùng tỉnh ngủ.

***

Khu vực gọi là Bắc Phi và Trung Đông – gọi tắt là MENA, Middle East & North Africa – gồm có nhiều mảnh vụn của Đế quốc Hồi giáo Ottoman bị tan rã sau Thế chiến I, cách đây 90 năm.

Sau hơn 600 năm tồn tại, một đế quốc rộng lớn xuất hiện từ năm 1299 – đời nhà Trần nước ta – tất nhiên đã để lại nhiều di sản văn hoá và chính trị. Khi ấy, tức là trong thế kỷ vừa qua, chúng ta lại ít biết về những hậu quả này vì chỉ nhìn thấy sự xuất hiện của Tây phương.

"Tây phương" vào thời đó là các nước Âu Châu đã bành trướng toàn cầu với chủ nghĩa thực dân, rồi suy tàn vì chinh chiến bên trong, vì xung đột với chủ nghĩa Cộng sản từ Liên bang Xô viết, với chủ nghĩa Phát xít của Đức quốc xã, rồi gần nửa thế kỷ "Chiến tranh lạnh" giữa hai khối Đông-Tây. "Tây" ở đây là Tây phương, nhưng do một siêu cường mới nổi lên từ thế kỷ 20 giữ vai trò lãnh đạo. Đó là Hoa Kỳ.

Thế giới của chúng ta - của người Việt mình - chỉ chú ý đến phần "Tây phương" vì bị ảnh hưởng nặng nhất, về mọi mặt. Sau đó ta mới ít nhiều chú ý đến phần Cộng sản – ít hơn nhiều – dù bị tấn công từ năm 1930, bại trận năm 1975 và nay vẫn chưa thoát.

Từ thế giới Tây phương, chúng ta cũng hiểu thêm về sự chuyển hóa của Âu Châu qua hình thái sinh hoạt dân chủ, có khác biệt với chế độ thực dân tàn khốc thời xưa. Và thấy rằng trong các hệ thống chính trị, nền dân chủ là ít tệ nhất, có giá trị phổ cập nhất. Nên cũng tưởng rằng cả nhân loại đều mong muốn như vậy.

Trở lại chuyện Á Rập, từ khi Đế quốc Ottoman suy sụp và tan rã, khu vực MENA trôi vào quỹ đạo Âu Châu, thành nạn nhân của chế độ thực dân. Người Hồi giáo thì không thể quên chuyện "Thập tự chinh", một nỗ lực bành trướng của Âu Châu để ngăn đà bánh trướng của Hồi giáo và bị đánh bại nên chấm dứt khi Đế quốc Ottoman ra đời. Với họ, chủ nghĩa thực dân hay chế độ giám hộ của Âu Châu chỉ là một biểu hiện mới của chuyện cũ.

Mâu thuẫn tôn giáo và chính trị bị hòa nhập làm một. Nhưng cùng lúc đó, một Đế quốc khác xuất hiện từ năm 1917, Đế quốc Xô viết hay "Liên bang Xô viết".

Với tổ chức khoa học và tinh vi, Đế quốc Xô viết này kết hợp lý luận với ngoại giao cùng nghệ thuật khuynh đảo do một bộ phận có nhiệm vụ thực hiện là "Quốc tế Cộng sản" Komintern, nhằm xây dựng vùng trái độn và mũi xung kích cho cả đế quốc. Lúc ban đầu, các hạt nhân cộng sản được gieo trồng trên thế giới đều được Liên Xô ươm mầm vun xới (một trong mấy hạt mầm độc hại đó tại Việt Nam là Hồ Chí Minh, xuất thân từ đảng Cộng sản Pháp, một đảng ra đời năm 1920 do nghệ thuật tác động của mật vụ KGB).

Khi Đế quốc Ottoman tan rã, vành đai kiềm tỏa bị đánh bung đã mở ra một thời kỳ đại loạn giữa ba sắc tộc lớn là người Thổ (sáng lập đế quốc), người Ba Tư (một dân tộc từng làm chủ một đế quốc thuộc loại rộng lớn nhất thế giới) và một tập hợp hỗn tạp của những người tự xưng Á Rập.

Tôn giáo chính của họ vẫn là Hồi giáo, nhưng họ chia thành hai hệ phái lớn là Sunni và Shia - và nhiều tông phái nhỏ hơn. Ngoài ba chủng tộc đông dân nhất còn có nhiều thị tộc hay bộ lạc, vẫn sinh hoạt theo nền nếp cá biệt, cổ xưa, với bản sắc riêng, trong từng khu vực biệt lập.

Sự suy tàn của Âu Châu cùng sự lớn mạnh đột ngột của Đế quốc Xô viết khiến khu vực MENA là địa bàn tranh hùng. Âu Châu bị lụn bại vì ba lần đại chiến (1870, 1914, 1939) muốn quay về đất cũ ở bên kia Địa Trung hải, là nơi Liên Xô muốn xâm nhập: sau Âu Châu, khu vực MENA là nơi Đế quốc Xô viết cho là vùng chiến lược, phải ưu tiên chinh phục.

Một trong nhiều thành tích đáng kể nhất là qua Komintern và KGB, là lập ra các phong trào "Á Rập Đỏ", nói cho lịch sự là "Á Rập Xã hội Chủ nghĩa". Những hạt mầm họ gây dựng được đã đơm hoa kết trái thành các chế độ độc tài như Iraq, Ai Cập, Libya, Syria, v.v….

Ngoài ra, nếu không trực diện tranh hùng bằng quân sự thì họ áp dụng phương pháp khủng bố.

Các tổ chức khủng bố khét tiếng trong thế giới Hồi giáo từ những năm 1960 đều được Liên Xô huấn luyện và yểm trợ. Ngày nay, vì vụ khủng bố 9-11 của al-Qaeda tại Hoa Kỳ năm 2001, người ta quên mất thành tích của PLO, của Yasser Arafat, Abu Nidal, hay “Carlos the Jackal”, v.v...

Vì vậy, trên các mảnh vụn của Đế quốc Ottoman, ta thấy xuất hiện nhiều xu hướng trái ngược, có chung một nét là rất cuồng tín cực đoan – khác hẳn thế giới Hồi giáo tại Đông Nam Á.

Trước tiên, có xu hướng phát xít của các lãnh tụ đã từng hợp tác với Đức quốc xã. Vì tinh thần Phát xít, lại được Liên Xô yểm trợ, họ chủ trương hiện đại hóa theo phương pháp cộng sản, gọi đó là "xã hội chủ nghĩa". Các lãnh tụ khét tiếng của khối Á Rập Đỏ này chính là Gamal Nasser tại Ai Cập, Hafer al-Assad tại Syria (cha đẻ của Bashar al-Assad ngày nay), hay Moammar Gaddafi tại Libya. Họ muốn xây dựng một chế độ thế quyền - quyền lực thế tục - tập trung vào một đảng và cai trị theo lối chuyên chế độc tài. Lồng trong "lý tưởng xã hội chủ nghĩa với màu sắc Xô viết" còn có tham vọng vĩ cuồng – megalomane - của các lãnh tụ muốn lãnh đạo toàn khối Á Rập.


Không hề tin nhau mà còn cạnh tranh với nhau để lãnh đạo khối Á Rập, các lãnh tụ này đều giương cao lá cờ chống Mỹ và chống Israel, theo đúng chủ trương của Liên Xô.

Phản ứng ngược lại với xu hướng Á Rập Đỏ thì có xu hướng thần quyền - quyền lực tuyệt đối đạo Hồi, theo cách suy diễn cực đoan nhất. Họ muốn tiến hành cách mạng tôn giáo để thống nhất sức mạnh của đạo Hồi, được cai trị bằng giáo luật Sharia. Xu hướng "Cách mạng Hồi giáo" này lại có hai hệ phái Sunni và Shia, vẫn coi nhau như kẻ thù.

Lực lượng khủng bố al-Qaeda của Osama bin Laden là một nhánh nhỏ và cuồng tín nhất của hệ phái Sunni, từ đó phát sinh ra tổ chức xưng danh “Nhà nước Hồi giáo ISIL, nay đang thách đố cả thế giới. Lãnh đạo hệ phái Shia thì có các Giáo chủ Iran hay sản phẩm của họ, là lực lượng khủng bố Hezbollah tại Lebanon, hay lực lượng Hamas trong cộng đồng Palestine trên Dải Gaza. Nhờ Tổng thống Barack Obama, Iran đang được giải vây và còn tiếp tục bênh vực chế độ Bashar al-Assad tại Syria, với sự hỗ trợ của Liên bang Nga và Trung Quốc.

Ở giữa hai xu hướng lớn này – Hồi giáo thế quyền theo xã hội chủ nghĩa và Cách mạng thần quyền của Hồi giáo cuồng tín – là một số vương quốc Á Rập theo chế độ quân chủ, từ Maroc đến Jordan và Vịnh Ba Tư, như Saudi Arabia, Kuweit, Bahrain. Họ e sợ cả hai trào lưu cách mạng đó, và tìm sự bảo vệ của Tây phương.

Đó là các nước Hồi giáo được gọi là "ôn hoà" - vì thân Tây phương và chống "Cách mạng Hồi giáo" của xu hướng thần quyền - nhưng đa số vẫn còn nạn độc tài. Ngoại lệ có thể đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay, thí dụ như Vương quốc Maroc.

Xen trong mớ bòng bong đó còn có các thị tộc, lãnh chúa, các lực lượng võ trang và thậm chí đạo tặc.

Và giữa ba khối sắc tộc lớn nhất - người Thổ, Ba Tư và Á Rập - thì khối Á Rập có mật độ hỗn loạn cao nhất vì phân tán vào hơn hai chục quốc gia, đa số bị các lãnh tụ khống chế cho những tham vọng riêng, với màu sắc Á Rập.

Còn lại, xu hướng dân chủ là sản phẩm hiếm có trên thị trường Á Rập.

Nhiều người có học hoặc khá giả thì đã nhập cư vào các nước Tây phương và lên tiếng thay cho dân Á Rập theo lý luận quen tai làm truyền thông Tây phương tưởng thật! Những người còn ở trong nước thì bị quy tội "tay sai" của Tây phương, hay Mỹ đế, và bị diệt trừ thẳng tay mà các nước Tây phương chỉ có thể bênh vực một cách yếu ớt.

Khi Liên Xô tan rã hơn hai chục năm trước, khối Á Rập Đỏ suy vong. Ngày nay, họ chỉ còn có thể bám víu vào hai cường quốc độc tài là Liên bang Nga - hậu thân của Liên Xô – và Trung Quốc.

Còn lại, xu hướng "Cách mạng Hồi giáo" thì bị lão hóa, tư tưởng già nua lạc hậu chỉ còn sức thuyết phục nhờ khả năng khủng bố và trước đó, nhờ tinh thần ngu dân và luận điệu chống Tây phương. Trong khi ấy, xu hướng dân chủ vẫn non yếu, thiếu tổ chức và dễ bị quy chụp tội thân Tây phương. Và quan trọng nhất, các nước Tây phương thì đang gặp nhiều vấn đề bên trong nền kinh tế và xã hội, kể cả hiện tượng dân số tại Âu Châu bị lão hóa trước đà sinh sản của di dân mà đa số là gốc Hồi giáo, từ các thuộc địa cũ.

***

Khi Liên Xô suy vong, người ta tưởng rằng đấy là cơ hội bùng phát dân chủ.

Thật ra, đó chỉ là "Hội chứng 1989": chỉ có các nước Đông Âu là được giải phóng nhờ phản ứng quốc gia dân tộc chống Nga, nhờ sức hút của Tây Âu và sự yểm trợ thất thường của Hoa Kỳ. Chứ Liên bang Nga bị khủng hoảng với nền dân chủ giả hiệu thời Boris Yeltsin. Rồi tái xuất hiện từ năm 2000 với ách độc tài của Vladimir Putin, trong nỗ lực khôi phục lại những gì Liên Xô đã mất. Trung Quốc thì cải cách mà vẫn triệt hạ dân chủ, với thành tích là vụ tàn sát Thiên an môn năm 1989.

Trong “Mùa Xuân Á Rập”, người ta gặp lại "Hội chứng 1989", một sự hồ hởi sảng – chữ Mùa Xuân này xuất phát từ “Mùa Xuân Praha” của Tiệp Khắc năm xưa.

Cả Liên bang Nga và Trung Quốc đều có mối lo Hồi giáo bên trong và không chấp nhận được những hiện tượng dân chủ hay độc lập trong thế giới Hồi giáo. Họ lại có kinh nghiệm và tổ chức khuynh đảo nên có khả năng xử lý – phá hoại – vượt xa Tây phương.

Bây giờ, khi thế giới Á Rập bị rúng động, người ta thấy ra khung cửa hẹp của dân chủ giữa hai bờ vực đầy quyến rũ cho quần chúng u mê. Là chủ nghĩa độc tài quân phiệt và Cách mạng Hồi giáo cuồng tín. Điều đáng sợ hơn vậy là sự giao thoa, như cái bình thông đáy, giữa hai xu hướng này. Tổ chức "Huynh đệ Hồi giáo" theo hướng cách mạng thần quyền vẫn tiếp tục phát triển cơ sở và còn mở rộng cơ hội hợp tác với chế độ độc tài quân phiệt trong giai đoạn giao thời hiện nay.

Đấy là những gì đã thấy tại Ai Cập và đang thấy tại Iraq, Sysia hay Libya với lực lượng ISIL...

Nghịch lý ấy thật ra dễ hiểu: hai xu hướng độc tài và thần quyền cực đoan đều có kẻ thù chung là tinh thần dân chủ Tây phương. Là Tây phương, là Thiên chúa giáo, Israel hay "Đế quốc Mỹ". Trong khi ấy, Tây phương thì hời hợt, truyền thông nông cạn và dư luận thiếu kiên nhẫn nên, ở trên cùng, lãnh đạo rất sẵn sàng đổi ý. Năm 1989, họ đã đổi ý với Trung Quốc sau vụ thảm sát Thiên an môn, bây giờ cũng dập dừng bất định trước cảnh đàn áp tại Syria.

Vì vậy, thế giới Á Rập chưa thể sớm có dân chủ như người ta trông đợi. Mà vì khu vực ấy lại liên quan đến cuộc chiến chống khủng bố và hai chiến trường Iraq và A Phú Hãn của Hoa Kỳ, ưu tiên của nước Mỹ sẽ còn bị thu hút vào đây.

Điều ấy có nghĩa là nước Mỹ chưa sẵn sàng quay lại đối phó với Trung Quốc trong thế mạnh. Đấy mới là kịch bản bất lợi cho Việt Nam! Vậy mà nhiều người vẫn nuôi ảo giác là nhờ Cách mạng Hoa nhài hay Hoa Kỳ mà Việt Nam sẽ có dân chủ!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.