Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Lê Văn Khôi

21/01/201600:01:00(Xem: 5853)
LÊ VĂN KHÔI
 (? - 1834)
     Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng. Tổ tiên ông họ Nguyễn, sau đổi theo họ của tổ mẫu là họ Bế, nên tên ông là Bế Nguyễn Nghê, lúc Lê Văn Duyệt nhận làm con nuôi, đặt tên là Lê Văn Khôi. Khi Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt vào Nam, đưa ông theo làm Phó vệ úy. 
.
     Năm 1832, Lê Văn Duyệt mất, triều đình Huế bổ nhiệm Tổng đốc Nguyễn Văn Quế và Bố chánh Bạch Xuân Nguyên thay thế, họ cai trị dân hà khắc, nên ông mạnh mẽ phản đối chính sách cai trị của triều đình Huế, hơn nữa những người này lại vu khống Tả quân Lê Văn Duyệt nhiều tội, khiến cho ngôi mộ của Tả quân bị xiềng và Lê Văn Khôi cũng bị bắt giam vào tù.
 .
     Trong ngục, ông đã ngầm liên kết được với một số quan quân bên ngoài, rồi phá ngục, dấy binh chiếm thành Gia Định, bắt được Nguyễn Văn Quế và Bạch Xuân Nguyên đem giết để báo thù cho nghĩa phụ là Tả quân Lê Văn Duyệt. 
     Cuộc dấy binh vào tháng 6 năm 1833, ông tự xưng Bình Nam Đại nguyên soái. Triều đình Huế cử binh đánh dẹp nhưng lực lượng của ông vẫn cầm cự tới 2 năm (1833-1834).    

.  
     Sau đấy, Vệ úy Thái Công Triều phản bội đầu hàng triều đình Huế, lực lượng của ông mới bị nguy khốn và ông bị bệnh mất. 
      Lực lượng của ông vẫn kiên cường chiến đấu, cử con của ông là Lê Văn Cầu lên thay nhưng không đủ sức chống lại quân triều đình, nên đến tháng 7 năm 1835, thì bị quân triều đình đánh dẹp tan. 
.
     Quân triều đình đã bắt hơn 1830 người đem giết, gom tất cả thi thể chôn chung vào một huyệt, gọi là “Mả Ngụy”. Còn Lê Văn Cầu, một giáo sĩ người Pháp là Marchand, một người Minh hương là Mạch Tấn Giai và tướng của ông là ông Hoành và ông Trắm, đều bị bắt bỏ vào củi, giải về kinh thành Huế đem xử lăng trì.
.
        Cảm khái: Lê Văn Khôi
 .
              Lê Văn Khôi, hận khó khăn nguôi
      Phá ngục dấy binh, vang đất trời!
      Chống chọi triều đình, bền bỉ chống
      Đúng sai, phê phán để khuyên đời?!
.
Nguyễn Lộc Yên 

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thụy Khuê là môt nhà nghiên cứu và phê bình văn học nổi tiếng. Bà sinh năm Giáp Thân, 1944, tại Hải Hậu, Nam Định
Tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân trong Giai phẩm Việt Báo Xuân Mậu Tý vừa xuất bản bỗng soi ra nhiều chuyện bất ngờ từ một cuốn phim đã bị lãng quên
Tại Saigon sau tháng Tư 1975, sách vở miền Nam bị đốt, nhà văn miền Nam bị cầm tù.  Riêng “Giải Khăn Sô Cho Huế” cuốn sách viết về Huế Mậu Thân
Bốn mươi năm đúng đã trôi qua, kể từ biến cố đau thương Tết Mậu Thân 1968. Quãng thời gian gần nửa thế kỷ, đủ dài cho mấy thế hệ dã lớn lên
Nhà thơ Vương Đức Lệ đã ra đi vào lúc 13:50 trưa  ngày  20 Tháng Giêng 2008 tại Virginia
Trước và sau Đại hội X đảng Cộng sản (CS), tin tức thật là ồn ào về vụ PMU 18 và chuyện các cô gái Việt trưng hàng tại Saigon hay được rao bán công khai
Mỗi khi năm hết Tết đến, ai cũng có cảm tưởng: Thời gian đi mau quá! Mới hôm nào đây còn nghe tiếng súng nổ vang trời trong dịp Tết Mậu Thân 1968
Biến cố tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn còn rỉ máu
Tang lễ của Cố Đại Tướng CaoVăn Viên được Cử hành vô cùng trang trọng theo lễ nghi quân cách trong ba ngày
Bài sau đây của tác giả Vũ Linh Châu là một góp ý ngữ học về một vấn đề đã được tranh luận từ lâu. Thực ra, đứng về mặt bút pháp nói chung
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.