Hôm nay,  

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tiếp tục kêu gọi Tổng Thống Obama vận động trả tự do cho tù nhân đấu tranh nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng

17/01/201608:00:00(Xem: 4893)

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tiếp tục kêu gọi Tổng Thống Obama vận động trả tự do cho tù nhân đấu tranh nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng

.
(Garden Grove, CA)
Trong cố gắng tạo sự quan tâm về trường hợp tù nhân đấu tranh cho nhân quyền BùiThị Minh Hằng, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn một lần nữa yêu cầu Tổng Thống  Barack Obama giúp đỡ. Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã liên lạc trước đây với Tổng Thống Obama vào Tháng 5, Năm 2015, và hy vọng   lập tức tạo được sự quan tâm trong trường hợp bà Minh Hằng hầu đưa đến sự trả tự do cho Bà.
.

“Nhân dịp sắp tròn 2 năm ngày bà bị bắt vào Tháng 2, Năm 2014, tôi nghĩ đây là lúc kêu gọi Tổng Thống  Barack Obama một lần nữa yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho Bà Minh Hằng,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Tôi hy vọng Tổng Thống và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ  chuyển tiếp âm vang kêu gọi của chúng ta đến chính quyền Việt Nam hầu Bà Minh Hằng được trả tự do.”
.

Trong lá thư mới nhất, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn một lần nữa nhấn mạnh sự kiện giam bắt vô cớ và tuyên án tù Bà Minh Hằng 3 năm. Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn cũng chia sẻ với Tổng Thống  Obama  rằng Bà đã nhận lá thư do con trai Bà Minh Hằng gởi đến vài tuần sau khi Bà viết thỉnh thư yêu cầu Tổng Thống can thiệp thả Bà MinhHằng vào năm 2015. Trong lá thư, con trai Bà Minh Hằng là anh Trần Bùi Trung cảm ơn Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã nỗ lực vận động hầu đem lại sự tự do cho mẹ của anh. Chính lá thư này đã khích lệ Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tiếp tục vận động và tạo sự chú ý dư luận đối với trường hợp Bà Minh  Hằng bị bắt.”

“Bà Minh Hằng là một nhà vận động cho nhân quyền và không ngừng đấu tranh cho quyền tự do ngôn ngữ căn bản tại một quốc gia mà chính quyền thường xuyên đàn áp những tiếng nói đối lập,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Bà Minh Hằng xứng đáng được tự do và đoàn tụ với gia đình.”
.

Vận động trả tự do cho Bà Bùi Thị Minh Hằng rất quan trọng đối với Thượng Nghị Sĩ  Janet  Nguyễn vì sức khỏe của Bà Minh Hằng ngày càng suy thoái trầm trọng, kể từ khi Bà bị giam giữ. Trong suốt thời gian bị giam, Bà Minh Hằng còn bị các tù nhân khác ngược đãi và thường bị biệt giam.

Lá thư của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được gởi đến Tổng Thống  Barack Obama, đồng thời được gởi đến Ngoại Trưởng  John  Kerry, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt  Nam Ted Osius, và nhiều nhà lập pháp tại Quốc Hội Hoa Kỳ.


.
.

Ý kiến bạn đọc
17/01/201616:24:12
Khách
Đáng mừng, cộng đồng người Việt cũng đã làm được một việc có ý nghĩa. Đó là góp phiếu cho một người Việt thuộc bên có truyền thống gìn giữ văn hoá HK, giá trị gia đình, sự tự do và có lập trường cứng rắn đối với cs.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, cuộc chiến tàn khốc ở Châu Âu, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto từng tuyên bố: “Giờ đây khi những chiếc mặt nạ đã tháo xuống, sẽ chỉ còn lại bộ mặt lạnh lùng của chiến tranh.” Nguyên thủ quốc gia Phần Lan, tại vị hơn một thập niên, đã gặp gỡ Tổng thống Vladimir V. Putin nhiều lần theo chính sách của Phần Lan trong việc tiếp cận với Nga, quốc gia có chung đường biên giới dài gần 835 dặm. Tuy nhiên, chính sách đó, cùng với ảo tưởng của Châu Âu về việc ‘làm ăn bình thường’ với ông Putin, đột nhiên tan thành mây khói.
Trong tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khi họp báo nhân chuyến thăm Kazakhstan đã nói rằng nếu Trung Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ TQ với Mỹ và phần còn lại của thế giới: Ông nói: "Trung Quốc không thể hai mặt khi nói đến sự xâm lược của Nga ở Ukraine."
Tính đến ngày 24-2-2023, cuộc tấn công của Tổng Thống Nga Putin vào thủ đô Kiev của Ukraine tròn đúng một năm. Nhìn dưới bất cứ góc độ nào, đây là cuôc tấn công trên một qui mô lớn, mỗi mũi nhọn của cuộc tấn công phải được Moskova nghiên cứu tường tận...
Đất nước “được” dẫn dắt bởi một đám người nông nổi, tiểu tâm, ngu tối, và thiển cận nên vấn đề (tất nhiên) không chỉ giới hạn vào ngôn ngữ. Họ còn tạo ra một “cái nền dân trí luôn là mảnh đất cho hận thù, ngờ vực và chia rẽ” nữa...
Sau 20 năm thi hành Nghị quyết về “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tình hình đoàn kết trong nước và giữa người Việt Nam ở nước ngoài với đảng Cộng sản cầm quyền vẫn mờ nhạt hơn bao giờ hết...
Hôm trước ngày kỷ niệm một năm chiến tranh Ukraine, Đại Hội Đồng LHQ lên tiếng kêu gọi Putin hảy rút hết quân đội Nga ra khỏi biên giới được quốc tế nhìn nhận của Ukraine, ngay lập tức, vô điều kiện (afp), để tái lập một nền hòa bình chánh đáng và bền vững...
Vài lời tâm huyết của Kỹ sư Nguyễn Đức Tiến, một chuyên gia kỳ cựu về Địa chất & Dầu khí, nhân đọc bài chuyên luận công phu “Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên một ĐBSCL đang chết dần” của nhà văn Ngô Thế Vinh. Việt Báo trân trọng giới thiệu…
Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng nhất trong trật tự thế giới hiện đại. Trong các phân tích về chính sách ngoại giao hiện nay, chủ đề Hoa Kỳ luôn gây nhiều thu hút cho công luận.Nhìn trong toàn cảnh, dường như Hoa Kỳ luôn bị dao động giữa hai thái cực của chủ thuyết quốc tế và cô lập. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Những lý thuyết hay truyền thống nào làm cho Hoa Kỳ phải lâm cảnh như vậy? Có những yếu tố nào khác đã gây ảnh hưởng không? Dĩ nhiên, đề tài này đã có vô số các sách vở bàn đến và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.Nói chung, câu trả lởi đơn giản nhất cho vấn đề là diễn biến tùy thuộc vào hai khía cạnh chủ yếu, một là tình trạng của hệ thống quốc tế luôn biến động và hai là Hoa Kỳ có còn là một tác nhân duy nhất tự quyền định đoạt không. Vấn đề lý thuyết trong mối bang giao quốc tế trở thành tâm điểm trong thế giới quan của người quan sát.
Chiến tranh đang tái định hình lại thế giới. Ngoài những tổn thất về sinh mạng và vật chất, chiến tranh còn làm thay đổi số phận của các xã hội và quốc gia; của các thị tộc, các nền văn hóa và các nhà lãnh đạo. Chiến tranh lập ra các đường tiếp cận mới đối với các nguồn lực và sức ảnh hưởng, xác định ai có gì – và ai không có gì. Nó cũng đặt ra tiền lệ về cách biện minh cho các cuộc xung đột khác trong tương lai và các cuộc chiến có thể sẽ sắp lại bàn cờ chính trị thế giới.
✱ RFI: Hersh cáo buộc các thợ lặn của Hải quân Hoa Kỳ đã đặt bom phá hủy đường ống Nord Stream dưới biển Baltic vào tháng 9 năm ngoái - Hersh, hiện đã 85 tuổi, đã từng bị buộc tội truyền bá thuyết âm mưu vô căn cứ. ✱ TASS: Liên Hợp Quốc không thể xác minh bài viết của một nhà báo Mỹ về việc Washington đứng sau các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ✱ Russia Today: Quốc hội Nga đã thông qua kiến nghị yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra về các vụ nổ vào tháng 9 năm ngoái tại các đường ống dẫn dầu ở biển Baltic mà các thành viên của hội đồng này đã đổ lỗi cho Mỹ gây ra...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.