Hôm nay,  

Cụ Đặng Cao Ruyên, Nhà Kiều-Học Số 1 Ở Hải-Ngoại Đã Ra Đi

11/01/201600:01:00(Xem: 8003)

CỤ ĐẶNG CAO RUYÊN, NHÀ KIỀU-HỌC SỐ 1

Ở HẢI-NGOẠI ĐÃ RA ĐI

.
Nguyễn Ngọc Bích

 

            Cụ Đặng Cao Ruyên, được nhiều người xem là nhà Kiều-học số 1 ở hải-ngoại, vừa ra đi tối thứ Năm, mồng 7 tháng 1, 2016, tại Milpitas, hưởng thọ 89 tuổi.  Sinh 1927 ở Sơn-tây, ông đã gần như phục-vụ cả đời trong binh-nghiệp.  Trước khi mất miền Nam vào ngày 30/4, ông là sĩ-quan thuộc Phòng Tổng-quản-trị thuộc Bộ Tổng-tham-mưu Quân-lực VNCH ở gần Tân-sơn-nhất.  Theo cựu-đại-tá Vũ Văn Lộc, “Trung-tá Đặng Cao Ruyên là sĩ-quan thâm-niên và gương mẫu của Bộ TTM/QLVNCH.  Ông là sĩ-quan tham-mưu xuất sắc và tận-tâm đã từng được Trung-tướng Đồng Văn Khuyên khen ngợi và tin cậy.”

            Vẫn theo thông-báo của nhà báo Giao Chỉ Vũ Văn Lộc thì “trong thời-gian sống tại Hoa-kỳ, ông chuyên nghiên cứu về văn-học và đặc-biệt sưu tầm về truyện Kim Vân Kiều.  Ông đã biên khảo và xuất bản nhiều tác-phẩm về Kiều cũng như tổ-chức các buổi nói chuyện về đề-tài này.  Người bạn thân thiết của ông là Đại-tá Công-binh Lê Kim Ngô đã gọi Bác Ruyên là Kiều-gia hay Nhà học-giả về Kiều Nữ.”

blank

            Ngoài ra, lúc sanh-tiền, ông vốn còn là người sinh-hoạt lâu năm với các bạn hữu trong làng văn-học cao-niên.  Ông mất đi để lại nhiều thương tiếc cho bằng hữu.

 .

Một người kỹ tính

 .

            Là một người đã duyệt bản cho ba cuốn sách của cụ Đặng Cao Ruyên, tôi có thể nói là cụ vô cùng kỹ tính.  Do một sơ xuất của cá-nhân chúng tôi, tôi đã viết sau một bìa sách của cụ là cụ dạy ở trường Nguyễn Bá Tòng Sài-gòn.  Mặc dầu trong thư viết cho tôi về cuốn sách đó, cụ đã chia xẻ, “gia đình chúng tôi, nhất là tôi và nhà tôi rất vui khi nhận được cuốn sách mới Truyện Kiều: Tác giả, Nhân vật và Luân lý.  Sách rất đẹp, 29 bức tranh cũng rất đẹp, nhất là 23 bức của Bác Mai Lân đã được Bác bỏ công sức ra xóa hết những nét mực đen chạy ngang qua tranh.  Về ‘Lời Giới Thiệu’ của Cơ-sở Xuất bản nơi đầu sách và trang bìa sau cuốn sách viết thật hay, ngoài ước mong của chúng tôi.”  Mặc dầu vậy, cụ cũng đã nhắc: “Sự thực, chúng tôi không dạy ở Trường Trung-học Nguyễn Bá Tòng Sài-gòn mà chỉ dạy ở trường trung-học Nguyễn Bá Tòng Gia Định, số 4 đường Hoàng Hoa Thám, tỉnh lỵ Gia Định (chi nhánh của Trường Trung-học Nguyễn Bá Tòng Sài-gòn).”  Chưa kể còn một hai sai sót khác nữa mà chúng tôi không tiện ghi lại ở đây vì chỉ muốn chứng minh sự chi ly, cặn kẽ, tôn trọng sự thật của cụ.

            Chính cái tính chi ly, cặn kẽ đó của cụ đã biến cụ thành một nhà biên khảo hàng đầu về văn-học của Việt-nam và nhất là về Nguyễn Du và Truyện Kiều.  Dù như cụ đã ở gần một phần tư thế-kỷ trong quân-đội, và đã phải trả giá cho nó bằng nhiều năm phải đi “học tập cải tạo” sau khi Cộng-sản vào thành, cụ đã biến những ngày ở tù thành những ngày học tập thực-sự khi cụ tìm cách đọc hết cả những gì người ta đã viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều ở cả hai miền.  Cái vốn thu thập này khi ra hải-ngoại, cụ đã biến nó thành một tài-sản vô giá.  Ta hãy nghe nhà báo Lâm Văn Sang viết trong Việt Mercury số ra ngày 6 tháng 8, 1999:

            “Trong số ngày 5 tháng 11, 1993, của tuần báo Hoa Đàm, lần đầu tiên người ta đọc thấy bài ‘Thuật Đánh Ghen trong Truyện Kiều của Nguyễn Du’ của ông Đặng Cao Ruyên. [. . .]  Bài viết của ông về Kiều sau đó xuất hiện thường xuyên hơn trên nhiều báo và tập san văn hóa phát hành ở San Jose và các nơi.  Cho đến nay theo tác giả thì ông đã hoàn tất được 35 bài ‘Khảo luận về Nguyễn Du và Truyện Kiều.’ [. . .]  Loạt bài thứ hai của ông có tính cách chuyên môn hơn, mang tên ‘Chữ nghĩa Truyện Kiều,’ gồm 46 bài trong đó ông đặc biệt bàn đến sự khác biệt trong câu và chữ trong hai ấn bản đầu tiên của Truyện Kiều, bản Phường và bản Kinh. [. . .]  Loạt bài thứ ba lại càng chuyên biệt hơn mang tên ‘Thư mục Nguyễn Du’ [đã in 175 kỳ].  Đây là một công trình thu thập, liệt kê tất cả những sách, báo, tạp chí ở các nơi có đề cập đến Nguyễn Du và Truyện Kiều.”

            Xem thế thì đủ biết tổng-tác-phẩm của cụ Đặng Cao Ruyên về Nguyễn Du và Truyện Kiều nó đồ sộ đến chừng nào.

 .

Tác-phẩm: “Bể Dâu trong Dòng họ Nguyễn Du” (2002)

 .

            Vấn-đề là làm cách nào để những tác-phẩm của cụ đến được gần độc-giả, nhất là những ai có ý đào sâu sự hiểu biết của mình về đại-thi-hào của nước ta và tuyệt-tác-phẩm của ông.  Chuyện này đặc-biệt quan-trọng trong một giai-đoạn mà Việt-nam đang ra với thế-giới, mà thế-giới đang cần tìm hiểu về chúng ta.  Như ta có thể thấy trong việc cả Tổng-thống Clinton khi sang Việt-nam năm 2000 đã lẩy Kiều (“Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời”) và Phó-tổng-thống Joe Biden mới năm ngoái cũng biết nói: “Hoa tàn mà lại thêm tươi / Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.”

            Chính vì biết như vậy mà ngay từ đầu thiên-niên-kỷ, Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ đã xin được in sách của cụ trong một dạng dễ cầm dễ đọc.  Quyển đầu tiên Tổ Hợp in ra cho cụ là cuốn Bể Dâu trong Dòng họ Nguyễn Du.  Cuốn sách được chăm sóc đặc-biệt và họa-sĩ Võ Đình đã phẩm-bình: “Cuốn sách có cái bìa ngộ quá.  Ai đó đã biết dùng computer làm bìa rồi!  Mình thì chưa, còn làm kiểu ‘cắt dán.’  [. . .]  Bắt đầu từ trang 62, đọc ‘Bể dâu… [tức tiểu-sử] Nguyễn Du’ thật thú vị -- ôi, ‘Trăm năm trong cõi người ta’… Không lúc nào bằng lúc này, hãy nhớ câu viết của Henry James, ‘Làm được gì, ta làm.  Có gì, ta cho.’  Tình trạng sách vở thê thảm, ai chả biết!”

            Tuy-nhiên, vẫn có một vài tiếng nói lạc-quan hơn như của nhà văn Võ Phiến sau đây: “Cuốn sách của ông Đặng Cao Ruyên anh gửi cho thật quí hóa.  Bài giới-thiệu của anh nêu rành rẽ từng ưu-điểm của tác-phẩm.  Tôi khoái nhất vài chục tấm hình từ trang 179 đến 196.  Tôi từ bé đến giờ, chưa hề trông thấy các bản in nôm, bản chép tay, bản quốc-ngữ nào thực-hiện trước 1930.  Nào bản Lâm Nọa Phu, bản Liễu Văn Đường, bản Chiêm Vân Thị, nào bản Trương Vĩnh Ký, bản Quan Văn Đường, bản Phạm Kim Chi, Chu Mạnh Trinh v.v.  Toàn tên nghe nhưng mắt chưa từng [thấy].  Nay được trông rõ (dù chỉ là hình bìa), khoái quá.  Quả như anh nói: ‘một bức hình bằng 10.000 chữ.’” (Thư viết từ “Los Angeles đầu năm Nhâm Ngọ”)

 .

Tác-phẩm: “Truyện Kiều: Tác giả, Nhân vật và Luân lý” (2005)

 .

            Với tác-phẩm thứ hai in ba năm sau, tác-giả Đặng Cao Ruyên đã đặt được ra hẳn một mốc học-thuật mà cho đến nay chưa ai qua mặt được về nghiên cứu về Truyện Kiều.  Cũng như Đào Duy Anh trước kia đã trứ-tác được một tác-phẩm trứ-danh, Từ điển Truyện Kiều, thì cụ Đặng Cao Ruyên cũng đã hoàn-tất được một bộ sách vĩ đại thuộc loại “companion” (tiếng Pháp là “vademecum,” đi đâu cũng phải có mang theo) đối với bất cứ ai có tham-vọng nghiên cứu vào chiều sâu về Nguyễn Du và Truyện Kiều.  Bộ này có hai tập và Tập I mang tên Truyện Kiều: Tác giả, Nhân vật và Luân lý, bìa cứng, khổ lớn (22 cm x 15 cm), in rất đẹp.

            Đúng như tên sách, phần đầu cuốn sách là một tiểu-sử khá chi-tiết về Nguyễn Du (1765-1825), đi từ trang 15 đến 59.  Các nhân-vật được giới-thiệu qua thơ lấy ở trong truyện: Hồn ma Đạm Tiên (85-105), Kiều (107-138), Mã Giám Sinh (139-163), Thúc Sinh (165-189), Hoạn Thư (191-210), Từ Hải (211-261), Thúy Vân (263-280), ba nhân-vật tử tế (Mụ quản gia, Giác Duyên, Tam Hợp, 281-296), và cuối cùng là hệ-thống đặt tên rất có ý nghĩa trong truyện.  Cuối cùng là một vấn-đề đã từng làm đổ mực của rất nhiều người từ Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, đến Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế v.v.  Liên-hệ đến vấn-đề này là liệu có những câu Kiều không nên giảng cho học-sinh?  Tác-giả kết bằng một luận-văn: “Lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều đối chiếu” (giữa bản gốc tiếng Hoa của Thanh Tâm Tài Nhân và bản tiếng Việt của đại-thi-hào của chúng ta).

 .

Tác-phẩm: “Truyện Kiều: Nghệ thuật và Lan tỏa” (2010)

 .

            Mặc dầu cụ đã hoàn-tất tập này từ lâu nhưng loại sách này, tuy rất giá-trị song vẫn chưa quen với độc-giả bình-thường nên bán hơi chậm, bởi nó đòi hỏi một giới độc-giả thật chọn lọc.  Vì thế mà phải đợi 5 năm sau Tập I, Tổ Hợp mới dám đưa ra Tập II của bộ mà tác-giả muốn gọi là “Truyện Kiều nhìn từ nhiều góc độ.”  Trong Tập II này, cụ Đặng Cao Ruyên đã bàn tới những đề-tài như:

            “Việt hóa nguyên tác” (Nguyễn Du làm cách nào để biến một tiểu-thuyết văn xuôi của Trung-hoa thành một đại-tác-phẩm thơ của Việt-nam?)

            “Nghệ thuật tả” cảnh trong Truyện Kiều (như Bóng nga, Hoa, Phong cảnh) hoặc khóc, cười trong truyện.

            “Truyện Kiều đi vào lòng người” với rất nhiều thể-loại cảm-tác từ Truyện Kiều (Biểu, Phú, Văn tế, Văn sách…, Thơ, Ca—như Hát nói, Hát truyện, Hát Quan họ, Hát trống quân, Hát xẩm, Hát ru, Hát ví, Hát giặm, các điệu ca, hò, ngâm, tranh minh-họa, tân-nhạc, điêu khắc, điện-ảnh, Chèo, Tuồng, Lẩy Kiều v.v. và v.v.), chưa kể “Đố Kiều, Đối Kiều” và “Bói Kiều”…

            Cuối cùng là phần “Thẩm định và Lan tỏa” trong đó có chuyện dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế-giới và “Những cái nhất của Nguyễn Du và Truyện Kiều.”

            Tập này còn có những trang minh-họa bằng màu rực rỡ như:

            “Phụ Lục I: Truyện Kiều trong tranh dân gian” truyền-thống Đông-hồ, Hàng Trống, Sịa (trang 115-141)

            “Phụ Lục II: Minh họa Truyện Kiều” bởi những họa-sĩ thời-danh tân-thời (trang 245-270)

            “Phụ Lục III: Truyện Kiều ra với Thế giới” chụp bìa các Truyện Kiều dịch sang nhiều thứ tiếng (Pháp, Anh, Nga, Nhật, Ba-lan, Trung-hoa, Tiệp, Đức, Rumani) (trang 371-396)

            Tóm lại, hai tập I & II trên đây cộng lại thành một bộ sách không thể thiếu đối với những ai muốn thấu hiểu “đệ nhất tài-tử” của văn-học Việt-nam, một bông hoa vĩ đại không thể héo tàn được.  Đây có lẽ là bộ “companion” đầu tiên ta có trong tiếng Việt về một đại-tác-phẩm như ở các nước tân tiến người ta có những bộ như The Oxford Companion to Shakespeare hoặc The Cambridge Companion to English Literature v.v.  Thường một bộ như thế này đều là do một nhà xuất bản lớn của đại-học như Harvard hay Yale mới đủ sức làm nổi.  Riêng sự-kiện một nhà xuất bản như Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ làm nổi với ba cuốn sách của cụ Đặng Cao Ruyên là một nỗ lực phi thường của người Việt hải-ngoại nhắm vào việc duy trì và phát huy văn-hóa của chúng ta ở nước người.

 .

Tác-phẩm: “Thư-mục Nguyễn Du và Truyện Kiều”

 .

            Như bài giới-thiệu của nhà báo Lâm Văn Sang trên Việt Mercury mà chúng tôi có trích dẫn phía trên, cụ Đặng Cao Ruyên còn có một thư-mục vĩ đại về Nguyễn Du và Truyện Kiều mà cụ đã cho in thành 175 kỳ trên Việt Nam nhật báo của Quỳnh Thi ở San Jose, California.  Cộng cả 175 kỳ này thì chúng ta có khoảng trên 5000 trang sách.  Cụ có ngỏ ý với Tổ Hợp là muốn được in thành sách nhưng rồi Tổ Hợp đã cảm thấy không có đủ sức in một bộ sách như vậy, có thể phải thành khoảng 10 tập 500 trang một.  In một bộ sách như vậy thì không biết để vào đâu và có được bao nhiêu người mua.

            Vì vậy mà cá-nhân chúng tôi đã bàn với Viện Việt-học ở Quận Cam là không hiểu Viện có dám đảm đương việc biến trên 5.000 trang đó thành một bộ CD-Rom như bộ Nam Phong tạp chí của Phạm Quỳnh mà Viện đã thực-hiện cách đây gần 10 năm.  Câu chuyện còn đang thương lượng thì sức khỏe của cụ ngày càng suy nhược và cuối cùng nỗ lực đó đã phải bị bỏ dở dù như cụ đã hoàn-tất bộ sách.

            Để có một khái-niệm về bộ sách Thư-mục Nguyễn Du và Truyện Kiều này, tôi chỉ xin nêu ra một hai dữ-kiện cho ta thấy tầm quan trọng của bộ sách.  Năm 1965 là năm kỷ-niệm 200 năm sinh Nguyễn Du, cả miền Bắc lẫn miền Nam đều có một số sinh-hoạt đánh dấu mốc thời-gian này.  UNESCO cũng tham-gia theo sự gợi ý của Ủy-ban UNESCO ở Sài-gòn và Trường Viễn-đông Bác-cổ của Pháp (EFEO, Ecole française d’Extrême-Orient) ở Pháp năm đó cũng tham-gia với cuốn Mélanges sur Nguyễn Du do hai giáo-sư Maurice Durand và Tạ Trọng Hiệp chủ-biên.  Nhân dịp này, hai giáo-sư Lê Hữu Mục và Bửu Cầm ở Sài-gòn cũng có ra một cuốn Thư mục về Nguyễn Du (1765-1820) 139 trang do Bộ Giáo-dục in ra.  Trong tập này có ghi hơn 600 tên sách và các bài báo viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều, và cũng chỉ có ghi tên sách hay bài báo và tác-giả cùng xuất-xứ.

            Riêng cuốn Thư-mục của cụ Đặng Cao Ruyên thì không chỉ ghi tên tác-giả, tên sách hay bài báo, mà còn có cả đầy đủ những chi-tiết xuất bản hay xuất-xứ.  Ngoài ra, lập-luận chính của những tài-liệu này cũng còn được thâu tóm đi kèm với từng mục để thành một thư-mục gồm trên 6000 mục (gấp 10 lần số mục trong sách của hai ông Lê Hữu Mục và Bửu Cầm) và thành một bộ sách trên 5000 trang.


.
.

Ý kiến bạn đọc
13/01/201622:47:25
Khách
Ong Cu co con trai la Bs Dang Cao Phuc va con Dau la BS Nguyen My Hanh
12/01/201621:41:52
Khách
Kinh thua tac gia. Cu Ruyen ra dinh vao ngay 7 thang 1, 2016; nham ngay 28 thang 11 nam At Mui tai San Jose. Theo chau duoc biet theo duong lich thi nguoi Viet khong dung chu "mong 7" ma phai la ngay 7, va cu Ruyen ra di tai San Jose. Chau xin loi toa soan la khong the dung tieng viet co dau tai cho lam viec duoc.
12/01/201617:39:04
Khách
Thương tiếc cụ Ruyên và cám ơn ông BÍch. Nguyễn-Xuân Nghĩa
11/01/201618:47:33
Khách
Bai viet ,de cho moi nguoi am tuong hieu ro van hoc cua vn ,hay qua thanh that cam on soan gia.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.