Hôm nay,  

Nhìn Lại Và Suy Ngẫm Muộn Màng Của Phó Ban Tuyên Giáo Đảng

09/01/201600:00:00(Xem: 6090)
Chưa bao giờ cuộc đấu đá một mất một còn đang diễn ra trên sân khấu nội bộ của triều đình đảng CSVN một cách gay gắt như đại hội đảng lần này. Thế nhưng, trong thời điểm quyết liệt ấy, Phó ban Tuyên giáo trung ương Vũ Ngọc Hoàng lại nhẩn nha ngồi “Nhìn lại và suy ngẫm” về những thành tích của cái gọi là 30 năm đổi mới mà lãnh đạo Hà Nội nào cũng tự hào.

Cũng chỉ là khẩu hiệu

Khi nhắc tới từ “đổi mới”, không ai không nghĩ tới Đại hội lần thứ 6 của đảng CSVN vào Tháng 12, 1986. Đó là một Đại hội mà nhiều đảng viên đã mở mắt kêu gào “Đổi mới hay là chết”…

Với hào quang “đánh thắng đế quốc Mỹ đầu sỏ”, Hà Nội tiếp tục thí nghiệm mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa khắp miền Nam vừa cưỡng chiếm từ Tháng 4, 1975.

Chỉ vỏn vẹn 10 năm sau khi đánh dẹp “tư sản mại bản” và tận tình vơ vét những gì còn sót lại của bọn tư bản thối nát, kinh tế ưu việt xã hội chủ nghĩa đã đẩy đất nước xuống vực sâu của đói nghèo và hỗn loạn. Đời sống người dân lâm vào cảnh lao đao vất vả, sáng khoai, chiều sắn, tối bo bo.

Thế là cuộc đổi mới buộc phải diễn ra, đơn giản là lập lại một cách nửa vời những nguyên tắc căn bản của kinh tế tư bản. Tức quay lại copy một phần con đường mà miền Nam Việt Nam đã đi và đã phát triển từ hơn 30 năm trước.

Tuy nhiên, vì chỉ copy nửa vời và luôn bị kìm hãm bởi cái thắng “định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, nên cuộc đổi mới ấy luôn đem lại sự sợ hãi triền miên cho đảng.

Trong bài viết của mình, ông Vũ Ngọc Hoàng cũng chỉ lập lại những lời lẽ tán dương cũ rích lâu nay về những thành tích hão huyền. Nào là “Công cuộc đổi mới do Đảng CSVN lãnh đạo đã giành được những thành tựu đáng kể…” Nào là “đưa đất nước vượt qua thời kỳ hết sức khó khăn và nghèo đói….” Đó là những gì mà người dân đã nghe đi nghe lại nhiều lần và ngao ngán đến tận cổ khi so sánh với thực tế.

Sau 30 năm, thành tựu nổi bật nhất chỉ tập trung vào quyền lực và quyền lợi duy nhất của đảng Cộng sản. Đảng nắm chặt độc quyền chính trị, từ đó mở rộng độc quyền kinh tế, lập ra các nhóm lợi ích để phân vùng thao túng nền kinh tế đất nước. Quyền lợi đất nước và nhân dân trở thành thứ yếu.

Cán bộ đảng từ trung ương đến địa phương coi việc bòn rút ngân sách quốc gia là chủ trương lớn, cùng nhau làm giàu phi pháp bằng mọi thủ đoạn hèn hạ nhất. Trung ương thì bán nước cho ngoại bang, địa phương thì vung tay cướp đất nhân dân để thủ lợi riêng.

Để bảo vệ thể chế độc tài của mình, suốt 30 năm gọi là đổi mới, đảng không ngừng đàn áp, bắt bớ, bóp nghẹt mọi quyền tự do công dân. Những cơ chế dân chủ giả hiệu tồn tại như những vòng cây kiểng, chỉ có nhiệm vụ tô điểm cho bộ mặt độc tài, lừa bịp người dân.

Sự trăn trối muộn màng

Thế nhưng lần này, bên cạnh những thành tựu đổi mới lừng lẫy ấy, Phó ban Tuyên giáo lại lớn tiếng kêu gọi đảng của ông: "Sớm có các bước đi phù hợp, cụ thể, tích cực nhằm đổi mới về chính trị, như việc kiểm soát quyền lực bằng quyền lực nhà nước, bằng cơ chế dân chủ, thông tin đại chúng và tự do ngôn luận, đổi mới quản lý nhà nước và phương thức lãnh đạo của Đảng…"

Người ta thấy ngay lời kêu gọi của Phó ban Tuyên giáo sắp về vườn chỉ là khẩu khí của một người muốn trốn tránh trách nhiệm và tội ác gây ra trong thời gian phục vụ. Vì lẽ nếu ông Hoàng thấy việc kiểm soát quyền lực bằng cơ chế dân chủ, hay bằng tự do ngôn luận là cần thiết, tại sao ông không nói ngay trong lúc còn quyền hạn trong tay?

Ông thừa biết cái gọi là cơ chế dân chủ, ở Việt Nam đã có quá đủ trên giấy tờ nhưng không bao giờ trở thành hiện thực. Vì lẽ đảng CSVN chỉ muốn dùng hai chữ dân chủ để trói buộc người dân trong vòng ảo tưởng.

Đảng cũng đang nắm trong tay một số lượng báo chí khổng lồ: 857 cơ quan báo chí và 67 đài phát thanh, truyền hình. Nhưng không vì thế mà Việt Nam “có nhân quyền và tự do báo chí hơn nhiều nước khác” như Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son từng tuyên bố.

Quan điểm rõ ràng của nhà nước Việt Nam, báo chí là công cụ của đảng và nhất định phủ nhận bộ phận báo chí tư nhân. Nay ông Vũ Ngọc Hoàng đòi kiểm soát quyền lực đảng bằng thực hiện dân chủ và tự do báo chí phải chăng chỉ là lời nói “cho phải đạo trước khi chia tay.”

Nhưng thật ra cũng có không ít lãnh đạo cao cấp của đảng vẫn thường nói suông như thế. Điều này cho thấy sự giả dối cố hữu của các đảng viên CSVN. Họ không bao giờ dám nói thật về những thất bại nặng nề khi đảng khư khư ôm lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm kim chỉ nam để đưa Việt Nam xuống hố sâu tụt hậu, nghèo đói.

Chỉ khi nào họ sắp về hưu hay bị thất sủng mới dám rón rén nói lên những sự thật phũ phàng. Tại sao phải chờ sắp cầm sổ hưu mới nói, phải chăng đó là dũng khí của những “hèn đại nhân” thời đại cộng sản?

Loay hoay không lối thoát

Kiểm soát quyền lực như ông Hoàng kêu gọi chỉ có thể thực hiện trong một thể chế mà ba quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp độc lập lẫn nhau. Bên cạnh đó, báo chí tư nhân được coi như một quyền lực thứ tư có tính cách bao trùm. Vì đó là nơi người dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình để góp ý hay phê bình chính phủ mà không sợ bị trả thù, bắt bớ, giam tù.

30 năm đổi mới định hướng xã hội chủ nghĩa không hề làm được chuyện đó. Hiến pháp 2013 sửa đổi vẫn duy trì và đóng đinh thật chặt vào Điều 4 để bảo vệ sự độc quyền của đảng cộng sản.

Nhiều lần các lãnh tụ đầu sỏ của đảng cũng kêu gọi cải cách nhưng đồng thời họ cũng từ chối, bài bác một hệ thống chính trị đa đảng. Đảng CSVN nhất định cố thủ trong pháo đài độc đảng, không ngần ngại tuyên bố nhất định không chia sẻ quyền lực với bất cứ ai.

Độc quyền chính trị sinh ra những đứa con tệ hại nhất. Nạn tham nhũng không ngừng lớn mạnh trở thành một lực lượng đắc lực song hành cùng đảng vơ vét tài nguyên đất nước, vun vén tài sản cá nhân càng ngày càng trắng trợn.

Ông Hoàng cũng như biết bao lãnh đạo cộng sản khác chưa bao giờ nghĩ được trong một thể chế dân chủ thực sự, đảng cầm quyền chỉ là một công cụ để những người có khả năng ra phục vụ đất nước theo chu kỳ bầu cử từ lá phiếu người dân một cách công bằng và minh bạch. Những công bộc của dân trong một chế độ dân chủ như vậy hoàn toàn khác với những đày tớ dân hiện nay chỉ biết bám lấy quyền lực để làm giàu trên sự đau khổ của người dân.

Muốn giải quyết tình trạng tụt hậu mọi mặt của đất nước phải dám nhìn vào sự thật. Sự thật ấy không có gì khác hơn là đảng CSVN phải đưa ra một lộ trình cải cách rõ ràng và tiến tới việc sinh hoạt nghị trường đồng đẳng với các đảng phái khác. Không thể chỉ bằng cách ngồi nói những lời nói suông như ông Hoàng nhằm giúp cho đảng CSVN tồn tại trong khi đất nước ngày lụn bại.

Xem ra, sự “Nhìn lại và suy ngẫm” của phó ban tuyên giáo chỉ là những lời hiến kế muộn màng trong bối cảnh đảng đang mò mẫm trong đường hầm không lối thoát.

Hay nói khác đi ông Vũ Ngọc Hoàng đã đem nước đổ đầu vịt.

Phạm Nhật Bình

Ý kiến bạn đọc
09/01/201621:06:55
Khách
Việt cộng chức lớn nào cũng nói vậy trước khi về vườn. Kiệt, Khải, Hùng, etc... Rõ ràng là chỉ ranh mảnh và HÈN!
Họ dùng chữ TÂM và TẦM như con vẹt.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.