Hôm nay,  

Thăm bạn già Trần Đình Liệu

12/31/201515:20:00(View: 16252)
 
Thăm bạn già Trần Đình Liệu

Tam Giang Hoàng Đình Báu

Nhân dịp cuối năm,vợ chồng tôi theo con cháu đi Las Vegas chơi.Lợi dụng thời gian nầy, chúng tôi đã đến thăm gia đình bạn Trần Đình Liệu đến định cư tại Las Vegas  từ ba năm nay.

Trần Đình Liệu sinh ngày 2-5-1940 tại làng Di Luân, Tổng Thuận Hóa, Phủ Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình. Di cư vào Nam năm 1954. Học Quốc Học Huế-Tú Tài II B. Nhập học khóa 11 trường Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang năm 1961.Khóa 11 mang danh hiệu Bảo Bình vì Bảo Bình là chòm sao thứ 11 trên hoàng đạo tính từ điểm xuân phân.Tôi và Liệu được sắp xếp nằm gần nhau trong khu vực mà bạn bè cùng khóa gọi là  “Xóm Nhà Lá” vì phần đông sinh viên trong khu vực nầy ham chơi hơn ham học.Thời đó Trần Đình Liệu đen như tây đen nên anh em tặng cho ‘nick- name’ là Lumumba.

.blankblank


So với 10 khóa đàn anh, khóa 11 đông nhất, 81 người gồm 65 dân chính, 8 cựu Không Quân, 5 cựu Hải Quân và 3 cựu Lục Quân. Sinh viên trẻ nhất vừa 18 tuổi(sinh năm 1943) và già nhất 35 tuổi( sinh năm 1926).

Năm 1972, Hạm Đội của Hải Quân/VNCH có nhiều Hạm Trưởng xuất thân từ Khóa 11. Đăc biệt khóa 11 có 2  Hạm Trưởng tham dự Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974. Khóa Bảo Bình11 lại có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo nhất Hải Quân/VNCH. Cũng có nhiều bạn sau khi ra trường đã học thêm và tốt nghiệp các bằng cấp dân sự ở Việt Nam và Hoa Kỳ.Từ ngày nhập khóa Đệ Nhất Bảo Bình năm 1961 cho đến nay năm 2016 tính ra đã 55 năm. Người nào cũng có một tiểu sử dài hoặc ngắn, còn sống hay đã qua đời, hy sinh cho tổ quốc hay mất tích trên đường vượt biển tìm tự do.Người trẻ nhất là Trần Quang Thiệu cũng là thủ khoa của khóa và người lớn tuổi nhất của khóa là Nguyễn Văn Tánh nay cũng đã tròn 90, cả hai đều còn sống.  Nguyễn Văn Tánh là Hạm Trưởng cuối cùng của HQ 502 hiện đang ở tiểu bang Utah.Tổng kết sau 55 năm khóa Đệ Nhất Bảo Bình đã có 25 người chết, hiện tại còn 56 người.
.

Bảo Bình Trần Đình Liệu, sau khi ra trường được làm tùy viên cho Tư Lệnh Hải Quân HQ Đại Tá Hồ Tấn Quyền.Tư Lệnh Hồ Tấn Quyền bị giết vào ngày 1-11-1963 do một nhóm sĩ quan phản chủ vì ông Hồ Tấn Quyền là người trung thành với Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong thời gian làm tùy viên cho ông Quyền, Trần Đình Liệu nhận thấy ông Quyền người có tài và là con người liêm khiết.

Sau đó Trần đình Liệu tình nguyện đi Lực Lượng Hải Tuần, đây là lực lượng  gồm thủy thủ đoàn và 12 khinh tốc đỉnh cùng những toán Biệt Hải, người nhái Hải Quân phối hợp thành một lực lượng Đặc Nhiệm để thi hành những công tác khác nhau phía bắc vĩ tuyến 17. Tiếp đến Liệu phục vụ trên các Giang Đoàn, Duyên Đoàn, Phân Đoàn Trục Lôi, Hạm Phó HQ 11, LLTU 214, cuối cùng HQ 1( sĩ quan đệ tam).Cấp bậc sau cùng của Trần Đình Liệu là HQ Thiếu Tá.

Chán hải hồ, Trần Đình Liệu được bổ nhiệm làm đại diện HQ tại BTL/QĐ II/Pleiku.Trong Hải Quân có Tư Lệnh Hành Quân Sông, Tư Lệnh Hành Quân Biển nên anh em cùng khóa đặt cho Liệu tên mới là “Tư Lệnh Hành Quân Suối ?”.

Khi Cộng Sản chiếm Miền Nam năm 1975. Liệu đi tù cải tạo rồi trốn trại, sau đó bị bắt và bị nhốt biệt giam cả năm ở Vũng Tàu. Ra trại năm 1984, sau 9 năm ở tù Việt Cộng, Liệu sang Hoa Kỳ theo diện HO 8, tháng 9-1991. Qua Mỹ, Liệu lang thang làm nhiều nghề như lao công, làm vườn, đi tàu đánh cá cuối cùng làm thợ móng tay với vợ và con.

Trần Đình Liệu, trong quân đội là con ngựa chứng. Qua Mỹ như cá gặp nước. Với chiếc xe hơi cũ, Liệu đã lái đi khắp nước Mỹ, qua dủ mọi địa hình, từ sa mạc lên đồi núi, rồi từ các thành phố đến các vùng quê hẻo lánh để tìm nơi làm việc. Nước Mỹ quá rộng lớn mà một mình một chợ đưa vợ con trên chiếc xe băng qua các xa lộ chằng chịt quả thật không thú vị chút nào mà còn nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe sau nầy do thời tiết khác biệt nhất là vào mùa đông.Nhưng Liệu đã vượt qua và đã mở nhiều tiệm Nail cho gia đình ở NewYork, Florida. Texas cuối cùng về Nevada.Tóm lại Liệu đã đi xuyên bang từ miền Đông qua miền Tây, từ miền Trung xuống miền Trung Nam Hoa Kỳ.Các xa lộ I-66, 81,75,59, 12, 10… Liệu đều  quen biết.Cho nên các bạn dặt cho Liệu một tên khác nữa là “Liệu Xuyên Bang”.

Ngựa già thấm mệt.Liệu bán nhà ở Nevada và đưa cả đại gia đình về Nam California chung sống trong một  căn Mobile- home ở khu Little Saigon vì sức khỏe có vấn đề. Năm 2003 Liệu vào bệnh viên để mổ tim và làm “by pass”.Năm 2009,bị bể ruột già phải vào bệnh viện cắt bỏ và nối lại.Vài năm sau lại nhập viện để gắn máy trợ tim. Nhiều lần ra vào bệnh viên, sức khỏe của Trân Đình Liệu ngày một sa sút tưởng chừng không  qua nổi nhưng ý chí của bạn Liệu vẫn còn minh mẫn .Nhưng rồi Trần Đình Liệu lại dọn lên Las Vegas làm mọi người ngạc nhiên. Bạn bè trong khóa nói chắc tử vi của Trần Đình Liệu thuộc cung Thiên Di nên cuộc đời Liệu luôn thăng trầm và thường xuyên di chuyển nay đây mai đó. blankblank


Buổi chiều ngày cuối năm 28-12-2015, xe chúng tôi đến gần khách sạn South Point thì anh chị Liệu đến đón chúng tôi về nhà.Anh chị ở trong một khu chung cư nhiều căn Apartment khang trang với hai phòng ngủ . Gia đình con trai, con gái  của anh chị cũng ở gần bên cạnh và đều làm nghề Nail.

Chúng tôi gặp nhau xem như bất chợt nên rất vui mừng, còn các bà thì lâu ngày mới gặp nhau nên ai cũng nghẹn ngào muốn khóc. Liệu lúc ở Nam Cali thường gặp bạn bè cùng khóa vào đầu tháng  hoặc những lúc có bạn bè từ xa đến thăm khu Little SaiGon.Nay cu ki một mình bên chiếc computer,may nhờ con cháu ở gần nên vợ chồng Liệu bớt cô đơn.

Hôm nay tiết trời bên ngoài Las Vegas lạnh giá. Bên ly cà phê và bên tách trà nóng,chúng tôi sống lại cái không gian ngày xưa tung hoành ngang dọc khắp mọi miền đất nước.Nay ở cái tuổi gần 80,ngồi nhớ lại cái thời thanh xuân vào quân trường nằm bên nhau.Bao nhiêu mộng đẹp thời ấy vẫn còn dù đôi chân nay đã mõi. Chúng tôi nhớ quảng thời gian ấy, mỗi đứa đều có một cái tên mà không biết ai đặt. Cái tên toàn là thú vật như Vịt, Heo Nọc, Chó, Chó Bông, Mèo, Trâu, Bò, Ngựa,Sơn Dương, Dê, Voi, Cóc, Cọp… Lại có những cái tên như Nam Đ. Thộn,Lumumba, Tào Tháo, Michelin, Grand Monde, Thợ Mộc,Xe Ngựa, Fakir, Thầy Cúng, Cá Heo, Mr Cu, Tổng Thống, Nham Nhở, Duyên Dáng, De Gaule, KK, Vịt Xiêm, Cò Ma, Cá Trê, Mệ, Gà Mái, Xì Dầu, Kanguroo, Ngố, Nông Dân, Chị Tư, Cá Sơn, Ông Địa, Saxophone, Lý Bá Sơ, Già Tánh, Sứt, Nai Vàng, Fernandel, Tiếu Lâm, Mobutu, Đồng Quê, Mực, Gần Đất Xa Trời, Ba Cụt, Chuối, Hai J, Péni…

Hơn một giờ trà đạo, Trần Đình Liệu đưa vợ chồng tôi ra về.Tôi không cho Liệu lái xe vì thấy sức khỏe Liệu không được tốt, nhưng Liệu không chịu. Cuối cùng hai ông bà trong chiếc áo màu đỏ lái xe đưa chúng tôi thăm thành phố vui nhất, rực rỡ nhất và nhiều ánh đèn nhất thế giới.Liệu vẫn lạc quan yêu đời đưa chúng tôi từ Casino South Point đến Casino MGM. Hai đứa tôi vừa đi vừa nói chuyện văn thơ, chuyện lẩm cẩm hằng ngày và nhìn đời bằng màu hồng hợp với màu của những người yêu Casino.

Nhìn  lại, sau những năm tháng của cuộc đời, chúng ta tưởng chúng ta đạt được rất nhiều trong cuộc hành trình nầy nhưng thật sự chẳng có gì, như những vỏ ốc chơ vơ trên bãi cát. Dù vậy, chúng ta  vẫn tự hào Bảo Bình là những người lính biển trọn tình bạn và trọn nghĩa với non sông.

Khi tôi về lại Nam Cali thì nhận được email Liệu cám ơn vợ chồng tôi đã đến thăm trong đó có bài thơ mà Liệu ưa thích vì hợp với nhân sinh quan của Liệu, bài thơ có tên “Bải Lầy”.Bài thơ mà Liệu không còn nhớ tên tác giả và thiếu những 6 câu sau.

Bãi Lầy

Nơi sú buồn, lạnh lẽo một vầng trăng

Nơi nhòe nhoẹt mặt trời tan bọt mặn

Mặt trời chết trên vỏ tàu chết lặng

Ta trở về lay dậy một vầng dương

Hải âu ơi, người mở cánh tâm hồn

Cho tuổi trẻ ta đi vào biển biếc

Làm sống lại cả một vùng đất chết

Cùng mặt trời ta hát khúc bình minh

.

Chân cắn sâu vào bãi sú sình lầy

Ngực áp tới trấn những triền sóng cả

Tay xé toạt sương mù, nắng bừng chóa lóa

Hiện mặt người từng chấm đỏ lung linh

Đất ngàn đời trong sóng bể lanh tanh

Ta kéo đất xô lên thành bờ bãi

Ta tạo lập một bình nguyên rộng rãi

Có ấm chăng trời đất buổi mai nầy

.

Đất vun lên vạm vỡ ngút đường cày

Ta gieo hạt tình yêu nơi ngọn sóng


Bài thơ thật hay nhờ cốt cách và lời thơ đầy khí khái của một đấng nam nhi tuổi mới vào đời, muốn xé tan cả bầu trời, muốn tác cạn Biển Đông nhưng lại chỉ có hai bàn tay không. Vậy mà bài thơ lại được nuôi dưỡng trong con người của Trần Đình Liệu từ ngày mới tuổi 20 ở  quân trường đến hôm nay. Trần Đình Liệu ví mình như con sếu buồn muốn tạo lập một bình nguyên bát ngát có mặt trời mang nắng ấm để gieo hạt tình yêu nơi ngọn sóng. Đúng là một nhân vật trong nhiều nhân vật của “Bảo Bình Dị Sử”mà tôi đang viết nhưng  khó mà xuất bản. Họ là những người bạn dù chưa thành công nhưng cũng đã thành nhân.

Năm mới chúc bạn Liệu cũng như bạn bè xa gần một năm mới  2016 tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Chúc sức khỏe  của những bạn già  dù đau yếu, dù hết khát vọng cho tương lai, nhưng vẫn trẻ trong tâm hồn, trẻ trong tư tưởng để còn gặp lại nhau.


California ngày 1-1-2016

Tam Giang Hoàng Đình Báu






.
.

Reader's Comment
1/2/201601:23:13
Guest
Một thời ngang dọc, một đời trôi nổi với mệnh nước !
1/1/201600:23:19
Guest
Xin vui lòng cho hỏi có phải anh Liệu đã từng ở trại tù Z30A và B Xuân Lộc.
Nếu đúng thì làm sao để liên lạc.
Chân thành đa tạ
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.