Hôm nay,  

Thăm bạn già Trần Đình Liệu

12/31/201515:20:00(View: 16248)
 
Thăm bạn già Trần Đình Liệu

Tam Giang Hoàng Đình Báu

Nhân dịp cuối năm,vợ chồng tôi theo con cháu đi Las Vegas chơi.Lợi dụng thời gian nầy, chúng tôi đã đến thăm gia đình bạn Trần Đình Liệu đến định cư tại Las Vegas  từ ba năm nay.

Trần Đình Liệu sinh ngày 2-5-1940 tại làng Di Luân, Tổng Thuận Hóa, Phủ Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình. Di cư vào Nam năm 1954. Học Quốc Học Huế-Tú Tài II B. Nhập học khóa 11 trường Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang năm 1961.Khóa 11 mang danh hiệu Bảo Bình vì Bảo Bình là chòm sao thứ 11 trên hoàng đạo tính từ điểm xuân phân.Tôi và Liệu được sắp xếp nằm gần nhau trong khu vực mà bạn bè cùng khóa gọi là  “Xóm Nhà Lá” vì phần đông sinh viên trong khu vực nầy ham chơi hơn ham học.Thời đó Trần Đình Liệu đen như tây đen nên anh em tặng cho ‘nick- name’ là Lumumba.

.blankblank


So với 10 khóa đàn anh, khóa 11 đông nhất, 81 người gồm 65 dân chính, 8 cựu Không Quân, 5 cựu Hải Quân và 3 cựu Lục Quân. Sinh viên trẻ nhất vừa 18 tuổi(sinh năm 1943) và già nhất 35 tuổi( sinh năm 1926).

Năm 1972, Hạm Đội của Hải Quân/VNCH có nhiều Hạm Trưởng xuất thân từ Khóa 11. Đăc biệt khóa 11 có 2  Hạm Trưởng tham dự Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974. Khóa Bảo Bình11 lại có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo nhất Hải Quân/VNCH. Cũng có nhiều bạn sau khi ra trường đã học thêm và tốt nghiệp các bằng cấp dân sự ở Việt Nam và Hoa Kỳ.Từ ngày nhập khóa Đệ Nhất Bảo Bình năm 1961 cho đến nay năm 2016 tính ra đã 55 năm. Người nào cũng có một tiểu sử dài hoặc ngắn, còn sống hay đã qua đời, hy sinh cho tổ quốc hay mất tích trên đường vượt biển tìm tự do.Người trẻ nhất là Trần Quang Thiệu cũng là thủ khoa của khóa và người lớn tuổi nhất của khóa là Nguyễn Văn Tánh nay cũng đã tròn 90, cả hai đều còn sống.  Nguyễn Văn Tánh là Hạm Trưởng cuối cùng của HQ 502 hiện đang ở tiểu bang Utah.Tổng kết sau 55 năm khóa Đệ Nhất Bảo Bình đã có 25 người chết, hiện tại còn 56 người.
.

Bảo Bình Trần Đình Liệu, sau khi ra trường được làm tùy viên cho Tư Lệnh Hải Quân HQ Đại Tá Hồ Tấn Quyền.Tư Lệnh Hồ Tấn Quyền bị giết vào ngày 1-11-1963 do một nhóm sĩ quan phản chủ vì ông Hồ Tấn Quyền là người trung thành với Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong thời gian làm tùy viên cho ông Quyền, Trần Đình Liệu nhận thấy ông Quyền người có tài và là con người liêm khiết.

Sau đó Trần đình Liệu tình nguyện đi Lực Lượng Hải Tuần, đây là lực lượng  gồm thủy thủ đoàn và 12 khinh tốc đỉnh cùng những toán Biệt Hải, người nhái Hải Quân phối hợp thành một lực lượng Đặc Nhiệm để thi hành những công tác khác nhau phía bắc vĩ tuyến 17. Tiếp đến Liệu phục vụ trên các Giang Đoàn, Duyên Đoàn, Phân Đoàn Trục Lôi, Hạm Phó HQ 11, LLTU 214, cuối cùng HQ 1( sĩ quan đệ tam).Cấp bậc sau cùng của Trần Đình Liệu là HQ Thiếu Tá.

Chán hải hồ, Trần Đình Liệu được bổ nhiệm làm đại diện HQ tại BTL/QĐ II/Pleiku.Trong Hải Quân có Tư Lệnh Hành Quân Sông, Tư Lệnh Hành Quân Biển nên anh em cùng khóa đặt cho Liệu tên mới là “Tư Lệnh Hành Quân Suối ?”.

Khi Cộng Sản chiếm Miền Nam năm 1975. Liệu đi tù cải tạo rồi trốn trại, sau đó bị bắt và bị nhốt biệt giam cả năm ở Vũng Tàu. Ra trại năm 1984, sau 9 năm ở tù Việt Cộng, Liệu sang Hoa Kỳ theo diện HO 8, tháng 9-1991. Qua Mỹ, Liệu lang thang làm nhiều nghề như lao công, làm vườn, đi tàu đánh cá cuối cùng làm thợ móng tay với vợ và con.

Trần Đình Liệu, trong quân đội là con ngựa chứng. Qua Mỹ như cá gặp nước. Với chiếc xe hơi cũ, Liệu đã lái đi khắp nước Mỹ, qua dủ mọi địa hình, từ sa mạc lên đồi núi, rồi từ các thành phố đến các vùng quê hẻo lánh để tìm nơi làm việc. Nước Mỹ quá rộng lớn mà một mình một chợ đưa vợ con trên chiếc xe băng qua các xa lộ chằng chịt quả thật không thú vị chút nào mà còn nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe sau nầy do thời tiết khác biệt nhất là vào mùa đông.Nhưng Liệu đã vượt qua và đã mở nhiều tiệm Nail cho gia đình ở NewYork, Florida. Texas cuối cùng về Nevada.Tóm lại Liệu đã đi xuyên bang từ miền Đông qua miền Tây, từ miền Trung xuống miền Trung Nam Hoa Kỳ.Các xa lộ I-66, 81,75,59, 12, 10… Liệu đều  quen biết.Cho nên các bạn dặt cho Liệu một tên khác nữa là “Liệu Xuyên Bang”.

Ngựa già thấm mệt.Liệu bán nhà ở Nevada và đưa cả đại gia đình về Nam California chung sống trong một  căn Mobile- home ở khu Little Saigon vì sức khỏe có vấn đề. Năm 2003 Liệu vào bệnh viên để mổ tim và làm “by pass”.Năm 2009,bị bể ruột già phải vào bệnh viện cắt bỏ và nối lại.Vài năm sau lại nhập viện để gắn máy trợ tim. Nhiều lần ra vào bệnh viên, sức khỏe của Trân Đình Liệu ngày một sa sút tưởng chừng không  qua nổi nhưng ý chí của bạn Liệu vẫn còn minh mẫn .Nhưng rồi Trần Đình Liệu lại dọn lên Las Vegas làm mọi người ngạc nhiên. Bạn bè trong khóa nói chắc tử vi của Trần Đình Liệu thuộc cung Thiên Di nên cuộc đời Liệu luôn thăng trầm và thường xuyên di chuyển nay đây mai đó. blankblank


Buổi chiều ngày cuối năm 28-12-2015, xe chúng tôi đến gần khách sạn South Point thì anh chị Liệu đến đón chúng tôi về nhà.Anh chị ở trong một khu chung cư nhiều căn Apartment khang trang với hai phòng ngủ . Gia đình con trai, con gái  của anh chị cũng ở gần bên cạnh và đều làm nghề Nail.

Chúng tôi gặp nhau xem như bất chợt nên rất vui mừng, còn các bà thì lâu ngày mới gặp nhau nên ai cũng nghẹn ngào muốn khóc. Liệu lúc ở Nam Cali thường gặp bạn bè cùng khóa vào đầu tháng  hoặc những lúc có bạn bè từ xa đến thăm khu Little SaiGon.Nay cu ki một mình bên chiếc computer,may nhờ con cháu ở gần nên vợ chồng Liệu bớt cô đơn.

Hôm nay tiết trời bên ngoài Las Vegas lạnh giá. Bên ly cà phê và bên tách trà nóng,chúng tôi sống lại cái không gian ngày xưa tung hoành ngang dọc khắp mọi miền đất nước.Nay ở cái tuổi gần 80,ngồi nhớ lại cái thời thanh xuân vào quân trường nằm bên nhau.Bao nhiêu mộng đẹp thời ấy vẫn còn dù đôi chân nay đã mõi. Chúng tôi nhớ quảng thời gian ấy, mỗi đứa đều có một cái tên mà không biết ai đặt. Cái tên toàn là thú vật như Vịt, Heo Nọc, Chó, Chó Bông, Mèo, Trâu, Bò, Ngựa,Sơn Dương, Dê, Voi, Cóc, Cọp… Lại có những cái tên như Nam Đ. Thộn,Lumumba, Tào Tháo, Michelin, Grand Monde, Thợ Mộc,Xe Ngựa, Fakir, Thầy Cúng, Cá Heo, Mr Cu, Tổng Thống, Nham Nhở, Duyên Dáng, De Gaule, KK, Vịt Xiêm, Cò Ma, Cá Trê, Mệ, Gà Mái, Xì Dầu, Kanguroo, Ngố, Nông Dân, Chị Tư, Cá Sơn, Ông Địa, Saxophone, Lý Bá Sơ, Già Tánh, Sứt, Nai Vàng, Fernandel, Tiếu Lâm, Mobutu, Đồng Quê, Mực, Gần Đất Xa Trời, Ba Cụt, Chuối, Hai J, Péni…

Hơn một giờ trà đạo, Trần Đình Liệu đưa vợ chồng tôi ra về.Tôi không cho Liệu lái xe vì thấy sức khỏe Liệu không được tốt, nhưng Liệu không chịu. Cuối cùng hai ông bà trong chiếc áo màu đỏ lái xe đưa chúng tôi thăm thành phố vui nhất, rực rỡ nhất và nhiều ánh đèn nhất thế giới.Liệu vẫn lạc quan yêu đời đưa chúng tôi từ Casino South Point đến Casino MGM. Hai đứa tôi vừa đi vừa nói chuyện văn thơ, chuyện lẩm cẩm hằng ngày và nhìn đời bằng màu hồng hợp với màu của những người yêu Casino.

Nhìn  lại, sau những năm tháng của cuộc đời, chúng ta tưởng chúng ta đạt được rất nhiều trong cuộc hành trình nầy nhưng thật sự chẳng có gì, như những vỏ ốc chơ vơ trên bãi cát. Dù vậy, chúng ta  vẫn tự hào Bảo Bình là những người lính biển trọn tình bạn và trọn nghĩa với non sông.

Khi tôi về lại Nam Cali thì nhận được email Liệu cám ơn vợ chồng tôi đã đến thăm trong đó có bài thơ mà Liệu ưa thích vì hợp với nhân sinh quan của Liệu, bài thơ có tên “Bải Lầy”.Bài thơ mà Liệu không còn nhớ tên tác giả và thiếu những 6 câu sau.

Bãi Lầy

Nơi sú buồn, lạnh lẽo một vầng trăng

Nơi nhòe nhoẹt mặt trời tan bọt mặn

Mặt trời chết trên vỏ tàu chết lặng

Ta trở về lay dậy một vầng dương

Hải âu ơi, người mở cánh tâm hồn

Cho tuổi trẻ ta đi vào biển biếc

Làm sống lại cả một vùng đất chết

Cùng mặt trời ta hát khúc bình minh

.

Chân cắn sâu vào bãi sú sình lầy

Ngực áp tới trấn những triền sóng cả

Tay xé toạt sương mù, nắng bừng chóa lóa

Hiện mặt người từng chấm đỏ lung linh

Đất ngàn đời trong sóng bể lanh tanh

Ta kéo đất xô lên thành bờ bãi

Ta tạo lập một bình nguyên rộng rãi

Có ấm chăng trời đất buổi mai nầy

.

Đất vun lên vạm vỡ ngút đường cày

Ta gieo hạt tình yêu nơi ngọn sóng


Bài thơ thật hay nhờ cốt cách và lời thơ đầy khí khái của một đấng nam nhi tuổi mới vào đời, muốn xé tan cả bầu trời, muốn tác cạn Biển Đông nhưng lại chỉ có hai bàn tay không. Vậy mà bài thơ lại được nuôi dưỡng trong con người của Trần Đình Liệu từ ngày mới tuổi 20 ở  quân trường đến hôm nay. Trần Đình Liệu ví mình như con sếu buồn muốn tạo lập một bình nguyên bát ngát có mặt trời mang nắng ấm để gieo hạt tình yêu nơi ngọn sóng. Đúng là một nhân vật trong nhiều nhân vật của “Bảo Bình Dị Sử”mà tôi đang viết nhưng  khó mà xuất bản. Họ là những người bạn dù chưa thành công nhưng cũng đã thành nhân.

Năm mới chúc bạn Liệu cũng như bạn bè xa gần một năm mới  2016 tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Chúc sức khỏe  của những bạn già  dù đau yếu, dù hết khát vọng cho tương lai, nhưng vẫn trẻ trong tâm hồn, trẻ trong tư tưởng để còn gặp lại nhau.


California ngày 1-1-2016

Tam Giang Hoàng Đình Báu






.
.

Reader's Comment
1/2/201601:23:13
Guest
Một thời ngang dọc, một đời trôi nổi với mệnh nước !
1/1/201600:23:19
Guest
Xin vui lòng cho hỏi có phải anh Liệu đã từng ở trại tù Z30A và B Xuân Lộc.
Nếu đúng thì làm sao để liên lạc.
Chân thành đa tạ
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.