Hôm nay,  

“Đừng Đụng Vào Xác Chết!”

29/12/201500:00:00(Xem: 12738)

Cao Đắc Vinh
(Ne Touche Pas Au Cadavre!)

Với những ai đang tận tụy chăm sóc cha mẹ già mà cảm thấy mối quan hệ mỗi ngày một nặng nề hơn, xin đừng bi quan bỏ cuộc vì các cụ cao tuổi tính tình thăng trầm theo năm tháng, cơ thể sinh hóa biến đổi không ngừng mỗi lúc mỗi nơi.

Lúc khỏe cụ thích đi chơi, lên xe dạo quanh phố xá, khi về lại ngồi than thân trách phận, kể lể chuyện xưa “một thời vang bóng” lập đi lập lại nhiều lần và thông thường nếu còn đủ sức “gây chiến” là đến phần tiền bạc...

Bỗng dưng lo âu hiện trên nét mặt, cụ rút cái bóp đầy ắp giấy tờ linh tinh, trải hết tiền ra mặt bàn, đếm tới đếm lui từng đồng rồi vung tay phân bua:

- Tôi biết mà! Này... Chúng nó lấy hết rồi! Giỏi thực... quái lạ mình đã cẩn thận cài cả cái kim băng này vào túi mà vẫn bị ăn cắp?

- Bố thử đếm lại xem chứ có ai vào đây... mà mất tiền!

- Hừ! Ai lấy thì biết đấy... Còn ai trồng khoai xứ này? Ở đây từ sáng đến giờ chỉ có ông với tôi.

Lúc yếu cụ ngủ ngồi... gà gật trên chiếc ghế trường kỷ ở phòng khách, thoạt nhìn ai cũng ái ngại! Mắt mở, mắt khép và có lúc nước dãi chảy lòng thòng dính cả áo quần. Chẳng may gặp ngày mưa gió giở trời, thời tiết dễ cảm lạnh, cơ thể suy yếu thì sáng không thấy cụ trở dậy. Tấm thân ốm yếu nằm co quắp trên giường, hỏi không nói, cà phê không uống, cơm chẳng ăn thì hôm ấy là ngày xui xẻo đối với các con. Bâng khuâng bỗng dưng bị “thất nghiệp”, buồn thì ít mà lo lắng cho sức khỏe của cụ thì nhiều.

blank
Hình ảnh tuổi trăm năm.

Tuổi trăm năm là ranh giới giữa niềm vui hôm qua và nhọc nhằn hôm nay! Ấy là thời kỳ bắt đầu tình trạng lộn xộn nhất về cả hai lãnh vực tinh thần lẫn thể xác. Có người bạn trẻ dạy cho tôi biết câu nói của một danh nhân: “Tuổi già giống như chúng ta đang đi máy bay trong lúc gặp mưa bão và mọi may rủi tuần tự sẽ xảy ra không sao cưỡng được...”. Tôi xin sửa lại cho đúng với kinh nghiệm đã trải qua: “Tuổi trăm năm giống như chuyến bay đi vào vùng mưa bão... họ biết trước máy bay sẽ rơi vào cõi mù khơi nhưng bất lực ngồi run rẩy giữa sự chuyển động dữ dội của thiên nhiên”.

“Dung giăng dung dẻ... dắt trẻ đi chơi”, “trẻ” ở đây đồng sàn với bố mẹ già. Đến cái tuổi trăm năm thì gia đình mới thấm nỗi đau thương... Có nghĩa là vừa đau đớn vừa thương yêu cha mẹ vì họ đang bay vào vùng giông tố phũ phàng nhất của cuộc đời trước khi khuất núi.

Kỷ niệm với cha mẹ ở thập niên 90 tương đối vẫn êm đẹp. Những buổi sáng bình minh hay chiều hoàng hôn, những ngày lạnh mùa đông và đêm oi nồng mùa hạ... Bố chống gậy, con cầm tay cùng thả bộ trong im lặng mà thấy hạnh phúc xum vầy. Thân xác tuy hao mòn như mắt mờ, răng rụng, lưng còng, chân run... nhưng tinh thần còn sảng khoái để truyền đạt, thông tri tư tưởng. Ở tuổi này, bố tôi vẫn lái xe đi chợ nấu cơm, ăn ngon ngủ yên, đọc báo hàng ngày và nhất là du lịch về thăm Sơn Tây khi có dịp.

Rồi mỗi năm thân xác yếu dần! Trí óc nhớ nhớ quên quên, tâm tính bỗng chốc trở nên khó khăn mất hẳn sự hòa thuận nhu mì. Bạn cũ chết cả, mắt mờ không thể lái xe, cô đơn trầm cảm, ngày ngày quanh quẩn trong nhà... Từ nay cụ bắt đầu ăn nói cọc cằn, đôi khi chửi thề văng tục để lộ sự cay đắng làm gia đình sợ hãi xa lánh dần. Tủi thân cụ nghĩ rằng mọi người khinh thường bỏ rơi vì cụ đau yếu, hết tiền nên phản ứng ngược tìm cách chống đối bất cứ hành động nào trái ý mình.


Câu chuyện tôi sắp kể xảy ra ở Las Vegas vào lúc cụ mới vừa bước qua tuổi trăm năm. Dịp đầu tiên là lúc em trai tôi về thăm nhà, thuê được một giẫy phòng ở khách sạn Bellagio. Ba con trai và một con rể tổ chức chuyến du hành chia nhau săn sóc để mua vui với cụ. Lúc này cụ còn khỏe, chống gậy đi bộ chỉ cần tôi ôm một bên cánh tay. Khổ nỗi ở ngay chỗ tài tử giai nhân, tâm lý người già không thích phụ thuộc nên hay xua đuổi và từ chối giúp đỡ. Những ai thiếu kiên nhẫn, bộc lộ sự nóng nảy giống như tôi là sẽ chuốc lấy cả khó khăn lẫn ưu phiền...

blank
Hình ảnh tuổi trăm năm.

Được dịp vui chơi giữa chốn phồn hoa, cụ châm lửa phì phèo thuốc lá hết điếu này đến điếu khác. Tại sòng bài đã đành nhưng lên phòng cụ cũng chẳng kiêng. Lo cho sức khỏe của cụ mà mấy anh em đành ngậm bồ hòn chịu trận! Ban đêm cụ thả khói mịt mù thì tôi lên tiếng chống đối... Bố con cãi nhau, cụ giật lại bao thuốc và buông lời sỉ vả giận dữ bằng tiếng Pháp:

- Ne touche pas au cadavre!

“Đừng đụng vào xác chết!” câu nói ấy theo tôi từ dạo đó. Ngắn gọn mà đầy sức mạnh, nó đã giúp tôi sửa đổi cách đối xử nhưng thực hành đôi khi vẫn thiếu kiên nhẫn để trở thành những tiếc nuối hôm nay.

Lần thứ nhì vào giữa năm 2013, kỷ niệm cuối cùng ở Las Vegas và là chuyến du ngoạn xa nhất trước khi cụ vĩnh biệt thế giới này ngày 20 tháng chạp 2014. Dịp đó, vì không thể cưỡng lại tuổi già suy sụp, cụ đành chấp nhận ngồi xe lăn, anh em chúng tôi thay phiên đẩy xe mỗi khi ra phố. Hết thú uống rượu và thuốc lá, nay chỉ còn lai rai rót rượu cụng ly và đốt thuốc ngửi mùi cho đỡ nhớ nhưng riêng cà phê thì cụ vẫn say mê thưởng thức sáng chiều...

Trưa hôm ấy, sau bữa ăn chúng tôi ngồi uống cà phê ngoài hàng hiên tại một khách sạn vừa khai trương trên đại lộ chính. Bỗng mọi người trố mắt nhìn nhau vì giữa nơi thoáng mát thanh lịch này lại ngửi thấy mùi “lạ”. Hóa ra... Tôi đành vội vã đẩy xe băng đường, xuyên qua các hành lang tấp nập và bất chấp mùi hôi xông lên, phải nhắm mắt tỉnh bơ chui nhanh vào thang máy lúc nào cũng đông người để trở về khách sạn tắm rửa, thay tã cho cụ.

Đến đây, xin được chia sẻ lời cuối: Ở tuổi già, các bậc sinh thành luôn có sẵn mặc cảm nên họ thường phản ứng với tự ái rất cao. Muốn tránh những ân hận một mai khi áo đã cài bông hoa trắng, hãy tâm niệm rằng tính tình người già vào lúc cuối đời tựa như chuyện yêu đương tuổi trẻ lúc đầu đời, cả hai đều có những lý lẽ riêng khó lập luận... dù đúng hay sai cũng đành chấp nhận! Mọi vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng chánh niệm với lòng từ bi và sự nhẫn nại, khó khăn hy vọng rồi sẽ vượt qua.

Khi đã biết số phận tuổi trăm năm đang nằm trên chuyến bay đi vào vùng mênh mông vĩnh cửu, thiết tưởng câu nói giận lẫy của bố tôi: “Ne touche pas au cadavre!” quả tình bao hàm cái chân lý mà không ai cần phải thêm bớt lời nào... Các bạn có nghĩ thế không?

12/11/2015

Ý kiến bạn đọc
31/12/201505:58:42
Khách
rat dong y voi anh. da so con cai deu khong may nhan nai nhu mi voi su lam cam cua cha me gia , de roi sau nay cu an han mai. Bai anh viet rat tham thia. va la 1 nhac nho cho moi nguoi con khi con cha me o gan .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.