Hôm nay,  

Mùa Xuân Sắp Về

22/12/201500:00:00(Xem: 5995)

Thời gian qua rất nhanh, không đợi chờ mà Xuân cũng đến, mọi người chuẩn bị đón Xuân, đêm 30 Tết đón Giao Thừa, đến chùa, nhà thờ hay những nơi tôn nghiêm để cầu nguyện cho người thân của mình.

Những ngày trước Tết ai cũng bận rộn, Tết Việt Nam khác với Tết ở hải ngoại nhiều khi không vào ngày cuối tuần thì vẫn đi làm, có người xin nghỉ việc, có người mới vào làm đâu có dám xin nghỉ việc sợ mất việc thì khổ.

Từ Giáng Sinh đến Tết nhà nào cũng sửa soạn thật đep, cây thông, hoa ở vườn, hay trái cây ở vườn đợi cho chính hái cúng ông bà của mình, mua sắm hàng sale, mục này hấp dẫn nhiều người, những người lớn tuổi không quan tâm quà cho chính mình nhưng phải để ý con cháu hay người thân của mình cho nên cũng đi mua sắm, say mê mua sắm thì tốn tiền, lấy tính chỉ ra mua rồi suốt năm trả nợ.

Thường thường thì vào những ngày lễ, ngày Tết ai cũng nghĩ đến người thân của mình, hoặc những người làm ơn cho mình suốt năm qua, dù nghèo hay giàu cũng phải có những món quà nho nhỏ tỏ tấm lòng biết ơn của mình. Chúng tôi làm thương mại mấy chục năm qua, cũng nhờ sự thương yêu của đồng hương mà mới tồn tại cho đến ngày hôm nay, nếu nói về ân nghĩa thì kể sao cho hết, từ các vị lãnh đạo tôn giáo, đến những người làm việc với mình, bao giờ Tết chúng tôi cũng đi đổi tiền mới, không bao giờ mua vé số, vì tôi biết mình không trúng số đâu và lại nhìn thấy những người trúng số sự bất hạnh chợt đến cho nên cũng không mua vé số và cũng không mong trúng sổ số, thỉnh thoảng có người tặng nhưng chỉ trúng $10 mà thôi.

Quan tâm đến tất cả mọi người xunh quanh, người bỏ báo mỗi buổi sáng, người quét dọn văn phòng, người làm vườn cắt cỏ, người sửa xe, nhạc sĩ, ca sĩ, cho tôi nhạc, những tác giả cho tôi những sáng tác mới hay những quyển sách dịch hay, những người bạn ở xa về Orange County thương cho tôi những món quà quý báu ở địa phương đang ở.

Ân tình làm sao kể hết!

blank
Trẻ em Việt ngây thơ.

Bệnh nhân ở bệnh viện, viện dưỡng lão cho tôi những nụ cười thật tươi trong những buổi chiều tôi vào thăm. Những bị lãnh đạo tinh thần mỗi lần nói chuyện xong bao giờ cũng nói:

- Tôi cầu nguyện cho sức khỏe của chị.

Những lời quý báu, vô giá (tiền không mua được lời cầu nguyện)

Tôi thường nói với nhân viên của mình:

- Ở làm sao cho đồng bao thương không bao giờ đói.

Đói làm sao được ở xứ này? Một xứ sở của cơ hội, cơ hội học giỏi, cơ hội làm giàu, đến đây người Việt tị nạn không có nhiều tỉ phú, 8 người nhưng triệu phú thì nhiều lắm, đếm không hết. Một chàng trẻ, 32 tuổi ở Floria từ hai bàn tay trắng trở thành triệu phú nhanh nhất thế giới, đó là Peter Nguyễn, 18 tháng lợi tức 100 triệu Mỹ Kim, Trung Dung, 30 tuổi bán một cổ phần một tỉ 850 triệu, có lần Trung Dũng nói với tôi:

- Chị hỏi em ít thôi, 5 phút, em chỉ làm việc được, mà không nói nhiều.

Em là người Chàm.

Còn rất nhiều người Việt Nam giàu lắm, mà tôi được hân hạnh phỏng vấn cho đài truyền hình và cho truyền thanh.

Giàu thì rất nhiều di dân, tị nạn giàu ở Mỹ hay các quốc gia khác. Ở đây chúng tôi muốn nói những người giàu là người Việt Nam, vẫn hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vẫn mộ đạo, tùy theo tôn giáo của mình và lòng nhân đạo, dù ở đâu trên rừng sâu núi thẩm ở biển cả, nhưng nếu có lòng thì với hai bàn tay và khối có nhỏ bé của mình vẫn giúp người khác được, giúp những người xung quanh mình.

Một hôm tôi đến chùa Điều Ngự vào buổi tối để thu hình, chùa đang xây cất, nhưng Phật Tử ra vào tấp nập, người thì lo nấu ăn, người thì lo xắp ghế để có buổi cầu nguyện. Phu nhân của cố luật sư Phạm Kính Vinh, hiền lành, làm việc không ngừng nghỉ, ít nói, nhưng tận tình với công việc, sáng nào chị cũng đến chùa làm công quả, và tôi về nhà và cứ như thế làm việc từ ngày này qua ngày kia không mệt mỏi, không than phiền, và nữ phật tử từ xa như Los Angeles, Riverside, San Diego cũng đến. Lòng mộ đạo của mọi người làm cho tôi cảm phục.

Nhiều người nói: thầy Viên Lý có phước, Phật tử nhiều nơi xa về đây cúng đường, lễ Phật, thầy bận lắm, nhất là cầu nguyện cho những gia đình có người thân vừa qua đời. Người lãnh đạo tôn giáo không bao giờ nghĩ ngơi, vì lúc nào cũng có Phật tử, càng ngày thì đam tang càng nhiều, viên chủ của chùa đâu có thể bỏ Phật tử của mình mà không lo, nhất là cầu siêu cho người qua đời, cầu an cho người đang nằm bệnh viện, bao nhiêu thứ phải lo, vất vả nhất là những vị viên chủ đang xây chùa, hàng trăm thứ phải lo, giấy phép, tiền để xây cát...nhiều thứ làm quý vị ơi.

Chúng tôi cầu nguyện và mong mọi sự tốt đẹp sẽ đến cho các chùa đang xây cất, tốn tiền nhiều lắm. Mong trời Phật phù hộ cho những vị có lòng, cho ân nhân, cho viên chủ của chùa cho Phật tử bình yên sức khỏe để lo Phật sư.

Thỉnh thoảng chúng tôi đi theo phái đoàn Phật Tử của chùa Bảo Quang ở Santa Ana đi cho cơm cho những người không nhà, ở công viên. Santa Ana, ngày nào cũng có người cho cơm người không nhà gồm đủ thành phần: già trẻ, đàn ông, đàn bà, nằm dưới cỏ, ngồi dưới gốc cây, nói chuyện vui vẻ, di chuyển từ nơi này đến nơi khác hàng tuần, nhiều phái đoàn Việt Nam cho cơm, như chùa Bảo Quang thì có cơm chay, gồm món mặn, cơm chiên, nước ngọt, trà, nước lọc... Người không nhà đứng sắp hàng tử tế không ai chen lấn, nói năng lịch sự, có người bồng con nhỏ trên tay, với 25 năm quen người không nhà, cảm nhận được thân phận con người, có ai mà không mong có công ăn việc làm, mái ấm nhà êm, nhưng không phải ai cũng được như thế? Tôi đã từng đi theo các phái đoàn cho cơm cho người không nhà ở San Jose, Santa Ana, Garden grove, nhiều nơi tôi đến, tôi đều được nghe những tiếng nói reo vui, tiếng cười rộn rã, sống ngày hôm nay không thấy ngày mai nhưng vẫn cười, không có gì để lo, ăn ngày hôm nay no bụng đã ngày mai sẽ tính sau.

Những người nấu cơm ở chùa Bảo Quang rất dễ thương, mùa hè có khi trời rất nóng nhưng họ vẫn vui vẻ làm việc từ thiện từ trái tim của mình, có người nấu cơm rồi đến tận nơi công viện xới cơm cho người homeless có người nấu cơm rồi về nhà, vì mệt quá không đi nổi nữa, Người nấu cơm vui vẻ, người ăn cơm miễn phí vui vẻ, tất cả đều hòa điệu như hơi thở, như nhịp đàn, tình thương nhân loại đưa người nấu cơm và người ăn cơm gần với nhau thông cảm và thương yêu nhau.

25 năm cho cơm cho người không nhà, thời gian này dài lắm, nhưng chùa Bảo Quang và Phật tử của chùa vẫn tiếp tục làm việc, tôi nhìn thấy có người đem bầu, bí, mớp trái cây, rau, cải đến chùa tặng cho người không nhà.


Trong những người làm việc công quả này có người đã qua đời, có người tiếp tục, làm việc từ thiện người này đi thì có người khác đến, nghèo người khổ thì con người nhân đạo, vị tha, con người làm việc từ thiện.

Một người trẻ, Hồ Đắc, một lần chúng tôi mời Hồ Đắc đến thăm người không nhà tự do Hồ Đắc tiếp tục đến chùa hàng tuần, dù làm chủ một văn phòng nhưng đến ngày thứ ba thì để cho nhân viên làm việc, Hồ Đắc đi làm việc từ thiện, khi thì mua nước ngọt, đặc biệt là đĩa giấy, và bưng thùng cơm thật nặng lên xe. Làm việc từ thiện đâu phải đợi đến già mới làm, từ nhỏ trở đi, rồi tiếp tục.

blank
Trẻ em Việt ngây thơ.

Tôi rất mong những người trẻ và những người có lòng để một chút thì giờ làm việc thiện, làm bất cứ việc gì hữu ích cho người khác thì làm.

Tôi rất mong những người trẻ và những người có lòng để một chút thì giờ làm việc thiện, làm bất cứ việc gì hữu ích cho người khác thì làm. Trời rất công bình mỗi ngày của chúng ta người nào cũng có 24 giờ, nếu mình biết dành dụm thì giờ thì cũng có thể vào thăm bệnh nhân ở bệnh viện, viện dưỡng lão, hay mỗi tuần có thể thăm người không nhà ở các công viên.

Chùa Huệ Quang ở Santa Ana, cứ ngày rằm và ngày mùng 1 tặng cơm chay cho những người nào thích ăn chay không phân biệt tôn giáo sắc tộc, ai thích ăn chay thì cứ đến chùa, miễn phí, 2 năm nay rất đông thực khách đến. Nếu những ngày đó rơi vào cuối tuần, hoặc ngày lễ thì thực khách đến đông lắm, hơn 500 người, và ngày thường cũng 300 người, càng ngày số người ăn chay càng nhiều, ăn chay để giữ cho sức khỏe tốt, ăn chay để tránh sát sinh.

Người nào làm việc tốt cũng được nhiều người ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng mộ rất nhiều người, đêm đêm trời lạnh về mưa đông vẫn có người đến chùa, nhà thờ cầu nguyện, sức mạnh của sự cầu nguyện không ai có thể tưởng tượng được. Người nào có niềm tin ở tôn giáo thì đời sống sẽ phong phú hơn.

Mỗi lần cho cơm cho người không nhà bao giờ tôi cũng rủ những người trẻ đi chúng tôi tới, Thảo, Vân, những cô bé xinh xắn, tươi như hoa, cũng mang găng tay, xới cơm cho cho người không nhà, khi trở về chắc chắn các người trẻ này sẽ nhớ ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mình, vì nếu cha mẹ sinh con ra đem quăng cho người khác nuôi thì nhất định các cháu không có được ngày hôm nay. Tôi thường khuyên những người trẻ đi chùa, đi nhà thờ và làm việc xã hội, mình được như ngày nay là có phúc lắm, có cha có mẹ có anh em và được cắp sách đến nhà trường, cũng vào giờ này biết bao nhiêu đứa trẻ không có cơm ăn áo mặc, không được đến trường, đâu ai muốn như thế?

Mùa xuân, tôi mơ ước nhiều lắm, mơ ước 1/3 người trên thế giới buổi tối trước khi đi ngủ bụng không đói, và tất cả những đứa trẻ được đến trường học, được thương yêu, được chăm sóc, trẻ em VN, Miên chúng tôi đã gặp nhiều em không được đi học, vì cha mẹ nghèo quá. Làm sao bây giờ? Thôi thì mình làm được bao nhiêu hay bấy nhiêu, làm hết khả năng của mình.

Tôi mơ ước hòa bình, đừng có giết nhau, người chết, máu đổ làm gì? Nếu trong gia đình mỗi người thương yêu nhau, ông bà, cha mẹ, con cháu thương yêu nhau, hàng xóm tốt, trường học tốt, trẻ còn tốt, cộng đồng thương yêu nhau, gặp nhau ai cũng chào nhau bằng nụ cười thân thiện, quốc gia giàu giúp quốc gia nghèo phát triển, nếu không được như thế đâu có chiến tranh, đâu có chết chóc? Một người chết để lại đau khổ cho gia đình và dòng họ, đâu có ai thích nhìn nước mắt rơi, mà chỉ thích nhìn nụ cười của người đối diện.

Có những người lớn tuổi làm việc xã hội suốt cả đời mà lúc nào cũng tươi cười như trung tá Nguyễn thị Hạnh Nhân, năm nay chỉ gần 90 tuổi, suốt ngày lo cho thương phế binh có nhi quả phụ ở VN, không bao giờ tôi thấy chị nhăn mày nhíu mặt, tôi mong người lớn tuổi nào cũng sống hữu ích và vui vẻ như thế. Mong tất cả người lớn tuổi khỏe mạnh, giúp giúp người, giúp đời.

Giúp cho ai cũng là giúp cũng tốt, miễn có lòng tốt giúp người là tốt. Thương người như thể thương thân, thấy người đói khổ thì thương, đâu là thân nhân của mình mình cũng thương.

Mình thương người thì người sẽ thương mình, làm thế nào khi đi khắp nơi trên thế giới nơi nào cũng có người giúp đỡ, sẽ không sợ đói, sẽ có đời sống hạnh phúc. Tôi có duyên được đi nhiều, nhiều nơi tôi đến như Bắc Âu lạnh cống xương sống, nhưng vẫn gặp nhiều người nở nụ cười thật tươi khi nghe chúng tôi nói tiếng Việt ở phi trường Đan Mạch, Phần Lan, Hòa La, khi nhận diện ra chúng tôi là con người Việt Nam thì được mới về nhà ăn cơm Việt Nam, thật là cảm động. Người Việt Nam vốn tình cảm nồng nàn, không biết người đó từ đâu đến miễn là nói tiếng Việt là nhận ra người đồng hương là đối xử nồng hậu ngay,

Tôi mơ ước được trở lại những nơi tôi đã đi qua như Đắc Tô Đắc Xút. điạ đầu giới tuyến cao nguyên trung phần, biên giới Việt Miên, Việt Lào, Tha La xóm đọa..v..v..

Quê hương yêu dấu, nơi nào cũng đẹp, miền Thượng đẹp tuyệt vời vợi nhưng sơn nữ, với tiếng ca thánh thót, với những con mắt ngây thơ, với dòng sông trong vắt, nơi nào cũng đẹp, nơi nào người đến rồi cũng đi với nhiều kỷ niệm đẹp, nơi mà tôi đã đến có còn như xưa? Cảnh cũ người xưa bây giờ ra sao, nào ai biết? Lũ lụt, tàn phá rừng, rừng còn xanh hay cây rụng? Rừng cao su, rừng cà phê, biển hồ Pleiku tôi mong được trở về.

Mơ ước thì nhiều mà thực hiện bao nhiêu nào ai biết? Mỗi ngày tôi viết ra nhiều việc để làm, nhưng đến tôi khi trở về nhà những việc đã viết ra chưa làm hết? Cũng như mơ ước tận trong trái tim của mình biết bao giờ thực hiện được? Những đứa trẻ trong các cô nhi viện vẫn lớn theo thời gian, trong sự đói khổ, các em không đủ ăn, không đủ áo ấm mùa đông những vẫn phải sống như những người bình thường, mong xã hội có nhiều người có lòng nhận để cho người khổ bớt khổ, trẻ con đỡ đói, một bao gạo có $10, 10 bao gạo chỉ giá có $100, nếu người nào cũng tự tâm mỗi tháng 10 bao gạo thì không có trẻ em nào đói trên quả địa cầu này.

Xin Trời Phật, xin Thượng Đế phụ hồ cho những người khốn khổ, cho những người lòng nhân ái giúp đỡ người khác. Cầu nguyện thật nhiều và thật chân thành, xin những lời cầu nguyện của mọi người được có kết quả tốt đẹp.

Mùa Xuân xin mọi người cầu nguyện thật nhiều cho nhau, cho tất cả sự bình yên đến với nhân loài.

Kiều Mỹ Duyên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.