Hôm nay,  

Cuộc Sống Không Trường-tồn, Chỉ Có Tình-yêu Mới Là Bất-tử

20/12/201514:56:00(Xem: 8686)
CUỘC SỐNG KHÔNG TRƯỜNG-TỒN,
CHỈ CÓ TÌNH-YÊU MỚI LÀ BẤT-TỬ
 
Diamond Bích-Ngọc

“Life is not forever, love is” - Dòng chữ khắc trên bia mộ cố nhạc-sĩ Việt-Dzũng.  Chúng tôi xin tạm dịch như sau: “Cuộc sống không trường-tồn, chỉ có tình-yêu mới là bất-tử”.


Hôm nay, 20 tháng 12, 2015 - Kỷ-niệm lễ giỗ năm thứ hai của chàng, gia-đình “Chân Quê” sau buổi sinh-hoạt thiện-nguyện “Christmas Carol” ở trung-tâm điều-dưỡng Garden Park Care Center; chúng tôi tìm đến mộ anh dâng bó hoa hồng màu Noel tươi thắm; để tưởng nhớ người nhạc-sĩ đa tài, bạc mệnh: Nguyễn-Ngọc-Hùng-Dũng.


C:\Users\DBN\Pictures\VietDzung.Giỗ.2ndYear2015.png     C:\Users\DBN\Pictures\VietDzung.Giỗ.2ndYear2015A.png

Diamond Bích-Ngọc và Thái-Nguyên dâng hoa bên mộ cố nhạc-sĩ Việt-Dzũng trong ngày giỗ 20 tháng 12, 2015.


Nhìn di-ảnh anh cười hiền-hòa mà mắt tôi cay xé, nghe tim mình thổn-thức ngậm ngùi.  Tôi lâm-râm những lời kinh “Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh” và tôi khấn: “Lạy Chúa Giê-Su!  Xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa-ngục, xin cho linh-hồn Gioankim Việt-Dzũng được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng-láng vui-vẻ vô cùng. Amen!”


Buổi chiều mùa Noel lành-lạnh gió, ngồi quỳ bên mộ chàng trong “Good Shepherd Cemetery”, thành-phố biển Huntington Beach, tôi thì-thầm hát cho Việt-Dzũng nghe bài “Em Vẫn Còn Thương” của chính anh sáng-tác trong những ngày đầu thập-niên 90, cũng là nhạc-phẩm anh dành riêng thâu cho CD “Môi Nào Hãy Còn Thơm” của tôi vào năm 1993:


“Mưa vẫn còn rơi trên cao nguyên.  Một sớm anh về miền đồng bằng.


Nghe từng lạnh buốt trên da.  Nghe từng cõi chết trong hồn.
Để buồn cuộc tình vào cuối thu.  Khi từng lá rụng đầy, anh chờ một thoáng mây bay.


Em vẫn còn thương trong cô đơn.  Nên tóc em bồng màu chiều buồn.
Môi hồng lặng những phôi pha.  Tay nào mòn mỏi trông chờ.
Tình sầu nào bằng tình cuối đông.  Khi người đã lạnh lùng, em chờ gì nữa cho em?


Em chờ một ngày đã qua.  Hay chờ từng ngày xót xa!
Mưa về tình này đã tàn, em chờ mãi đến hư vô.
Ân tình đã rộng cánh bay, đâu còn gì để ước mơ.
Quên ngày hình hài đã mòn, anh nằm một kiếp cô đơn!!!


Thôi nhé còn thương xin ghi sâu.  Những mối ân tình nào ngày đầu.
Mơ về ngày tháng xa xưa.  Mơ về từng phút êm đềm.
Vì tình đầu là tình buồn kiếp sau.  Ôi một kiếp tình buồn!!! Em đừng chờ nữa nghe em!”


Link:  http://diamondbichngoc.com/media/audio/moinao/em_van_con_thuong.mp3


Chợt nhớ đến bài thơ “Giao Thức” của tác-giả Cao-Nguyên;  xin ghi lại đây nhân ngày giỗ năm thứ nhì của Việt-Dzũng thương yêu - Hai Mươi Tháng Mười Hai năm Hai Ngàn Không Trăm Mười Lăm:


“Như vừa mới ngả mũ chào
Mà phơ-phất bóng chiến-bào tầm xa
Ngựa dòn gõ vó bôn qua
Bụi hồng sương quyện khói nhòa mắt cay
Người đi buồn rạn chân mây
Nhạc tình giao-phối Chương Đài phù-vân
Nghiệp duyên quá cuộc hồng-trần
Kiếm cung biệt diện tần-ngần sử thi
Rượu còn sóng-sánh ngang ly
Mà Người đã khuất hương nghi-ngút mờ
Đành ta rót rượu vào thơ
Mở đêm giao thức ngồi chờ đối âm!”


www.diamondbichngoc.com





.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.