Hôm nay,  

Tiếc Thương Nhạc Sĩ Thiên Tài Nguyễn Thiên Đạo (1940-2015)

09/12/201500:00:00(Xem: 4595)

Sáng ngày 27-11-2015 tôi đến nghĩa trang Père Lachaise để tiễn anh đến nơi yên nghỉ cuối cùng, sau khi hỏa táng, anh sẽ nằm trong ngôi mộ gia đình, đây cũng là nơi nhạc sĩ Chopin yên giấc ngàn thu nhưng trái tim thì trở về quê hương Ba Lan. Nguyễn Thiên Đạo cũng thế anh nằm ở Paris nhưng trái tim và tâm hồn anh từ lúc sống đến lúc chết luôn luôn hướng về Việt Nam.

Buổi sáng Paris trời lạnh sương mù, nước Pháp đang để tang 130 nạn nhân bị tàn sát bởi khủng bố Nhà nước Hồi Giáo và nghi lễ tại điện Invalide. Nhưng Việt Kiều tại Pháp càng xúc động hơn trước sự ra đi của anh Nguyễn Thiên Đạo. Buổi tang lễ anh với sự hiện diện của đông đảo mọi người, từ Đại Sứ Việt Nam đến các bạn bè thân hữu. Nhạc tiễn đưa anh là ca khúc Khai Giác anh viết nhân Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc Vesak năm 2008 tại Việt Nam.

Nhạc sĩ thiên tài Nguyễn Thiên Đạo vừa qua đời tại Paris, ngày 20-11-2015 hưởng thọ 75 tuổi, thêm một danh nhân người Việt Nam có tên trong tự điển Petit Larousse, Petit Robert «nhạc sĩ tài năng tác giả của dòng nhạc hợp lưu Đông Tây» ra đi. Hơn 45 năm gặp gỡ anh đồng hội, đồng thuyền, buổi sáng sớm tại vườn Luxembourg tôi gặp anh đều đặn chạy bộ mỗi ngày, buổi trưa ghé lại quán Monge nơi hò hẹn người Việt tại Paris anh ngồi đó. Mỗi năm đi tết Việt Nam dàn hợp xướng năm nào cũng do anh điều khiển.. Giờ anh ra đi tôi không khỏi bùi ngùi cảm xúc.

Sống trong một thành phố văn hóa, nghệ thuật, người tài trăm nước đổ về đây, nơi Unesco chọn làm trụ sở, vươn lên để đoạt giải thưởng André Caplet năm 1983 của Hàn Lâm Viện Mỹ Thuật Pháp, Giải thưởng Gian Carlo Menoti toàn bộ tác phẩm của mình năm 1995, được mời trong các đại hội âm Nhạc Quốc Tế, được huân chương Hiệp sĩ nước Pháp không phải là điều dễ dàng.

Anh là một trong năm ba người những người hiếm có sống được nghề sáng tác âm nhạc đương đại, mà không phải đi dạy nhạc hay đánh đàn cho một thính phòng nào khác. Anh được những đơn đặt hàng thường xuyên các bản hòa tấu, giao hưởng hiện đại tầm cở quốc gia và quốc tế cho các Đại nhạc hội uy tín. Anh được một nhà xuất bản nhạc uy tín Paris đặt mua hết những gì anh sáng tác trả tác quyền đều đặn. Nói theo ngôn ngữ của Tống Ngọc thời Xuân Thu Chiến Quốc, sáng tác anh thuộc loại Dương Xuân Bạch Tuyết của Sư Khoáng, là những sáng tác khi trình diễn cả nước chỉ có 10 người khen, nhưng 10 người đó là bậc thầy âm nhạc thế giới hiện đại, thì ta phải dựa cột mà nghe. Thế giới ngày nay mỗi ngành nghề khoa học, nghệ thuật đi rất xa, khi nghe hai vị giáo sư tranh luận nhau thì sinh viên chỉ ngồi nghe lỏm bỏm, còn phải học rất nhiều mới hiểu hết được. Ở xã hội Tây Phương, ngoài chương trình học phổ thông, trẻ em còn học thêm bên cạnh 12, 14 năm âm nhạc hay hội họa học thêm một nhạc khí như đàn dương cầm, đàn vĩ cầm.., học nhạc lý, hệ thống học viện âm nhạc có khắp thành phố, quận, huyện.., người bình thường cầm bản nhạc có thể hát được. Thật khó khăn cho anh, khi đem âm nhạc nghệ thuật ấy trở về quê hương.

Tôi gặp anh Đạo từ những năm 1970, khi tôi mới du học mang tiếng hát Hát cho đồng bào tôi nghe của anh Tôn Thất Lập và phong trào sinh viên học sinh ra phổ biến tại hải ngoại. Tôi kính trọng anh một nhà soạn nhạc tôi khâm phục, và anh cũng trân trọng tôi một nhà thơ. Từ những tập thơ thời sinh viên, tập thơ Cánh chim từ vùng lửa đỏ, in chung với nhạc sĩ Tôn Thất Lập năm 1974. Công cha như núi Trường Sơn in năm 1975 đến bản dịch thơ lục bát hai truyện thơ Odyssée và Illiade của thi hào Homère tôi đều tặng anh, anh trân trọng, xem rất kỹ, anh trân trọng và khuyến kích. Được anh hiểu và cổ võ một công trình làm việc mười năm của mình, không gì vui sướng hơn. Anh thường mời tôi đi dự những buổi hòa nhạc của anh. Các vỡ nhạc kịch, hay hòa tấu của anh thường được trình diễn tại: Sall Favart, Opéra Comique de Paris, Espace Pierre Cardin ở Đại lộ Champs Élysées.. những nơi trang trọng nhất Paris.. Được vào chương trình trình diễn các nơi này ít ai mơ tưởng đến.

Nghe nhạc anh, nhiều người ngỡ ngàng, anh dùng nhiều âm thanh bộ gõ, nhiều nhạc cụ tân kỳ, chưa từng thấy bao giờ, cả tiếng đàn vĩ cầm cũng đầy những âm thanh lạ tai hoàn toàn khác lạ với khái niệm âm nhạc mà người ta thường có. Tại Đông phương chúng ta thường lập lại, một loại tranh thủy mặc, một điệu hát bộ, hát vọng cổ chúng ta cứ sáng tác lập đi lập lại. Tại Tây phương họ luôn luôn tìm cái mới, muốn vượt lên trên hàng chục ngàn người nghệ sĩ khác, sau khi học hỏi những cổ điển, người sáng tạo phải tìm ra cái mới mẻ của riêng mình, không lập lại người khác tạo nên những trường phái mới. Nhạc đương đại quan niệm tất cả âm thanh đều là âm nhạc, từ tiếng mưa, tiếng gió, tiếng suối reo, tiếng chim ca, tiếng thông reo, và cả sự im lặng.. cũng là âm nhạc, người nhạc sĩ viết về mùa xuân phải tạo dựng lại những âm thanh mùa xuân, viết về mùa thu phải nghe được tiếng lá vàng rơi. Dùng các bộ gõ, nhiều khi phải sáng tạo ra các dụng cụ âm nhạc.. nhạc đương đại gần gũi với âm thanh nhạc phim, những sáng tác Nguyễn Thiên Đạo trong đấu tranh, tấu khúc Thành đồng tổ quốc, ta nghe từ tiếng bi thương trong tù, tiếng đạn bom, đến những bước chân xuống đường.. Vỡ ca nhạc kịch Trương Chi Mỵ Nương, họa sư Lê Bá Đảng vẽ kiểu áo quần, trang trí, Nguyễn Thiên Đạo đã đưa huyền thoại Việt Nam vào thế giới âm thanh đương đại.

Nói đến nhạc sĩ, người ta thường nghĩ đến một người có đời sống buông thả mọi bề từ bề ngoài đến đời sống đạo đức tình cảm, làm việc tùy hứng, nhưng ở gần một nhạc sĩ thiên tài như anh mới thấy điều đó là lầm. Anh luôn luôn chỉnh tề, làm việc tận tâm chính xác với âm thanh như một nhà toán học với con số, sai một ly đi một dậm. Khi điều khiển dàn nhạc thấy anh như một người lên đồng, âm thanh như tiếng sao mai, sao chổi, khi như tiếng gió, tiếng mưa, tiếng chim trong bầu trời vũ trụ, thấy anh như đùa bởn với âm thanh nhưng sự thật anh làm việc không ngừng, mỗi ngày anh làm việc giờ giấc nghiêm chỉnh, chú tâm hết mình, sức sáng tác lao động trí óc đáng kính phục 96 tác phẩm giao hưởng, nhạc kịch được anh sáng tác, nhiều tác phẩm đoạt giải.

Quê hương anh tại Hà Đông nhưng anh sống tại số 19 Tràng Tiền Hà Nội, sang Pháp từ năm 13 tuổi năm 1953, năm 1963 anh vào trường Quốc Gia Sư Phạm m Nhạc Paris, bốn năm sau anh ra trường anh được giải nhất m Nhạc, nhưng anh không chọn việc dạy nhạc mà đi theo con đường sáng tác.

Điều may mắn nhất trong đời là anh được học sáng tác với Giáo sư Olivier Messiaen, là nhà soạn nhạc ảnh hưởng nhất âm nhạc hiện đại nửa thế kỷ sau thế kỷ XX tại Conservatoire National Supérieur de Musique et de Danse de Paris. Olivier Messiaen sinh năm 1908 tại Avignon và mất năm 1992 tại Clichy, vùng Paris. Ông còn là một nhạc sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc phong cầm nhà thờ, ông đàn cho thánh đường Trinité Paris suốt 61 năm, những tác phẩm đầu tiên đưa ông lên vinh quang là nhạc thánh ca, nhưng rồi ông trở thành một nhà chim ca, đi ký âm tất cả tiếng hót các loài chim và soạn thành nhạc, ông trở thành một giáo sư nhạc học, âm nhạc điểu học danh tiếng thế giới. Giáo sư Olivier Messiaen, đào tạo nhiều thế hệ nhiều học trò trên thế giới, năm 2008 kỷ niệm 100 năm ngày mất. Năm Messiean được cử hành bằng 600 buổi hòa nhạc trên 27 quốc gia, tại 147 thành phố lớn. Trong đó có 175 buổi tại Pháp. Trong 5 học trò ưu tú danh tiếng của Olivier Messiaen có Pierre Boulez (Pháp) Karlheinz Stockhausen (Đức) Iannis Xenakis (Hy Lạp) George Benjamin (Anh) và Nguyễn Thiên Đạo (Việt Nam). Olivier Messiaen ngợi ca Nguyễn Thiên Đạo là một nhà sáng tác âm nhạc kỳ tài, ưu tú.


Tuy sang Pháp từ năm 13 tuổi, nhưng anh Đạo lúc nào cũng hãnh diện mình là người Việt Nam. Mỗi lần anh đoạt giải anh cho treo cờ, cất tiếng nhạc quốc ca Việt Nam, mời Đại Sứ Việt Nam đến tham dự, ngay từ lúc Việt Nam chỉ có Ban Tổng Đại Diện nước Việt Nam, chưa ai biết cờ Việt Nam ra sao. Anh đặt tên những bản hòa tấu của anh là: Tuyến Lửa, Thành Đồng Tổ Quốc, Bà Mẹ Việt Nam, Mỵ Châu Trọng Thủy, Sóng nhạc Trương Chi, Sóng hồn, Khai Nhạc, Hồn thiêng sông núi, Rồng bay khai nhạc, Khai giác.. Tôi thường đùa với anh một mình anh là một Đoàn Văn Hóa Việt Nam chiếm lĩnh đỉnh cao m nhạc đương đại. Nhưng anh không chỉ một mình, chiều thứ bảy nào anh cũng có mặt tập hợp xướng cho Ban hợp xướng Việt Kiều tại Pháp từ năm chục có khi lên đến cả trăm người để hát vào dịp tết tại Paris hay đi khắp các tỉnh trình diễn. Những lúc này không thấy anh lên đồng với những âm thanh vũ trụ, mà là ông thầy nghiêm khắc từng giọng hát lời ca nghiêm chỉnh. Không ai dám đùa chuyện âm nhạc với anh, anh là một người làm cái gì cũng phải đến nơi đến chốn hoàn hảo. Anh bé nhỏ người nhưng gặp anh ai cũng thấy anh toát lên một sức sống, một ý chí mãnh liệt.

Anh tham gia phong trào Việt kiều từ khi BS Nguyễn Khắc Viện còn ở Paris trước năm 1963 khi còn thiếu niên. Anh sát cánh cùng các cụ lính thợ, công nhân thời Đệ nhị thế chiến, gầy dựng phong trào từ lúc chưa được nhà nước Pháp công nhận là một hội đoàn, trải qua nhiều nhiệm vụ cho và trong Chủ tịch đoàn Hội Người Việt Nam tại Pháp. Điều đáng phục là anh học trường Pháp từ năm 14 tuổi, nhưng cả kiến thức văn hóa Việt Nam và Đông Phương anh đều tự học, tự đọc sách tìm hiểu, khi anh nói chuyện anh không chỉ hiểu biết về âm nhạc, về văn hóa Tây Phương mà về Đông Phương anh cũng sâu rộng như một nhà hiền triết trong Lão ngoài Khổng và cả Phật nữa. Những năm cuối đời anh cho in trong nước quyển hồi ký Sống lửa. Nguyễn Thụy Kha đề tựa. Hội Nhà Văn Xuất bản.

Những buổi trưa tại quán Monge của Hội Việt Kiều, tôi thường có dịp nói chuyện cùng anh, có lần anh kể chuyện, gia phả nhà anh gốc tích là một tù binh chăm, trong 30 000 tù binh vua Lê Thánh Tông đem về cho định cư ở tỉnh Hà Đông. Tôi nói với anh tôi gốc người Bình Thuận, trong gần 250 năm sông Gianh, Lũy Thầy làm biên giới, đi theo chúa Nguyễn Hoàng vào trấn đóng Thuận Hóa được 5000 người, người Việt ở Thuận Hóa từ trước không quá trăm ngàn người, cộng với vài người chạy về Nam như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến.. về sau chúa Nguyễn có bắt được 30 000 tù binh chúa Trịnh chia đều cho mỗi làng được 5 người, máu nguyên thủy chánh hiệu con rồng cháu tiên giống như sổ số. Thế mà các sử gia chép người Việt nam tiến, tưởng chừng như người Việt vào vùng không đất trống gây tội phạm diệt chủng mười triệu dân tộc Chăm rồi đem dân Việt thay thế. Sử gia Việt Nam có nguồn tư liệu phương Bắc Trung Quốc, mà không biết gì đến phương Nam, không hề biết phía Nam có các vương quốc rất hùng mạnh: Phù Nam từ trước công nguyên đã có thương thuyền giao thiệp với La Mã. Kinh thành Angkor bấy giờ khoảng một triệu dân còn đông hơn cả Trường An, Trung Quốc, đình đài chạm vàng đá quý óng ánh, hệ thống kính đào quy mô, văn hóa chạm trổ trên đá các sử thi dài hằng cây số mỗi bốn mặt cung thành. Người Việt Nam khi còn ở vùng núi Phú Thọ, thì Chiêm Thành đã có những chiếc ghe bầu trọng tải 5 tấn đi khắp nơi. Nước Chiêm vì đánh vương quốc Chân Lạp quá hùng mạnh này nên kiệt lực, suy yếu. Các sử gia cũng không lưu ý Champa là một quốc gia Phật Giáo, vua Lý Thánh Tông từng rước về nhà sư Thảo Đường lập nên một phái thiền Việt Nam. Khi trào lưu Hồi Giáo thánh chiến chiếm cả Indonésia, Mã Lai, một phần Phi Luật Tân, lan đến Champa, triều đình Champa bỗng trở nên hung hãn, các sử gia Việt Nam cũng không hay biết ảnh hưởng Hồi Giáo, đế quốc Ottoman, khi Chế Bồng Nga đem quân ba lần đánh Đại Việt, các vua Chiêm tàn phá Angkor. Hồi Giáo mới du nhập mà người Champa theo Phật Giáo bỗng dưng biến mất. Nếu các chúa Nguyễn diệt chủng người Chăm tại sao được xưng tụng là chúa Hiền, chúa Sãi.. Hơn hai trăm năm mươi năm ngăn chia sông Gianh lấy đâu ra người Việt để Nam tiến, người Việt ở Nam Kỳ lục tỉnh đều gốc Nam, Ngãi, Bình, Phú, cộng với dân bản địa và vài ngàn người Minh Hương, bỏ nước chọn nơi đất lành chim đậu vì bị Mãn Thanh thống trị. Các ngôi chùa cổ miền Nam đều do các nhà sư gốc từ Bình Định, Phú Yên lập nên. Yếu tố thống nhất và thành công dễ dàng các chúa Nguyễn không phải người Việt Nam diệt chủng Champa, mà là Phật Giáo đã kết hợp hai dân tộc trước sự tàn bạo của Hồi Giáo thánh chiến. Hồi Giáo từ lúc khởi đầu đã dùng chiến tranh để bành trướng, người nào không theo thì rơi đầu trước lưỡi gươm tàn bạo, ngày nay người Hồi giáo cực đoan còn như thế này thì thời Trung Cổ ra sao ? Nếu không được người Chăm Phật Giáo ủng hộ, chúa Nguyễn không thể đứng vững được. Phải sang Ấn Độ nhìn sự hũy hoại của Hồi Giáo đối với các thánh địa Phật Giáo, mới hiểu rõ sự tàn phá của Đồng Dương, trung tâm Phật Giáo của Champa, hiểu vì đâu nông dân các tỉnh miền Trung khi đào đất thường gặp những tượng Phật chôn dấu. Hiểu người Chăm Phật Giáo xem chúa Nguyễn là chúa của mình, gọi bằng cái tên thân mật Sãi Vương, tương đương với cái tên Phật Hoàng của người Việt đối với vua Trần Nhân Tông. Tại sao mọi người đều nói tiếng Việt là do tiếng Việt đơn âm dễ nói, do mấy ông đồ Nghệ, làng xóm nào cả nước cũng có các ông đến dạy học, làm thuốc chữa bệnh. Việt Nam không phải là một nòi giống nguyên si chánh hiệu « con nai vàng » từ con ông Lạc Long Quân và bà u Cơ. Tôi nói anh Đạo không phải là gốc tù binh Chăm, mà là những người Chăm Phật Giáo quy thuận được vua Lê che chỡ đưa về đất Việt. Nếu không thì Hà Đông sẽ có nhà thờ Hồi Giáo, dân chúng mỗi ngày lạy A - la năm lần.

Nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo đã ra đi, từ năm 1995 anh thường trở về Việt Nam, anh đã mua một căn nhà nhỏ ba tầng nhìn ra hồ Hoàng Cầu ở Hà Nội khi về hưu trí, mỗi năm anh về vài tháng, anh giảng dạy sáng tác tại Học Viện Quốc Gia m Nhạc Hà Nội đào tạo một thế hệ nhạc sĩ trẻ và đem những sáng tác tiên phong của anh trong âm nhạc truyền bá qua dàn nhạc Học Viện Quốc Gia m Nhạc Việt Nam, Nhà Hát Vũ Kịch Việt Nam, nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh. Anh hiện diện với Rồng bay khai nhạc, nhân Đại Lễ Thăng Long 2010. Khai Giác, nhân Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam 2008 và Hồn Thiêng sông núi năm 2005 nhân 40 năm thống nhất đất nước.

Xong tang lễ, tôi đến chào chị Hiền, người vợ thân yêu của anh. Nhớ ngày nào anh chị đến dự đám cưới của tôi năm 1976. Thời gian qua nhanh, một thoáng đã mấy mươi năm, những người lớn tuổi trong Hội ngày xưa lần lượt ra đi, còn lại những kỷ niệm, những tác phẩm để lại cho đời, nơi xứ người, nơi quê hương. Hiện diện trong buổi tang anh còn những lớp cháu con, và những cháu sinh viên mới sang du học. Dòng đời vẫn tiếp nối, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo đã ra đi còn để lại tiếc thương, niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, cho dân tộc.

Paris. 29-11-2015

TS PHẠM TRỌNG CHÁNH

Ý kiến bạn đọc
10/12/201518:50:11
Khách
việt cộng nằm vùng đã len lỏi vào Việt Báo nên mới có những bài viết như thế này, cũng như bài "obama + bình ... chọn dũng" ...

Ngày nào tui & bạn bè cũng đọc Việt Báo, nhận xét riêng của tui là những bài viết như thế này không hiểu tại sao lại xuất hiện càng ngày càng nhiều trên Việt Báo ... từ bao lâu nay vẫn được xem là báo của người Việt tỵ nạn cộng sản?

Xin góp ý thêm là Việt Báo cũng có nhiều bài viết rất hay và tui học hỏi rât nhiều từ những tác giả này.

Học trò lớp Ba.
09/12/201523:20:24
Khách
Bai viet nay da lo ro Pham Trong Chanh la mot ten VC. Ong ta la ban cua Ton That Lap; Lap la mot thang VC. Viet Bao va doc gia nen tay chay ten nay.
09/12/201523:10:34
Khách
Thien tai nhung lai phuc vu cho quy do. Ca ngoi lam gi nhung thu do.
09/12/201522:22:43
Khách
Lại một ngôi sao sáng chói, một thiên tài của VN nói riêng và thế kỷ 21 nói chung, và là cây Đại Thụ trong làng âm nhạc quốc tế, đã từ bỏ cuộc chơi trần thế để ngao du sơn thủy với bác Hồ vô vàn kính yêu mà đồng bào trong và ngoài nước chỉ muốn nói với bác những lời lẽ, ngôn ngữ tốt đẹp và kính trọng nhất chưa từng có từ thuở khai thiên lập địa cho tới bây giờ.

Xin chia buồn cùng tác giả và hy vọng nhạc của thiên tài Nguyễn thiên Đạo được dậy ở các viện âm nhạc khắp thế giới và được những giàn nhạc giao hưởng nổi tiếng trình tấu và thu vào đĩa nhựa để lại cho hậu thế noi gương.
09/12/201521:23:33
Khách
Bài viết về sự thương tiếc của một người bạn, một người nhạc sĩ có nhiều thành quả ở Pháp...
Theo bài viết thì ông NSĐ sinh ra ở Hà Nội và sang Pháp năm 1953...
Theo Wiki - Reference #3. "Văn Sung Võ Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris 2005 "Lúc bấy giờ giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ cộng hòa chưa có quan hệ ngoại giao nhưng anh Nguyễn Thiên Đạo đã để nghị nhất thiết phái treo cờ đỏ sao vàng. Và như vậy lận đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay tại Đại hội âm nhạc ..."
https://en.wikipedia.org/wiki/Nguyen-Thien_Dao
Tuy về mua nhà ở VN để nhớ về kỷ-niệm thời niên thiếu, nhưng rồi cũng chết ở Pháp, nhà VN chắc có lẽ như là nghỉ mát, dưỡng hưu (vacation home)...
RIP.
09/12/201518:17:25
Khách
Thiên tai (không có dấu huyền) Nguyễn Thiên Đạo đúng là một tên VC không thân không thiên cộng gì sất cả . Qua câu : " Mỗi lần anh đoạt giải anh cho treo cờ, cất tiếng nhạc quốc ca Việt Nam, mời Đại Sứ Việt Nam đến tham dự..." Khứa may mắn hơn Triết Gia Trần Đức Thảo và` Luật Sư NGuyễn Mạnh Tường . Thôi cũng cầu chúc cho khức mau xuống âm ty để hội ngộ để "giao lưu" cùng "bác hồ già hóa dạng bác hồ ly" (thơ Nguyễn Chí Thiện)
TS Phạm Trong Cháng là một tên ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản đăng bài viết na6`y trật chổ . hơn 700 tờ báo của CS trong nước thích hợp cho những bài viết loại nầy . Tại sao Việt Báo đa9ng bài viết nầy ? Không lẽ ....khó nói quá
09/12/201517:08:33
Khách
Bài nầy có được lấy từ báo ở Việt Nam???
Xem lại thì quả đúng như thế.
http://www.vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/tag/Ph%E1%BA%A1m%20Tr%E1%BB%8Dng%20Ch%C3%A1nh

http://www.tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c107/n21872/Tiec-thuong-nhac-sy-thien-tai-Nguyen-Thien-Dao-1940-2015.html

Có lẽ Việt Báo thiếu bài để đăng!
09/12/201515:06:02
Khách
Co ve day la mot viet kieu yeu nuoc than cong. Thuong ve VN trinh dien trong le hoi lon cua Cong San VN. Bai viet nen noi ro hon de doc gia khoi ngo nhan.
Doc den gan cuoi moi biet la nguoi than cong:
Nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo đã ra đi, từ năm 1995 anh thường trở về Việt Nam, anh đã mua một căn nhà nhỏ ba tầng nhìn ra hồ Hoàng Cầu ở Hà Nội khi về hưu trí, mỗi năm anh về vài tháng, anh giảng dạy sáng tác tại Học Viện Quốc Gia m Nhạc Hà Nội đào tạo một thế hệ nhạc sĩ trẻ và đem những sáng tác tiên phong của anh trong âm nhạc truyền bá qua dàn nhạc Học Viện Quốc Gia m Nhạc Việt Nam, Nhà Hát Vũ Kịch Việt Nam, nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh. Anh hiện diện với Rồng bay khai nhạc, nhân Đại Lễ Thăng Long 2010. Khai Giác, nhân Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam 2008 và Hồn Thiêng sông núi năm 2005 nhân 40 năm thống nhất đất nước.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.