Hôm nay,  

Chào Mừng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền Năm 2015

09/12/201500:00:00(Xem: 4456)

Năm 2015 này đánh dấu năm thứ 67 ngày công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948 – 2015 - TNQTNQ). Vào đúng ngày 10 tháng 12 năm 1948 đó, tại thành phố Paris thủ đô nước Pháp, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức long trọng Lễ Công Bố văn kiện quan trọng này - mà vị đại diện là Bà Eleanor Roosevelt vị Cựu Đệ Nhất Phu Nhân nước Mỹ đã gọi đó là Bản Đại Hiến Chương của nhân lọai trong thời đại chúng ta (Magna Carta).

Và đến cuối năm 1966, Liên Hiệp Quốc lại đã biểu quyết thông qua 2 văn kiện thi hành chi tiết nữa - đó là Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân sự và Chính trị và Công Ước Quốc Tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Hai Công ước này hợp với Bản TNQTNQ nói trên làm thành Bộ Luật Quốc Tế về Nhân Quyền (The International Bill of Rights).

Cho đến nay, Bản Tuyên Ngôn này đã được dịch ra 380 ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới - và đó là cơ sở pháp lý căn bản cho công cuộc xây dựng một xã hội nhân bản và nhân ái bền vững cho mọi người sinh sống trên hành tinh trái đất chúng ta vậy.

Cũng như mọi khi, năm 2015 này Liên Hiệp Quốc đã phát động kêu gọi các quốc gia phải họat động tích cực hơn nữa nhằm “Xóa Bỏ Nạn Nghèo Đói” (Eradicate Poverty). Đồng thời cũng nêu cao khẩu hiện ngắn gọn chỉ gồm có 5 chữ này “Our Rights, Our Freedoms. Always”. Tổng Thư Ký Ban Ki Moon đã tuyên bố rằng: “Nhân Ngày Nhân Quyền, chúng ta hãy tái cam kết bảo đảm những Quyền Tự Do Căn Bản và Bảo Vệ Nhân Quyền của tất cả mọi người” (On Human Rights Day, let's Recommit to Guaranteeing the Fundamental Freedoms and Protecting Human Rights of All).

Nhân dịp kỷ niệm này, chúng ta hãy cùng nhau duyệt xét qua những thành tựu đáng quý mà nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được trong lãnh vực tôn trọng phẩm giá con người và bảo vệ nhân quyền. Và rồi cũng trình bày về công cuộc tranh đấu kiên cường của người Việt ở trong nước cũng như ở ngòai nước nhằm xây dựng tự do, dân chủ và nhân quyền cho tòan thể dân tộc Việt Nam chúng ta lúc này.

I – Phong trào tranh đấu nhân quyền trên thế giới hiện nay.

Từ trên 50 năm nay, các tổ chức bênh vực nhân quyền đã liên tục tíếp theo nhau xuất hiện và mở rộng phạm vi hoạt động tại khắp nơi trên thế giới. Điển hình như tổ chúc Amnesty International (AI = n Xá Quốc Tế) xuất hiện đầu tiên tại London Anh quốc năm 1961. Rồi sau này đến lượt các tổ chức Human Rights Watch (HRW = Theo Dõi Nhân Quyền), Reporters Sans Frontìères (RSF = Phóng Viên Không Biên Giới) v.v...cũng được thành lập và hăng say họat động nhằm tích cực bảo vệ quyền con người tại khắp nơi trên thế giới. Rõ rệt đó là sự tiến bộ cực kỳ lớn lao có tầm vóc tòan cầu của khu vực Xã hội Dân sự vậy.

Tại một số quốc gia, thì có thể ghi nhận phong trào tranh đấu dân quyền (Civil Rights movement) do Mục sư Luther Martin King phát động ở Mỹ từ thập niên 1950. Phong trào Hiến Chương 77 (The Charter 77) do nghệ sĩ Vaclav Havel và các bạn phát động ở Tiệp Khắc năm 1977. Và mới đây là Bản Linh Bát Hiến Chương (The Charter 08) do nhà văn Lưu Hiểu Ba và trên 300 chiến hữu khởi xướng ở Trung Quốc nhân kỷ niệm 60 năm ngày ban hành Bản TNQTNQ (1948 – 2008). Các văn kiện này đều phản ánh trung thực tinh thần nhân bản tiến bộ của bản TNQTNQ và các Công Ước liên hệ.

Cũng nên ghi thêm là Thỏa ước Helsinki (Helsinki Pact) được 35 quốc gia ở u châu ký kết vào năm 1975 đã là một văn kiện gây hứng khơi sôi nổi cho công cuộc tranh đấu nhân quyền và tự do dân chủ tại các quốc gia ở Đông u do cộng sản Liên Xô thao túng cai quản trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Và kết quả chung cuộc là chế độ độc tài cộng sản đã bị xóa bỏ hòan tòan tại Đông u kể từ năm 1989 và tòan bộ khối cộng sản Liên Xô cũng đã bị giải thể kể từ năm 1991.


II – Hiện tình phong trào tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam.

Nói chung, thì mặc dầu bị chính quyền cộng sản đàn áp tàn bạo và kiềm chế ngặt nghèo, phong trào đấu tranh cho dân chủ, vẹn tòan lãnh thổ, cho công bằng xã hội và quyền con người vẫn đang tiếp tục phát triển và đặc biệt là lôi cuốn được nhiều thành phần những người trẻ tại Việt nam.

Nhờ biết sử dụng nhuần nhuyễn kỹ thuật hiện đại của Internet, nên các tin tức về sự đàn áp đánh đập tàn bạo do các “côn an côn đồ” gây ra thì đã được phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Nhờ có những thông tin mau lẹ và chính xác như vậy mà đông bào trong cũng như ngòai nước biết rõ được cái mặt trái bất nhân, thất đức của người cộng sản. Và từ đó mà càng ngày quần chúng nhân dân càng có cảm tình nồng hậu đối với các chiến sĩ tranh đấu thuộc về các tổ chức Xã hội Dân sự ở trong nước hiện nay.

Xin liệt kê vài sự kiện nổi bật mới nhất vừa xảy ra ở Việt nam trong tuần lễ đầu tháng 12 năm nay.

A/ Thứ nhất là cuộc hội họp tại Chúa Liên Trì ở Sài gòn vào ngày Chủ nhật mồng 6 nhằm kỷ niệm lần thứ 67 ngày ban hành TNQTNQ. Nhân dịp này, Hòa Thượng Thích Không Tánh đã trao cho Bác sĩ Nguyễn Đan Quế Chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm VN tòan bộ số hiện kim của Giải Nhân Quyền VN năm 2015 do Mạng Lưới Nhân Quyền VN trao tặng cho Thượng Tọa. Giải Nhân Quyền năm nay cũng được cấp cho hai nhân vật tranh đấu nổi tiếng kiên cường mà hiện còn đang bị giam giữ trong tù – đó là các Bà Hồ Thị Bích Khương và Bùi Thị Minh Hằng.

B/ Một phái đòan do Luật sư Nguyễn Văn Đài dẫn đầu đã tới Tỉnh Nghệ An để tổ chức buổi Hội thảo nhân kỷ niệm Ngày Nhân Quyền, thì bị “côn an côn đồ” hành hung, đánh đập và trấn lột tiền bạc, máy điện thọai v.v... Sự việc tàn bạo của cán bộ công an như vậy đã được loan truyền mau lẹ tới khắp nơi trong nước cũng như ở hải ngọai và đang gây ra sự phẫn nộ sôi động của nhiều giới đồng bào chúng ta.

Nhân tiện, cũng nên ghi rõ là ở trong nước, bà con hay dùng thành ngữ “côn an côn đồ” - đó là vì công an hay xúi giục bọn côn đồ, xã hội đen để ra tay hành hùng đánh đập tàn tệ đối với các thành phần bất đồng chính kiến dám lên tiếng tố cáo phản đối những hành vi sai trái, bán nước cầu vinh, tham nhũng đục khóet tài sản quốc gia, hành động bất nhân thất đức của cán bộ chính quyền, v.v...

Còn tại hải ngọai, thì tại khắp nơi từ u châu, Úc châu đến Mỹ châu, đông bào tỵ nạn cộng sản đều hăng hái tham gia lên tiếng phản đối những chà đạp nhân phẩm và vi phạm nặng nề về nhân quyền đối với bà con ruột thịt của mình ở trong nước. Việc lên tiếng tố cáo này đã có sức lôi cuốn được số đông các chính phủ và nhân dân các quốc gia dân chủ sở tại chú ý đến tình trạng tồi tệ về nhân quyền ỡ Việt nam. Và đồng thời cũng kêu gọi cộng đồng thế giới tìm cách làm áp lực mạnh mẽ đối với nhà cầm quyền Hà nội phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm và chấm dứt mọi hình thức đàn áp khủng bố đối với những người tranh đấu bất bạo động ở Việt nam.

Có thể ghi nhận hai sự việc đáng chú ý nhất của bà con cư ngụ tại nước Mỹ trong dịp kỷ niệm Ngày Nhân Quyền năm 2015 như sau đây.

Thứ nhất là cuộc biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào đúng ngày 10 tháng 12 để tố cáo sự vi phạm nhân quyền của chính quyền cộng sản ở Việt nam.

Thứ hai là Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt nam năm 2015 được tổ chức tại Westminster Civic Center, California vào chiều ngày Thứ Sáu 11 tháng 12 năm 2015 từ 5 đến 7 giờ PM./

Costa Mesa, Tháng 12 năm 2015

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.