Hôm nay,  

Ngoại giao Obama: thận trọng hay rụt rè?

06/12/201520:42:00(Xem: 6716)

Ngoại giao Obama: thận trọng hay rụt rè?

Đoàn Hưng Quốc


Nếu so sánh giữa hai ông Putin và Obama thì người ta có thể thấy: nước Nga tuy kinh tế yếu và quân đội không mạnh nhưng ông Putin lại rất hung hăng can thiệp ra bên ngoài để bảo vệ cái gọi là quyền lợi cốt lỏi; ngược lại Mỹ dù vượt trội trên cả hai phương diện nhưng bị phê bình là thiếu quyết đoán về ngoại giao. Liệu tính cẩn trọng của Obama là cần thiết để Hoa Kỳ không can dự vào những cuộc phiêu lưu quân sự mới, hay chính sự dè dặt của Mỹ lại là một trong những nguyên nhân khiến nhiều cuộc khủng hoảng bùng phát ngày càng mạnh lôi kéo theo nhiều quốc gia? Nhiệm kỳ 8 năm của Tổng Thống Obama sắp chấm dứt và di sản ngoại giao của ông sẽ còn là một đề tài tranh luận lâu dài vì những gì ông làm – hay không làm - sẽ để lại hậu quả ít nhất trong nửa phần đầu của thế kỷ 21.


Chính sách ngoại giao của Tổng Thống Obama được tóm gọn trong 4 chữ tiếng Anh “Don’t do anything stupid” tức là đừng làm chuyện dại dột. Thái độ này trái ngược hẳn với cung cách cao bồi “Shoot from the hip” hay là bắn trước hỏi sau của vị tiền nhiệm George W. Bush, người đã khiến nước Mỹ sa lầy vào cuộc chiến vô cùng chia rẻ lại thêm tốn kém về ngân sách, nhân mạng và uy tín tại Iraq. Có hai dòng quan điểm, một bên lập luận cho rằng Hoa Kỳ phải chấm dứt việc phiêu lưu can dự vào mọi lúc mọi chổ mà không cần đắn đo suy nghĩ đến hậu quả; ngược lại là phản bác cho rằng trong ngoại giao phải chấp nhận rủi ro, và trước các thách thức vô cùng phức tạp nên thế giới đang cần đến sự lãnh đạo của Mỹ nhưng lại không tìm thấy từ nơi ông Obama.


Tưởng cũng nên nhắc lại Obama đắc cử với hai mục tiêu chính nhằm phục hồi nền kinh tế sau vụ Đại Suy Trầm 2008 và rút quân khỏi vũng lầy Iraq; kế đó là ổn định an ninh tại Afghanistan và phục hồi (reset) bang giao với Nga vốn đang suy đồi từ sau chiến tranh Georgia và từ khi ông Putin tái đắc cử lần thứ 3. Đến năm 2011 Hoa Kỳ lại thêm quyết định chuyển trục sang Châu Á với bài viết của cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton trên tạp chí Foreign Policy. Theo thói quen của dân Mỹ cho điểm lãnh đạo thì nhận xét riêng của người viết rằng ông Obama được điểm B trung bình về bộ môn kinh tế với nhịp độ phục hồi vừa phải, C kém về bộ môn châu Á vì tiến độ chuyển trục vẫn ngập ngừng, F tức là thi rớt về Trung Đông, Afghanistan và Nga bởi không tìm ra giải pháp cho các cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên từng con số điểm nói trên không thể phản ảnh toàn bộ vấn đề, vì giả sử ông Obama thành công trên mọi lãnh vực ngoại giao nhưng chỉ riêng nền kinh tế không phục hồi thì toàn bộ nhiệm kỳ của ông vẫn thất bại do nơi sức mạnh của Hoa Kỳ cùng mối quan tâm của dân chúng vẫn chính là kinh tế.


Hai sai lầm ngoại giao bị xem là lớn nhất của Obama gồm việc rút quân quá sớm khỏi Iraq, và nuốt lời không dội bom tại Syria sau khi đã vạch ra làn ranh đỏ ngăn cấm việc xử dụng vũ khí hoá học. Các quyết định này khiến hệ phái Sunni (Saudi Arabia), Shiites (Iran), cọng thêm phong trào Hồi Giáo cực đoan cùng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cùng nhau đánh giá rằng Hoa Kỳ không còn lòng dạ nào để nắm vai trò chủ động trong tình hình tại Trung Đông. Các phe nhảy vào lấp khoảng trống và tranh nhau mở rộng ảnh hưởng khiến khủng hoảng ngày càng lan rộng dẫn đến sự bùng phát của nhóm ISIS.


Ngược lại ông Obama muốn lợi dụng ưu thế bất ngờ của công nghệ khai thác dầu hỏa từ đá phiến để thoát khỏi sự lệ thuộc năng lượng và ảnh hưởng chính trị của Do Thái, qua đó giảm thiểu các cuộc phiêu lưu chính trị vào Trung Đông. Đã đến lúc Hoa Kỳ ngừng làm đạo diễn để Trung Đông phải tự giải quyết những khủng hoảng trong thế giới Hồi Giáo từ tranh chấp Sunni-Shiite, đến xung đột Do Thái và Palestine, tình trạng thiếu dân chủ và thiếu việc làm trong dân chúng.  Nổi bất mãn trong xã hội được xoa dịu bởi các liều thuốc độc qua chính sách khuyến khích chủ nghĩa tôn giáo cuồng tín cực đoan và khơi dậy nổi hận thù với Do Thái và Tây Phương. Tuy nhiên cánh chống đối ông Obama cho rằng chính các quyết định không can thiệp đã dẫn đến tình trạng tệ hại tồi tệ ngày hôm nay, vì tựa như ngọn lửa còn nhỏ khi nhen nhúm nên chỉ cần một nổ lực vừa phải có thể dập tắt thay vì đợi đến lúc hỏa hoạn bùng phát rồi trước sau cũng phải nhào vào chữa cháy. Nói một cách khác là ông Bush làm bể nồi cơm nhưng ông Obama không chịu quét dọn nên gánh phần trách nhiệm.


Giữa khủng hoảng Syria và việc Nga chiếm một phần đất của Ukraine không có liên hệ trực tiếp, nhưng Tổng Thống Putin là một võ sĩ nhu đạo tìm chổ yếu của đối phương trước khi tấn công. Nhiều nhận xét đánh giá ông Putin đã kết luận nơi bài học Syria rằng ông Obama sẽ phản ứng không đủ mạnh nếu Nga ngăn chận sự bành trướng của NATO xuống Nam Âu, bởi Hoa Kỳ sẽ tránh né để một cuộc khủng hoảng mới không nổ bùng trong lúc Âu Châu còn lệ thuộc vào khí đốt từ Nga và lại đang cắt giảm ngân sách quốc phòng trong tình trạng kinh tế khủng hoảng. Trước đây Saddam Hussein cũng nghĩ rằng Mỹ sẽ không can thiệp khi Iraq tấn công Kuwait nhưng ông này đã tính toán hoàn toàn sai lầm; ngược lại Putin tính đúng khi sát nhập Crimea và dựng nên hai cộng hoà phía Đông Ukraine vì các phản ứng của Tây Phương rất thận trọng và giới hạn. Tất nhiên không ai đọc biết được tâm lý lãnh tụ nhưng bàn cờ thế giới đôi khi cũng giống như một ván xì-phé: nước Nga tuy ít vốn nhưng liều lĩnh thấu cáy, còn Hoa Kỳ dù dư tiền nhưng lại không dám nhào theo vì đã bị cháy phỏng tay trong ván trước tại Iraq; hay trên võ đài, khi kẻ thắng không phải vì đánh giỏi mà dám lì lợm chịu đau giống như nước Nga tuy suy sụp do giá dầu cực thấp và kinh tế bị phong tỏa nhưng vẫn hùng hổ trong thế tấn công, trong lúc Mỹ tuy có nhiều ưu thế nhưng lại rụt rè sợ đau không dám phản ứng mạnh. Ngược lại cũng có quan điểm cho rằng ông Obama kiên nhẫn vì biết rằng nước Nga hung hãn nhưng nội lực yếu nên sẽ có lúc Nga phiêu lưu vượt khỏi khả năng kém cỏi của mình. Hoa Kỳ dù vấp ngã tại Trung Đông và Nam Âu nhưng vẫn đứng vững trong khi chế độ Putin không thể tồn tại nếu tính toán sai lầm chỉ một nước cờ.


Ngoại giao Obama thể hiện nhất quán nơi chính sách chuyển trục sang Á Châu, nhưng từ khi cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton từ chức thì ông John Kerry chỉ sang Á Châu một vài lần đâu đó rồi mất hút vì dành toàn thời gian vào Syria, Crimea, Iran, ISIS,… Chính sách ngoại giao tại Á Châu lại dành cho hai vị Bộ Trưởng Quốc Phòng là Chuck Hagel và Ash Carter. Tin tức về các chuyến công du của Obama sang Á Châu lẽ ra chiếm hàng tít lớn nhưng đều bị lu mờ bởi những biến chuyển quốc tế dồn dập: năm 2015 vì khủng bố tại Pháp; 2013 hủy bỏ công du do tranh chấp ngân sách với Quốc Hội; 2012 lúc Do Thái tấn công dãy Gaza; 2010 hủy bỏ công du vì bận vận động cho dự luật bảo hiểm sức khỏe ObamaCare ra trước Quốc Hội và vụ cháy nổ dàn khoan dầu ở vịnh Mexico. Có vài bài báo cho biết trong ban tham mưu nồng cốt gồm 5-10 nhân vật quyết định về đường lối ngoại giao thì chỉ có Tổng Thống Obama là kiên trì nhất với chính sách chuyển trục trong khi các cố vấn khác lại không đặt trọng tâm vào Á Châu, nên chính Obama đã quyết định tiếp tục công du tham dự APEC năm 2015 thay vì hũy bỏ sau vụ ISIS khủng bố tại Pháp. Có thể vì vậy nên trong vụ chiến hạm Lassen tiến vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc lại mang nét thận trọng cố hữu của Obama: phản ứng quá chậm và quá ít.


Thêm vào đó ông Tập Cận Bình có một lợi thế khi xuất ngoại rất thường xuyên, liên tục sang Hoa Kỳ, rồi Âu Châu, qua Nga, xuống Đông Nam Á, đi Phi Châu để vận động cho quyền lợi Trung Quốc trên khắp thế giới. Trái lại ông Obama ít ra nước ngoài vì mỗi lần công du tổ chức an ninh rất phức tạp, lại thêm phải ở trong nước chống trả với Quốc Hội do đảng Cọng Hoà chiếm đa số. Chính sách chuyển trục của Hoa Kỳ đạt được một mục tiêu là hợp tác với các quốc gia đại dương gồm Nhật, Phi, Singapore, Úc và Ấn nhằm ngăn của Trung Quốc thoát ra bên ngoài chuổi đảo thứ nhất; nhưng bên trong chuổi đảo và nhất là ở biển Đông thì Bắc Kinh ảnh hưởng và thách thức ngày càng nhiều còn Hoa Kỳ và các nước trong khu vực chưa có đối sách rỏ rệt.


Để kết luận, ông Obama đã đạt hai mục tiêu đầu là phục hồi kinh tế và rút khỏi Iraq, nhưng lại không đủ tư thế lãnh đạo trước những biến chuyển dồn dập sau đó. Thành quả ngoại giao của ông có thể chính nhờ thái độ Đừng làm chuyện dại dột để Hoa Kỳ không phung phí nhân vật lực trong một vũng lầy mới. Nếu là thuyền trưởng thì ông có công giữ tàu không lật trong giông bão để rồi giao tàu cho thuyền trưởng sau này định hướng. Tuy nhiên không một ứng cử viên nào của đảng Cộng Hoà tranh cử chức Tổng Thống có kinh nghiệm về ngoại giao, ngược lại bà Clinton tuy rất lão luyện nhưng chưa chứng tỏ có được tầm nhìn của Tổng Thống Wilson hay Roosevelt. Thiên cơ bất khả lậu, chúng ta còn phải chờ xem thế giới diễn biến thế nào vào thế kỷ 21.  









.
.

Ý kiến bạn đọc
09/12/201505:32:39
Khách
Tác giả Trần Khải có bài viết rất hay về bản lãnh của thuyền trưởng obama, nói thì rất hay ... nhưng thực hành ... thì ... keeps doing the stupid things over & over.

Obama sẵn sàng dùng tiền thuế đi vacation & chơi golf, theo thống kê là người xài tiền nhiều nhứt cho mục này ...

Vậy nhưng vẫn làm tổng thống Mỹ 8 năm ... người dân Mỹ sẽ trả giá đắt với những sai lầm của obama!
08/12/201501:29:57
Khách
Ong Doan Hung Quoc oi,
Sao su the ro rang vay ma ong van go gac cho Obama vay. Obama khong co mot chinh sach gi ve doi ngoai ca. Hay nho lai trong luc ong ta ra tranh cu co su xam lang cua Nga voi nuoc Georgia. McCain len tieng phan doi Putin va Obama ngam tam mot thoi gian roi len tieng 3 lan moi tuong duong voi su phan doi ngay tuc thi cua McCain. Them nua Obama la nguoi CHONG DOI khai thac dau hoa o HK dung bat ky ky thuat nao (Ky thuat moi tu da phien). Nhung su chong doi khong hieu qua thoi.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.