Hôm nay,  

Tự Sát Hơn Tự Vệ

04/12/201500:00:00(Xem: 7443)

Khi các nền văn minh muốn tự sát...

Đúng 20 ngày sau vụ khủng bố tại Paris, thành phố San Bernadino của tiểu bang California lại bị chấn động vì một vụ tàn sát làm 14 người thiệt mạng, 17 người bị thương vào trưa mùng hai Tháng 12. Bị cảnh sát truy lùng, hai nghi can đã nổ súng và bị bắn hạ, là vợ chồng Syed (đọc như Said, tiếng Á Rập có nghĩa là vui vẻ) Rizwan Farook 28 tuổi và Tashfeen Malik, 27 tuổi. Một nghi can thứ ba cũng bị bắt sau vụ đấu súng. Cuộc điều tra đang tiến hành và nhà chức trách không loại bỏ giả thuyết khủng bố nên cơ quan FBI được trao nhiệm vụ điều tra: các hung thủ mặc áo giáp, sử dụng súng tự động và có thể cả máy quay phim Go Pro rất chuyên nghiệp.

Vụ tàn sát tại San Bernadino kéo dài từ 11 giờ trưa đến chiều trong sự kinh hoàng của nước Mỹ. Nhưng, như mọi khi, dù chưa biết nguyên nhân và nội tình, các chính trị gia liền nhảy vào khai thác.

Tổng thống Barack Obama kết án không khí bạo động và kêu gọi mọi người duyệt xét lại chính sách kiểm soát súng. Ông hồ đồ kết luận rằng sở dĩ hành vi bạo động này thường xảy ra là vì người Mỹ mua súng quá dễ. Giới dân cử bên đảng Dân Chủ cũng hàm hồ không kém khi đả kích lời cầu nguyện của giới dân cử bên Cộng Hòa: vấn đề không phải là cầu nguyện mà là hạn chế việc mua súng. Hết súng là xong?

Tức là chưa biết nếp tẻ, người ta khai thác sự xúc động của dân Mỹ về vụ tàn sát để vận động việc cấm bán súng lục, hand gun, là chủ trương phổ biến bên cánh tả.

Vài giờ sau, nhà chức trách cho biết các hung thủ đã dùng súng tự động, loại M-15 chế tạo cho quân đội và cảnh sát, và hai trong bốn khẩu đã được mua hợp lệ. Vì vậy, nội dung không hẳn là một phản ứng giận dữ điên cuồng nơi sở làm và dẫn đến tai họa vì người ta quá dễ mua súng lục bắn tràn vào người vô can – là trường hợp cũng quá phổ biến. Mục tiêu có thể là ý thức hệ, và hành động tàn sát có khi xuất phát từ ý chí khủng bố của một số người Hồi giáo quá khích, mặc dù hung thủ bị cảnh sát bắn hạ là công dân Mỹ, Sayed Farook sinh tại Hoa Kỳ, lấy vợ là người gốc Pakistan….

Phản ứng hồ đồ chính giới Mỹ - khai thác lòng dân vì mục tiêu chính trị - khiến chúng ta cần lùi lại nhìn toàn cảnh. Người ta cứ lo sợ nạn khủng bố tự sát nhưng chính là hệ thống văn hóa chính trị của các nước Tây phương, Âu Châu và Hoa Kỳ, đang có khuynh hướng tự sát! Đức Giáo hoàng không sai khi nói rằng thế giới đang gặp Thế chiến III. Mà loài người không biết.

Hãy trở lại chuyện Âu Châu đã.

Vụ khủng bố hôm Thứ Sáu 13 tại Paris vào tháng trước không làm Âu Châu tan rã nhưng thúc đẩy mầm tan rã đã có từ trước vì quá nhiều sức ly tâm bên trong.

Vụ khủng hoảng trong thế giới Hồi giáo tại Trung Đông - nội chiến giữa hai hệ phái Sunni và Shia; nội chiến bên trong hệ phái Sunni; xung đột giữa cả chục giáo phái và thị tộc; sự sụp đổ của các “quốc gia” giả tạo như Lebanon, Syria hay Iraq, thành hình từ 100 năm trước do “Hiệp ước Sykes-Picot” của Anh và Pháp năm 1916 – đã đẩy làn sóng nạn dân vào bến bờ Âu Châu và gây ra vụ khủng hoảng di dân. Vụ khủng hoảng di dân bùng nổ khi Âu Châu chưa ra khỏi khủng hỏang tài chánh của khối Euro, và kinh tế Âu Châu bị suy trầm. Nạn khủng bố càng khiến kinh tế từ suy trầm sẽ trụt xuống suy thoái, ngân sách tăng chi cho nhu cầu an ninh quốc phòng, và đào sâu khủng hoảng kinh tế tài chánh trong nhiều năm tới.

Chúng ta có quá nhiều chữ “khủng” trong này.

Nhìn ngược về sau, Liên hiệp Âu châu (Liên Âu) ngày càng chứng minh rằng lý tưởng hội nhập không là ý chí liên kết các giá trị tinh thần của cả tập thể mà chỉ là sự hợp tác của một câu lạc bộ kinh tế không có thực quyền chính trị. Lý tưởng hội nhập chỉ vì lợi ích kinh tế đang phai mờ vì kinh tế sa sút và làm giới lãnh đạo không thể giải thích cho cử tri là vì sao nên sống chung hay nên hội nhập. Các đảng phái truyền thống và chính khách chuyên nghiệp đểu bị cử tri nghi ngờ và các khuynh hướng cực đoan, từ cực tả đến cực hữu, đang thắng thế. Vi không khí tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ cũng có sắc thái tương tự nên chúng ta nhìn thấy một trào lưu chung, rất Âu-Mỹ.


Kết quả là Âu Châu sẽ bao cấp hơn theo cánh tả, hoặc kỳ thị hơn theo cánh hữu. Đấy là sự rạn nứt chính trị cũng có thấy trong tinh thần quá phân cực của xã hội Hoa Kỳ.

Nhìn ngược lên trên, về văn hóa thì Âu Châu và cả nền văn minh Thiên Chúa Giáo đang mất dần ý thức tự vệ. Người ta hết xiển dương đức tin tôn giáo, coi thường Thượng Đế và tinh thần bác ái – rộng yêu người khác – mà chú trọng tới sở thích riêng trong tinh thần phóng dật và phóng túng. Những người chú ý đến yếu tố tinh thần thì lui về chủ nghĩa quốc gia dân tộc – của từng nước – vừa xa rời lý tưởng hội nhập của Liên Âu vừa có tính chất kỳ thị. Nếp văn hóa ấy khiến Âu Châu không chống đỡ được đà tấn công của phong trào Thánh Chiến và lý luận quá khích của đạo Hồi mà cũng chả hội nhập được các nạn dân đến từ vùng lửa đạn bên dưới.

Kết hợp chuyện chính trị với văn hóa, các chính quyền Âu Châu nói chung đều lặng lẽ từ bỏ những cam kết và các hiệp ước của mình. Hiệp ước Schengen về quyền tự do lưu thông và di trú giữa 26 nước bị lặng lẽ khai tử, việc kiểm soát biên giới được tăng cường. Từng nhóm quốc gia tìm lại sự liên kết xa xưa, khi Âu Châu còn là một tập hợp của các Đế quốc tranh hùng bằng võ khí. Ngay sau vụ khủng bố tại Paris, Hòa Lan đề nghị thành lập một “Schengen nhỏ” gồm có Đức, Áo, Hòa Lan, Bỉ, Luxembourg, mà không có Pháp. Ngẫu nhiên sao, đấy là ranh giới của “Thánh chế La Mã” hay “Đế quốc La Mã Thần thánh” (Holy Roman Empire) vào cuối Thế kỷ 18.

Hậu quả?

Vương quốc Anh thống nhất United Kingdom càng hết thống nhất vì có khi mất Scotland. Và nước Anh có thể rút khỏi Liên Âu sau cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2017. Một động lực hay lý do chính là làn sóng di dân và cách ứng xử của Đức, một cường quốc có sinh suất quá thấp, đẻ con ít nhất Âu Châu nên cần di dân. Không còn ở trong Liên Âu, Anh quốc hết là nước Anh. Không có Anh quốc, Liên Âu cũng mất một chân kiềng và không còn một tiếng nói chừng mực và tỉnh táo giữa những bát nháo của thủ đô Bruxelles.

Thủ đô Bruxelles bất lực sẽ hậm hực ban hành bện pháp trừng phạt các quốc gia không chịu nhận hạn ngạch di dân được ở trên “chia” cho mình, khiến nhiều nước càng muốn ly khai vì hết mối lợi khi nằm trong Liên Âu.

Mà đấy là chuyện… nhỏ.

Hậu quả rộng lớn và nguy kịch hơn là Âu Châu sẽ có hai khối - và khối chuyện.

Khuynh hướng quốc gia cực đoan bên cánh hữu dẫn tới sự hình thành của các chính quyền bảo thủ, nghi ngờ Âu Châu và đòi xé chiếu ngồi riêng. Hãy nhìn vào các nước hiền hòa tại Bắc Âu như Thụy Điển hay Phần Lan thì ta biết sợ. Còn lại, các quốc gia gắn bó với lý tưởng Âu Châu sẽ thi hành chánh sách kinh tế bao cấp của cánh tả, làm Âu Châu thêm kiệt quệ, tư doanh hết thở và Âu Châu mất sức cạnh tranh!

Khi con người hết nhìn chung một hướng và tài vật hết lưu thông tự do vì bị kiểm soát và canh chừng ở từng biên giới, thì luật lệ của Âu Châu bị phá giá, hết giá trị, và lý tưởng hội nhập Âu Châu hết lý do tồn tại. Nạn nhân đầu tiên, trong năm tới, sẽ là đồng Euro. Sau đó là cả Liên Âu.

Thành thử, vấn đề không còn là Âu Châu có tan rã hay không mà là mau hay chậm! Sau đó là gì, xin đọc lại lịch sử hắc ám của lục địa này. Nhưng khác với trước kia, lần này Âu Châu còn bị một làn sóng hắc ám hơn đang đe dọa tại miền Nam.

Trong khi ấy, Hoa Kỳ làm gì? Tri hô về nạn nhiệt hóa địa cầu, về hiệu ứng nhà kiếng. Và liên tục dẹp loạn vì nạn cảnh sát bắn người da đen trong khi một số phần tử da đen lại cho rằng bắn cảnh sát là thể hiện chính nghĩa giải phóng. Và về đối ngoại, Hoa Kỳ thoái thác trách nhiệm, chỉ muốn lãnh đạo từ đằng sau, bằng quyền lực mềm. Với lãnh đạo như vậy, Minh ước NATO sẽ tính sao giữa “Kẽ hở Suwalki” (nối liền đất Kalinigrad của Nga với Belarus chư hầu của Nga trên vùng biển Baltic) và trận địa Syria có Liên bang Nga tham dự và đang đấu súng đấu khẩu với Thổ Nhì Kỳ, thành viên Hồi giáo duy nhất của Âu Châu?

Có cái gì đó rất không ổn trong thế giới đảo điên này!

Ý kiến bạn đọc
09/12/201520:52:48
Khách
Trước hết tôi cũng đồng ý với anh Nate, la dù bất đồng ý kiến, cũng nên dùng lời lẽ nhã nhặn để trình bày ý kiến của mình.
Tôi xin hỏi quí vị 3 câu:
- Nếu quí vị nói dùng súng để chống lại các vụ bắn thảm sát, có quí vị nào thấy dân thường dùng súng bắn lại các tên khủng bố chưa? Hay chỉ có cảnh sát bắn mấy tên khủng bố?
- Nếu quí vị nói dân có súng hay không có súng không ảnh hưởng gì đến việc bắn súng. Vậy tại sao ở Pháp trong 336 ngày qua chỉ có một vụ, Úc có 1, Canada có 2, Ở Mỹ có tới 354 vụ?
- Nếu nói ông Obama hàm hồ đổ thừa vụ gun control, quí vị có biết là vụ bắn ở San Bernadino, họ mua súng legal không? Quí vị có biết là ngay cả những tên có trong danh sách khủng bố không được lên phi cơ cũng được quyền mua súng legal không? Nếu quí vị nghĩ không control những tên đó, xin quí vị đưa ra những phương cách nào để giúp dân đi.
05/12/201512:32:10
Khách
Dư luận viên trương phi này sốt sắng lắp bắp hai lần để bênh vực Obama và còn có gian ý xuyên tạc người viết với lời nói hỗn hào. Vụ San Bernardino vừa xảy ra thì Tổng thống phải trấn an dân chúng sau khi các cơ quan an ninh Hoa Kỳ vừa nói rằng một vụ khủng bố như tại Paris sẽ khó xảy ra tại Hoa Kỳ. Obama không làm nhiệm vụ lãnh đạo như vậy mà lại nhân vụ này, dù chưa biết động lực và nội tình ra sao, nói về nạn bạo động vì súng, nhằm mục đích chính trị. Hai ngày sau mới thấy là hố. Lại một dư luận viên mắc bệnh Obamê mà còn bất lương nói lệch qua chuyện Mặt trận HCM!
04/12/201522:18:13
Khách
Thân gửi bạn "hiền" TP: Râu với Tóc của bạn dựng ngược hết cả lên. Mình đang ngồi một mình nhâm nhi mấy món tỉm xấm, hãi quá, đánh rớt bà nó đôi đũa xuống đất. Đúng là bị TP nhát đấy. Giờ thì hoàn hồn rồi, xin mời ngài TP dùng một ly “đánh cha” để hạ hỏa rồi mình bàn nhé.

Tác giả NXN viết hoàn toàn đúng theo ý kiến của mình. Lý do là TT Obama do dân bầu ra và là người của công chúng (public figure) nên khi bị chỉ trích, chửi, chế riễu, bợp tai, đá đít, etc. thì Ngài cũng chỉ cười hở 10 cái răng khi được khen và ngậm bồ hòn làm ngọt khi bị chửi giống như trường hợp này nếu Ngài đọc được chữ VN.

Ở HK, làm TT không có nghĩa là làm Vua như ở VN hoặc Thailand đâu. Hễ dân ngu, .. đen nói đụng chạm tới long thể là mang ra xử trảm, tru di tam tộc vì tội khi quân.

Chúng ta là bạn đọc, dù bất đồng ý kiến với tác giả NXN, chúng ta phải dùng lời lẽ nhã nhặn, văn minh để nói xéo tác giả dưới dạng mà Tây nói là “sous entendu” thì chắc có lẽ không bị tác giả nhờ luật sư kiện với tội danh là phỉ báng cá nhân. Thôi nhé, love.
04/12/201518:31:44
Khách
Vụ bắn ở San Bernadino, một thiếu niên cũng biết ngay là do khủng bố với những bằng chứng: Súng liên thanh được dùng, có bom, hung thủ mặc đồ trận, cả hai đều là Hồi Giáo... nhưng Obama và đám đàn em đã ỡm ờ gọi đó là vụ tàn sát tập thể và đổ lỗi cho vấn đề kiểm soát súng. Lý do Obama và đám đàn em đã ỡm ờ, vì cách nay vài ngày Obama tuyên bố nước Mỹ đang an toàn, không có dấu hiệu hay manh mối của khủng bố trong mùa lễ này; thêm nữa, Obama đã dùng vấn đề kiểm soát súng để đánh lạc hướng vụ nổ súng ở San Bernadino là khủng bố. Chỉ có những người ngây ngô, thiếu hiểu biết mới bị trò ỡm ờ của Obama và đám đàn em đánh lừa.
Bọn khủng bố không cần súng ở thị trường hợp pháp vẫn có thể có vũ khí qua đường dây lậu được bán đầy dẫy, hơn nữa bom làm gì có bán hợp pháp trên thị trường.
Sự hàm hồ của Obama là một sự cố ý để làm nhẹ vụ khủng bố ở San Bernadino.
04/12/201515:33:53
Khách
Danh gia cua Tong thong obama ve sung la mot danh gia chinh xac..Nuoc My nay nat nhu tuong vi te nan ban sung dau duong xo cho. o dau nguoi ta cung mua duoc sung de roi ban bay . giet nguoi
Nguyen xuan Nghia cho la Tong thong Obâm ' ho do" la mot danh gia ngu xuan,, Nguyen xuan Nghia la thu " an tuc noi phet" nen ve co van cho mat tran, chu dung ngoi do ma noi bay , nham nhi nua
04/12/201515:28:33
Khách
Phat bieu cua Tong Thong Obama ve sung dan la mot phat bieu dang hoang, chinh xac
Khong hieu sao Nguyen xuan Nghia danh gia la " ho do" ..Nuoc My nay nat nhu tuong vi te nan ban sung bua bai. Dau duong xo cho, dau nguoi ta cung mua duoc sung..
Nguyen xuan Nghia la thu " an tuc noi phet" nen ve co van cho Mat tran HCm . chu dung noi do ma " an tuc noi phet" xem chuong tai gai mat qua
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.