Hôm nay,  

Anh Tập Đi Rồi, Bác Trọng Ngủ Đâu? Tại Sao Các Báo Chính Thống Và Hai Cổng Thông Tin Của Đảng Và Chính Phủ Không Đăng Lời Phản Bác Của Lê Hải Bình?

13/11/201500:00:00(Xem: 9102)

__PHAM TRAN_
Phạm Trần

Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam chỉ đánh võ gió đã đành, nhưng cả Quốc hội đại biểu của dân cũng ù ù cạc cạc trước những lời đường mật của Tổng bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình sau 2 ngày thăm Việt Nam thì nước chưa mất là điều may.

Sự kiện này thể hiện qua miệng lưỡi trịch thượng của  Tập trong 6 lần phát biểu: Tại sân bay Nội Bài khi đến; bài viết ngắn đăng trên báo Nhân Dân của Việt Nam và đối đáp với 4 Lãnh đạo chóp bu đảng CSVN gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ngôn ngữ  của phiá chủ nhà Việt Nam tòan là “đề nghị”  và “biết ơn” trong khi họ Tập lại lên lớp “ hai bên cần kiên trì, lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng”; dậy khôn: ”Chữ tín là nền tảng để làm bạn…Khi đại sự được coi trọng thì tiểu sự sẽ không khó giải quyết.”

Rồi tự khoe trước Quốc hội Việt Nam: “ Dân tộc Trung Hoa từ trước đến nay đều yêu hòa bình, cái gen “hòa” của dân tộc từ trước tới nay đều không thay đổi, “hòa” trong văn hóa được bảo lưu trường tồn, mãi mãi….”

Họ Tập còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần với Việt Nam phải: “Kiên trì phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai với tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”  trong khi phiá Trung Quốc thì không làm theo phương châm mà lại tiếp tục đe dọa chiếm thêm phần còn lại của Trường Sa và không muốn bàn đến Hòang Sa mà Bắc Kinh đã chiếm từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tháng 01/1974.

Phương châm được gọi là 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt là đòi hỏi của Trung Quốc muốn phía Việt Nam phải tuân thủ, bắt đầu từ khi hai nước nối lại bang giao năm 1991. Sau đó, liên tiếp dưới hai đời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (khoá VIII) và Nông Đức Mạnh (khoá IX và X), việc thi hành đơn phương của phiá Việt Nam không ngừng tăng cao cho đến ngày nay.

VÕ GÍO ĐUỔI RUỒI TRƯỚC TẬP

Nhưng “đại cục” là cái qúai  gì  thế?

Đại Từ Điển tiếng Việt của Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản năm 1998 định nghĩa Đại cục là: “Tình hình chung, có tính bao qúat. Công cuộc to lớn”.
Như vậy, khi người Trung Hoa muốn Việt Nam hãy coi các vụ ngư dân Việt liên tục bị lính Trung Hoa tấn công, cướp của trên vùng đánh bắt truyền thống của người Việt ở Biển Đông, hay việc Trung Quốc cải tạo 7 bãi đá chiếm năm 1988 ở Trường Sa để xây căn cứ quân sự trên Đá Subi,  Gaven,  Tư Nghĩa, Vành Khăn, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên là chuyện nhỏ thì thứ gen“ hòa”  của ông Tập đã thành gen “ác”, gen “ăn người”, gen “bá quyền” gen “bành trướng lãnh thổ”trong văn hoá ứng xử của tổ tiên người Hoa.

Vậy mà  ông Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng  của Việt Nam vẫn  “khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc; sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung đi vào chiều sâu”, nhưng ông  lại không dám nêu đích danh Hòang Sa và Trường Sa là của Việt Nam khi đối thoại với Tập.

Tại sao? Chẳng nhẽ cái Công hàm “há miệng mắc quai” tai ác của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 nhìn nhận chủ quyền của Trung Hoa trên hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa mà ông Trọng, ông Sang, ông Hùng và ông Dũng đều không dám khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này trước mặt Tập Cận Bình?

Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên hay sững sờ khi cả nước phải nghe Tập Cận Bình nhắc khéo với Việt Nam  trong diễn văn trước Quốc Hội Việt Nam sáng 6/11 (2015) rằng: “Chữ tín là nền tảng để làm bạn.”?

Phản ảnh của bối cảnh này đã thể hiện trong ngôn ngữ mềm mỏng, nhẹ nhàng của ông Trọng khi ông: “Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình”.

Nhưng “giữ nguyên trạng” lại chỉ có lợi cho Trung Quốc mà hại  cho Việt Nam. Giữ “nguyên trạng” ở Hòang Sa là nhìn nhận quyền chiếm hữu hợp pháp lãnh thổ Việt Nam của Bắc Kinh. Giữ “nguyên trạng” ở Trường Sa là nhìn nhận sự có mặt của quân đội, quyền kiểm soát của Trung Quốc trên một vùng lãnh thổ của Tổ tiên người Việt Nam.

Khi ông Trọng yêu cầu phiá Trung Hoa “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình”  ở Biển Đông, thì Bắc Kinh đã gây phức tạp qua vụ đặt giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò dầu khí vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng đặc quyền của Việt Nam từ ngày 2 đến 17/05/2014 và đã “mở rộng tranh chấp” khi  cải tạo 7 bãi đá thành đảo ở Trường Sa trong hai năm 2014-2015.

Tập Cận Bình còn  không thèm trả lời  đề nghị “Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC); không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông….”

Còn nhớ ông Tập từng tuyên bố tại Hoa Thịnh Đốn ngày 25/9/2015 rằng: “Trung Quốc không có chủ tâm tiến tới quân sự hóa ở đó.” (China does not intend to pursue militarization)

Nhưng có ai biết tại sao họ Tập lại không nói như thế với tất cả 4 Lãnh đạo Việt Nam trong hai ngày 5 và 6/11/2015?

Nhà lãnh đạo Trung Hoa còn cố tình tảng lờ như không nghe rõ đề nghị của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi cả hai cùng kêu gọi “đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân.”

Cũng không hiểu tại sao hai ông Sang và Dũng lại không dám đòi Trung Quốc phải ngưng ngay các cuộc tấn công phi pháp, dã man và cướp của ngư phủ Việt Nam khi họ đánh bắt ờ vùng biển Đông?

Họ Tập cũng  không nhắc lại lời ông ta từng nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25/9/2015: “Chúng tôi cam đoan bảo vệ lưu thông hàng hải và hàng không của các quốc gia theo luật pháp quốc tế.”  

(“We're committed to respecting and upholding the freedom of navigation and overflight that countries enjoy according to international law.”)

Cáo gìa họ Tập cũng đã nói ở Tòa Bạch Ốc: “Liên quan đến các hoạt động xây cất của Trung Quốc thi hành ở quần đảo ở phía Nam, Trường Sa, không nhắm vào hay gây ảnh hưởng đến bất cứ nước nào, và Trung Quốc không có chủ tâm tiến tới quân sự hóa ở đó.”

(Relevant construction activities that China are undertaking in the island of South -- Nansha Islands do not target or impact any country, and China does not intend to pursue militarization.)

Nhằm nói với Hoa Kỳ và Thế giới, nhưng rõ ràng Tập Cận Bình muốn cho Việt Nam và các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nghe rõ thông điệp của mình khi nói trước mặt Tổng thống Obama rằng: “Trung Quốc cam kết theo đuổi chính sách phát triển hòa bình, láng giềng tốt và hợp tác với các quốc gia láng giềng của chúng tôi. Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có tòan quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của chúng tôi, cũng như các quyền lợi chính đáng về hàng hải. Chúng tôi cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở vùng biển Nam Trung Hoa, dung hòa khác biệt và tranh chấp qua đối thọai, thương thuyết, tham khảo lẫn nhau trong hòa bình để  mưu tìm giải pháp cùng có lợi thông qua hợp tác.”

(China is committed to the path of peaceful development and a neighboring foreign policy characterized by good neighborliness and partnership with our neighbors.  Islands in the South China Sea since ancient times are Chinas territory.  We have the right to uphold our own territorial sovereignty and lawful and legitimate maritime rights and interests.  We are committed to maintaining peace and stability in the South China Sea, managing differences and disputes through dialogue, and addressing disputes through negotiation, consultation, and peaceful manner, and exploring ways to achieve mutual benefit through cooperation.)

VỖ MẶT VIỆT NAM

Thái độ ương ngạnh của họ Tập không mảy may diễn ra ở Hà Nội trong suốt 48 tiếng đồng hồ nói chuyện giữa Tập với phiá Việt Nam. Ngược lại Tập đã có thái độ ôn hòa, thân thiện từ lời nói đến hành động, mặc dù những điều Tập nói không mới.

Nhưng con hổ đội lốt cừu họ Tập đã quay ngoắt 90 độ khi đến thăm Tân Gia Ba ngày hôm sau, 7/11 (2015).

Họ Tập khẳng định như đinh đóng cột trong diễn văn tại Đại học Quốc gia Tân Gia Ba: “Các đảo ở biền Nam Trung Hoa đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại, và chính phủ Trung Hoa có trách nhiệm phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải chính đáng ở đó.”

(“Islands in the South China Sea have been Chinas territory since ancient times, and the Chinese government must take responsibility to safeguard its territorial sovereignty and legitimate maritime interests.”—Tài liệu New York Times, 7/11/2015)

Ông Tập cũng nói thêm: “Tự do hàng hải và hàng không chưa hề có vấn đế gì và sẽ không bao giờ có vấn đế trong tương lai, bởi vì hơn ai hết, Trung Quốc là nước cần có sự thông thương xuyên suốt.”

(“Freedom of navigation and aviation has never been a problem and will never be a problem in the future, because first of all China is the one who most needs smooth navigation.”)

Như thế thì “có mấy ông Tập” trong vòng 24 giờ từ Việt Nam sang Tân Gia Ba? Và tại sao ông ra phài đợi đến Tân Gia Ba mới nói điều phiá Việt Nam không muốn nghe tại Hà Nội?

Hay ông ta sợ nói ra sẽ khuyến khích áp lực đảng CSVN mau chóng “thoát Trung” có cơ hội bùng lên trong nhân dân Việt Nam?

Nhưng  lãnh đạo Việt Nam có bất ngờ và cảm thấy tẽn tò vì đã tiếp đón họ Tập như thượng khách quan trọng nhất trong 10 năm qua, hay biết đã bị vỗ mặt mà không dám hé răng?

Cơ quan Tuyên giáo do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh cầm đầu và hàng hà sa số dư luận viên của đảng đâu mất mà không thấy anh nào dám mở cái mồn ra để phản bác?

Báo chí chính thống của đảng như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Thông Tấn Xã Việt Nam, Đài Truyền hình và Đài Phát thanh cũng co vòi.  Các Giáo sư, Tiến sỹ ăn lương cao như núi trong Hội đồng Lý luận Trung ương cũng không có ông, bà nào dám nhó  mặt ra ngênh ngang với lập luận sai trái của họ Tập là thế nào nhì?

Mãi 5 ngày sau, vào chiều ngày 12/11, Chính phủ mới để cho người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình lên tiếng khi được báo chí hỏi về lời tuyên bố  của ông Tập ở Tân Gia Ba.

Ông Bình nói: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của mình với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

“Chúng tôi yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, không có lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, đóng góp tích cực cho hòa bình ổn định ở khu vực và thế giới”.

Câu nói của ông Bình không có gì mới, nhưng tại sao Bộ Ngọai giao Việt Nam lại không dám cho phép ông ta bác bỏ thẳng tay lời nói “thực dân” của Tập Cận Bình?

Cũng đáng chú ý khi thấy, cho đến nửa đêm ngày 12/11 (2015), các cơ quan Việt Nam Thông Tấn Xã, báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Sài Gòn Giaỉ Phóng và hai Cổng Thông tin của Đảng và Chính phủ  đều không phổ biến lời tuyên bố của Lê Hải Bình.

Bác Trọng thì tất nhiên chả thấy đâu, nhưng âm vang lời biết ơn Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn văng vẳng quanh Hội trường Diên Hồng.

Tại căn phòng huy hòang tiêu biểu cho tiếng nói toàn dân của Quốc hội sáng ngay 6/11, ai cũng đã nghe ông Hùng nói dõng dạc: "Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ nhân dân Trung Quốc trong suốt 2 cuộc kháng chiến cứu nước cũng như công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước.

Tình hữu nghị đoàn kết chiến đấu, hợp tác vừa là đồng chí, vừa là anh em đó không những đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước của nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc mà còn góp phần vào sự nghiệp chung của nhân loại vì hoà bình, độc lập và tiến bộ xã hội.

Quốc hội Việt Nam sẽ làm hết sức mình hợp tác cùng đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, góp phần củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hai nước vì lợi ích của nhân dân hai dân tộc".  (Theo VTCNews)

Giờ đây khách đi rồi. Cả hội trường không những lặng thinh mà cả Thủ đô Hà Nội cũng im lìm thấm thiá để  hậm hực với tuyên bố chủ quyền  Biển Đông của Tập Cận Bình.-/-

Phạm Trần

(11/015)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.