Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Đào Duy Từ

04/11/201507:37:00(Xem: 3977)
 ĐÀO DUY TỪ    
.
(1572 - 1634)
.
Đào Duy Từ hiệu Lộc Khê, quê huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Cha là Đào Tá Hán sống bằng nghề xướng ca và mất lúc ông lên 5 tuổi. Mẹ là bà Vũ Kim Chi nuôi Đào Duy Từ ăn học. Duy Từ thông minh xuất chúng, học trường của Hương cống Nguyễn Đức Khoa.
.
Thời vua Lê chúa Trịnh cấm con kép hát thi cử, vì cho rằng “xướng ca vô loài”. Tương truyền: Bà Vũ Kim Chi phải nhờ một viên xã trưởng là Lưu Minh Phương đổi họ Duy Từ theo họ mẹ là họ Vũ. Phương ra điều kiện Bà phải ưng Phương mới giúp. Bà hẹn lần lữa, chờ Duy Từ thi đậu mới tiến hành hôn lễ. Khoa thi Hương năm Quý Tỵ (1593, đời vua Lê Thế Tông), Duy Từ đỗ Á nguyên; Phương bèn đòi cưới nhưng Bà vẫn hẹn nữa. Phương nổi giận, tung tin Đào Duy Từ đổi ra họ Vũ. Khi ấy, Duy Từ đang dự thi tại Hội văn ở Thăng Long. Quan thái phó Nguyễn Hữu Chiêu đang phỏng vấn về việc cải cách chính trị. Lại có tin Đào Duy Từ mạo họ, liền xóa tên Vũ Duy Từ, đánh tuột Á nguyên. Bà Kim Chi nghe tin này, quá đau đớn cắt cổ tự vẫn. Duy Từ vừa hỏng thi vừa mất mẹ nên rầu rĩ lâm bệnh, nằm ở nhà trọ.
.
Đoan quận công Nguyễn Hoàng nhân dịp ra Bắc Hà chầu vua Lê, đến viếng Nguyễn Hữu Liêu, Liêu bèn kể về Đào Duy Từ và lấy bài vở của Duy Từ ra cho Nguyễn Hoàng xem. Đọc xong bài, Nguyễn Hoàng biết đây là nhân tài có thể thu dụng cho Đàng Trong, âm thầm đến nhà trọ gặp Duy Từ an ủi và giúp tiền bạc để chữa bệnh và có chi dùng; đồng thời mời Duy Từ vào Nam giúp mình. Khi Duy Từ khỏi bệnh, Nguyễn Hoàng đến thăm lần nữa. Thấy trên tường có treo bức tranh Lưu Bị đến Long Trung cầu Gia Cát Lượng, Nguyễn Hoàng ứng 2 câu thơ, cho một bài thơ liên ngâm.
.
Nguyễn Hoàng:
Vó ngựa sườn non đá chập chùng
Cầu hiền lặn lội biết bao công
.
Duy Từ (đáp):
Đem câu phò Hán ra dò ý
Lấy nghĩa tôn Lưu để ướm lòng
.
Nguyễn Hoàng:
Lãnh thổ đoán chia ba xứ sở
Biên thùy vạch sẵn một dòng sông
.
Duy Từ (đóng):
Ví chăng không có lời Nguyên Trực
Thì biết đâu mà đón Ngọa Long.
.
Nguyễn Hoàng và Duy Từ cảm kích nhau. Nhưng ở đất Bắc, Nguyễn Hoàng không dám đón Duy Từ vào Nam, từ biệt mà lòng lưu luyến. Năm Ất Dậu (1627), Duy Từ rời Bắc Hà lặn lội vào Nam, ông đến phủ Hoài Nhơn, Bình Định, xin chăn trâu cho nhà giàu Chúc Trịnh Long. Duy Từ đối đáp với tân khách đến nhà chủ về: Chính trị, quân sự, thi phú... rất sâu sắc, nên nhiều người biết và danh tiếng bắt đầu vang đến xa gần. Khán lý Trần Đức Hòa ở Qui Nhơn, nghe tiếng, cho người mời Duy Từ đến hỏi han, khi xem bài “Ngọa long cương” của Duy Từ, liền nói rằng: “Đào Duy Từ là Ngoạ Long đời này đây”. Nên giữ Duy Từ lại và gả con gái cho.
.
Sau đấy, Trần Đức Hòa đem bài “Ngọa long cương” dâng chúa Nguyễn Phúc Nguyên xem. Đọc xong, chúa biết Duy Từ là người có tài thao lược nên muốn gặp. Khi Đức Hòa đưa Duy Từ ra mắt Chúa. Chúa mặc sơ sài đứng cửa đợi, Duy Từ dừng lại không vô. Chúa vào thay triều phục rồi ra đón, Duy Từ mới vào đàm luận rất hùng hồn. Chúa mời Duy Từ giữ chức Nội Tán, cùng bàn bạc việc quân cơ và chính sự. Từ đấy, Duy Từ bày mưu vạch kế giúp chúa Nguyễn.
Năm 1629, chúa Trịnh Tráng sai sứ Nguyễn Khắc Minh đem sắc phong chúa Nguyễn và bảo chúa Nguyễn lo tiến cống; còn dặn sứ dò xét Đàng Trong.
Duy Từ khuyên chúa Nguyễn che giấu lực lượng và tạm nhận phong để hòa hoãn với chúa Trịnh. Năm 1630, ông bảo làm một mâm đồng hai đáy, trên phủ lụa vàng, rồi cử Trần Văn Khuông đi sứ Bắc Hà. Duy Từ dặn Khuông cách đối đáp với chúa Trịnh, khi xong việc tìm cớ trốn về Nam ngay.
Sứ về rồi, chúa Trịnh cho lục mâm đồng thì thấy tờ sắc khi trước kèm bài thơ:
.
1- Mâu nhi vô dịch,
2- Mịch phi kiến tích.
3- Ái lạc tâm trường, 
4- Lực lai tương địch!.
.
Xem bài thơ không ai hiểu gì, chúa Trịnh cho mời Phùng Khắc Khoan đến hỏi, được giải thích: Các chữ ở đầu mỗi câu theo chữ Nho:
Chữ mâu viết không có dấu phết thành chữ .
Chữ mịch mà bỏ chữ kiến là chữ bất.
Chữ ái viết thiếu chữ tâm thì ra chữ thụ.
Chữ lực để cạnh chữ lai sẽ thành chữ sắc.
Vậy 4 câu trên là: dư bất thụ sắc (ta không nhận sắc).
.
Năm 1630, Đào Duy Từ trình chúa Nguyễn cho đắp lũy Trường Dục để ngăn quân chúa Trịnh, giữ vững Đàng Trong. Rồi đề nghị chúa cho mở cuộc tấn công vào châu Nam Bố Chánh và chiếm được châu này. Năm 1631, Duy Từ trình chúa Nguyễn, cho đắp một lũy nữa kiên cố hơn, dài 18 cây số, bắt đầu từ núi Đâu Mâu (Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), qua cửa biển Nhật Lệ đến làng Đông Hải. Khi lũy này xây dựng xong, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đặt tên là “Lũy Thầy” để tỏ lòng tôn kính Đào Duy Từ như bậc thầy của vua chúa.
Nhờ các chiến lũy này, chúa Nguyễn đã ngăn chận được các cuộc tấn công quân chúa Trịnh tiến đánh Đàng Trong.
Duy Từ còn tiến cử con rể của mình là Nguyễn Hữu Tiến, sau này là một danh tướng của chúa Nguyễn.
Ông viết cuốn binh thư “Hổ Tướng khu cơ”, nổ danh; khúc ngâm “Ngọa long cương” (136 câu thể thơ lục bát) rất giá trị và “vũ khúc, tuồng cổ Sơn Hậu” là một di sản “Nhã nhạc cung đình Huế”.
.
Ông mất ngày 17 tháng 10 Giáp Tuất (1634), hưởng thọ 62 tuổi. Được truy phong tước Lộc Khê Hầu. Ông giúp chúa Nguyễn chỉ 8 năm đã xây dựng Đàng Trong vững mạnh; ông là đệ nhất khai quốc công thần của chúa Nguyễn nên sau này được thờ ở Thái miếu. Người đời khen tặng ông:
.
“Kim thành thiết luỹ sơn hà tán
Nghĩa sĩ trung thần sự nghiệp lưu”
.
Nghĩa là:
 Lũy đồng chắc chắn, giang san vững
Nghĩa sĩ trung trinh, tăm tiếng hoài.
.
Cảm phục: Đào Duy Từ
.
Đất Bắc, xướng ca lắm thiệt thòi?!
Duy Từ khắc khoải, khó khăn vơi!
Hỏi han rời Bắc, dù phiêu bạt
Lặn lội vào Nam, dẫu lẻ loi
Binh pháp lẫy lừng, phòng vạn nẻo
Lũy Thầy chắc chắn, thủ muôn nơi
Tận tâm lo lắng Đàng Trong vững
Thành tích vẻ vang, danh rạng ngời!
.
Nguyễn Lộc Yên 


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.