Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Chúa Nguyễn: Nguyễn Hoàng

02/11/201506:26:00(Xem: 5603)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Năm. Kể từ hôm nay sẽ gởi đến quý độc giả 60 nhân vật lịch sử vào thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cho đến hòa ước Patennôtre tức là hòa ước Giáp Thân do ông Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật ký với Patennôtre năm 1884, sau đó là một khúc quanh lịch sử khác sẽ trình bày tiếp theo).
_____________
.
CHÚA NGUYỄN: NGUYỄN HOÀNG
(1524 - 1613)
.
Nguyễn Hoàng quê Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, là con trai thứ 2 của Hưng Quốc Công Nguyễn Kim. Ông thấy anh là Nguyễn Uông bị người anh rể là Trịnh Kiểm hãm hại, ông đến hỏi Trạng Trình kế sách dung thân. Trạng bảo “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (một dãy Trường Sơn dung thân suốt đời), ông nhờ chị là Ngọc Bảo, xin Trịnh Kiểm vào trấn thủ đất Thuận Hóa, được Trịnh Kiểm chấp thuận.
.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng 34 tuổi, đem người nhà, gia tướng và đồng hương ở huyện Tống Sơn, Nghĩa Dũng vào Nam, dựng trại Ái Tử ở huyện Triệu Phong, Quảng Trị, thu dụng hào kiệt, vỗ về bá tánh, bắt đầu dựng nghiệp.
Năm 1593, Lê và Trịnh đánh tan nhà Mạc, Nguyễn Hoàng ra Bắc yết kiến vua Lê, vua phong Đoan Quốc Công, ông ở lại Bắc 7 năm, đem quân dẹp các loạn đảng cho nhà Lê. Năm 1600, Nguyễn Hoàng đem quân dẹp loạn Phan Ngạn, Ngô Đình Nga, nhân đấy dong thuyền về Thuận Hoá. Từ đấy, dựng nghiệp chúa ở Đàng Trong vững mạnh, nhân dân gọi ông là Chúa Tiên.
Năm 1613, ông truyền ngôi chúa cho con là Nguyễn Phúc Nguyên, ông bảo: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang (Hoành Sơn) và sông Gianh (tức Linh giang ở Quảng Bình) hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn ở Phú Yên) bền vững, núi có vàng sắt, biển có cá muối, là đất tốt cho người dụng võ, ta không còn lo Trịnh nữa”.
   Chính sự qua các đời chúa Nguyễn ở Phương Nam:
.
1- Binh chếViệc binh bị đối với các chúa Nguyễn là việc quan trọng. Quân số bấy giờ khoảng 30.000 người. Năm 1631, chúa Sãi mở trường bắn, trường tập voi, tập ngựa và sở đúc súng đại bác, do người Pháp là Jean de la Croix giúp tạo ra cơ sở đúc súng gọi là phường Đúc ở Thuận Hóa.
.
2- Mở mang bờ cõi: Vào thời các chúa Nguyễn, Chiêm Thành suy yếu. Năm 1653, vua Chiêm là Bà Thấm đánh phá phủ Phú Yên, bị tướng Hùng Lộc thời chúa Hiền đánh bại. Sau lấy Diên Khánh (Khánh Hòa) đặt dinh Thái Khang, để Hùng Lộc Trấn thủ.
.
Từ Phan Rang trở vào vẫn để cho Chiêm Thành. Năm 1693, vua Chiêm là Bà Tranh bỏ việc tiến cống, nên Minh Vương (Nguyễn Phúc Chu), cử Tổng binh Nguyễn Phúc Kính đem quân hỏi tội, bắt được cận thần là Kế Bà Tử và Tả Trà Viên cùng Ba Ân đem về Phú Xuân. Chúa Nguyễn gọi đất của Chiêm là Thuận Thành phủ, phong chức Khám Lý cho Tả Trà Viên và Kế Bà Tử và 3 người con của Bà Ân được làm Đề Đốc giữ Thuận phủ. Chúa Nguyễn lại bắt dân Chiêm mặc như người Việt. Năm 1697, chúa Nguyễn đặt ra phủ Bình Thuận. Từ đấy, đất Chiêm mất hẳn trên bản đồ, khi các đại thần và người Chiêm đã trở thành công chức của nước Việt, hoàng gia Chiêm không còn uy tín nữa.
.
3- Thuế khóa: Năm 1632, Sãi Vương cho áp dụng thuế như Bắc Hà. Thuế ruộng thì sau vụ gặt, quan đến từng địa phương quy định hạng ruộng để đánh thuế. Đánh thuế mỏ và thương chính: Tại Thuận Hóa và Quảng Nam có mỏ vàng, Quảng Ngãi có mỏ bạc, Bố Chính có mỏ sắt. Các mỏ này đã đem lại nguồn lợi lớn. Tàu bè ngoại quốc qua lại các cửa bể phải đóng thuế.
.
4- Địa hạt hành chính: Sông Gianh là phân giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Ban đầu, Đàng Trong chỉ có 2 trấn Thuận Hóa và Quảng Nam. Đến đời Nguyễn Phúc Khoát thì kiểm soát từ Hoành Sơn đến Cà Mau. Đàng Trong được chia thành 12 dinh và 1 trấn. 12 dinh: Bố Chính, Quảng Bình, Lưu Đồn, Cựu Dinh (Ái Tử), Chính Dinh (Phú Xuân), Quảng Nam, Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên (Biên Hòa), Phiên Trấn (Sài Gòn), Long Hồ và một trấn là Hà Tiên. Mỗi dinh cai quản một phủ, dưới phủ có huyện, tổng, xã.
.
5- Quan chế: Quan lại phục vụ ở kinh đô và các dinh đều tuyển dụng bằng khoa cử, tuy nhiên một số người đã theo chúa Nguyễn Hoàng năm 1558 được ưu đãi. Từ năm 1632, mở khoa thi để chọn người vào các chức Tri phủ, Huấn đạo, Lễ sinh.
.
Cảm niệm: Chúa Tiên
Nguyễn Hoàng vấn kế để dung thân!
Bịn rịn Thăng Long, lại ngại ngần
Đất Bắc nhịn nhường, luôn thủ thế
Trời Nam củng cố, để tranh phân
Ngựa thuyền sắm sửa, lo lường lính
Rừng rú khai hoang, khuyến khích dân
Chúa Nguyễn lẫy lừng, riêng một cõi
Ngự phòng ngăn Trịnh, hết phân vân!.
.
Nguyễn Lộc Yên 
.
.

Ý kiến bạn đọc
02/11/201519:32:14
Khách
Rat rat hay,minh la nguoi Hue,may co noi ngoai deu la may ong nghe o trieu dinh,roi sau do di hoc thi vo trong dai noi de hoc thi va an cap xoai voi may dua ban hoc bi canh sat bat nhung roi duoc tha(1973)doc them bai nay thay hay qua co them hieu biet nhieu,cam on tac gia nghe,tai dang o Germany tu nam 1979 nen khong co dieu kien de doc nhieu sach Viet,cam on nhieu.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vâng, thật vậy, bạn hãy cùng tôi tham dự lễ An Vị Quán Thế Âm Bồ Tát nơi Lễ đài lộ thiên vào ngày 14 tháng 10 năm 2007
Ngày 10 tháng 10 năm 2007, chính quyền Bắc Kinh công bố cho biết vào cuối năm nay sẽ cho mở các tour du lịch ở quần đảo Tây Sa.
Mạng Lưới Tuổi Trẻ VN Lên Đường (MLTTVNLĐ) sẽ tổ chức Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới kỳ 5 tại Kuala Lumpur
Chỉ hai tiếng đồng hồ trước khi đứng cùng lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ để chào đón đức Đạt Lai Lạt Ma trong sảnh đường Rotunda của tòa nhà Quốc hội
Dân tộc Việt Nam rất anh hùng rất đáng kính trọng. Sau một thời gian khó khăn, khi mức sống của nhiều người được cải thiện
Những cuộc biểu tình kéo hàng vạn, hàng triệu người xuống đường, gây nghẽn tắc giao thông, ngừng trệ các sinh hoạt xã hội, những chính phủ sụp đổ
Tôi đọc những dòng thơ tù của Hòa thượng Thích Quảng Độ thấy xót xa cho quê hương ngày hôm nay, vào thế kỷ 21 này trong khi nhiều quốc gia trên thế giới
Ngày xưa, có một cậu bé nóng tính. Bố cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng: Cứ mỗi lần mất bình tỉnh, mất kiên nhẫn, hoặc cãi nhau với ai
Có phải Trung Quốc sắp ra nghị quyết quan trọng về Đài Loan và Trường Sa" Sau đây là Đài RFA phỏng vấn nhà bình luận Trần Bình Nam
Để nuôi dưỡng tình thân thương giữa chị em, cũng như để có cơ  hội ôn lại những kỷ niệm êm đẹp trong thời gian phục vụ trong QLVNCH
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.