Hôm nay,  

Th M Thủng Mậu Dịch Việt Nam – Trung Quốc

01/11/201500:01:00(Xem: 4717)

THÂM THỦNG MẬU DỊCH VIỆT NAM – TRUNG QUỐC




MỤC LỤC


  1. TÌNH TRẠNG XUẤT NHẬP CẢNG VIỆT NAM

  2. THÂM TRỦNG MẬU DỊCH VIỆT-TRUNG & YẾU TỐ GIÁ CẢ

  3. TPP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

  4. KẾT LUẬN


Khi nghiên cứu đến vấn đề tăng trưởng kinh tế cũng như thâm thủng mậu dịch, có hai yếu tố quan trọng chi phối vấn đề này: đó là vấn đề nhập cảng nguyên liệu và vai trò của các công ty đầu tư của nước ngoài (FDI). Bài viết này đề cập đến 2 khía cạnh trên.


  1. TÌNH TRẠNG XUẤT NHẬP CẢNG VIỆT NAM


Tin mới nhất cho biết, tính đến hết ngày 15/10, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 257.46 tỷ USD, tăng 11.8% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong nửa đầu của năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 158.6 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 77.77 tỷ USD và nhập khẩu đạt 80.84 tỷ USD dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2015 ở mức 3.07 tỷ USD.

blank


Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu 6 tháng đầu năm của giai đoạn 2009- 2015 - Nguồn: Tổng cục Hải quan


blank


Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam và một số đối tác chính 6 tháng/2015

  • Xuất nhập khẩu theo loại hình doanh nghiệp: Trong nửa đầu của năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt 100.7 tỷ USD, chiếm 63.5% (Xuất khẩu: 52.5 tỷ USD, nhập khẩu: 48.2 tỷ USD). Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước chỉ đạt gần 57.9 tỷ USD, chiếm 36.5% (Xuất khẩu: 25.2 tỷ USD, nhập khẩu: 32.7 tỷ USD).



blank

Xuất khẩu một số nhóm hàng chính của khối doanh nghiệp FDI


blank

Xuất khẩu một số nhóm hàng chính của khối doanh nghiệp trong nước


  • Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa: Trong 2 quý đầu của năm 2015, tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với đối tác thương mại châu Á là gần 105 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất 66.2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ đạt kim ngạch 26.22 tỷ USD, với châu Âu đạt 21.86 tỷ USD, châu Đại Dương đạt gần 2.95 tỷ USD, châu Phi đạt 2.14 tỷ USD. Châu Á vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015 với 38.12 tỷ USD; tiếp theo là châu Mỹ với 19.72 tỷ USD; châu Âu là 16.53 tỷ USD; châu Đại Dương là 1.74 tỷ USD và châu Phi là 1.67 tỷ USD. Ngược lại, nhập khẩu hàng hóa từ các nước Châu Á đạt mức 66.53 tỷ USD chiếm gần 83% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước; với châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi lần lượt là 6.5 tỷ USD; 5.3 tỷ USD; 1.21 tỷ USD và 0.94 tỷ USD.

  • Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục:



blank

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo châu lục trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (%)


blank

Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo châu lục trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước (%)

Về xuất khẩu, trong nửa đầu năm 2015, Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu sang thị trường này đạt 15.79 tỷ USD tăng 19.2% so với cùng kỳ năm 2014; với Liên minh châu Âu (EU) là 14.89 tỷ USD tăng 12.4%; ASEAN là 9.12 tỷ USD giảm nhẹ 1.6%; Trung Quốc là 7.73 tỷ USD tăng 5.2%…

Về nhập khẩu Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp hàng hóa vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2015 với trị giá là 24.22 tỷ USD, tăng 23.2% so với cùng kỳ năm 2014. Nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc cũng đạt mức khá cao với 17.73 tỷ USD, tăng 31%, tiếp theo là ASEAN với 11.91 tỷ USD tăng 5.3%…

MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH

Năm món hàng chính là (1) Điện thoại các loại & linh kiện, (2) Hàng dệt may, (3) Máy vi tính & sản phẩm điện tử & linh kiện, (4) Giày dép các loại và (5) Máy móc & thiết bị & dụng cụ & phụ tùng.

  1. Điện thoại các loại & linh kiện: Tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2015 lên 14.6 tỷ USD, tăng 26.4%, tương đương tăng 3.05 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2014. Những đối tác chính nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm 2015 là: EU với 4.97 tỷ USD, tăng 18.8%; Tiểu Vương quốc Ảrập Thống Nhất: 2.21 tỷ USD, tăng 15%; Hoa Kỳ: 1.3 tỷ USD, tăng 77.3% ...

  2. Hàng dệt may: Trong 6 tháng/2015, tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 10.26 tỷ USD, tăng 10.2% so với cùng kỳ năm 2014.  Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2014 tương ứng là: 5.13 tỷ USD và 13.1%; 1.54 tỷ USD và 4.9%; 1.22 tỷ USD và 4.7%.

  3. Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Tính đến hết tháng 6/2015, trị giá xuất khẩu  nhóm hàng này đạt 7.36 tỷ USD, tăng 60%, tương đương tăng 2.76 tỷ USD về số tuyệt đối; trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 1.45 tỷ USD, tăng 70.5%, sang Hoa Kỳ: 1.33 tỷ USD, tăng 76%; Trung Quốc: 1.25 tỷ USD, tăng 34.8%; Hồng Kông: 835 triệu USD, tăng 161% ... so với cùng kỳ năm trước.

  4. Giày dép các loại: Tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2015 đạt 5.85 tỷ USD, tăng 21.2% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường Hoa Kỳ và EU đều là 2 tỷ USD với tốc độ tăng lần lượt là 30.2% và 17%.

  5. Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: Tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2015 lên 3.81 tỷ USD, tăng 10.8% so với cùng kỳ năm 2014. Tính đến hết tháng 6/2015, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ là gần 716 triệu USD, tăng 21,6%; sang Nhật Bản: 697 triệu USD, tăng nhẹ 2,3%; sang Trung Quốc: 319 triệu USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước.

Các món hàng kế tiếp là hàng thủy sản (3 tỷ USD), dầu thô (2.14 tỷ USD), túi xách, ví, va li, mũ và ô dù (1.45 tỷ USD), gỗ & sản phẩm gỗ (1.21 tỷ USD), cà phê, gạo.

MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CHÍNH (KHÔNG KỂ TRUNG QUỐC)

Năm món hàng chính là (1) Máy móc & thiết bị & dụng cụ & phụ tùng (2) Máy vi tính & sản phẩm điện tử & linh kiện (3) Nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày, (4) Điện thoại các loại & linh kiện (5) Sắt thép các loại & Sản phẩm từ sắt thép.

  1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Trị giá nhập khẩu trong 6 tháng/2015 lên gần 13.96 tỷ USD, tăng cao 36.4% so với 6 tháng/2014; trong đó khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 9.04 tỷ USD, tăng 50.6% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 4.92 tỷ USD, tăng 16.2%. Ngoài Trung Quốc là Hàn Quốc: 2.69 tỷ USD, tăng mạnh 82%; Nhật Bản: 2.52 tỷ USD, tăng 47.6%; Đài Loan: 742 triệu USD, tăng 34%.

  2. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tính đến hết tháng 6/2015, cả nước nhập khẩu 11.19 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 10.33 tỷ USD, tăng 36.2% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là 864 triệu USD, tăng 22.1%. Ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 3.3 tỷ USD, tăng 32.9%; tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản: 1.1 tỷ USD, tăng 60.5%; Singapore: 1.07 tỷ USD, giảm 4.9% ... so với cùng kỳ năm 2014.

  3. Nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày: Tính đến hết 6 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 9.1 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là 4.98 tỷ USD, tăng 8,9%; nguyên phụ liệu: 2.5 tỷ USD, tăng 10,3%; bông là 856 triệu USD, tăng 8.1% và xơ sợi: 758 triệu USD, tăng nhẹ 0.3%. Trong  6 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 3.7 tỷ USD, tăng 13.5%; tiếp theo là Hàn Quốc: 1.37 tỷ USD, giảm 2.5%; Đài Loan: 1.19 tỷ USD, tăng 6.6%… so với cùng kỳ năm trước.

  4. Điện thoại các loại và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng/2015 lên 5.22 tỷ USD, tăng 32.1% so với cùng kỳ năm 2014. Ngoài Trung Quốc, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm chủ yếu từ các thị trường: Hàn Quốc đạt gần 1.48 tỷ USD, tăng 57.6%…so với cùng kỳ năm 2014.

  5. Sắt thép các loại & Sản phẩm từ sắt thép:  Tính trong 6 tháng/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 6.9 triệu tấn, trị giá là 3.82 tỷ USD. Ngoài Trung Quốc là Nhật Bản: 1.2 triệu tấn, tăng 8.7%; Hàn Quốc: 838 nghìn tấn, tăng 33.5%; Đài Loan: 568 nghìn tấn, tăng 4.7%... so với 6 tháng/2014, tổng trị giá nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép là gần 2.1 tỷ USD, tăng 47.9% so với cùng kỳ năm 2014.


  1. THẶNG DƯ MẬU DỊCH VIỆT-TRUNG & YẾU TỐ GIÁ CẢ


Trong năm 2013, phần lớn nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc. Việt Nam nhập khẩu nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này; tiếp theo là nhóm nguyên phụ liệu dệt may da giày chiếm 15%; nhóm điện thoại các loại và linh kiện chiếm 15%; nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12%; nhóm sắt thép các loại và sản phẩm chiếm 9%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lên tới 50.2 tỷ USD (tăng 22.0% so với năm 2012) trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 13.3 tỷ, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2013 là 36.9 tỷ USD.  Thâm thủng mậu dịch 2013 là 23.6 USD.

Qua năm 2014, Việt Nam xuất sang nước này 19.4 tỷ đôla hàng hóa trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc 63.7 tỷ đôla hàng hóa, cao hơn đến 45% so với công bố của phía Việt Nam. Thâm thủng mậu dịch 2014 là 44.3 tỷ USD.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại trị giá 49.3 tỉ đôla, theo số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra hôm thứ Ba. Việt Nam ước tính xuất khẩu hàng hóa trị giá 12.5 tỉ đôla sang Trung Quốc, trong khi đó có thể sẽ phải chi khoảng 36.8 tỉ đôla để nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc. Thâm thủng mậu dịch trong 9 tháng ước tính là 24.3 tỷ USD. Như vậy thâm thủng cả năm 2015 cũng có thể trên 32 tỷ USD.

MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CHÍNH

  1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 6 tháng qua với trị giá là 4.54 tỷ USD, tăng 30.1%.

  2. Nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày: Trong  6 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 3.7 tỷ USD, tăng 13.5%.

  3. Điện thoại các loại và linh kiện: Trung Quốc đạt 3.35 tỷ USD, tăng 18.2%.

  4. Sắt thép các loại & Sản phẩm từ sắt thép:  Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2015, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc về thị trường trong nước đạt tới con số 5 triệu tấn, trị giá 2.44 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu c ác s ản phẩm từ sắt thép từ Trung Quốc với trị giá hơn 732 triệu USD, tăng 67%.

  5. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Từ Trung Quốc: 2.37 tỷ USD, tăng 16.8%.

YẾU TỐ GIÁ CẢ


Trong bài viết này, hai nhóm mà Trung Quốc xuất cảng sang Việt Nam được đề cập đến là hàng may mặc và sắt thép. Tác giả quyết định thêm vào “Các dự án Tàu cao tốc tại Hoa Kỳ, Mexico và Indonesia để độc giả nắm vững rằng công nghệ cao chỉ là một yếu tố trong sự chọn lựa dự án nào thích hợp với thực tế. Trong khi công nghệ tàu cao tốc Shinkansen của Nhật có thể đạt đến hơn 300 km/g với sự an toàn hầu như tuyệt đối thì tàu cao tốc của Trung Quốc chỉ chạy khoảng 220 km/g nhưng giá cả chỉ hơn nữa so với giá thành của Nhật.


NHẬP CẢNG BÔNG VẢI, SỢI, VẢI TRONG KỸ NGHỆ MAY MẶC VIỆT NAM

Quốc tế có một công thức mô tả về kỹ nghệ may mặc Việt Nam:

Áo Made in Vietnam = Bông Mỹ + sợi Đài Loan + vải Trung Quốc

Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2013, Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu may mặc với tổng giá trị có tăng trưởng kép tương đương 21% và 62% tổng giá trị nhập khẩu. Tính riêng năm 2013, ngành dệt may Việt Nam đã nhập khẩu 13.6 tỷ USD nguyên liệu sản xuất, tăng 19% so với năm trước trong đó 10.9 tỷ đôla giá trị nhập khẩu được dùng để sản xuất sản phẩm dệt may xuất khẩu. Nguyên liệu phần lớn được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Năm 2013 được đánh giá là một năm thành công của ngành với tổng giá trị xuất khẩu 20.096 tỷ USD, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Tuy dệt may là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam nhưng có một thực tế cần phải để ý là phần lớn nguyên vật liệu lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo số liệu của hiệp hội dệt may Việt Nam, cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành dệt may như sau: 

Nhập khẩu bông: 

Nguồn cung bông trong nước rất nhỏ so với nhu cầu trong nước cho sản xuất, đáp ứng chỉ 2%. Việt Nam nhập khẩu bông chính từ Mỹ, Ấn Độ, và Úc. Lý do chính là Việt Nam chưa tập trung vào phát triển trồng cây bông và vì Việt Nam không có ưu thế tự nhiên về việc trồng loại cây công nghiệp này. Cây bông là một cây công nghiệp cần diện tích đất lớn và chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết. Chất lượng cây bông Việt Nam kém và không đủ tiêu chuẩn để sản xuất, dẫn đến tăng trưởng không ổn định trong việc trồng bông. Hơn nữa, việc trồng cây bông tại Việt Nam thường tự phát và không có quy hoạch cụ thể. Tiêu thụ bông nội địa Việt Nam trong niên vụ 2013/2014 ở mức 691,400 tấn. Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu bông của Việt Nam đạt 447,000 tấn, trị giá 712 triệu USD, tăng 35.2% về lượng và 8.9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

Áo Made in Vietnam = Bông Mỹ + sợi Đài Loan + vải Trung Quốc

Nhập khẩu sợi và xơ: 

Nguyên liệu được nhập khẩu chủ yếu từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc. Sợi tổng hợp phải nhập khẩu hoàn toàn và sợi bông cho sản xuất hàng dệt kim cũng phải nhập khẩu với số lượng lớn hàng năm. Có điều cần để ý là công nghệ  sản xuất sợi bông được liệt kê là gây ô nhiễm nên Việt Nam cũng đắn đo khi cho đầu tư ngành kỹ nghệ này.

Áo Made in Vietnam = Bông Mỹ + sợi Đài Loan + vải Trung Quốc

Nhập khẩu vải: 

Trong cơ cấu nhập khẩu, vải chiếm tỷ lệ chủ đạo với 62% tổng giá trị các sản phẩm dệt may và quần áo nhập khẩu. Vải chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Với lợi thế giá rẻ, riêng Trung Quốc hiện cung cấp gần nửa nguyên liệu vải sợi cho Việt Nam.

Thị trường nhập khẩu bông.

NHẬP CẢNG THÉP TỪ TRUNG QUỐC

.
Trong năm 2015, sức tiêu thụ sản phẩm thép trong những tháng gần đây đã khởi sắc trở lại, song ngành thép trong nước vẫn chịu sức ép của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng lấn át ngay trên sân nhà. Trong số gần 4 triệu tấn thép nhập khẩu từ đầu năm đến nay, có tới hơn 2.3 triệu tấn nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá hơn 1.2 tỷ USD. Đáng lưu ý trong 9 tháng 2015, gần 1 triệu tấn phôi thép Trung Quốc “đội lốt” hợp kim nhập vào Việt Nam, nên khi nhập khẩu vào Việt Nam không phải chịu thuế, giá bán rẻ hơn thép sản xuất trong nước. Trong khi đó, các loại thép và tôn mạ này là những sản phẩm trong nước đã sản xuất được và vẫn còn dư năng lực. Điều này khiến doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam điêu đứng mà Nhà nước cũng thất thu thuế hàng triệu USD mỗi tháng. Nguyên nhân là do thời gian gần đây thép ngoại từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàng Quốc… dồn dập tràn về thị trường nội địa. Trong số này, thép Trung Quốc thâm nhập thị trường với giá bán rẻ hơn nhiều so với thép trong nước khiến doanh nghiệp trong nước chật vật cạnh tranh. “Từ đầu năm đến nay, sắt thép ngoại tràn vào Việt Nam nhiều, đặc biệt thép giá rẻ Trung Quốc đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất thép nội địa. Tuy thép Trung Quốc chất lượng kém so với sắt thép sản xuất trong nước, nhưng vì giá rẻ hơn 1 - 2 triệu đồng/tấn nên vẫn được thị trường tiêu thụ nhiều”, Không chỉ thép cuộn, mặt hàng ống thép xuất xứ Trung Quốc cũng đã và đang tìm nhiều cách để xâm nhập thị trường Việt Nam, ngay sau khi thuế nhập khẩu mặt hàng này giảm từ mức 5% hiện tại xuống mức 0% từ ngày 1-1-2015.

Ngoài ra, văn phòng chống gian lận Liên minh châu Âu (OLAF) bày tỏ nghi ngờ các doanh nghiệp Trung Quốc đã lợi dụng, đưa sản phẩm sang VN để được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu sang châu Âu. Cụ thể, OLAF đã đề nghị sang VN làm việc vào tháng 11-2015 để xác minh xuất xứ một số lô hàng ống nối hoặc ống dẫn bằng sắt hoặc thép xuất khẩu từ VN vào EU được cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu B tại VN, bị hải quan các nước EU nghi ngờ thực chất có gốc gác từ Trung Quốc. OLAF cũng đặt nghi vấn các mặt hàng trên được phía Trung Quốc chuyển tải qua VN để trốn thuế chống bán phá giá mà EU đang áp dụng với nước này.

Ngoài sức ép từ các quốc gia trên, ngành thép trong nước còn lo ngại trước ngành thép Nga đang sẵn sàng tràn vào Việt Nam, sau khi đàm phán Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan (VCUTFA) được ký kết. Do đó, trong văn bản “cầu cứu” đến các bộ, ngành liên quan, VSA cảnh báo: “Ngành công nghiệp thép Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng thép xây dựng sẽ phải chịu một sự cạnh tranh cực kỳ khủng khiếp với người khổng lồ trong ngành công nghiệp thép thế giới là nước Nga, thậm chí sự cạnh tranh còn lớn hơn rất nhiều so với nước láng giềng Trung Quốc. Các doanh nghiệp ngành công nghiệp thép Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa hoặc phá sản khi các mặt hàng sắt thép của Nga được hưởng thuế suất 0% hàng loạt khi hiệp định này được ký kết”.
.


CÁC DỰ ÁN TÀU CAO TỐC TẠI HOA KỲ, MEXICO VÀ INDONESIA
.

Nhật Bản nối tiếng với tàu cao tốc huyền thoại Shinkansen, lao qua giữa các thành phố nhưng chưa có một tai nạn gây tử vong nào. Trong quá trình thiết lập mạng lưới đường sắt cao tốc trên thế giới, dù ban đầu Trung Quốc mượn công nghệ của nước ngoài nhưng dần dà nó đã trở thành công nghệ của Trung Quốc. Bây giờ Trung Quốc đã vượt lên, nắm vị trí thống lĩnh công nghệ đường sắt cao tốc. Ngày 17/9 tại Hoa Kỳ, nguồn hãng tin Bloomberg cho biết, một nhóm công ty do Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRG) dẫn đầu và công ty XpressWest Enterprises LLC của Mỹ sẽ liên doanh để xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối giữa hai thành phố Las Vegas và Los Angeles. Theo dự kiến, tuyến đường sắt cao tốc mang tên Southwest Rail Network có chiều dài 370 km sẽ được khởi công vào tháng 9/2016. Số vốn ban đầu của dự án vào khoảng 100 triệu USD. Thỏa thuận trên được ký kết chỉ ít ngày trước chuyến thăm Mỹ chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được coi như một cột mốc trong nỗ lực của Trung Quốc tiếp thị công nghệ đường sắt cao tốc của nước này ở các nền kinh tế phát triển. Tháng 10/2014, Trung Quốc cũng đã từng giành hợp đồng trị giá 567 triệu USD cung cấp tàu cho hệ thống tàu điện ngầm của thành phố Mỹ Boston, đánh dấu thỏa thuận đầu tiên liên quan đến đường sắt mà Trung Quốc đạt được ở Mỹ. Trong khi, trước đó, bản thân Mỹ có nhiều lựa chọn, khi Nhật Bản cũng vô cùng mong mỏi được xây dựng một số tuyến đường sắt cao tốc tại đây. Công ty mẹ của Công ty Đường sắt Trung tâm Nhật Bản (JRC), nhà sản xuất tàu cao tốc lớn nhất của Nhật, đã từng bày tỏ quan tâm tới dự án đường sắt cao tốc Los Angeles-Las Vegas. Điều đáng lưu ý, theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tháng 7/2014, với tiêu đề “Đường sắt cao tốc ở Trung Quốc: Xem xét về giá thành xây dựng”, nhận xét suất đầu tư xây dựng hạ tầng đường sắt cao tốc ở Trung Quốc rẻ hơn các nước. Giá thành suất đầu tư rơi vào khoảng 17-21 triệu USD/km đối với tuyến được thiết kế để khai thác với vận tốc 350km/h, thấp hơn so với giá thành từ 25-39 triệu USD/km ở châu Âu. Đặc biệt, Trung Quốc đã từng lập kỳ tích xây dựng 10,000 km đường sắt cao tốc trong vòng 6-7 năm với suất đầu tư xây dựng thấp hơn so với suất đầu tư ở các dự án tương tự ở các nước khác. Bên cạnh lý do giá nhân công thấp, một trong các lý do khác là do quy mô lớn của hệ thống đường sắt cao tốc ở nước này đã cho phép tiêu chuẩn hóa thiết kế các hợp phần xây dựng, tăng cường năng lực cạnh tranh về sản xuất các thiết bị và xây dựng, cũng như giảm được khấu hao chi phí đầu tư trang thiết bị do được sử dụng để thực hiện nhiều dự án.


Tại Mexico, một nhóm công ty doTập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc dẫn đầu đã thắng thầu dự án xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc từ Thủ đô Mexico City đến Querétaro (217 km) phía Tây Bắc trị giá 4.3 tỷ USD. Theo hãng tin Bloomberg, đây là dự án đánh dấu lầu đầu tiên Trung Quốc đầu tư lớn vào ngành giao thông của quốc gia châu Mỹ này. Chính phủ Mexico cho biết, theo dự kiến, sau khi hoàn tất, tuyến đường sắt cao tốc này ban đầu sẽ vận chuyển 27,000 hành khách mỗi ngày giữa thủ đô Mexico và trung tâm công nghiệp Queretaro trong thời gian di chuyển 58 phút mỗi chuyến.

.
Tại Indonesia, sau nhiều tháng cạnh tranh để giành quyền xây dựng một tuyến đường sắt lớn ở Indonesia, Nhật Bản ngày 30/9 cho biết Trung Quốc đã thắng thầu, trong bối cảnh 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á đang nỗ lực để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Ban đầu, Indonesia mời thầu cho dự án đường sắt cao tốc đầu tiên nối liền thủ đô Jakarta và phố núi Bangdung nhưng sau đó đã bất ngờ thay đổi kế hoạch, lựa chọn một dự án rẻ và chậm tiến độ hơn trên cùng tuyến đường. Do vậy, cả Trung Quốc và Nhật Bản đã đệ trình những đề xuất mới. Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản, ông Yoshihide Suga, ngày 30/9 cho biết một đại diện ngoại giao của chính phủ Indonesia đã thông báo với ông rằng đề xuất của của Tokyo đã bị từ chối. Chỉ biết đề nghị do Trung Quốc đưa ra trị giá 5.3 tỷ USD và những điều kiện dễ dàng hơn. Trả lời phóng viên về thông tin này, ông Yoshihide Suga nói rằng Nhật Bản đã đưa ra kế hoạch tốt nhất có thể cho dự án đường sắt của Indonesia. Ông không thể hiểu được quyết định của Indoneisa khi hoanh nghênh kế hoạch của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh đây là điều vô cùng đáng tiếc. Đại diện ngoại giao Indonesia cho biết đề xuất của Trung Quốc không yêu cầu chính phủ Indonesia phải gánh vác bất cứ một gánh nặng tài chính hay đưa ra sự bảo lãnh nào. Trong khi đó, đề xuất của Nhật Bản yêu cầu chính phủ Indonesia phải bảo lãnh dự án xây dựng tàu cao tốc này. Trước đó, Chính phủ Indonesia nhấn mạnh dự án tàu cao tốc không có tài trợ của chính phủ cũng không có sự bảo lãnh. Dự án tàu cao tốc của Indonesia đã từng trong tầm tay của Nhật Bản cho tới tháng 4 vừa qua khi Jakarta tuyên bố Trung Quốc cũng bước vào cuộc đua thầu dự án này. Dù có tiếng là nước có hệ thống xe lửa đẳng cấp thế giới nhưng Nhật Bản vẫn thua thầu.

.

 

  • TPP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Bangladesh. Trong năm 2014, doanh thu xuất khẩu của ngành công nghiệp đã tăng gần 17%, đạt 24.5 tỷ USD và sản phẩm được xuất khẩu đến 180 quốc gia. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Dệt May Việt Nam 2015, ngành dệt may cả nước hiện có khoảng 6,000 doanh nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 2.5 triệu lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao động gián tiếp (thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ, kho bãi, vận chuyển…) đang nhắm mục tiêu đạt 28.5 tỷ USD. Nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi sau TPP thì tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may có thể đạt tới 55 tỉ USD vào năm 2025, đồng thời tạo ra được gần 6 triệu việc làm. Nếu Việt Nam ký được FTA với Hoa Kỳ và EU và thi hành hiệp ước TPP thì các loại thuế với hàng XK của Việt Nam sẽ về mức 0%, và điều này sẽ góp phần thúc đẩy XK của Việt Nam sang hai thị trường này. Hiện, Hoa Kỳ đang áp dụng mức thuế trung bình từ 5-20% đối với hàng XK của Việt Nam, đặc biệt với hàng dệt may là trung bình từ 17-25%.

ĐIỀU KIỆN CỦA TPP ĐỐI VỚI NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM


Khối các nước thành viên Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Mặc dù là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới, song Việt Nam vẫn nhập khẩu khoảng 88% nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hai nước này lại không phải là thành viên của hiệp định TPP.

Các nhà máy sản xuất tại Việt Nam chỉ phụ trách cắt và may vải ở giai đoạn cuối cùng. Đối với hàng dệt may, quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” được coi là một trong những quy định “nghiêm ngặt” của TPP. Theo quy tắc này, một quốc gia muốn xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường các nước TPP phải đảm bảo 70% yêu cầu có sợi và vải dệt may sản xuất ở trong nước hoặc nhập khẩu từ một nước thành viên.


QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Ngày 4/11/2014, Bộ Công thương đã ban hành “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
.

Bảng: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

1. Kim ngạch XK

Tỷ USD

23-24

36-38

64-67

Tỷ lệ XK so cả nước

%

15-16

13-14

9-10

2. Sử dụng lao động

1,000 ng

2,500

3,300

4,400

3. Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

- Bông xơ

1,000 Tấn

8

15

30

- Xơ, sợi tổng hợp

1,000 Tấn

400

700

1,500

- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn)

1,000 Tấn

900

1,300

2,200

- Vải các loại

Tr. m2

1,500

2,000

4,500

- Sản phẩm may

Tr. SP

4,000

6,000

9,000

4. Tỷ lệ nội địa hóa

%

55

65

70

.

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Quan điểm phát triển

- Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các khu, cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang dệt may tại các đô thị và thành phố lớn;

- Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

2. Mục tiêu phát triển

- Phân bố dệt may ở các vùng phù hợp: thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, cảng biển;

- Cơ cấu ngành dệt, ngành may trong cơ cấu toàn ngành dệt may: đến năm 2015, ngành dệt chiếm tỷ trọng 45%, ngành may chiếm tỷ trọng 55%; năm 2020, tỷ trọng ngành dệt tăng lên 47%, ngành may giảm còn 53%; năm 2030, ngành dệt tăng lên 49%, ngành may còn 51% trong toàn bộ cơ cấu ngành dệt may.

3. Định hướng phát triển sản phẩm và bố trí quy hoạch

- Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong dịch chuyển phương thức sản xuất kinh doanh: từ hình thức gia công từ khâu đầu đến khâu cuối (CMT) sang các hình thức khác như gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu - sản xuất - bán thành phẩm (FOB) hoặc thiết kế - sản xuất - cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan (ODM), tiến tới sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng (OBM);

- Dịch chuyển sản xuất may mặc từ các thành phố lớn về các địa phương có nguồn lao động và thuận lợi giao thông.

- Phát triển các mặt hàng dệt kim, dệt thoi là sản phẩm có khả năng gắn kết các khâu sản xuất sợi, may mặc nhằm phát huy các lợi thế của các hiệp định thương mại như TPP, FTA,...; phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế;

- Các dự án đầu tư sản xuất sợi, dệt, nhuộm, cần lựa chọn công nghệ phù hợp theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và ít gây ô nhiễm môi trường;

- Quy hoạch các nhà máy dệt nhuộm, hoàn tất vào một số địa điểm nhất định để thuận lợi cho khâu cung cấp nước và xử lý nước thải. Đầu tư các cụm công nghiệp dệt may đồng bộ hiện đại theo hướng chuỗi giá trị: sản xuất nguyên liệu, phụ liệu và may sản phẩm dạng FOB, ODM.

- Triển khai chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ trong nước, cung cấp cho ngành dệt; Lựa chọn, đầu tư bổ sung các nhà máy sản xuất xơ sợi nhân tạo, từng bước chủ động đáp ứng nhu cầu của ngành dệt về chủng loại, chất lượng, số lượng, nhằm mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa.

.

4. Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ


Quy hoạch dệt may theo vùng lãnh thổ được phân bố ở các khu vực với những định hướng chính:


  • Trung tâm về thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may, tiếp tục phát triển một số doanh nghiệp may các sản phẩm cao cấp, sản phẩm mẫu có chất lượng cao, giá trị gia tăng cao: Hà Nội, TP.HCM.

  • Phát triển các nhà máy sợi, dệt, nhuộm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có cơ sở hạ tầng tại:

  • Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Vùng Bắc Trung Bộ.

  • Khu công nghiệp Hòa Khánh - thành phố Đà Nẵng; Tây An, Đông Quế Sơn, Thăng Bình - tỉnh Quảng Nam; Dung Quất - tỉnh Quảng Ngãi, Nhơn Hội - tỉnh Bình Định; An Phú - tỉnh Phú Yên; Tân Đức - tình Bình Thuận.

  • Khu công nghiệp Bình An, Đồng An 1, Đại Đăng - tỉnh Bình Dương.

  • Khu công nghiệp Nhơn Trạch, An Phước, Dầu Giây, Long Khánh, Long Bình, Sông Mây 2, Gò Dầu - tỉnh Đồng Nai;

  • Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Tân Thới Hiệp, Củ Chi, Vĩnh Lộc 1; khu chế xuất Linh Trung, Tân Thuận – TP.HCM.

  • Phát triển cụm công nghiệp dệt may ở Tân Khai, Việt Kiều, Đồng Xoài, Chơn Thành 1, Bắc Đông Phú - tỉnh Bình Phước.

  • Khu công nghiệp Bourbon - An Hòa, Phước Đông - Bời Lời, Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh.

  • Khu công nghiệp Đất Đỏ - tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

  • Định hướng sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại khu công nghiệp Xuyên Á - tỉnh Long An.

  • Phát triển sản xuất may xuất khẩu và tiêu thụ nội địa tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu, Kiên Giang.

  • Phát triển cụm công nghiệp dệt may tại khu công nghiệp Hải Yên - tỉnh Quảng Ninh; Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên; các khu công nghiệp Hòa Khánh - thành phố Đà Nẵng; Tây An, Đông Quế Sơn, Thăng Bình - tỉnh Quảng Nam; Dung Quất - tỉnh Quảng Ngãi, Nhơn Hội - tỉnh Bình Định; An Phú - tỉnh Phú Yên; Tân Đức - tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

  • Phát triển vùng trồng bông, nguyên liệu tơ tằm tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Quảng Bình; Tây Nguyên.

  • Phát triển nhà máy sản xuất xơ sợi nhân tạo gắn với khu hóa dầu ở Nghi Sơn - tỉnh Thanh Hóa.

  • Phát triển nhà máy sản xuất thiết bị phụ tùng cơ khí cho ngành dệt may tại khu công nghiệp Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc.

.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

HƯỚNG ĐẾN PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TIÊN TIẾN


Sản xuất xuất khẩu theo hình thức gia công (CMT) là một bước phát triển tất yếu, đóng vai trò quan trọng trong những bước đầu của tiến trình hội nhập thế giới của ngành Dệt May Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, các yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh cho phương thức sản xuất CMT như chi phí lao động thấp dần mất đi. Cùng với đó, thách thức toàn cầu đã đặt các nhà sản xuất dệt may Việt Nam dưới áp lực cạnh tranh lớn hơn, đòi hỏi các nhà cung cấp phải có khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trọn gói với chất lượng ngày càng cao, giá thành cạnh tranh và thời hạn giao hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người mua trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt là Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong những năm qua đang dịch chuyển dần từ gia công với tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu cao sang hình thức sản xuất tự chủ nguyên liệu (FOB) và sản xuất trọn gói kèm thiết kế (ODM) để đáp ứng yêu cầu người mua và tạo giá trị gia tăng cao hơn.


NỘI ĐỊA HÓA NHIÊN LIỆU - ĐẦU TƯ CHO CÁC CÔNG TY NỘI ĐỊA


Trong hơn 10 năm qua, với  sự nỗ lực của  toàn Ngành, tỷ lệ nội địa hóa được cải thiện đáng kể. Từ chỗ chỉ có 20 đến 25% giá trị gia tăng được tạo ra tại Việt Nam trong sản phẩm dệt may xuất khẩu vào những năm 2000-2001, thì đến nay con số này đã tăng lên 49-50%. Dự kiến ngành sẽ sớm đạt mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2020 và 70% vào năm 2030. Trong 6 tháng đầu năm 2015, thâm thủng mậu dịch khoảng 16 tỷ USD. Riêng về ngành may mặc thì thâm thủng từ Trung Quốc trong 6 tháng đầu 2015 là 3.7 tỷ USD, từ Hàn Quốc là 1.37 t ỷ USD và từ Đài Loan là 1.19 tỷ USD, tổng cọng là 6.26 tỷ USD. Tính cho cả năm thì thâm thủng trong ngành may mặc ước tính 12-13 tỷ USD. Nếu chúng ta tăng được tỷ  lệ  nội địa hóa từ  50% (2015) lên 70% (2030) thì  số  tiền tiết kiệm sẽ  vào khoảng 5 tỷ USD một năm theo theo tỷ giá 2015. Nếu tỷ lệ nội địa hóa áp dụng cho mọi ngành thì mổi năm Việt Nam có thể tiết kiệm được khoảng 12 tỷ USD theo tỷ giá 2015.


ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI (FDI)

Trong 10 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn nhất 8 tháng đầu năm 2014 (số liệu được thống kê bởi Hiệp hội Dệt may Việt Nam), có tới 7 doanh nghiệp FDI, trong đó có 4 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc. Rõ ràng, doanh nghiệp ngoại đang dần chiếm ưu thế so với doanh nghiệp nội.
.

Ngành dệt may: Doanh nghiệp FDI kiểm soát 60-70% kim ngạch nhập khẩu lẫn xuất khẩu (1)


Top 10 doanh nghiệp xuất nhập dệt may lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2014

(Nguồn: Hiệp hội Dệt may | Đơn vị: Triệu USD)


Hiện nay, cũng như các ngành khác, các công ty FDI chiếm 60-70% thị trường xuất nhập cảng của ngành may mặc Việt Nam. Đón đầu triển vọng ký kết TPP, rất nhanh chóng, Việt Nam trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn đối với dòng vốn FDI dệt may. Việt Nam tuy ý thức được cơ hội cực lớn từ hiệp định này, nhưng sẽ cần rất nhiều thời gian để phát triển ngành may mặc nội địa và đang dần bị các doanh nghiệp ngoại lấn lướt. Trong nghị định “Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” có phần huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tập trung nguồn lực thiết lập các nhà máy tại Việt Nam để được hưởng mức thuế ưu đãi từ TPP. Đã có một làn sóng lớn các doanh nghiệp của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật, Mỹ… tìm cách đầu tư vào sợi dệt nhuộm tại Việt Nam. Việt Nam có nguy cơ trở thành phương tiện để các hãng dệt may nước ngoài “mượn” để xuất khẩu. “May nhờ, xuất khẩu hộ” là từ mà người ta vẫn hay dùng để chỉ hiện tượng này.


  • HOA KỲ: Lấy dẫn chứng tại Long An - địa phương được xem là một trong điểm nóng về thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Wall Street Journal cho biết ở Long An đã có hơn 12 khu công nghiệp. Tính đến tháng 5/2015, nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết dành 3.67 tỷ USD vốn FDI cho Long An, trong đó hơn 40% vốn được rót vào lĩnh vực dệt may. Tháng 7/2015, Avery Dennison Corp của Hoa Kỳ, một trong những công ty sản xuất nhãn mác quần áo lớn nhất thế giới, đã chính thức đưa vào hoạt động một nhà máy lớn ở Long An. Hiện tại nhà máy đang sản xuất nhãn mác cho quần áo hãng Uniqlo của Nhật và đồ thể thao của North Face. Lãnh đạo Avery Dennison Corp nói TPP sẽ mang đến một cú hích quan trọng thúc đẩy đầu tư Việt Nam phát triển, và họ sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư hơn nữa để đón đầu những cơ hội mà TPP mang lại.

  • NHẬT BẢN: Tập đoàn Toray International và Mitsu cũng đang ráo riết chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam để tận dụng điều kiện xuất xứ theo TPP quy định. Tháng 4/2015, Vinatex đã ký hợp đồng trị giá 12 triệu USD với đối tác Nhật Bản Toms Limited để xây dựng một khu phức hợp dệt-nhuộm-may tại miền Trung Việt Nam. Mới đây, Tập đoàn dệt may Việt Nam – Vinatex đã ký một thỏa thuận hợp tác với công ty Itochu của Nhật Bản để đầu tư vào một số dự án trong lĩnh vực sản xuất thuốc nhuộm và nguyên liệu dệt may tại Việt Nam. Toms Limited là một hãng may mặc hàng đầu Nhật Bản, chuyên sản xuất áo T-shirt, Polo-shirt, áo sơ mi và đồng phục. Mạng lưới kinh doanh của công ty này đã được mở rộng trên khắp Nhật Bản, với hệ thống bán lẻ trải dài từ Hokkaido ở phía bắc tới Kyushu ở phía nam.

  • HONG KONG: Công ty Texhong Textile, Pacific Textile đã chuyển nhà máy tới Việt Nam để đón đầu lợi ích mà TPP mang lại. Công ty Hong Kong TAIL sắp triển khai dự án sản xuất sợi, dệt, nhuộm và may mặc với vốn đầu tư hàng trăm triệu USD. Trước đó, vào tháng 8, UBND tỉnh Long An cũng đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án nhà máy kéo sợi của Tập đoàn Huafu (Hồng Kông) với diện tích 35 ha, có tổng vốn đầu tư trên 300 triệu USD. Công ty may mặc Lever Style - có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) và là đối tác của các hãng danh tiếng như Hugo Boss và J. Crew - cũng đã chuyển dịch một phần hoạt động từ miền Nam Trung Quốc sang Việt Nam.

  • HÀN QUỐC: Công ty Unisoll Vina, thuộc Hansoll Textile Ltd Hàn Quốc đầu tư 50 triệu USD mở nhà máy sản xuất hàng may mặc.

  • TRUNG QUỐC: Các công ty như Texhong Textile, Shenzhou International Group, Sunrise hay Pacific Textile đều đã chuyển nhà máy tới Việt Nam để đón đầu lợi ích mà TPP mang lại. Công ty Gain Lucky Limited (quần đảo Virgin Anh -B.V.I), thuộc Tập đoàn dệt may Trung Quốc Shenzhou International đã  nhận giấy chấp thuận điều chỉnh đầu tư từ 140 triệu USD lên 300 triệu USD.

  • CÁC QUỐC GIA KHÁC: Hiệp hội Dệt may thêu đan TP.HCM cho hay các công ty Âu Châu như Lenzing (Áo) cũng đang ráo riết chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam để tận dụng điều kiện xuất xứ theo TPP quy định.


  1. KẾT LUẬN

Như đã đề cập trong các bài viết trước, việc thâm thủng mậu dịch Trung Quốc-Việt Nam bắt buộc phải xảy ra. Trong tiến trình di chuyển một số cơ sở sản xuất từ Trung Quốc qua Việt Nam và các quốc gia ASEAN, việc mua các nguyên liệu từ Trung Quốc là điều không thể tránh được. Sự kiện các công ty Việt Nam mua thép rẻ hơn từ Trung Quốc trong khi các công ty trong nước vẫn chưa đạt mức sản xuất tối đa là điều các giới chức cao cấp Việt Nam cần khẩn cấp xem lại. Ngoài yếu tố giá rẻ thì các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp mua hàng của Trung Quốc vì lợi ích cá nhân mà quên đi quyền lợi quốc gia. Việc Việt Nam tham gia TPP sẽ không ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ thương mại Việt-Trung. Trái lại, nếu thông qua việc tham gia TPP, Việt Nam có thể cải thiện năng lực cạnh tranh của mình thì quan hệ thương mại Việt-Trung có thể sẽ được cải thiện theo hướng cân bằng, bền vững hơn, thực sự đảm bảo lợi ích của hai bên hơn. Ngành dệt may nội địa, cũng như các ngành khác, đang phải đối diện với sự cạnh tranh toàn cầu. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs chắc phải có lý do khi mới đây dự báo nền kinh tế Việt Nam, hiện đứng thứ 55 trên thế giới, sẽ vươn lên vị trí 17 vào năm 2025 với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 186 tỷ USD (mức hiện tại) lên mức 450 tỷ USD. Điều này đòi hỏi sự dấn thân, hy sinh tột cùng của mọi thành phần trong xã hội Việt Nam từ cấp lãnh đạo cho đến những người dân thường.



THAM KHẢO


  1. Các mạng BBC, VOA, RFI và RFA .

  2. Các mạng trong nước và hải ngoại.

  3. Các Websites tiếng Anh và tiếng Việt về TPP.

  4. Quyết định Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - Bộ trưởng Bộ công thương ngày 11/4/2014.


Hồ sơ: NMT-103115-VN-Thang du mau dich Viet Nam-Trung Quoc.doc



Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
Tu chỉnh: 31  tháng 10 năm 2015




.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những ngày lưu  lạc tha hương, hai tiếng “Quê hương” như một nhắc nhở đêm ngày, những hình ảnh thân thương
Câu hỏi thời thượng trong mùa bầu cử tổng thống hiện nay là: Hillary Clinton (Dân chủ, New York) hay Barack Obama (Dân chủ, Illinois)"
Chúng tôi nhận được bài viết này do một nhân vật ở Hà Nội gửi. Chính ông cho biết mỉnh là một giáo sư tiến sĩ đang giảng dậy tại một Đại học ở Hà Nội
Những dịp chuyển sang một năm mới, một thế kỷ mới, một ngàn năm mới, con mắt mỗi người tự nhiên mở rộng tầm nhìn
Hoa mai là loại hoa nở đầu tiên trong mùa Xuân. Nói đến mùa Xuân người ta liên nghỉ đến hoa mai
Khoảng 80 Tăng Ni Cư Sĩ đã họp Đaị Hội Bất Thường tại Quận Cam các ngaỳ cuối tuần qua
Mạng ''Chứng nhân lịch sử'' vừa treo giải ''Lưỡi Vàng'' cho những câu nói hay nhất trong năm con Lợn - Đinh Hợi. Phải là những câu nói xuất sắc
Năm 1991, kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm, rất nhẹ. Nhưng dư luận nước Mỹ lúc đó đều nghe thấy những hồi chuông báo tử
Bản đồ Việt Nam đây, cụ Hồ vừa ý chưa" (Ảnh Bà Phạm Thúy Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa
Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (PDDDD HVK Thoại) là Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.