Hôm nay,  

Linh-Hồn và Mùa Lễ Halloween

29/10/201500:00:00(Xem: 9390)

Diamond Bích Ngọc
(sưu-tầm và biên-soạn).

Trong những ngày cuối tháng 10 - Dương-lịch hằng năm tại Hoa-Kỳ và ngay cả trong nước Việt-Nam hiện nay; khắp phố-phường hoặc nhiều khu gia-cư đang xôn-xao đón mừng lễ Halloween; thanh-niên, thiếu-nữ thì lo chuẩn bị tổ chức tiệc tùng, dạ-vũ hóa-trang ma quái để vui chơi. Các trẻ nhỏ cũng vô vùng náo-nức mong được đi gõ cửa từng nhà xin bánh kẹo trong những bộ quần áo mang đủ mọi hình sắc lạ mắt, dị kỳ vào đêm 31 tháng 10!

Nguồn gốc “Trick or Treat” (đi gõ cửa từng nhà xin kẹo bánh) đã có từ rất lâu trong ngày lễ Cầu Cho Các Đẳng Linh-Hồn “All Souls Day” tại Anh-Quốc, người ta phân phát thức-ăn và một loại bánh gọi là “Soul Cake” (Bánh Linh-Hồn) cho những người vô gia-cư (Homeless). Bánh này tượng-trưng cho lời hứa là mọi người phải cầu cho vong-linh những thân-nhân quá-cố của họ. Thời bấy giờ các gia-chủ cũng dọn thức ăn và rượu trước cửa nhà dường như để cúng cho các vong-hồn vất vưởng; đói khát; không nơi nương tựa - “Roaming-Spirits”. Tương tự như tục-lệ “Cúng Cô Hồn” (Xá-Tội-Vong-Nhân) vào ngày Rằm tháng Bảy Âm-Lịch của nước Việt-Nam ta.

Dân chúng nghĩ rằng trong đêm Halloween, các vong-linh người chết sẽ trở về nên khi ra đường họ phải hóa-trang, mang mặt nạ quỷ quái; do vậy các hồn ma này không thể nhận ra họ là người SỐNG mà lầm lẫn với các hồn ma khác của người đã CHẾT vì vậy sẽ không phá-quấy hoặc ám hại họ được.

Riêng gia-đình “Chân Quê”; mỗi mùa Halloween trở về, khi đến sinh-hoạt thiện-nguyện tại Nhà-Điều-Dưỡng (Nursing Home) Garden Park Care Center; các anh chị em ca-nhạc-sĩ chúng tôi thường hóa-trang bằng những trang-phục Thánh-Thiện, đẹp mắt vì không muốn mang những hình ảnh ghê rợn, khiếp sợ đến các bệnh-nhân đang điều trị tại đây!

blank
Nghệ sĩ giả làm ma quỷ.

Xin nhắc lại một chút về lịch-sử Halloween:

Buổi lễ nguyên thủy đã có cách đây 2000 năm; do một giống người thượng-cổ tên là “The Celts”. Họ sống ở một vùng miền bắc nước Pháp; ngày nay là Ái-Nhĩ-Lan (Ireland) - Thuộc Liên-Hiệp-Anh (United Kingdom).

“Celts” mừng Tết đầu năm vào ngày 1, tháng 11 Dương-Lịch. Thời điểm này đánh dấu cuối mùa gặt hái. Bóng tối cùng cái lạnh lẽo mùa Đông bắt đầu bao trùm không-gian, vạn vật; đồng thời nó cũng liên-hệ đến âm khí chết chóc của loài người.

“Celts” tin tưởng rằng trong đêm trước ngày đầu năm (tức là 31, tháng 10); những ngăn cách giữa thế-giới của sự SỐNG và cái CHẾT bắt đầu mờ nhạt. Vào đêm ấy “Celts” làm lễ mừng “Samhain” – phát-âm là “Sow-in” - (tên của một vị Thần Chết-Chóc) bởi họ tin rằng thời khắc đó những hồn ma sẽ trở lại trái đất và đây chính là lý-do gây ảnh-hưởng hư-hại cho các mùa gặt hái của nông-dân. Tuy vậy, khi những âm-binh này đến cũng giúp cho con người dễ bói toán về vận mệnh tương-lai; “cầu cơ” được linh-ứng. Nhờ đó họ sẽ định-hướng trong suốt mùa đông dài lạnh lẽo: Đây là những điều “Mê-Tín, Dị-Đoan” của giống dân “Celts”.

Để tiến hành cho buổi lễ mừng “Samhain” họ đốt lửa thiêng và lấy các nông-sản cùng gia-súc mà tế Thần. Suốt cả đêm, tất-cả phải mặc đồ hóa-trang bằng da thú, mang mặt nạ hình súc-vật, nhảy múa bên đống lửa và xem bói cho nhau. Khi lễ xong, họ bắt buộc phải đốt lại ngọn lửa thiêng đã tàn; hầu mong hơi ấm sẽ giúp mọi người được ấm-áp trong suốt mùa đông buốt giá.

Vào năm 43(A.D) sau Công-Nguyên– (A.D: Anno Domini - Tạm dịch là kỷ-nguyên của Thiên-Chúa), nước La-Mã đã thống-trị đa số người “Celts” trong khoảng thời gian là 400 năm. Họ phối hợp hai buổi lễ nguyên-thủy của người La-Mã với ngày Lễ mừng “Samhain” của “Celts” như sau:

* Buổi lễ thứ nhất gọi là: “Feralia”; rơi vào ngày cuối tháng 10. Nhằm tung hô, ca ngợi Thần CHẾT (tiếng Việt gọi nôm-na là Thiên-Lôi).

* Buổi lễ thứ hai để vinh-danh Thần Pomona (Cây-Trái). Trái Táo (Apple) tượng-trưng cho vị Thần này mà chúng ta thường thấy biểu-hiện ấy trong ngày lễ Halloween bây giờ. Còn trái Bí đỏ (Pumkin) tượng-trưng cho mùa-màng, gặt hái.

Khoảng năm 800 Dương-Lịch; Ki-Tô-Giáo đã bắt đầu bành-trướng tại vùng của dân “Celts”. Khoảng thế-kỷ thứ 17 - Đức Giáo-Hoàng Boniface Đệ Tứ (IV) đã chuẩn chọn ngày 1, tháng 11 Dương-Lịch hàng năm làm ngày “All-hallows” hay còn gọi là: “All-hallowmas” - lấy từ tiếng Anh thời Trung-Cổ (Middle-English): “Alholowmesse”, tức là lễ Kính Các Thánh (All Saints Day).

Người ta cũng tin-tưởng rằng vị Giáo-Hoàng này mong muốn được thay thế lễ “Samhain” (thờ ma-quỷ) do người thượng-cổ “Celts” thường làm vào đêm 31, tháng 10 thành ngày “All hallows-eve”; gọi tắt là “Halloween” - Chính là ngày lễ Vọng Các Thánh.

Dựa theo tự-điển Oxford - “Eve” có nghĩa là đêm trước buổi lễ lớn hoặc một ngày đặc-biệt trong năm (The evening preceding a special day, such as a holiday) - Được dùng tương-tự như từ “Christmass Eve” - Vọng-Giáng-Sinh hay “New Years Eve” - Đêm Giao-Thừa.

Vào năm 1000 Dương-Lịch; Giáo-Hội chọn ngày 2, tháng 11 hàng năm là ngày lễ Cầu Cho Các Đẳng Linh-Hồn “All Souls Day”.

Hiện tại các Nhà Thờ Công-Giáo khắp nơi trên thế-giới vẫn cử hành lễ hai ngày Lễ “All Saints Day” và “All Souls Day” vào mùng 1 và mùng 2 ngày tháng 11 dương-lịch hằng năm. Họ cũng tổ-chức những buổi lễ Cầu-Nguyện Cho Các Đẳng Linh-Hồn trong nhiều nghĩa-trang (nơi an nghỉ ngàn thu của người quá cố!)

Trong phạm-vi giới-hạn của bài viết này, chúng-tôi xin luận bàn về hai chữ “Linh-Hồn” theo nhiều quan-niệm khác nhau:

Từ thời cổ-đại con người đã tin rằng: ngoài thân-xác ra, mỗi một nhân-sinh còn có Linh-Hồn. Đó là phần linh-diệu thâm sâu nhất. Khi chết, thân-xác trở nên bất-động và đi vào hủy-diệt còn Linh-Hồn thì sẽ rời khỏi xác-thân. Họ cũng đưa ra học-thuyết: Vạn-Vật-Linh hay thuyết Linh-Hồn Nguyên Thủy - “Animism”. Theo thuyết này thì tất cả mọi thứ trên quả đất từ con người đến con thú và ngay cả cỏ cây, đất đá cũng đều có Linh-Hồn.

Theo Đào-Duy-Anh (trong từ điển Hán Việt), thì Hồn là phần tinh-thần hay linh-tính, là ý-thức, tư-tưởng của con người.

Lý-thuyết triết-học của soạn-giả Trần-Văn-Hiến-Minh nhận định: Hồn là nguyên-sinh-lực hội-tụ nơi sinh-vật. Linh-Hồn là cái yếu tố quyết-định quan-trọng. Nhờ Linh-Hồn mà sinh-vật mới có sự sống.

Kinh-Thánh đạo Thiên-Chúa cho rằng Linh-Hồn chính là Thần-Khí mà Thượng-Đế thổi hơi vào con người đầu tiên làm bằng đất sét để trao ban sự sống. (Đó chính là ông Adam; chồng của Eva.)

Thế còn quan-niệm của đạo Phật thì sao? – Dựa theo trang nhà “Lời Phật Dậy”: Khi con người trút hơi thở cuối cùng, cái mà ta gọi là Linh-Hồn tuy đã thoát khỏi thể xác nhưng chính lúc ấy Linh Hồn này còn đang ở trong tình trạng tự-do, chưa nhập vào một thân xác mới, giai-đoạn này phải trải qua một thời gian là 49 ngày. Linh-Hồn thuộc giai đoạn 49 ngày này được gọi là Thân-Trung-Ấm hay còn được gọi là Thần-Thức.

Phần lớn con người khi chết đều phải qua giai đoạn Thân-Trung-Ấm (ngoại trừ những người đã có sẵn đạo-đức tu-hành, nghiệp quả lớn thì được sinh ngay lên cảnh-giới cao còn những người ác độc thì phải sa vào địa-ngục sau khi chết!) Thân-Trung-Ấm có thể xem như Linh-Hồn, tuy không có hình-hài, tai mắt nhưng vẫn biết, vẫn nhìn, vẫn nghe và đặc biệt lại có thể đi thông suốt qua mọi vật mà người trần-gian không thể thấy được Thân-Trung-Ấm đó!

Quan niệm Á-Đông thường hiểu một cách đơn-giản về Linh-Hồn như sau: Con người có hai phần Linh-Hồn và Thể-Xác. Trong đó, Hồn quyết định sự sống của con người. Khi chết đi thì Linh-Hồn rời khỏi xác và trở thành Ma (theo văn-hóa người Việt) hay Phỉ (theo quan-niệm của Lào, Thái-Lan).

Nhiều người cũng tin rằng con người có ba Hồn. Đó là:

- Sinh-Hồn: phần đem lại sinh-hoạt-lực cho thể-xác.

- Giác-Hồn: giúp thu nhận và thể-hiện các cảm-giác và những phản-ứng.

- Linh-Hồn: là phần quan-trọng, thâm-sâu vi-diệu nhất của con người và cũng chính nhờ phần này mà sự luân-hồi, đầu-thai, chuyển-sinh được thực-hiện thuận-lợi.

Tóm lại, tùy theo tôn-giáo, phong-tục, tập-quán từng quốc-gia mà quan điểm của mỗi dân-tộc có vài khác biệt. Nhưng phần chính-yếu thì vẫn giống nhau đó là ai ai cũng tin-tưởng rằng con người phải có Linh-Hồn.

Trong mùa lễ Halloween và chuẩn bị bước vào tháng 11 mùa Thu; tháng mà người Công-Giáo khắp nơi đón mừng lễ “Kính Các Thánh” và tháng “Cầu Cho Các Đẳng Linh-Hồn”. Gia-đình “Chân Quê” xin gửi một đoản văn trên trang nhà “Ngọn Nến Nhỏ” nhằm chia xẻ tâm tình đến quý đọc giả khắp nơi trên toàn thế-giới như sau:

“... Quỳ cầu-nguyện trong nhà Thờ, hay ngậm-ngùi đốt lên một ngọn bạch-lạp, thắp nhang trầm tại một nghĩa-trang nào, có lẽ ai cũng cảm thấy bùi-ngùi xúc-động khi nghĩ đến những người chết và chính cái chết. Chúng-ta đang đứng giữa biên-giới vô-hình của sự sống và cái chết. Bằng một cách vô cùng huyền-nhiệm, sống động, những người chết đang hiện-diện với chúng ta bằng một sợi dây liên-kết thâm-sâu, thắm-thiết…

Cái chết không còn là một chấm hết cuối cùng đối với chúng-ta nữa. Tình-Yêu mạnh hơn sự chết. Chính Tình-Yêu đã làm cho những người đã chết được sống và cũng chính Tình-Yêu liên-kết chúng ta với những người chết. Vâng, chỉ có Tình-Yêu mới làm cho con người được bất-tử. Chỉ có Tình-Yêu mới làm cho con người liên-kết với những người đã chết và chỉ có Tình Yêu mới mặc cho những nghĩa cử của con người sự bất diệt.

Mỗi lần chúng ta hy-sinh cho một ai đó, hoặc khi săn-sóc một người đau yếu, an-ủi một người đau khổ, bênh-vực một kẻ cô-thế, hay cùng với những ai khác dấn thân để canh-tân cuộc sống mỗi ngày được thăng-tiến, tốt đẹp hơn!… Đó chính là chúng-ta đang tiến dần đến sự bất-tử.

Yêu thương chính là tái-sinh, là thông-phần vào sự sung-mãn của cuộc sống. Đó phải là niềm-tin của chúng-ta trong ngày hôm nay khi chúng-ta tưởng nhớ và cầu-nguyện cho người quá cố!”

www.diamondbichngoc.com
(California - Mùa Halloween 2015)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bản đồ Việt Nam đây, cụ Hồ vừa ý chưa" (Ảnh Bà Phạm Thúy Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa
Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (PDDDD HVK Thoại) là Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải
Đại hội thanh niên sinh viên thế giới kỳ VI được tổ chức ở Mã Lai, số người tham dự hơn 200
Chịu đựng được bao đày ải trong tù đã là hay. Nhưng ngẩng đầu đứng thẳng trước đe dọa của gông cùm, họng súng thì thật xứng là anh hùng
Tết Mậu Tý năm nay đánh dấu 40 năm ngày Cộng sản Việt Nam lợi dụng  Đêm Giao thừa thiêng liêng của dân tộc Tết Mậu Thân (1968)
Các cuộc tranh cử sơ bộ đã chính thức bắt đầu qua hai cuộc bầu cử tại hai tiểu bang Iowa và New Hampshire. Cả hai cuộc bầu đều mang lại bất ngờ
Vào ngày này cách đây bốn năm, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã lặng lẽ ra đi về cõi vĩnh hằng
Đó là tựa đề trên báo điện tử đảng Cộng sản Việt nam ngày 28/09/2007, để trả lời câu hỏi trên, tôi chọn cách tìm hiểu từ nội tình Việt nam ta
Đường vào Bạch Cung có thể ví như một cuộc chạy đua đường trường 50 vòng và với khoảng 15 vận động viên ở mức khởi hành
Một Thư Mời, ký tên Thầy Thích Hạnh Đạo, đề ngày 6-1-2008 nhân danh Đại Hội Bất Thường của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.