Hôm nay,  

Thái Tuấn, Người Họa Sĩ Của Những Khoảng Trống

21/10/201500:00:00(Xem: 4582)

Tháng chín, trăng thu về vằng vặc, đẹp trội, sáng hơn bao giờ, soi rọi tâm tư hoài nhớ của những người tương tư cố hương. Tháng chín năm nay cũng là năm giỗ thứ 8 của hoạ sĩ Thái Tuấn, người được xem là một trong những tay cọ đã tạo nên một dấu mốc quan trọng đối với sinh hoạt hội họa ở Miền Nam Việt Nam. Người mà nhà phê bình hội hoạ Huỳnh Hữu Ủy gọi là “một bóng dáng lớn của nền nghệ thuật Việt Nam”. Vào những năm sau khi hiệp định Genève chia cắt đất nước làm hai miền được ký kết, văn học nghệ thuật miền Bắc bắt đầu chịu sự chi phối và định hướng của nhà cầm quyền. Mọi sáng tác, nghệ thuật đều bị đặt vào khuôn phép và kiểm soát với mục đích chính trị phục vụ chủ nghĩa xã hội, khiến những sản phẩm tinh thần được tạo ra trở nên nghèo nàn, đơn điệu, đồng dạng, đến buồn thảm. Trong khi ở miền nam, nhờ không khí tự do và sự khát khao đổi mới, sinh hoạt văn học nghệ thuật rực lửa hơn bao giờ hết. Bộ ba Thái Tuấn, Duy Thanh và Ngọc Dũng đã xuất hiện như một luồng gió mới của ý thức tự do sáng tạo, thổi và góp phần thành tựu cho nền mỹ thuật hiện đại Miền Nam. Vào những thập niên 60-70, nhóm Sáng Tạo và Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam ra đời.

blank
Chân dung tự hoạ, 1960 (Sáng Tạo bộ mới, Sài Gòn)

Tên thật của Thái Tuấn là Nguyễn sinh Công. Sinh 1918 tại Hà nội. Theo học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương, rồi bỏ dở. Sau hiệp định Genève 1954, ông cùng gia đình vượt tuyến vào Nam, sống bằng nghề vẽ quảng cáo vào những năm 1955- 1956. Triển lãm đầu tiên của ông vào 1958 ở Pháp văn đồng minh hội, gồm 40 họa phẩm sơn dầu. Những bức tranh như, Người Thiếu Phụ Cầm Quạt, Lễ Phục, Thôn Nữ, Người Phu Trạm… được nhắc nhở nhiều đến trong cuộc triển lãm như một đặc trưng của nỗi lòng tư hương. Sau này trong hầu hết những tác phẩm khác, ý niệm hoài hương vẫn bàng bạc trong tranh ông, từ Bắc vào Nam, từ Việt qua Pháp. Ngoài việc vẽ tranh, Thái tuấn còn là một nhà nhận định và phê bình mỹ thuật xuất sắc nhất Sài Gòn thời đó. Ông thường có mặt trong các Hội đồng giám khảo mỹ thuật quốc gia. Và dĩ nhiên lá phiếu của ông có tầm rất quan trọng cho các tài năng mới như Nguyễn Trung, Nghiêu Đề, Nguyễn Phước, Đinh Cường, Cù Nguyễn, Lâm Triết, Trịnh Cung... Triển lãm sau cùng của ông được tổ chức ở phòng tranh Tự do tại Sài Gòn. Ông ra đi vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại chính căn nhà, nơi ông từng bắt đầu sống những ngày đầu tiên ở Sài Gòn sau cuộc di cư năm 1954.

Tháng chín, đêm xuống, gió nhớ ai, mà vườn sau, ngát hương chanh, hương bưởi. Trăng giữa mùa động tình ôm trọn bờ ngực xanh của những trái đồi xao xác đám lá uá rụng đêm. Hữu tình làm sao, người hoạ sĩ năm nào lại chọn đúng tiết thu, trăng sáng mà ra đi nhỉ? Nàng Hằng trên cao, như rực rỡ cười, chào đón người hoạ sĩ đi về chốn thâm trầm, tịnh mặc, xa cuộc đời xao động. Hay nàng vừa xuống trần gian mà lung linh bước vào tranh Thái Tuấn như những ngày tháng cũ? Phải nói là những người thiếu nữ trong tranh Thái Tuấn có một nét u mặc, mơ huyền, dịu dàng, đằm thắm, vừa xa vắng, mông lung, vừa như ẩn như hiện tựa vầng trăng.

blank
Khăn Quàng, Sơn Dầu, 1992.

Sống trong thời đại kỹ thuật cao với khối óc người thưởng ngoạn mở rộng nhờ liên mạng và máy vi tính ngày nay, có lẽ hơi khó cho chúng ta trở về thời điểm năm mươi mấy năm xưa để sống cái không gian mà những người hoạ sĩ tiền phong Thái Tuấn đã sống. Xem tranh Siêu thực của Salvador Dali, Frida Kahlo hiện đại, chúng ta nhớ tới cội nguồn tranh biểu hiện Cezanne, Van Gogh. Xem tranh của Thái Tuấn để hay, để biết về một cột mốc quá khứ của mỹ thuật Việt Nam ngày xưa cũng là một nhắc nhớ rất gợi hình. Đặc biệt là tranh thiếu nữ của ông.

Hầu như tất cả các nam hoạ sĩ, ai cũng có tranh vẽ thiếu nữ. Thái Tuấn không ngoại lệ. Người phụ nữ Việt Nam đặc trưng có mặt trong tranh ông, lại nhiều hơn bao giờ hết. Họ thường xuất hiện trực diện, một mình, với một vài nét phác, đôi mắt, cái miệng, mái tóc và phần lớn không gian còn lại chừa cho màu sắc và tà áo cùng dáng dấp làm chủ. Ông chuộng màu xanh (yên bình, trang nghiêm), xám(tĩnh lặng, ôn hoà), và những màu buồn, như trong bức này. Người thiếu nữ mặc áo dài đứng trước gió(chân dung Khánh Ly), màu xám của lá và màu xanh của nền tranh làm nổi bật màu trắng tinh khiết(gợi sự quyền uy) của chiếc áo và viền sọc đen của chiếc khăn quàng. Có vẻ như Thái Tuấn thích khăn quàng, tôi bắt gặp khăn quàng hiện diện trong tranh ông, ít nhất là 9,10 bức. Chiếc khăn quàng bằng lụa hay len là một vật làm dáng rất được ưa chuộng ở phương Tây được du nhập vào Việt Nam. Trong nghệ thuật tạo hình, nó cũng là biểu tượng của sự thanh lịch, trữ tình và nhất là sự linh động khi bay. Khí lạnh của Hà Nội, Thanh Hoá, Orléans (Pháp), trong những nơi ông đã sống qua cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tranh ông. Sự giao duyên văn hoá giữa Âu và Á thể hiện đều đặn như nét đẹp và buồn lãng mạn(Romanticism) phảng phất đâu đó trong tranh biểu hiện(expressionism) của ông. Ông đã cô đọng hết tinh túy Á Đông vào hội hoạ Tây Phương để hình thành một phong cách riêng và trung thành với một lối vẽ trong suốt một đời cầm cọ, cho tới khi nhắm mắt.

Em tôi đi
Màu son lên đôi môi
Khăn san bay
Lả lơi trên hai vai. Gởi người em gái/Đoàn Chuẩn-Từ Linh

blank
Thiếu nữ, 1992.

Chiếc khăn san trắng buông hờ, quàng nhẹ bên vai ngiêng đã tạo nên một dáng ngồi khoe duyên trong tà áo dài vàng nổi bật trên nền xanh của tranh vẽ. Tranh ông giản dị, người phụ nữ của ông kín đáo, đơn sơ nhưng sang cả, thùy mị, đoan trang và sâu sắc. Cô gái Hà Thành một thời, mặc áo dài, vai quàng khăn san, tóc vén mai cặp buông lơi sau lưng, dáng mảnh mai trong mưa xuân đã là giấc mơ của nhiều chàng trai Hà Thành hào hoa năm xưa. Ông đã thể hiện giấc mơ và những nét rất duyên của người con gái đất ngàn năm văn vật ngày còn vang bóng. Ông cắt nghĩa cho lối hoạ thiếu nữ của mình “Tôi chủ trương ít màu, ít nét. Khoảng trống bao la. Để nhờ chiếc áo dài tuyệt đẹp nói hộ sự đoan trang về tâm hồn sự sâu sắc nên thơ của mọi người nữ Việt Nam. Chiếc áo dài của ta, lạ lắm. Khi người đàn bà mặc vào, lúc đi lúc đứng lúc ngồi, nằm, mọi đường nét của chiếc áo chuyển động tạo nên những đường nét khác nhau vô cùng duyên dáng. Chẳng cần phải vẽ thêm màu mè, hoa lá.”

Trăng khi ẩn, khi hiện, chiếc mũi là mùi hương, ông đem dấu đi, ông thường vẽ thiếu nữ không mũi, không mùi, chiếc cổ thanh tân thay bằng khăn san. Trong khi vào thập niên 60, 70, tinh thần của chủ nghĩa hiện sinh Tây Phương thâm nhập vào không khí hội hoạ miền Nam. Những Nguyên Khai, Đinh cường vẽ thiếu nữ với chiếc cổ dài quá khổ. Ảnh hưởng của Amedeo Modigliani lan tràn khắp thế giới tạo hình. Các hoạ sĩ trẻ Sài Gòn đã một thời tôn ông làm thần tượng(Hoạ sĩ Trịnh Cung tiết lộ), đến nỗi nét đặc trưng của Nguyên Khai trong tranh thiếu nữ là chiếc cổ dài.

blank
Hoá thân 2, 1982 (Trịnh Công Sơn).

Thơ và nhạc ảnh hưởng rất lớn trong tranh Thái Tuấn, trong hoạ có thơ, trong tranh có nhạc. Ông thích thơ Jacques Prévert, Quách Thoại, nhạc Phạm Duy, nhạc Trịnh Công Sơn. Ông vẽ chân dung của họ qua phong cách, hình ảnh của chính mình mà ông gọi là hoá thân.

Từng chiếc ba cây diêm phựt cháy trong đêm
Cây thứ nhất để nhìn trọn khuôn mặt em
Cây thứ hai để nhìn đôi mắt em
Cây cuối cùng để nhìn môi em
Và bóng tối dầy đặc để anh nhớ lại tất cả
Khi ôm em trong tay.(Paris at night-Jacques Prévert)

Ngoài tranh thiếu nữ và chân dung, ông còn vẽ tranh phong cảnh và tĩnh vật. Thế giới thiên nhiên và tĩnh vật trong tranh ông thường dạt dào tâm cảm, lặng lẽ và u hoài. Vì chủ trương đơn giản đến tận cùng, hình khối, âm ngữ là chính nên khoảng trống trong tranh ông lại càng mênh mông hơn. Ông tâm sự trong một buổi phỏng vấn “Về lối vẽ của tôi, tôi chú trọng đến tinh thần đơn giản, thanh đạm, muốn dùng rất ít đường nét, rất ít màu sắc và ưa để những khoảng trống lớn trong tranh.”

Cuối cùng, ông cũng đã lên đường ra đi về nơi những khoảng trống trong tranh ông. Những khoảng lặng chất đầy thơ mộng và giấc mơ trần gian đó, giờ là chất “rỗng”, an nhiên và thảnh thơi ở cõi tịnh. Nhân ngày giỗ ông, tôi xin thắp nén hương cho khói toả đến khoảng chân trời xa ấy một lời cầu nguyện chân thành.

Trịnh Thanh Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.