Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Ngô Thì Nhậm

19/10/201508:44:00(Xem: 5185)
NGÔ THÌ NHẬM        
(1746 -1803)
Ngô Thì Nhậm còn gọi là Ngô Thời Nhậm (hay Nhiệm), tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên. Thân phụ là Ngô Thì Sĩ là người có danh tiếng là gia đình vọng tộc ở Bắc Hà. Quê Hà Tây, nay thuộc huyện Thanh Trì Nà Nội. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1775 vào thời nhà Lê, được bổ làm Hộ khoa Cấp sự trung, rồi Giám sát Ngự sử đạo Sơn Nam, sau làm Đốc đồng trấn Kinh Bắc. Sự phế lập Trịnh Tông đưa đến nạn kiêu binh làm loạn, ông thấy rất khó đóng góp cho đất nước. Hơn nữa, sau vụ án năm Canh Tý (1780), ông bị nghi ngờ là người tố giác Trịnh Khải nên ông về quê vợ ở trấn Sơn Nam (nay Thái Bình) tạm lánh.
 
Tháng 6 năm 1788, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc Hà lần thứ hai, mời ông ra giúp nước, khi gặp, Nguyễn Huệ vui mừng nói: “Thật là trời để dành ông cho ta đây”, phong ông chức Tả thị lang Bộ Lại, sau lại thăng làm Thượng thư Bộ Lại.
 
Cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị đem trên 20 vạn quân Thanh (Tàu) tiến qua Thăng Long. Lúc sắp ra quân, Nghị dâng sớ: “Thần nghe họ Lê ở nước An Nam hèn yếu, sau này không chắc đã giữ được nước, nay họ sang cầu cứu, bản triều nên cứu giúp. An Nam vốn là đất cũ của Trung Quốc (chỉ thời Bắc thuộc), sau khi khôi phục họ Lê rồi, nhân đó lại cho quân đóng giữ, như thế là bảo tồn họ Lê, mà đồng thời chiếm được nước An Nam, một công mà hai việc vậy”(Hoàng Lê Nhất thống Chí, tr. 344) được vua Càn Long tán thành.
 
Ngô Thì Nhậm đưa ra kế sách lui quân về Tam Điệp để ta phòng ngự, giặc tự kiêu căng, sẽ diệt giặc dễ dàng hơn.
 
Sau Xuân Kỷ Dậu, Phúc Khang An là thân vương nhà Thanh, đòi cống người vàng như cũ. Ông thừa lệnh vua Quang Trung, viết thư cho Phúc Khang An, có đoạn: “Quốc trưởng tôi đâu có ý cướp ngôi của nhà Lê, mà lại coi như kẻ thoán đoạt. Trước đây Tôn bộ đường đem quân đến, Quốc trưởng nước tôi bất đắc dĩ phải đem quân ra ứng chiến, không hề có ý xâm phạm biên cảnh để mang tội. Nay đại nhân theo lệ cũ của Lê, Mạc, bắt cống người vàng, như vậy chẳng hóa ra Quốc trưởng nước tôi được nước một cách quang minh chính đại mà lại bị coi như hạng ngụy Mạc hay sao?. Mong đại nhân noi theo mệnh lớn, miễn cho nước tôi lệ đúc người vàng để tiến cống...”.
 
Năm 1790, ông đã giúp sứ đoàn “Giả Vương” tại Thanh triều đem về thắng lợi cho nước ta (bỏ cống người vàng). Vua Quang Trung và ông chuẩn bị kế sách lấy lại Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây), việc đang tiến hành thuận lợi, Vua đột ngột băng hà, ông và Phan Huy Ích, tiếc thương người anh hùng tri ngộ, đã cung kính cảm tác thơ phú, văn tế. Đến năm 1796, ông viết sử mong góp sức mình cho quốc gia vào cuối đời, rồi đi tu lập thiền viện ở phường Bích Câu, đạo hiệu Hải Lượng Thiền sư.
 
Sau khi ông ra giúp Nguyễn Huệ, Đặng Trần Thường là một danh sĩ Bắc Hà đến nhờ ông tiến cử. Thấy Thường vẻ khúm núm làm mất phong độ kẻ sĩ, ông bảo:“Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác”. Thường hổ thẹn ra về rồi khăn gói vào Nam theo phò Nguyễn Ánh. Sau khi Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn. Vua Gia Long trả thù các quan văn võ và thân thuộc của vua Quang Trung rất tàn nhẫn. Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu.
 
Trớ trêu thay, người chủ trì cuộc hành phạt đó lại là Đặng Trần Thường, Thường kiêu hãnh ra vế câu đối với Ngô Thời Nhậm:
“Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai”.
 
Ngô Thời Nhậm thản nhiên, liền đối lại:
“Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”.
 
Hai câu đối rất độc đáo và rất chỉnh. Ông bị Đặng Trần Thường cho đánh thương tích rất trầm trọng, về đến nhà biết khó sống, ông lại làm 4 câu thơ gửi Đặng Trần Thường:
 
Nguyên văn                                                Nghĩa là
Ai tai Đặng Trần Thường!                      Hỡi ơi, Đặng Trần Thường!
Chân như yến xử đường                          Tổ yến nơi xử đường
Vị Ương cung cố sự                                 Vị Ương thù chuyện cũ
Diệc nhĩ thị thu trường!                                          Khó tránh kiếp tai ương!
.
Ý nghĩa bài thơ: “Thương thay Đặng Trần Thường, quyền thế đấy, nhưng như chim yến làm tổ trong nhà sắp cháy. Như Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ, rồi bị Cao Tổ giết ở cung Vị Ương. Kết cục đời ngươi rồi cũng thế đấy thôi!”. Bài thơ ứng nghiệm, sau này Đặng Trần Thường bị vua Gia Long xử tử.
Ông để lại nhiều tác phẩm rất giá trị: Thu cận dương ngôn, Hàn cúc anh hoa, Trúc lâm tông chi nguyên thanh...
.
*- Thiển nghĩ: Ngô Thì Nhậm bị sĩ phu đương thời chỉ trích theo theo Tây Sơn là thiếu trung với vua Lê và chúa Trịnh. Nhưng “chim khôn lựa cành đậu, người khôn lựa chúa thờ”, cuộc hội ngộ của Nguyễn Huệ và Ngô Thì Nhậm là cuộc gặp giữa vị anh hùng lỗi lạc với người trí phi thường. Ngô Thì Nhậm hiểu rõ Nguyễn Huệ sẽ là một minh quân lỗi lạc, Nguyễn Huệ biết Ngô Thì Nhậm có tài năng uyên bác. Những chỉ trích của người đời lúc ấy là những kẻ hẹp hòi. Lòng ái quốc là làm sao cho dân giàu nước mạnh, chứ không phải hầu hạ kẻ bất tài. Họ là người thiển cận đáng thương vậy!.
Khi Tôn Sĩ Nghị đem quân chiếm Thăng Long, Ngô Văn Sở và các tướng đang đắn đo, thì Ngô Thì Nhậm đã bày mưu tính kế rút quân về Tam Điệp là một sách lược kỳ diệu, biết tạm nhịn lúc thế yếu, để giặc tự kiêu căng, ta sẽ diệt giặc dễ dàng hơn.4
.
Sau chiến thắng Xuân Kỷ Dậu, ông dùng tài ngoại giao khéo léo đã ngăn chận sự tấn công trả thù của nhà Thanh. Vua Càn Long đồng ý miễn cống người vàng là do mưu chước của ông đấy.
Vua Quang Trung và ông đang dùng kế để lấy lại Lưỡng Quảng, Vua băng hà đột ngột, tiếc lắm thay!
.
Ngô Thì Nhậm để lại một di sản văn chương đồ sộ, trên 600 bài thơ và 15 tác phẩm đều có giá trị sâu sắc. Thơ văn của ông trang trải màu sắc về Thiên nhiên, phản phất về Thiền học, sâu sắc về Triết học. Ông đã đem hết tâm can và tài năng của mình phục vụ cho dân tộc, cho vinh quang tổ quốc và nung nấu tinh thần yêu nước lo dân.
.
Nghiền ngẫm lại những trang sách hay những bài thơ của ông đã sáng tác, sẽ thấy toát ra tình tự dân tộc thiết tha. Những mong mỏi của ông lo dân giúp nước, chưa có điều kiện để thi thố trọn vẹn, đáng tiếc lắm thay!.
.
Cảm phục: Ngô Thì Nhậm
.
Ngô Thì Nhậm, giúp nước kiên cường
Lo lắng diệt Thanh, há nhịn nhường?!
Tam Điệp ngự phòng, mưu chước lạ
Ngoại giao kiệt xuất, vẹn quê hương!
.
Nguyễn Lộc Yên

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mấy tuần lễ này, giữa cái vui tưng bừng của Lễ Giáng Sinh, của ngày đầu năm mới 2008, và cũng là những ngày rạo rực đón Tết Con Chuột
Thực tế, nếu chỉ nói hay viết về một chương trình ca vũ nhạc kịch với những giọng ca điêu luyện hay các điệu vũ quyến rũ, và ngay cả màn thoại kịch
Trong những ngày lưu  lạc tha hương, hai tiếng “Quê hương” như một nhắc nhở đêm ngày, những hình ảnh thân thương
Câu hỏi thời thượng trong mùa bầu cử tổng thống hiện nay là: Hillary Clinton (Dân chủ, New York) hay Barack Obama (Dân chủ, Illinois)"
Chúng tôi nhận được bài viết này do một nhân vật ở Hà Nội gửi. Chính ông cho biết mỉnh là một giáo sư tiến sĩ đang giảng dậy tại một Đại học ở Hà Nội
Những dịp chuyển sang một năm mới, một thế kỷ mới, một ngàn năm mới, con mắt mỗi người tự nhiên mở rộng tầm nhìn
Hoa mai là loại hoa nở đầu tiên trong mùa Xuân. Nói đến mùa Xuân người ta liên nghỉ đến hoa mai
Khoảng 80 Tăng Ni Cư Sĩ đã họp Đaị Hội Bất Thường tại Quận Cam các ngaỳ cuối tuần qua
Mạng ''Chứng nhân lịch sử'' vừa treo giải ''Lưỡi Vàng'' cho những câu nói hay nhất trong năm con Lợn - Đinh Hợi. Phải là những câu nói xuất sắc
Năm 1991, kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm, rất nhẹ. Nhưng dư luận nước Mỹ lúc đó đều nghe thấy những hồi chuông báo tử
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.