Hôm nay,  

Nguyễn Văn Sâm: Kim Vân Kiều Ca

15/10/201520:27:00(Xem: 6687)

C:\Users\samanh\Desktop\Phu_Tuy Kieu Phu\KVK Ca\KVK Ca _Nom\KVK Ca-001a.jpgC:\Users\samanh\Desktop\Phu_Tuy Kieu Phu\KVK Ca\KVK Ca _Nom\KVK Ca-001b.jpgC:\Users\samanh\Desktop\Phu_Tuy Kieu Phu\KVK Ca\KVK Ca _Nom\KVK Ca-002a.jpgC:\Users\samanh\Desktop\Phu_Tuy Kieu Phu\KVK Ca\KVK Ca _Nom\KVK Ca-002b.jpgC:\Users\samanh\Desktop\Phu_Tuy Kieu Phu\KVK Ca\KVK Ca _Nom\KVK Ca-003a.jpgC:\Users\samanh\Desktop\Phu_Tuy Kieu Phu\KVK Ca\KVK Ca _Nom\KVK Ca-003b.jpgC:\Users\samanh\Desktop\Phu_Tuy Kieu Phu\KVK Ca\KVK Ca _Nom\KVK Ca-004a.jpgC:\Users\samanh\Desktop\Phu_Tuy Kieu Phu\KVK Ca\KVK Ca _Nom\KVK Ca-004b.jpg


Phó phẩm của Đoạn Trường Tân Thanh
 
Kim Vân Kiều Ca
金 雲 翹 歌
xuất hiện vào hậu bán thế kỷ 19 ở vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh.

.
Nguyễn Văn Sâm (giới thiệu và phiên âm lần đầu tiên 2015)

.

Bản Kim Vân Kiều Ca 金雲翹歌 nầy (tác phẩm chép tay, Thư Viện Quốc Gia Hànội ký hiệu R560, trang 1-4) và bản Thúy Kiều Phú 翠翹賦 (tài liệu chép tay NVS sở hữu) cùng nhiều bài văn ngắn khác liên quan đến đề tài Thúy Kiều thể hiện ảnh hưởng sâu đậm của Đoạn Trường Tân Thanh (ĐTTT) tới dân chúng miền Nam cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tôi gọi loại nầy là phó phẩm của Truyện Kiều. Kiều là tác phẩm có quá nhiều phó phẩm, Vịnh Kiều Tập Tự của Chu Mạnh Trinh, (chép chung trong sách Sãi Vãi, ký hiệu AB. 383) là một thí dụ nhỏ. Căn cứ trên số phó phẩm đó ta thấy rõ ràng giá trị của ĐTTT và thấy ngay ảnh hưởng vô vàng sâu đậm trong dân gian cũng như học giới của miến đất mới phía Nam. Về sau, mặc dầu có những phó phẩm bằng quốc ngữ như thơ Hoạn Thư Bắt Thuý Kiều, của Lê Hoằng Mưu hay Thúy Kiều Án (của ?, tiếc quá tôi đã quên tên tác giả) và những thơ vịnh Kiều khác mà nhà giáo Nguyễn Văn Y trước đây đã sưu tầm, nhưng ảnh hưởng không bằng hai bài văn Nôm nói trên.

Giải thích sự kiện Kim Vân Kiều Ca và Thúy Kiều Phú được chào đón nồng nhiệt ở miền Nam tôi cho rằng những từ ngữ Nam Kỳ Lục Tỉnh đã gây cảm giác trong lòng người đọc tương tợ như tâm trạng bàng hoàng xúc động của đứa con đi xa  lâu ngày nay trở lại làng quê, bồi hồi trước bụi tre đầu ngõ mà có lúc mình đã sợ ma, con đường đê gập ghềnh vẫn như xưa thấp thoáng những ngôi mộ ông bà làng nước, dòng nước nhỏ mình từng tắm bơi quậy nước khi chưa biết mắc cở, cái giếng làng tụ hội khi mới bắt đầu lớn… Tất cả hình ảnh trên nhờ những từ ngữ đặc thù kia mà các hoạt cảnh của quá kh kéo trở về trong trí: nhà trò, một đò, mà tế Đạm Tiên, còn đương ngần ngại, ông già mắc nạn, trên quan dưới lại, dọc đàng, phối hợp cùng chàng, vơi tát, khát mặt thung huyên, phản trá, dắt díu nhau... không thể kể hết.

Bóc đại cầu âu một câu nào đó như:

Bạc tiền đâm lẽ phải có là bao!

hoặc: Tóc da coi yểu điệu cũng nên dường.

hay:

Chàng có quyết cương thường đại đạo,

Trình song thân định liệu nhơn duyên.

Giao phím đàn với mảnh gương nguyền,

Bỗng nghe tiếng đỗ quyên gáy giục.

sẽ thấy những từ ngữ rặc ròng Nam kỳ hoặc ngay cả tiếng dùng chung cho cả nước đi nữa nhưng cấu trúc câu theo thế đặc biệt cách nào đó mà hương vị Miền Nam vẫn hiện diện. Tìm hiểu kỷ lưỡng cấu trúc đặc biệt đó thì nhiêu khê như phân tích một mùi hương. Khó dàng trời biển.

Không muốn đi vô chi tiết, chỉ xin đưa ra một trường hợp thôi. Câu thơ giản dị:

Thằng bán tơ vu  cáo gian tà/ Cho đến nỗi ông già mắc nạn.

Từ ông già ngoài nghĩa thông thường ai cũng biết, trong Nam còn có nghĩa là cha của mình hay cha của một người rất thân thuộc. Câu thơ ở đây có tác dụng đem người đọc vô bên trong tác phẩm, thành một người dính dáng xa gần gì đó với nàng Kiều. Cha của nàng bị nạn rồi! Lòng thương cảm  của người đọc tăng lên nhiều với hai chữ thông tục: ông già. Cái hơi hướm Nam kỳ nằm trong những trường hợp tương tợ. Tính chất miền của một tác phẩm xứ nào cũng vậy, nằm trong sự kiện địa phương, trong phong thái tỏa ra từ nhân vật địa phương, cộng với văn phong không thể lộn với vùng khác; bản Kim Vân Kiều Ca chỉ có một yếu tố văn phong thôi thế mà mang bản sắc miền Nam, đó là sự độc đáo của tiểu phẩm nầy.

*

Quí cụ xưa chép tay bản Nôm nào đó thường là chép theo trí nhớ xưa kia mình được học thuộc lòng, nên nhiều khi có những bất cập. Thí dụ dư câu 208b, dư chữ [tiền] ở câu 206, người đời sau đọc có thể dùng kiến thức mình mà sửa hay cẩn thận hơn: vừa sửa vừa ghi chú.

Sau bài Kim Vân Kiều Ca nầy chúng tôi hi vọng có dịp sẽ giới thiệu bài Thúy Kiều Phú mà người trong Nam nghe quen dưới tên Túy Kiều Phú mang phong vị văn chương hơn và dài hơi hơn. Tôi ngờ là giửa hai phó sản nầy của ĐTTT,  Kim Vân Kiều Ca xuất hiện trước, người đời sau nhân đó có cảm hứng bèn chấp bút viết Thúy Kiều Phú tiếp theo.

Xin mời đọc bản phiên âm quốc ngữ tác phẩm ít được biết đến nầy…

.

(1a) Xem truyện cũ trào Minh Gia Tĩnh,               01

Có hai người con gái họ Vương.

Thúy Vân kia mày mặt nở nang,

Chị Kiều nọ khôn ngoan sắc sảo.

Gẫm từ thuở mai hoa phát tảo, 05

Tóc da coi yểu điệu cũng nên dường.

Đã lãu thông Kinh, Sử, văn chương,

Lại gồm biết cầm kỳ thi họa.

Thanh Minh tiết rủ nhau đi viếng mả,

Chật giữa đường xa mã nghinh ngang. 10

Xứ xứ đều quang rạng lửa hương.

Thấy một mộ bên đường không kẻ đắp.

Kiều trông thấy sa tâm tuất cập,

Hỏi Vương Quan cho tỏ sự duyên do.

Mồ Đạm Tiên xưa ấy nhà trò, 15

Hồng nhan cũng một đò trong cuộc thế.

Kiều nghe biết bỗng liền sa lệ,

Đốt tuần hương mà tế Đạm Tiên.

Chẳng ai ngờ đồng bịnh tương liên,

Khoảnh khắc đã đưa tin thi thập thủ. 20

Sổ đoạn trường căn do tự đủ,

Kiều ngâm rồi khủng cụ biết bao.

Buổi hoàng hôn trời đã xế chiều,

Vương Quan giục hai Kiều trở lại.

Trong việc trước duyên trời đưa lại, 25

(1b) Gốc phù dung gặp gã Trọng lang,

Tạ từ rồi khách khách lai hàng,

Nào ai biết lòng chàng ra có dục.

Thuê nhà chỗ đông lân trọ học,

Ngày ngày thường chúc mục đông song. 30

Việc chẳng qua sự bởi Thiên công,

Lạc thoa ấy tơ hồng định trước.

Lấy của ấy làm tin cẩn ước,

Xui chàng Kim bắt được đem về.

Trước án tiền ý hỡi tê mê, 35

Nhác nghe tiếng bên kia xin lại.

Tay cầm thoa còn đương ngần ngại,

Dựa án thư giấc hỡi mơ màng.

Lắng tai nghe vẳng vẳng tiếng nàng,

Xếp khúc họa cung đàn xang cống. 40

Hỏi hát quá xui nên lòng động,

Lúc mê man toan giở giọng lần khân.

Nể lòng chàng vâng chịu ân cần,

Xin thương lấy chút thân bồ liễu.

Chàng có quyết cương thường đại đạo, 45

Trình song thân định liệu nhơn duyên.

Giao phím đàn với mảnh gương nguyền,

Bỗng nghe tiếng đỗ quyên gáy giục.

Cung đờn dạo còn đương dở khúc,

Thơ nhà chàng, hiếu phục nghiêm thân. 50

Kẻ ra về trong dạ tần ngần,

Người lên ngựa bâng khuâng lòng khoải khoắc.

Lúc tai họa dắt nhau vào lối chật,

Cả hai nhà cùng mắc nạn oan gia.

(2a)    Thằng bán tơ vu cáo gian tà,           55

Cho đến nỗi ông già mắc nạn.

Đáo tụng đình cửa nhà muôn vạn,

Lúc sai nha do giác cũng như không,

Chữ hiếu trung trông thấy đau lòng,

Hai tay trắng sao xong lẽ phải. 60

Việc chẳng qua trên quan dưới lại,

Bạc tiền đâm, lẽ phải có là bao!

Đạo làm con để thế trông vào,

Cơ tạo hóa khiến sao vâng vậy.

Bán mình đã tờ giao, hàng lấy, 65

Đem đầu vào lễ chú Đề Chung.

Tội oan gia rửa sạch như không,

Việc nhà lại thong dong như trước.

Ngoảnh ra thấy Giám sanh đàng trước,

Chường song thân sau trước cụ trần. 70

Duyên chàng Kim giao lại em Vân,

Khách địa mặc mưa Tần gió Sở,

Ngoảnh ra thấy Giám sanh lên ngựa,

Đỗ xe loan đi trả nợ bồng tang,

Đến dọc đàng phối hợp cùng chàng, 75

Sáng mai thấy cửa hàng sai đón rước.

Thấy hai ả cài trâm giắt lược,

Đứng đôi bên hữu tượng Bạch Mi Thần.

Thấy cơ đồ trong dạ tần ngần,

Lại một mụ vắt chưn ngồi ghế tréo. 80

Phận ti tiểu đã đành cam chịu,

Lại làm ra cách điệu xuân huyên.

(2b)    Khi sa cơ mới phải tòng quyền,

Tiểu đao đấy nàng liền tự tiện.

Trong mê thấy Đạm Tiên ứng hiện, 85

Bảo hồng nhan còn vướng nạn sông Tiền.

Hễ bao giờ chị xuống giang biên,

Mới sạch nợ trần duyên từ đó.

Tú bà mới nhỏ to khuyên nhủ,

Khóa buồng xuân cho bỏ lúc phong trần. 90

Khi cô mình ngâm bức thơ thần,

Chẳng may gặp bất nhân thằng họ Sở.

Thơ tích việt an ngày chạy ngựa,

Thượng sách đem làm nhở hồng nhan.

Vì Sở Khanh nên đóa hoa tàn, 95

Mà Mã Giám là gian rồi mới biết.

Gặp Thúc sanh cửa nhà lẫm liệt,

Đủ nghề chơi, nghe biết tiếng nàng.

Bốc lên làm ra mặt giàu sang,

Hỏi giá cũ bạc vàng đem chuộc lại. 100

Tú bà tính cũng đà có lãi,

Soạn hoàn nương giao lại cho chàng.

Chẳng ai ngờ nhân quả dở dang,

Nghiêm phụ lại chẳng thương đi kiện cáo.

Nhờ Lịnh Doãn quảng khai đại đạo, 105

Xin Thúc ông kiện cáo ích gì.

Xử hòa cho bái tạ đi về,

Còn một nỗi chánh thê bất tháo,

Đêm ngày giục Thúc sanh qui cáo,

Phận tiểu tinh ngại có tương lai? 110

Bởi vì chàng nỗi ếch bưng tai,

(3a)     Cho đến nỗi lâu đài tan tác,

Thây vô chủ đem vào thay khác,

Thuốc mê đâu bắt uống mơ màng.

Như đàn bà thế ấy mới gan, 115

Rồi mới biết nhân gian địa ngục.

Một năm nữa, lại về, chàng Thúc,

Chàng nói rằng hiếu phục vừa xong.

Hoạn Thư khen chí hiếu rất lòng,

Truyền lấy rượu luận công gia tưởng. 120

Đuổi  nàng xuống thị hầu dưới trướng,

Hoạn Thư ngồi tiệc thượng cười thầm.

Tính làm cho bỏ lúc đau ngầm,

Chén rượu chuốc phải cầm uống gượng.

Giả say quá làm điều gục xuống, 125

Hoạn Thư liền thét mắng con hoa.

Điêu Thiền kia còn muốn chồng ta,

Khuyên chẳng cạn, khôn qua tiến trượng.

Thương mà sợ phải ngồi uống gượng,

Trông mặt chàng hình trạng ủ ê. 130

Hoạn Thư ngồi trướng rũ màn che,

Thấy hai mặt e dè khắc túc.

Giao quyền bính lại cho chàng Thúc,

Toan làm cho sỉ nhục cả hai người.

Có lẽ đâu dưới đất trên trời, 135

Thôi cũng nghĩ cho ra ngoài Quan Âm Các.

Cũng rắp chí ra tu hành lạc,

Chẳng ai ngờ chàng thoái thác liền ra,

Còn đương than thở gần xa,

(3b)    Chợt trông thấy giày bà bước lại. 140

Đêm nằm nghĩ biết bao sợ hãi,

Cửu lưu thời ắt hại lâm thân.

Sẵn mọi đồ chuông khánh kim ngân,

Thầm dắt để hộ thân chóng tựu.

Nửa đêm thấy chúng tăng an ngủ, 145

Cất mình đi tầm thú phương xa.

Đem đầu vào lạy Tam Hợp sư già,

Nộp chuông khánh để mà ký thác.

Chẳng may ra gặp con mụ Bạc,

Chính nó là một tổ bợm già. 150

Bảo Sư rằng chuông khánh Hoạn gia,

Sư dung túng ắt là tai họa.

Ai ngờ nó dụng tâm phản trá,

Đem về nhà ép gả Bạc sanh.

Dắt díu nhau đem bán Lâm Thanh, 155

Hay đâu cũng lầu xanh một tổ.

May lại gặp anh hùng cứng cổ,

Nghiêng góc trời cờ mở trống giong.

Vả Từ công lẫm lẫm uy phong,

Sức thao lược xương đồng da sắt. 160

Nghe thấy tiếng Thúy Kiều tài sắc,

Thoắt nhìn qua nét mặt quá ưa.

Hỏi trước sau Kiều phải trình thưa,

Sai bộ tốt phất cờ đến rước.

May gặp hội duyên ưa cá nước, 165

Nợ hồng nhan từ trước sạch sanh.

Xuống khấu đầu nhờ cậy oai linh,

(4a)    Giả ân oán bất bình phen lưu lạc.

Khi ân oán bể hồ vơi tát,

Phút động lòng khát mặt thung huyên,            170

Muốn sao cho trung hiếu vẹn tuyền,

Cho phỉ chí thiền quyên sở nguyện,

Xem chàng giữ những đồ chinh chiến,

Như Hoàng Sào, Mã Viện có ai khen!

Đứng Thánh quân lẫm lẫm uy quyền,                 175

Ai ai cũng đội trời trên cả.

Sao bằng chịu từ bi hỷ xả,

Hội Hoàng triều chức cả có ai đương.

Tính thiệt hơn quyết chí hồi đường,

Cho đến nỗi chiến trường bỏ lại.                          180

Hồ Tôn Hiến chướng vô sở ngại

Lập gian mưu sát hại Từ công,

Thâu linh tiền, một tiếng súng đồng,

Ai ai chẳng hãi hùng quan Đổng?

Mê binh hiển để nàng vọng hống,                        185

Tiếng Hồ công nhứt thống  mỗi danh.                

Đến hạ công tướng sĩ trong thành,

Giả say tỉnh ép tình mỹ nữ.

Rạng ngày mai tỉnh ra biết sợ,

Ép nàng vào làm vợ Thổ quan.                              190

Sẵn xe loan rước thẳng xuống thoàn,                 

Hỏi mới biết sông Tiền là đấy.

Hỏi Đạm Tiên có chờ ta đấy,

Hẹn cùng ta rước lấy ta về.

Nói dứt lời nàng quyết một bề,                              195

(4b)    Theo dòng nước trở về quê trước.                     

Như thế ấy mới gan thao lược,

Rửa sạch mùi ô trược mới xong,

Dưới dòng sông ghi chữ tình thâm,

Ai ai cũng hương chìm đáy bể,                               200

Thổ quan sợ biết sao mà kể.

May gặp người hiếu để tiên tri.

Sư rằng song chẳng hề chi,

Thuê thuyền trực dòng sông đến rước.

Thúy Kiều hỡi còn lòa bóng nước,                         205

Vãi Giác Duyên bái tạ Phật [tiền] đường.            

Vợ chồng Vân với cả chàng Vương,

Bên kia sông lập đàn tràng sám hối,

Bài vị đề hương khói ngạt ngào.                             

May gặp khi vãi Giác đi vào,                                  210

Nói một tiếng cả nhà mừng rỡ.

Ai ai cũng quá vui mất sợ,

Mừng cho nàng sạch nợ bồng tang.

Dắt díu nhau đến lạy Phật đường,                           

Tạ Giác Duyên, cố hương trở lại.                            215

Như nàng đủ nhân trung hiếu ngãi,

Nỗi chàng Kim nghĩ lại tình xưa.

Chẳng quản chi hoa thải hương thừa,

Sum hợp lại một nhà vinh hiển.

                       ***

Như thế ấy lấy trong cổ truyện,                              

Dẫu dở hay lấy đấy làm ghi.                                     221

'

Kiều lục chung (Hết)

'

Nguyễn Văn Sâm phiên âm

(Victorville, CA 15 /05 --14 /08/ 2015)









.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.