Hôm nay,  

Nét Đặc Thù Của Nghiệp Đoàn Ở Pháp: 2 Giám Đốc Air France Bị Nhơn Viên Bạo Hành

10/10/201500:00:00(Xem: 3421)
Ông Xavier Broseta, Giám đốc Nhơn lực của Air France (Directeur des Ressources Humaines), tức Giám đốc Nhơn viên theo cách gọi trước đây, hôm Thứ Hai 5/10/2015, trong một buổi hợp thảo luận với đại diện công nhơn về chương trình giải quyết tình trạng thua lỗ của Công ty, khi Air France loan báo sẽ phải bớt 2900 công nhơn thì lập tức «công nhơn» tràn vào phòng họp, bạo hành ông Xavier Broseta, Giám đốc Nhơn lực và ông Pierre Plissonnier, Giám đốc Air France ở Orly (Paris có 2 phi trướng dân sự: Charles de Gaulle ở phía Đông-Bắc Paris, Orly, nhỏ hơn, ở phía Đông-Nam Paris).

Buội họp của Ban lãnh đạo Air France với Đại diện công nhơn đã phải ngưng. Sự bạo hành của công nhơn đã làm cho 7 người bị thương, trong đó có 2 nhơn viên an ninh bị thương, 1 nặng phải đi nhà thương, 5 người còn lại là nhơn viên Ban Giám đốc của Air France.

Ông Xavier Broseta, Giám đốc Nhơn lực, rời phòng họp khi một nhóm «công nhơn» tràn vào hành hung. Để thoát thân, ông đã phải vượt hàng rào kẻm nhờ sự giúp đở của nhơn viên an ninh, cà-vạt, quần áo tả tơi.

Báo chí phê bình «đây là một bức ảnh siêu thực xã hội Pháp».

Ban Giám đốc Air France đã cực lực lên án sự bạo hành vừa rồi không thể tha thứ được. Một đơn thưa cũng đã được gởi đi.

Ông Thủ tướng và Bộ trưởng Giao thông đồng lên án đây là những hành động không thể tha thứ, phải được xử phạt đúng mức. Hai ông bày tỏ sẽ hết lòng ủng hộ nhơn viên Air France.

Ông Xavier Broseta, tốt nghiệp Quốc Gia Hành chánh, vào Air France năm 2012 trong lúc ở đây sự mâu thuẩn và xung đột giửa Ban Giám đốc với công nhơn đã căng thẳng cực mạnh. Ông cũng biết, cũng như mọi người khác, thuyết phục cấp lãnh đạo nghiệp đoàn để đạt thỏa thuận chung về quyền lợi của hai bên không phải là chuyện dễ xưa nay. Lập trường cố hữu của nghìệp đoàn ở Pháp, như CGT, là mâu thuân cơ bản «ta/địch, ai thắng ai». Chủ nhơn là «tư bản bốc lột».Phải tiêu diêt giai cấp chủ nhơn tiến lên làm chủ xí nghiệp. Tuy ngày nay, CGT đã tách ra, không còn là một bộ phận của đảng cộng sản Pháp vì đảng cộng sản Pháp chẳng còn cơm cháo gì. Từ năm 2012, không dám đưa người ra ứng cử Tổng thống ví chỉ chiếm được không quá 3% cử tri, phải đền tiền sau bầu cử. Nhưng có cán bộ nghiệp đoàn vẫn còn là đảng viên hoặc ít lắm, cũng thắm nhuần tư tưởng mác-xít. Thật ra, họ tranh đấu cũng chỉ giử miếng beefteak cho bự mà khỏi lao động như những công nhơn thật sự và có lương tâm.

Ngày 5 – 10

Buổi họp với Đại diện Công nhơn Air France bắt đầu từ 9 giờ 30 dã phải ngưng sau 1 giờ làm việc do «nhiều trăm người biểu tình» tràn vào phòng họp, vừa la hét «Juniac hãy từ chức» và «Chúng tôi đang ở xí nghiệp của chúng tôi».

Ông Chủ tịch Tổng Giám đốc của Air France may mắn bất ngờ vừa rời khỏi phòng họp. Một Đại diện Nghiệp đoàn cho biết chương trình họp sẽ tiếp tục vào 14 giờ 30 trưa.

Tới 10 giờ, có hơn 500 người tụ tập trước trụ sở Air France biểu tình. Mà trụ sở Air France nằm trong phi trường Charles de Gaulle nên chỉ có công nhơn mới có mặt ở đó được.

Họ hô to «Gagey (tức ông Chủ tịch Tổng Giám đốc Air France), hảy đi chổ khác». «Kế hoặch D? Ban Giám đốc hảy từ chức». Hoặc «Valls, (tức Thủ tướng Chánh phủ), trọng tài bị bán đứng rồi», như trên những bích chương của người biểu tình viết. Hoặc họ gào trước cửa sổ trụ sở «Ban Giám đốc vô trách nhiệm»,…

Theo ông Mehdi Kemounne, cán bộ CGT, nói với hảng tin AFP thì các bạn của ông không muồn cuộc hợp bị phá hỏng và ông đã can thiệp để bảo vệ ông Xavier Broseta. Vẫn theo ông Mehdi Kemounne, các nghiệp đoàn đều mong muốn cuộc hợp với ban giám đốc Air France sẽ đưa đến một thỏa thuận chung. Nhưng ba nghiệp đoàn CGT, FO và Unsa đã kêu gọi nhiều nghiệp đoàn bạn liên ngành biểu tình mạnh trong lúc hợp với ban giám đốc.

Châm ngòi

Trong cuối năm rồi, ông Alexandre de Juniac, Chủ tịch Tổng Giáp đốc (PDG) Air France-KLM tham dự một buổi gặp gở giửa các chủ nhơn xí nghiệp lớn, có cả Chủ tịch Nghiệp đoàn Chủ nhơn các xí nghìệp Pháp. Ông có phát biểu 20 phút về “Những thành tựu xã hội trước những thách thức thế giới ”. Ông đặt lại vấn đề những thành tựu xã hội đạt được ở Pháp cho tới nay, phải chăng “công nhơn làm việc 35 giờ / tuần, đi hưu trí 62 tuổi, cấm trẻ con làm vìệc, …Trẻ con là 9 tuổi, 12 tuổi, 17 tuổi? Thế nào là trẻ con? …” 35 giờ / tuần là thành tựu à? Mầy điều đó có nghĩa à. Mà nghĩa là gì?


Trước cử tọa chủ nhơn, ông De Juniac vui vẻ kể lại lời ông PDG Qatar Airways nói với ông nhơn nhắc tới công nhơn ở Pháp biểu tình, đình công: “Này ông bạn De Juniac, ở Qatar, không thể có chuyện biểu tình, đình công như vậy được. Tôi cho lính hốt hết đem nhốt vào khám”. Cả hội trường, đều là chủ nhơn xí nghiệp và cũng đều là nạn nhơn của công nhơn đình công, vổ tay hoan nghênh vang dội.

Nhưng Qatar không như Pháp. Ở đây, công nhơn ngoại quốc bị đối xử như nô lệ. Nhiều ngưòi gục ngã ngay trên công trường làm việc vì thiếu ăn và làm việc quá sức.

Air France từ lâu nay bị thua lỗ do chi phí quá lớn. Các xí nghiệp quốc doanh đều là con bò sửa của nghiệp đoàn. Năm 2012, khi ông De Juniac tới, ông đề nghị kế hoặch giảm 10 000 công nhơn và phi đội. Ông giải thích kế hoặch này thiết lập dựa trên những ý kiến của nhiều người tư vấn giỏi và xí nghiệp đã phải trả rất mắc tiền. Nhưng sẽ được áp dụng từng đợt trong thời gian tới. Riêng năm 2016 và 2017 sẽ bớt 1700 nhơn vìên dưới đất, 700 phi hành đoàn và 300 phi công. Mặt khác, đề nghị thêm vài tiết giảm như số giờ nghỉ sau chuyến bày sẽ giảm từ 13 giờ xuống còn 11 giờ,… Tức phi công sẽ làm việc nhiều hơn chút nhưng lương không tăng. Thật ra, lương phi công Air France cao hơn các nước khác ở Âu châu tới 27%. Cao hơn cả phi công Mỹ.

Nhưng có lẽ cái vidéo thâu thanh và hình ông De Juniac nói chuyện được nghiệp đoàn phổ biến với lời bình luận của cán bộ nghiệp đoàn đã làm cho nhiều người thấy khó chịu.

Người ta thấy ông De Juniac đề nghị cứu Air France khỏi khủng hoảng không bằng một dự án cải thiện quản lý tốt hơn mà chỉ nhằm sa thảy nhơn công.

Sự chọn lựa của ông dĩ nhiên phải làm cho các nghìệp đoàn phải phản ứng mà nghiệp đoàn phi công là mạnh vì chiếm tới 65%. Trong lúc đó, ông De Juniac lại đặt biệt tập trung vận động để được làm Chủ tịch Tổng Giám đốc thêm một nhiệm kỳ nữa. Chánh phủ với 15, 9% phần hùn cũng sẳn sàng ủng hộ ông tái đắc cử.

Trái lại, công nhơn thấy ở ông chỉ có tài giử chức vụ của mình bằng cách làm mất công ăn vìệc làm của công nhơn.

Air France có 63 955 nhơn viên: 45 514 làm việc dưới đất, 13 720 phi hành đoàn (hôtesses, stewards, …) và 4720 phi công. Lương của phi công lớn hơn hết, từ 11 000 e/tháng tới 19 000 e/tháng, tùy theo thâm niên,bay loại máy bay nào, đường gần hay xa (Theo báo cáo năm 2013).

Lương bổng của ông De Juniac hiện nay là 675 000 e / năm. Nhưng mức lương này xếp ông chỉ đứng thứ 102 trên 125 ông Chủ tịch Tổng Giám đốc các xí nghiệp lớn khác của Pháp.

Lương bổng hậu nhưng họ đều làm việc không có ngày nghỉ theo luật định, kể cả cuối tuần hay hè. Có khi cả tuần lễ không thấy mặt vợ con.

Nghiệp đoàn và quyền lợi xã hội

Nghiệp đoàn ở Pháp là sức mạnh xã hội vô cùng hung hản. Phần lớn khuynh tả hay một bộ phận thật sự của đảng cộng sản Pháp. Như CGT.

CGT chiếm đa số đoàn viên trong các nghiệp đoàn của các ngành quan trong như Điện Lực, nhà in, métro, hỏa xa, …Riêng CGT của Điện Lực nắm giử một ngân sách 500 000 e và toàn bộ tài sản lên tới bạc tỷ.

Vừa rồi, các nghiệp đoàn tả phái như CGT, FO (Lực Lượng thợ thuyền), tờ báo Nhơn Đạo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Pháp và cả đảng cộng sản bị Tòa án Paris xử hơn mươi vụ với tội «nhơn viên ma», tham nhũng, bội tín, …Nhưng báo chí không loan tin vì nhà in trong tay của họ. Và cả trong nghiệp đoàn phát hành nữa.

Và điều quan trọng mà ít ai biết là các nghiệp đoàn này làm chủ 14 lâu đài đồ sộ làm nơi nghỉ ngơi và bồi dưởng theo tiêu chuẩn «Lâu đài-Khách sạn-Nhà hàng ăn» dành rìêng cho cán bộ nghiệp đoàn. Đó là những công nhơn không cần giỏi tay nghề, tận tâm hay siêng năng, mà chỉ cần chịu hô hào chống chủ nhơn, đưa ra nhiều yêu sách, sẽ được tuyển dụng và theo thời gian biểu tình, đình công, sẽ trở thành cán bộ lãnh đạo.

Nhỏ không học, lớn làm công nhơn. Làm công nhơn dở, vào làm cán bộ nghiệp đoàn. Cũng như ở Việt nam, nhỏ không học, đi phá làng, phá xóm, lớn lên gia nhập đảng cộng sản, vào TW đảng, lãnh đạo đất nước.

Gương Đỗ Mười, Lê Duẩn, Lê Đức Anh, … Nguyễn Tấn Dũng hảy còn đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.