Hôm nay,  

Chiêu Bài của TPP

10/5/201512:35:00(View: 5865)
Chiêu Bài của TPP
 
Joseph E. Stiglitz & Adam S. Hersch
 
Đỗ Kim Thêm dịch

Khi các nhà đàm phán và các bộ trưởng của Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác trong Vành Đai Thái Bình Dương họp tại Atlanta đ nỗ lực đúc kết các chi tiết nhằm đổi mới Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), có một số phân tích nghiêm chỉnh đã cảnh báo là hiệp định mậu dịch và đầu tư khu vực lớn nhất trong lịch sử không phải là những gì như nó thể hiện.


Bạn sẽ nghe nhiều về tầm quan trọng của TPP trong “vấn đề tự do mậu dịch“. Thực tế cho thấy đây là một thỏa thuận để quản lý các mối quan hệ mậu dịch và đầu tư của các nước thành viên  - Và để làm được điều đó thoả thuận này nhân danh các nhóm lợi ích kinh doanh có áp lực mạnh nhất của mỗi nước. Bạn không nên lầm lẫn là từ những vấn đề chủ yếu  mà các nhà đàm phán vẫn còn đang mặc cả nhau, nên TPP không bàn về vấn đề ”tự do“ mậu dịch là chuyện hiển nhiên.  


New Zealand đã đe dọa sẽ ra khỏi thỏa ước với phương cách mà Canada và Hoa Kỳ quản lý mậu dịch trong các sản phẩm vsữa. Australia không hài lòng với phương cách mà Hoa Kỳ và Mexico quản lý mậu dịch các sản phẩm đường. Và Hoa Kỳ không hài lòng với cách quản lý mậu dịch của Nhật Bản vgạo. Các ngành công nghiệp này được hậu thuẫn bởi các nhóm lợi ích có quyền biểu quyết quan trọng ở nước của mình. Và đó chỉ là biểu hiện một phần nhỏ nhưng rõ nét trong các vấn đề rộng lớn hơn v nhng điều kiện để làm sao cho TPP sẽ thúc đẩy theo một chương trình nghị sự, nhưng thực sự là đi ngược với ý nghĩa của tự do mậu dịch.


Để bắt đầu, ta hãy xét đến những gì thỏa ước sẽ làm để mở rộng các quyền sở hữu trí tuệ đối với các tổng công ty dược phẩm, như chúng ta đã học được từ các phiên bản bị rò rỉ của các văn bản đang đàm phán. Nghiên cứu kinh tế cho thấy rõ có lập luận cho rằng quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy nghiên cứu là yếu nhất. Trong thực tế, có bằng chứng ngược lại: Khi Tòa án Tối cao tuyên bvbằng sáng chế của Myriad về gen BRCA là hiệu lực, điều này đã dẫn đến sự bùng nổ về canh tân mà kết quả là việc xét nghiệm tốt hơn với chi phí thấp hơn. Thật vậy, các quy định TPP sẽ hạn chế cạnh tranh công khai và làm tăng giá bán cho người tiêu dùng ở Mỹ và trên khắp thế giới - một đề tài đối nghịch với tinh thần t do mậu dịch.


TPP sẽ quản lý mậu dịch các dược phẩm thông qua một loạt các quy tắc dường như phức tạp và bí ẩn, nó thay đổi tùy theo các vấn đề như "liên kết bằng sáng chế", "độc quyền dữ liệu" và "sinh học". Kết quả là các công ty dược phẩm sẽ được phép gia hạn - đôi khi gần như vô thời hạn - độc quyền của mình về cấp bằng sáng chế thuốc một cách có hiệu quả, kéo theo việc đưa các chủng loại thuốc có giá rẻ ra khỏi thị trường, ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh có khả năng tương đương về các mặt hàng sinh học trong việc du nhập các dược phẩm mới trong nhiều năm. Đó là cách mà TPP sẽ quản lý mậu dịch cho ngành công nghiệp dược phẩm, nếu Hoa Kỳ làm theo cách của mình.


Cũng tương tự như vậy, ta hãy xét đến việc Hoa Kỳ hy vọng gì trong việc sử dụng TPP để quản lý mậu dịch cho ngành công nghiệp thuốc lá. Trong nhiều thập niện, các công ty thuốc lá đặt cơ sở tại Hoa Kỳ đã sử dụng cơ chế tài phán cho các nhà đầu tư nước ngoài được tạo ra bởi các hiệp ước tương tự như TPP để chống lại các quy định nhằm kiềm chế tai họa y tế công cộng của việc hút thuốc


Thông qua những hệ thống giải quyết tranh chấp gia nhà đầu tư và nhà nước (ISDS), các nhà đầu tư nước ngoài đạt được tố quyền mới để khởi kiện chính phủ các nước trong các quy định trọng tài tư nhân có hiệu lực ràng buộc mà họ cho là làm giảm bớt lợi nhuận dự kiến trong các khoản đầu tư của họ.


Lợi ích của các công ty quốc tế cố thuyết phục là cơ chế tài phán ISDS là cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu ở những nơi mà tinh thần trọng pháp và các tòa án khả tín còn thiếu. Nhưng lập luận đó là vô nghĩa. Hoa Kỳ đang tìm kiếm các cơ chế tương tự trong một thỏa thuận với một quy mô tương tự với Liên Âu, Hiệp ước Thương mại và Hợp tác Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương (TTIP), mặc dù về phẩm chất của hệ thống pháp luật và tư pháp của châu Âu có ít vấn đề.


Để chắc chắn, các nhà đầu tư – cho dù quê hương của họ là ở bất cứ nơi nào - dành quyền bảo vệ trong các quy định về trưng thu hoặc phân biệt đối xử. Nhưng cơ chế ISDS đi xa hơn: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư về những lợi nhuận dự kiến có thể và đã được áp dụng cho cả trường hợp quy định về việc không phân biệt đối xử và lợi nhuận đạt được do việc gây haị công cộng.


Tổng công ty trước đây gọi là Philip Morris hiện đang khởi tố các vụ như vậy đối với Australia và Uruguay (không phải đối tác TPP) có yêu cầu thuốc lá mang nhãn hiệu cảnh báo. Canada, do bị đe dọa của một vụ kiện tương tự, nên đã rút lui lại việc du nhập một loại nhãn cảnh báo có hiệu ứng tương tự tmột vài năm trở lại.


Đứng trước bức màn bí mật xung quanh các cuộc đàm phán vTPP, chuyện chưa rõ là liệu thuốc lá sẽ được loại trừ khỏi một số khía cạnh của cơ chế ISDS không. Dù bằng cách nào thì các vấn đề rộng lớn hơn vẫn còn tồn đọng là: quy định này đã làm khó cho chính phủ thực hiện các chức năng cơ bản của họ - là bảo vệ sức khỏe và an toàn của người dân, đảm bảo ổn định kinh tế và bảo vệ môi trường.


Ta hãy tưởng tượng những gì sẽ xảy ra nếu những quy định này đã được đưa ra thi hành khi các tác động gây chết người của chất amiăng đã được phát hiện. Thay vì đóng cửa các nhà sản xuất và buộc họ phải bồi thường cho những người đã bị nhiễm bệnh, nếu theo cơ chế ISDS, thì các chính phủ sẽ phải trả cho các nhà sản xuất không giết công dân của họ.


Người nộp thuế có thể bị liên hệ đến hai lần - lần đầu tiên họ phải trả tiền cho những thiệt hại về sức khỏe do amiăng gây ra, và sau đó cho các nhà sản xuất để bù đắp cho lợi nhuận bị mất khi chính quyền vào cuộc để quy định về một sản phẩm nguy hiểm.


Chuyện không gây cho ai ngạc nhiên là có một thoả ước quốc tế của Mỹ đưa ra một cơ chế mậu dịch để được quản lý chứ không phải là theo tinh thần tự do. Đó là những gì xảy ra khi tiến trình hoạch định chính sách không cho các bên có liên quan, không thuộc về lĩnh vực kinh tế, tham gia - chưa kể đến các đại biểu Quốc hội do dân bầu.



Nguyên tác: The Trans-Pacific Free-Trade Charade

http://www.project-syndicate.org/commentary/trans-pacific-partnership-charade-by-joseph-e--stiglitz-and-adam-s--hersh-2015-10


.
.

Reader's Comment
10/6/201511:08:13
Guest
Trong khối TPP thì VN là nước chỉ có một Đảng. Vậy nên rất thuận lợi và mang lại lợi ích cho . . . !
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tiếp tục loạt bài của tác giả Đào Văn về chính trị-lịch sử Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
“Nếu quyền con người được đảng và nhà nước bảo vệ thì tại sao lại có khoảng 270 người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và chống bất công xã hội lại đang phải ngồi tù vì đã can đảm chống lại chính sách cai trị hà khắc và độc tài của đảng CSVN?” Tác giả Phạm Trần tự hỏi như vậy, và ông cho chúng ta câu trả lời với bài chính luận sắc bén dưới đây. Kính mời bạn đọc theo dõi.
Tương lai nước Mỹ, qua bài nhận định thời cuộc của tác giả Phạm Trần. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Hiện nay, sau vài tuần từ ngày phát hiện nó ở Nam Phi, chúng ta biết rằng Omicron có khả năng lây lan hơn các biến thể trước nhiều và có khả năng nhiễm bịnh cho những người từng bị bịnh Covid hay từng tiếp xúc với virus (previous exposure to corona virus) hay từng được chích ngừa.
Sách lược hai mặt đối đầu với hai đại cường Nga-Hoa của Mỹ ngày nay không khác sách lược thời Tam Quốc khi Quan Vân Trường vâng lời Gia Cát Lượng trấn giữ Kinh Châu. Đó là nhận định của tác giả Đào Văn Bình qua bài phân tích và bình luận thời cuộc thế giới dưới đây. Kính mới bạn đọc theo dõi.
Sau 35 năm Đổi mới (1986-2021), đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã thất bại trong hai công tác: “Xây dựng, chỉnh đốn đảng” và “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Theo tác giả Phạm Trần thì nguyên do cho sự thất bại ấy chính là đảng Cộng Sản Việt Nam, bởi vì “… dù chuyện lớn hay nhỏ ở Việt Nam đều do đảng đề xướng và thi hành, nên thất bại hay thành công cũng là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Nhưng nếu cứ thất bại mãi như công tác Xây dựng, Chỉnh đốn đảng đã chứng minh, hay chống tham nhũng mà quan tham mỗi ngày một nhiều thêm thì có phải cái gốc sinh ra những con người tha hóa không phải từ đảng thì ai vào đây?” Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Một bài khảo luận đặc sắc của tác giả Đỗ Kim Thêm về khái niệm Tự do - Dân chủ. Tác giả quy chiếu tiến trình phát triển của nền dân chủ tại các xã hội Tây phương như Anh, Mỹ từ thời Trung đại và nhìn vào thực tế đất nước Việt Nam ở thời hiện đại để nhận ra một thực trạng não lòng, và đành kết luận: “Cuối cùng, kết luận ở đây là bao lâu mà Hiến pháp mãi còn là bản sao Nghị quyết của Đảng và quyền tự do là một tặng phẩm của chính quyền, thì ánh sáng văn minh của thế kỷ XXI còn mờ mịt và bất hạnh này còn kéo dài”. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Tư tưởng Phật là thăng hoa, vượt lên thân phận cay đắng, nghiệt ngã của kiếp người và hành động của Phật là cứu độ, hòa bình và thân ái. Trong Phật có Nho nhưng trong Nho không có Phật. Trong Phật có Lão nhưng trong Lão không có Phật. Dù nói Tam Giáo Đồng Quy nhưng Phật siêu việt lên trên giống như đỉnh ngọn tháp.
Tôi mới chỉ có dịp được biết thêm về Trương Tửu qua những bài tiểu luận viết với công tâm của vài vị thức giả thôi (Thụy Khuê, Lê Hoài Nguyên, Đỗ Ngọc Thạch, Lại Nguyên Ân…) nhưng cũng đã có được một hình ảnh về một Trương Tửu khác. “Ai kiềm chế được quá khứ, kẻ đó kiểm soát được tương lai. Ai kiểm soát được hiện tại, kẻ đó kiềm chế được quá khứ. Who controls the past, controls the future; who controls the present, controls the past.” Khi viết dòng chữ trên, trong tác phẩm Nineteen Eighty Four, vào năm 1948, George Orwell đã có thể hình dung ra được tất cả những thủ đoạn ma mãnh (của những chế độ toàn trị) trong việc ngụy tạo lịch sử. Điều mà George Orwell không ngờ tới là kỹ thuật truyền thông tân tiến ngày nay đã đưa nhân loại bước vào Thời Đại Thông Tin. Ở thời đại này, mọi cố gắng đánh tráo dĩ vãng đều trở thành vô vọng, và chỉ tạo ra được những trò hề lố bịch mà thôi.
Nhân sự việc Hoa Kỳ không mời Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ tuần lễ vừa qua, tác giả Điệp Mỹ Linh đã có một bài chính luận đầy phẫn nộ về nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam. Kính mời bạn đọc theo dõi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.