Hôm nay,  

Ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa

29/09/201500:00:00(Xem: 10299)

Dịch: Trần Văn Minh
Tác giả: David Lamb - LA Times

Đôi lời: Tưởng niệm 14 năm ngày ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống VNCH, qua đời (29-09-2001), xin được giới thiệu bài viết của ông David Lamb, phóng viên báo LA Times, viết về ông Thiệu ngay sau khi ông qua đời. David Lamb đã từng có nhiều năm làm việc ở Việt Nam, tường thuật sự kiện 30-4-1975, ngày Sài Gòn rơi vào tay CS Bắc Việt. Đây là quan điểm của một ký giả nước ngoài 14 năm về trước, nên có thể có những thông tin không chính xác, như vụ mang theo 16 tấn vàng (bài này ghi 15 tấn hành lý) mà nhiều năm sau mới được tiết lộ trên báo Tuổi Trẻ.

* * *

Ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống trong giai đoạn chiến tranh ở Nam Việt Nam, đã phải đi lưu vong chỉ vài ngày trước khi đất nước ông rơi vào tay quân đội Cộng sản Hà Nội vào năm 1975, đã qua đời hôm thứ Bảy, từ lâu tin rằng ông bị đồng minh Mỹ phản bội trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến. Ông thọ 78 tuổi.

Ông Thiệu, ra đi tại nhà riêng ở Foxboro, ngoại ô Boston, hôm thứ Năm, đã để lại nhiều câu hỏi chưa được trả lời.

Một trong số những câu hỏi: Tại sao ông bỏ ngỏ cao nguyên Trung phần cho quân xâm lược Hà Nội vào tháng 3 năm 1975? Quyết định đó đã dẫn đến sự sụp đổ của Sài Gòn một tháng sau.

Ông Thiệu giữ vai trò quan trọng trong mọi sự kiện lớn tại Việt Nam trong suốt một thập niên, từ việc lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963, đến Hiệp định Hòa bình Ba Lê năm 1973, là điều mà ông chống lại một cách cay đắng, cho đến những ngày hỗn loạn cuối cùng của Sài Gòn. Ông đã rời khỏi nước khi xe tăng Bắc Việt cán qua cổng Dinh Độc Lập vào ngày 30 tháng 4, kết thúc một cuộc chiến đã lấy đi 3 triệu sinh mạng người Việt Nam và 58.000 người Mỹ.

Nhưng những bí mật đã theo ông xuống mồ. Ông chưa bao giờ viết hồi ký, mà chỉ cho phép vài cuộc phỏng vấn và tiếp nhận một vài khách viếng thăm. Hàng xóm thấy ông dẫn chó đi bộ xung quanh hồ Neponset, nhưng họ biết rất ít về ông.

“Tôi không đi ra ngoài nhiều”, ông cho biết vào năm 1992. “Tôi không…, nói thế nào nhỉ, đi dạo”.

Các thành viên của cộng đồng người Việt tại Quận Cam có cảm xúc lẫn lộn về cái chết của ông. Ông bị chỉ trích do lãnh đạo một chính phủ tham nhũng và bất tài.

“Cảm giác là một chương khác của lịch sử được giở sang trang”, ông Tony Lâm, nghị viên hội đồng thành phố Westminster và là dân cử người Mỹ gốc Việt đầu tiên, nói.

Ông Lâm cho biết, ông có một “lập trường rất trung dung” khi nói đến những tranh cãi xung quanh ông Thiệu, người mà ông đã gặp ở Việt Nam ba thập niên trước, khi ông Lâm làm việc cho Tòa Đại sứ Mỹ. Ông nhớ rằng ông Thiệu là một người thân thiện, luôn khuyến khích những người khác giúp đỡ dân chúng và nạn nhân trong những trường hợp ngoài tầm kiểm soát của ông.

Ông Lâm nói: “Ông ấy đã điều khiển một con tàu chật hẹp trong thời gian đó. Tôi có cảm tưởng rằng ông đã được dẫn vào một con đường thơ mộng ảo bởi chính sách của Mỹ”.

Bà Mai Công, chủ tịch tổ chức Cộng đồng Việt Nam ở Quận Cam, cho biết: “Có rất nhiều tranh cãi về nhiệm kỳ tổng thống Việt Nam của ông. Ông ấy đã qua đời. Tôi không muốn nói bất cứ điều gì”.

Ông Thiệu, trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, thừa nhận có những lời chỉ trích từ những người đồng hương của ông.

“Thú thật, tôi đã nói chuyện với họ rất thẳng thắn, nghiêm túc”, ông nói với tờ Boston Globe vào năm 1992. “Ông đổ lỗi cho tôi làm sụp đổ miền Nam Việt Nam, ông chỉ trích tôi, tất cả mọi thứ. Ông được phép làm điều đó. Tôi muốn nhìn thấy ông làm tốt hơn tôi”.

Nguyễn Văn Thiệu (tên có nghĩa là lên cao) sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923, người con út trong năm người con của một thị trấn nghèo ở Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận, thời đó là một phần của xứ bảo hộ thuộc Pháp [Trung Kỳ]. Cha ông là một ngư dân-nông dân khá giàu có và là người chủ đất nhỏ.

Ninh Thuận bị người Nhật chiếm đóng vào năm 1942, với rất ít kháng cự, và ông Thiệu đã làm việc cày cấy một cách yên bình bên cạnh cha ông trong 3 năm. Khi chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, giống như nhiều thanh niên đồng lứa, ông đã tham gia vào phong trào dân tộc chủ nghĩa chống Pháp là Việt Minh (sau này gọi là Việt Cộng) và lên tới chức quận trưởng.

“Đến tháng Tám năm 1946, tôi biết rằng Việt Minh là Cộng Sản. Họ bắn người. Họ lật đổ ủy ban xã. Họ chiếm đất”. Ông Thiệu từng nói với tạp chí Time, giải thích lý do vì sao ông rời bỏ phong trào sau một năm và bí mật vào Sài Gòn để hỗ trợ chính phủ miền Nam Việt Nam.

Ông Thiệu, với sự giúp đỡ của anh trai, ông Nguyễn Văn Hiếu, một luật sư học ở Paris và là viên chức cao cấp trong chính phủ, đã ghi danh vào Học viện Hàng hải và Học viện Quân sự Quốc gia ở Đà Lạt. Ông được phong thiếu úy vào năm 1949, và với chức vụ trung đội trưởng bộ binh trong chiến dịch chống Việt Minh, ông nổi tiếng là một nhà chiến lược giỏi và là một lãnh đạo có khả năng, nếu không muốn nói là táo bạo. Ông đã được lên chức một cách nhanh chóng.

Năm 1954, là chỉ huy trưởng tiểu đoàn với cấp bậc thiếu tá, ông dẫn đầu một cuộc tấn công vào Việt Minh, buộc quân du kích phải rút lui khỏi ngôi làng của ông.

Ông Thiệu tiếp tục lên chức để trở thành chỉ huy trưởng của sư đoàn và quân đoàn hai lần, năm 1957 và năm 1960, được gửi sang Mỹ để được huấn luyện quân sự. Vào tháng 11 năm 1963, ông đã chỉ huy một cuộc tấn công vào doanh trại của quân bảo vệ phủ tổng thống Diệm, góp phần vào việc lật đổ chế độ quân sự và vụ ám sát ông Diệm.

Như là một phần thưởng, ông được giữ chức Tổng thư ký của Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng, nắm giữ quyền lực ở miền Nam Việt Nam.

Nam Việt Nam đã có 10 chính phủ trong vòng 19 tháng sau đó. Hoa Kỳ, tuyệt vọng trong việc muốn có một lãnh đạo chống Cộng thống nhất các thành phần xã hội, đã hỗ trợ sau lưng ông Thiệu, một Phật tử cải sang đạo Công giáo và một người không thuộc về phe nhóm quân sự hay chính trị nào.

Với sự hỗ trợ của Mỹ, ông Thiệu đã được bầu làm tổng thống vào tháng 10 năm 1967. Ông hứa hẹn một chế độ dân chủ và cải cách xã hội và “luôn mở rộng cánh cửa hòa bình”. Ông tái đắc cử vào năm 1971; cả hai cuộc bầu cử đều bị xem là có gian lận về phía có lợi cho ông.

Chính quyền của ông Thiệu đầy dẫy tham nhũng, tham lam, bất tài và ghen ghét chính trị nhỏ nhặt, và chính ông cũng thường bị Phó Tổng thống sáng chói, Nguyễn Cao Kỳ, che khuất. Nhưng Washington đã hỗ trợ sau lưng ông Thiệu là người tốt nhất để điều hành cuộc chiến, và ông đã chứng tỏ là một đồng minh trung thành và biết nghe lời.

Ông ủng hộ quyết định của Tổng thống Lyndon Johnson vào tháng 3 năm 1968, chấm dứt đánh bom Bắc Việt để khởi sự các cuộc đàm phán hòa bình. Nhưng ông luôn tin tưởng – và đã được chứng minh là đúng – rằng mục tiêu của Hà Nội là chiến thắng, không phải là một thỏa thuận hòa giải.

Chỉ dưới áp lực không ngừng của Washington, ông mới đồng ý ký hiệp ước hòa bình Paris vào tháng 1 năm 1973, dẫn đến sự rút lui của quân đội Mỹ, nhưng cho phép Hà Nội giữ quân tại chỗ ở miền Nam. Ông Thiệu nói rằng, Tổng thống Richard Nixon hứa Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh mẽ đối với bất kỳ nỗ lực nào của Bắc Việt để chiếm lãnh thổ miền Nam.

Nhưng một năm sau đó, Tổng thống Gerald Ford đã không làm gì khi Hà Nội phát động một cuộc tấn công lớn trên địa bàn tỉnh Bình Long. Đối với cả Hà Nội và ông Thiệu, tín hiệu đã rõ ràng: Hoa Kỳ đã chán ngấy với chiến tranh.

Ông nói sau này: “Người Mỹ đã hứa với chúng tôi – chúng tôi tin tưởng họ. Tôi đã giành được một cam kết vững chắc từ đồng minh lớn của chúng tôi, lãnh đạo của thế giới tự do, rằng khi nào và nếu Bắc Việt tái xâm lăng, Hoa Kỳ sẽ tích cực và mạnh mẽ can thiệp”.

Vào đầu năm 1975, Bắc Việt đã phát động một cuộc tổng tấn công vào miền Nam Việt Nam, xua toàn bộ các sư đoàn qua biên giới. Lần lượt hết thị trấn này đến thị trấn khác thất thủ hầu như không có giao tranh.

Tại quê hương của ông, các đơn vị người nhái và biệt kích ưu tú của miền Nam hoảng sợ và bỏ chạy. Quân của Hà Nội ủi bằng khu lăng mộ gia đình ông, chôn vùi các mộ bia xuống đất. Đó là sự xúc phạm cực độ trong một xã hội lấy sự thờ cúng tổ tiên làm sự hòa hợp tâm linh.

Ông Thiệu chỉ tư vấn có hai thuộc chức trước khi ra lệnh cho quân đội rút khỏi vùng cao nguyên Trung phần, cho họ 6 tiếng đồng hồ để bắt đầu rút quân – mà sau đó biến thành một vụ giẫm đạp điên loạn của dân chúng và binh lính hoảng hốt. Lực lượng của miền Nam Việt Nam không bao giờ có thể tập hợp lại một cách hiệu quả xung quanh Sài Gòn.

Tuy nhiên, ông Thiệu đã không từ chức, bất chấp sự thúc giục của Washington. Ông dường như không chấp nhận thực tế về những gì đã xảy ra cho đến khi chỉ huy trưởng Sài Gòn, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, sau khi quan sát các cuộc pháo kích vào quân đội miền Nam ở phía đông thủ đô, đã nói với ông Thiệu [bằng tiếng Pháp] rằng: “Thưa Tổng thống, chiến tranh đã kết thúc”.

Vào ngày 21 tháng 4, với nước mắt giàn giụa, ông Thiệu đã đọc một bài diễn văn mà trong đó ông đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã không thực hiện lời hứa của họ và bỏ rơi đồng minh.

“Tôi từ chức, nhưng tôi không đào ngũ”, ông nói.

Năm ngày sau đó, ông ra đi, hướng tới Đài Loan trên máy bay vận tải C-118 của Mỹ, mang theo 15 tấn hành lý và – theo nhiều bài báo, mà ông Thiệu luôn chối bỏ – số lượng vàng trị giá 15 triệu USD.

Trong suốt hơn 25 năm sống lưu vong, ông dự đoán rằng cộng sản sẽ không tồn tại lâu ở Việt Nam và cảnh báo rằng Hoa Kỳ không nên “bị dụ” vào chuyện thiết lập quan hệ ngoại giao với Hà Nội, là điều Washington đã làm vào năm 1995. Cộng đồng người Việt ở Mỹ ít chú ý đến ông và chất vấn ông trong một bài phát biểu hiếm hoi tại Quận Cam vào đầu thập niên 1990.

Ông nói với tờ Boston Globe vào năm 1992: “Khi dân chủ được phục hồi ở Việt Nam, tôi có thể nói rằng giấc mơ của tôi đã trở thành sự thật. Tôi có thể trở lại với cuộc sống của tôi. Tôi muốn trở về quê của tôi, nơi đã sinh ra tôi. Đó là nơi đẹp nhất“.

Seema Mehta và Dennis McLellan, là ký giả của báo L.A. Times, đóng góp cho bài viết này.

Chống Tàu Diệt Việt Cộng (http://chongtaudvietcong.com/2015/09/29/ong-nguyen-van-thieu-tong-thong-viet-nam-cong-hoa/#more-759)

Ba Sàm (https://anhbasam.wordpress.com/2015/09/29/5258-ong-nguyen-van-thieu-tong-thong-viet-nam-cong-hoa/)

Ý kiến bạn đọc
30/09/201518:06:39
Khách
Neu ba nguoi do con song, thi Mien Nam VN con te hon HN.
30/09/201503:13:19
Khách
Buồn thay cho nguyện ước cuối cùng của ông, hy vọng được trở về và được chết trên quê hương nơi sinh ra và đẹp nhất, một ước nguyện đơn sơ nhưng không thực hiện được, không phải chỉ riêng ông cựu tổng thống NVT mà đối với nhiều vị người Mỹ gốc Việt cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự, đành gởi nắm xương tàn nơi đất khách, Tại sao chúng ta không cố gắng tìm ra một giải pháp có hậu như người Nhật đã làm sau khi họ thua trận thế giới thứ hai, phải chấp nhận bỏ qua quá khứ để cùng hướng đến tương lai, mọi thù hận được hóa giải thì ý nguyện đơn giản nhưng thiêng liêng ấy sẽ trong tầm tay chúng ta.
30/09/201500:21:13
Khách
Thiệu là do thời thế tạo ra ( trước đó vô danh ) - sau khi thời thế xuay vần Thiệu trở về chỗ cũ .
29/09/201523:38:08
Khách
Diệm Nhu Cẩn đã ra hàng nhứng gián tiếp ( bật đèn xanh ) Mỹ cho giết .- đối với Hiệp Chủng Quốc Siêu Cường Hoa Kỳ hầnh động đó đúng hay sai hoặc anh hùng mã thượng hay không thì chưa biết được . Tình hình có khác hơn không nếu 3 người đó còn sống .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.