Hôm nay,  

Văn Bút Quốc Tế vẫn đòi CSVN trả tự do vô điều kiện cho nhà báo tù nhân Tạ Phong Tần

25/09/201508:41:00(Xem: 4537)

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

                                                    

        Văn Bút Quốc Tế vẫn đòi nhà cầm quyền cộng sản

   trả tự do vô điều kiện cho nhà báo tù nhân Tạ Phong Tần 

 

          blank

 

Chúng ta cần nói cho công luận thế giới biết rằng Tù nhân Ngôn luận và Lương tâm, cũng như Tù nhân Chính trị, trong chế độ Việt cộng, đều là những người bị bắt làm con tin – tồi tệ, bất nhân hơn nữa, làm món hàng để trao đổi, mua bán.

                                

                  Tù nhân như một con tin

 

Thật vậy, đêm 19 tháng Chín năm 2015, bà Tạ Phong Tần vừa đặt chân lên mảnh đất tạm dung, quê quán của Những Chùm Nho Phẫn Nộ, Ở Về Phía Đông Eden…, không khác gì mười một tháng trước, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hai, đã đến đây, xứ sở của Người Nghệ Sĩ Dấn Thân…

Trước biến cố này, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã nói với Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù : Cộng sản vừa lén lúc tổ chức bắt bà Tạ Phong Tần ra khỏi trại giam rồi buộc bà đi lưu đày tận Hoa Kỳ. Bà không có quyền tự do để lựa chọn. Bà đã bị cộng sản hành hạ trong 4 năm tù rồi. Bà từng tuyệt thực lâu mấy tuần lễ để phản đối. Bà đau yếu, mắc nhiều chứng bệnh. Còn 6 năm tù giam và 5 năm tù quản chế nữa. Gia đình bà không hề được thông báo trước ngày giờ bà bị một đám đông công an mật vụ áp giải ra phi trường. Và tàn nhẫn hơn nữa, cộng sản chỉ cho người tù yêu nước dũng cảm Tạ Phong Tần được tạm hoãn thi hành bản án bất công, 10 năm tù giam kèm thêm 5 năm tù quản chế. Thân Mẫu của bà Tạ Phong Tần đã phải chết bằng tự thiêu để phản đối việc con gái của Bà bị cộng sản giam cầm độc đoán.

Chúng ta phải tiếp tục tố cáo hành vi bất nhân, vô liêm sĩ và vi luật trắng trợn của cộng sản. Đó là những tội ác đối tù nhân mà vài trường hợp điển hình được biết : linh mục Nguyễn Văn Lý (bại liệt một phần thân thể mà vẫn còn bị đày đọa trong trại giam) hay là tù nhân thế kỷ Trương Văn Sương (đã chết non một tháng sau khi bị đưa trở lại trại giam), hay là nhà giáo Đinh Đăng Định (đã chết vài tuần sau khi nhận giấy ‘’ân xá’’ để về nhà). Những vị tù nhân kể trên đều ‘’được tạm hoãn thi hành án tù giam để trị bệnh hoặc vì lý do nhân đạo’’. Trước nữ tác giả nhựt ký điện tử Công Lý và Sự Thật, ngày 21 tháng Mười năm 2014, cộng sản cũng đã áp dụng biện pháp cưỡng bức lưu đày xa quê hương tương tợ đối với nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hai ; ngày 7 tháng Tư năm 2014, nhà luật học Cù Huy Hà Vũ ; và ngày 23 tháng Sáu năm 2011, nhà thơ và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.

Chúng tôi vui mừng vì bà Tạ Phong Tần vừa thoát khỏi địa ngục cộng sản. Vì là người Việt Nam tự do và công dân nước Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi từng biết thế nào là chế độ ngục tù thực dân Pháp và ngục tù cộng sản Việt Nam. Nhứt là cộng sản Bắc Việt (phía bắc vĩ tuyến 17), còn gọi là VNDCCH và sau ngày dùng bạo lực quốc tế cộng sản chiếm đóng miền Nam Việt Nam Tự Do, đổi tên ra CHXHCNVN. Cho nên chúng tôi luôn luôn cảm nhận và thấu hiểu niềm lo lắng sâu xa, nỗi đau buồn phẩn uất của gia đình những tù nhân ngôn luận và lương tâm cùng tù nhân chính trị, nạn nhân của cộng sản. Mỗi ngày, mỗi tuần còn bị biệt giam, bị tù thường phạm đại hình tổ chức đánh đập, làm nhục…thì bà Tạ Phong Tần có cơ nguy rất lớn - cái chết thường trực đứng sau lưng hay trước mặt bà. Bởi vì bạo quyền Hà Nội, lính đánh thuê và nô dịch cho Bắc triều, sẽ không để cho người trí thức yêu nước, bất khuất đó, được sống sót đến ngày mãn hạn tù giam.

Nhưng chúng ta không thể chỉ bằng lòng với cái gọi là ‘’tù nhân được trả tự do’’ kiểu ấy. Chào đón ông Điếu Cày ra khỏi trại tù cộng sản năm ngoái, chúng tôi đã cảnh báo và tố cáo trên báo chí Thụy Sĩ và thế giới : Đây là bước đầu của những cuộc trao đổi tưởng chỉ xảy ra ở Phi châu và Trung Cận Đông. Chế độ độc tài, bạo quyền cuồng tín, quân khủng bố  đem Con Tin đổi lấy Vũ Khí sát nhân và áp bức ! Coi chừng không bao lâu nữa sẽ có thêm tù nhân ngôn luận và lương tâm khác bị đưa vào chỗ mà cộng sản đã biệt giam ông Điếu Cày trong mấy năm qua. Từ một nước Việt Nam bất hạnh còn bị cộng sản đày đọa, tước đoạt nhân phẩm và nhân quyền, máy bay dân sự ngoại quốc sẽ tiếp tục chở tù nhân ngôn luận và lương tâm, và tù nhân chính trị, như những con tin, cất cánh bay về một góc biển chân trời, một miền đất cưỡng bức lưu đày vô định nào đó.

Được biết, hồi đầu tháng Mười năm 2014, đúng 3 tuần trước khi có tin tù nhân Điếu Cày bị lưu đày biệt xứ, Đại hội thế giới Văn Bút Quốc tế kỳ thứ 80 tạiBishkek, thủ đô nước Kirghizistan đã đồng thanh thông qua một bản Quyết Nghị về Việt Nam. Bản văn do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại biên soạn, với sự tán trợ của hai Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức và Ý thoại. Hiệp hội các Nhà Văn thế giới cực lực tố cáo CS tiếp tục chà đạp quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, hành hạ, ngược đãi và giam cầm nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và các nhà tranh đấu bảo vệ Nhân Quyền. Bản Quyết Nghị nêu lên bốn trường hợp đáng quan tâm nhứt là LM Nguyễn Văn Lý, ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, bà Hồ Thị Bích Khương và bà Tạ Phong Tần.

Đến cuối tháng Năm 2015 mới đây, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã tham dự Hội Nghị Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tùtại Amsterdam, Hòa Lan, chuẩn bị cho Đại hội thế giới Văn Bút Quốc tế kỳ thứ 81 tại Bắc Mỹ. Đại diện cho Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đã lưu ý các văn hữu về sự kiện ngày càng có nhiều phụ nữ Việt Nam trở thành tù nhân vì dấn thân bảo vệ Nhân Quyền, Công bằng Xã hội và Tự do Dân chủ. Có những người Mẹ, người vợ, người chị, người em gái bị bắt giữ độc đoán, bị đánh đập, tra tấn, câu lưu ngắn hạn hoặc bị áp đặt những bản án tù giam nặng nề. Bà Tạ Phong Tần và bà Hồ Thị Bích Khương là mối quan tâm hàng đầu của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Trước đó, cuối tháng Tư đầu tháng Năm 2015, tại Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đã đặc biệt giới thiệu hai bản Kháng Nghị Thư, một bản dành cho nhà văn Lưu Hiểu Ba, Nobel Hòa Bình và vợ ông, nhà thơ Lưu Hàvà một bản cho bà Tạ Phong Tần và bà Hồ Thị Bích Khương (Bản Tin LHNQVN-TS . Văn Bút Quốc Tế và Hội Chợ Quốc Tế Sách Báo Genève 2015).  Ngoài ra, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại cũng tố cáo cái gọi là ‘’tòa án nhân dân’’ của cộng sản đã tuyên phạt nhiều bản án tù giam vô nhân đạo và bất công, thật nặng nề. Và nêu lên trường hợp những án tù giam từ hai năm trở lên, như ông Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm), ông Ngô Hào (15 năm), ông Đặng Xuân Diệu (13 năm), ông Hồ Đức Hòa (13 năm), Mục sư Nguyễn Công Chính (11 năm), bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn (9 năm), ông Trần Vũ Anh Bình (6 năm), cựu tù nhân Nguyễn Kim Nhàn (5 năm 6 tháng), ông Đinh Nguyên Kha (4 năm), ông Việt Khang Võ Minh Trí (4 năm), bà Bùi Thị Minh Hằng (3 năm), ông Nguyễn Văn Minh (2 năm 6 tháng) và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2 năm)…

 

 

   Tiểu sử, thân thế nhà báo và nhà luật học Tạ Phong Tần

 

Bà Tạ Phong Tần là tác giả nhựt ký điện tử Công Lý và Sự Thật có sáng tác phong phú, bà còn là một nhà luật học và hội viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Bị bắt ngày 5 tháng 9 năm 2011, mãi đến ngày 24 tháng 9 năm 2012 bà mới bị kết án 10 năm tù giam và 5 năm tù quản chế về cái tội ''tuyên truyền chống nhà nước''. Bà là tác giả của hơn 700 bài viết về các vấn đề ‘’nhạy cảm’’, bao gồm tham nhũng, lạm dụng quyền lực, tịch thu độc đoán đất của người dân cô thế và ngược đãi trẻ con. Những bài viết cho nhựt ký của bà được đọc nhiều nhứt trên các cơ quan truyền thông lớn và được phổ biến trên trang thông tin đài BBC. Từ năm 2008, bà bị tạm giam ngắn hạn nhiều lần. Công an đã sách nhiễu bà thật hung bạo. Đảng cộng sản thu hồi tư cách đảng viên của bà. Ngày 30 tháng 7 năm 2012, bà Đặng Thị Kiêm Liêng, thân Mẫu tù nhân Tạ Phong Tần, qua đời sau khi tự thiêu để phản đối việc giam cầm bất công con gái của bà. Vẫn không nhận tội, bà Tạ Phong Tần bị hành hạ, ngược đãi trong trại tù. Bà bị lưu đày tại trại giam số 5, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, cách xa quê hương Bạc Liêu của bà hơn 1700 cây số. Sức khỏe của bà càng thêm suy sụp và yếu kém. Thân nhân gia đình và cô em gái Tạ Minh Tú vô cùng lo ngại cho sinh mạng của bà nếu bà không được trả tự do tức khắc và vô điều kiện.

          Năm 2011, có người Việt Nam trong số 48 tác giả từ 24 quốc gia được tổ chức Nhân Quyền Human Rights Watch trao Giải thưởng Hellman/Hammet . Bà Tạ Phong Tần được vinh danh cùng với  ông Cù Huy Hà Vũ, bà Hồ Thị Bích Khương, ông Lê Trần Luật, ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, ôngPhan Thanh Hải và ông Vi Đức Hồi.  Tạ Phong Tần còn được trao tặng Giải Phụ nữ Can đảm của thế giới năm 2013. Cũng trong năm đó, bà được bầu vào danh sách bốn ứng viên chung kết Giải Tự Do Ngôn Luận và Báo Chí của tổ chức uy tín quốc tế Index on Censorship.

Bà Tạ Phong Tần là một trong những người cầm bút chân chính, những người yêu nước dũng cảm, đối kháng độc tài cộng sản, nguồn gốc của quốc nạn tham nhũng và bất công xã hội ở Việt Nam. Bà có thể tin chắc rằng chúng ta và bạn hữu thế giới không bao giờ  đồng lõa hay thỏa hiệp bằng sự im lặng với chế độ cộng sản hiện nay.

Cũng nên nói thêm rằng bà Tạ Phong Tần là tác giả một bài viết trên Nhựt ký điện tử châm biếm đầy thâm thúy tờ báo công an cộng sản đã vu khống, đả kích Văn Bút Quốc Tế và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt.

 

                    Kháng Nghị thư của Văn Bút Quốc Tế

 

Trong một Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu ngày 24 tháng Chín năm 2015, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (Comité des Ecrivains en Prison/Persécutés de PEN International/CODEP/WIPC) đã chào mừng bà Tạ Phong Tần vừa ra khỏi trại tù cộng sản. Văn Bút Quốc Tế nhắc lại bản án tù giam 10 năm bất công và vô nhân đạo mà cộng sản đã áp đặt đối với bà. Văn Bút Quốc Tế cũng tố cáo cộng sản đã áp giải bà từ trại tù Thanh Hóa đến phi trường Nội Bài Hà Nội để lên máy bay đi Hoa Kỳ. Văn Bút Quốc Tế hết sức bất bình vì vị nữ tù nhân Tạ Phong Tần đã bị cộng sản bắt buộc đi lưu vong, bỏ lại thân nhân gia đình. Trong lúc đó, bạo quyền Hà Nội chỉ ra quyết định ‘’tạm hoãn thi hành bản án tù giam’’ (để đi trị bệnh?).

Văn Bút Quốc Tế đã gởi ngay Kháng Nghị thư đến nhà cầm quyền cộng sản. Đồng thời yêu cầu các Trung tâm Văn Bút sớm gởi Kháng Nghị thư tương tợ, để

* Chào mừng nhà báo và tác giả nhựt ký điện tử Tạ Phong Tần (bút hiệu Công Lý và Sự Thật) đã ra khỏi trại tù ngày 19 tháng Chín năm 2015. Tuy nhiên Văn Bút Quốc Tế trách cứ nhà cầm quyền cộng sản chỉ trả tự do có điều kiện cho bà Tạ Phong Tần, bằng sự cưỡng bức tù nhân lưu đày ra ngoại quốc và chỉ tạm hoãn thi hành án tù giam; 

* Thúc giục nhà cầm quyền cộng sản công nhận bà Tạ Phong Tần được quyền tự do trở về Việt Nam;

* Thúc giục nhà cầm quyền cộng sản hủy bỏ tức khắc bản án tù giam và tù quản chế đã áp đặt đối với bà Tạ Phong Tần; 

* Thúc giục nhà cầm quyền cộng sản phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những nhà văn và nhà báo bị giam cầm chỉ vì hành sử ôn hòa quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm của mình.

 

Nguồn tin, tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (đặc trách Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù), hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc – Genève UNSW, Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á châu – Thái Bình dương APWT, Hội Nhà Báo Thụy Sĩ Độc lập Ch-Media và Hiệp Hội Quốc Tế Báo Chí Pháp thoại UPF.

 

Genève ngày 24 tháng Chín năm 2015                
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.

                              ----------------------------------------------------------------

Ghi chú thêm: Thông cáo/Kháng nghị thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù còn được phổ biến trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu).

  --------------------------------------------------------

 

 Kháng Nghị Thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (nguyên văn Anh ngữ)

 

PEN International

RAPID ACTION NETWORK

24 September 2015

 

RAN 12/15

 

VIETNAM: Blogger Ta Phong Tan released

 

PEN International welcomes the release of Vietnamese blogger Ta Phong Tan (f) on 19 September 2015. Arrested in September 2011, Ta Phong Tan was sentenced a year later to 10 years in prison and three years in probationary detention for ‘conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam’ under Article 88 of the Criminal code. According to PEN’s information, Ta Phong Tan was released directly into exile and the remainder of her 10-year sentence has been suspended. PEN is deeply disappointed that she has been forced into exile and continues to call for the release of all other writers and journalists still held solely for peacefully exercising their right to freedom of expression.

 

            TAKE ACTION: Share on Facebook, Twitter and other social media

 

Please send appeals:

 

  • Welcoming the release of blogger Ta Phong Tan on 19 September 2015, but deploring that her release was conditional on her forced exile and on a suspended prison sentence;
  • Calling on the Vietnamese authorities to allow Ta Phong Tan to return freely to Viet Nam;
  • Calling on the authorities to quash her sentence;
  • Calling on the Vietnamese authorities to release immediately and unconditionally all writers and journalists held solely for peacefully exercising their right to freedom of expression.

Background

 

TA Phong Tan (f) (aka Cong Ly Va Su That), is a blogger for Conglysuthat (Justice & Truth), and former police officer. She was arrested on 5 September 2011. The charges stemmed from articles that she posted along with fellow bloggers Nguyen Van Hai (aka Dieu Cay) and Phan Thanh Hai on the banned website Free Journalists’ Club (Cau Lac Bo Nha Bao Tu Do), which they co-founded, and to articles published on her own blog (see RAN 36/12 for more details).

 

On 30 July 2012 her mother died after self-immolating outside government buildings following months of harassment from Public Security officials.

 

Held in poor conditions in a camp over 1700 km from her home, Ta Phong Tan is in very poor health suffering from heart disease, high blood pressure, arthritis and a sore throat. She spent over three weeks on hunger strike from on 13 May 2015.

 

Ta Phong Tan is not the first dissident blogger to be released into exile. In October last year, her colleague Nguyen Van Hai was take directly to Noi Bai international airport (Hanoi) following his release after serving more than four years of his two prison sentences amounting to 14 and a half years in prison. Nguyen Van Hai was put on a plane bound for the United States. His family was only informed of his release from prison once his plane had departed.

 

Ta Phong Tan is a popular blogger among dissidents in Vietnam; she has written articles about corruption, abuse of power, and the confiscation of land, among other issues. Her articles have been published in many mainstream media outlets in Viet Nam, including Tuoi Tre (Youth), Nguoi Lao Dong (Labourer), Viet Nam Net, and theVietnamese Service of the BBCFor more on her story and the plight of over twenty writers currently detained in Viet Nam, see an excellent article in The Guardian by Kamila Shamsie of English PEN.

 

Please send copies of your appeals to Vietnamese diplomatic representatives in your country. For some Vietnamese embassies in the world:

http://www.embassiesabroad.com/embassies-of/Vietnam

 

PEN International, Koops Mills, 162-164 Abbey Street, London, SE1 2AN

 Tel.+ 44 (0) 20 7405 0338, Fax: +44 (0) 20 7405 0339

  __________________________

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.
                    *****************************

 



.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.