Hôm nay,  

Phương Dung, Và “Sự Tái Sinh Của Các Lạt Ma Tây Tạng”

19/09/201500:00:00(Xem: 9180)
Không biết tôi có sai lắm chăng (?) khi luôn nghĩ rằng, phụ nữ chỉ có thể làm tròn một trong hai nhiệm vụ: Người vợ, người mẹ trong gia đình hoặc; kẻ phụng hiến toàn tâm, ý cho một lý tưởng nào khác. Thí dụ tôn giáo. Nhất là khi người phụ nữ kia sống giữa xã hội Tây phương khắc nghiệt thời gian, lạnh lùng, cay cực thực tế.

Ngay tại những môi trường sinh hoạt xã hội Phương đông, nơi điều kiện sinh sống tương đối dễ thở hơn; chỉ cần có một công việc tàm tạm, phụ thêm vào kinh tế gia đình, người phụ nữ cũng có thể thuê mướn người giúp việc một cách dễ dàng, để có thì giờ phụng hiến niềm tin tôn giáo của mình thì, vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ kia, cũng đã khó có thể toàn vẹn, nếu không muốn nói là sẽ dẫn tới nhiều hư, khuyết!!!

Không biết tôi có sai lầm lắm chăng (?) khi cho rằng, cách gì thì sự bền vững gia đình cũng sẽ bị chông chênh, bập bềnh dễ đưa tới gẫy, vỡ... khi người phụ nữ trong gia đình (dù môi trường nào), phân thân giữa ba công việc nặng nhọc: kiềm tiền, làm vợ, mẹ và, hoằng dương đạo pháp!...

Nhưng, gần đây, tôi biết tôi không lầm, chỉ ngạc nhiên, khi ghi nhận một ngoại lệ: Trường hợp Phương Dung, người bạn đời của nhà báo, nhà thơ Ngọc Hoài Phương.

Tôi biết một Phương Dung thời thiếu nữ, từng là xướng ngôn viên đài truyền hình Cần Thơ. Tôi biết một Phương Dung, nguyên phóng viên báo Đuốc Miền Tây và báo Tranh Thủ trước khi chọn tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ở quê người, Phương Dung đi học... Trở thành một chuyên viên thẩm mỹ - - Nguồn kinh tế chính của gia đình.

blank
blank
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nữ cư sĩ Phương Dung trong 2 buổi Ngài thuyết pháp cho cộng đồng Việt ở Nam Cali năm 1997 và 2000. Cả 2 buổi đều cho chị Phương Dung tổ chức.

Bên cạnh đó, Phương Dung, người bạn đời của nhà báo, nhà thơ Ngọc Hoài Phương, không chỉ chu toàn bổn phận với chồng, con (thậm chí với cả bạn bè bốn biển, năm châu của chồng) mà, cô còn là linh hồn của những tiếp đón nhiều phái đoàn Lạt Ma Tây Tạng - - Nhất là nỗ lực tổ chức, đón rước quy mô Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 – nhà lãnh đạo đất nước Tây Tạng – lần đầu tiên đến với tập thể Việt vào năm 1997 tại thành phố Long Beach, miền nam California. Và, lần thứ hai, Phương Dung cũng là người được chọn tổ chức, đón tiếp Đức Lạt Lai Lạt Ma, để ngài ban truyền đại lễ “Quán đảnh Thiên thủ Thiên nhãn Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát” tại Long Beach Convention Center, ngày 24 tháng 6 – 2000 - - Mở đầu thiên niên kỷ mới.

Phương Dung nói:

“Sự kiện Phương Dung được phước duyên thỉnh cầu được Đức Đạt Lai Lạt Ma hai lần đến với cộng đồng Phật giáo VN là một ân phước cực kỳ lớn lao mà Chư Phật, Bồ tát đã từ bi ban tặng cho Phương Dung- - Một con người nhỏ bé... Bản thân Phương Dung đã phải hy sinh, rất nhiều và, trải qua cũng rất nhiều những thử thách vô cùng khó khăn, hầu có thể hoàn thành được ước nguyện lớn lao của đời mình ở kiếp này. Nhất là Phương Dung phải tu giữa chợ đời...”

Đó là hình ảnh Phương Dung ở vai trò hay, lãnh vực thứ ba: Lãnh vực tôn giáo.

Trong ghi nhận riêng của tôi thì, ở vị trí nào, giai đoạn nào, Phương Dung cũng làm tròn bổn phận, trách nhiệm mình, một cách tốt đẹp.

Nhưng, khi Phương Dung trở thành người trước tác hai bộ sách lớn từ lượng tới phẩm; đó là các bộ sách tựa đề “Sự tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng” và, “Những điều huyền diệu của Kim Cang Thừa” thì, người cựu phóng viên này, đã dấy lên trong tôi, niềm nể, phục.

Tôi e rằng, ở lãnh vực tôn giáo, trừ những người được học tập, huấn luyện bài bản, chính quy... thì, sự nắm vững nguồn gốc, giáo lý, tinh thần, tín lý của tôn giáo đó, là điều không dễ.

Nó càng khó hơn nữa, khi đó lại là một tôn giáo chưa được phổ cập lắm, như Phật giáo Tây Tạng, trong đời sống tâm linh của người Việt.

Vì thế, tôi cho rằng, cố nhạc sĩ Việt Dzũng, trong một cuộc trò chuyện với người viết bộ sách “Sự tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng” và “Những điều huyền diệu của Kim Cang Thừa”, trên đài phát thanh LSR 96.7 FM, tháng 5 năm 1996 đã rất nhanh, nhạy khi hỏi tác giả bộ sách kể trên, về sự khác biệt giữa Phật Giáo Tây Tạng và Phật Giáo Việt Nam...

Không ít thính giả theo dõi cuộc nói chuyện trực tiếp này đã tỏ dấu lo lắng cho người bị hỏi... Nhưng, Phương Dung đã trả lời câu hỏi này một cách dễ dàng, mạch lạch như sau:

“...Trên phương diện danh từ thì có Phật Gíao Việt Nam, Phật Giáo Tây Tạng, Phật Giáo Nhật Bản hay Trung Hoa... Nhưng kỳ thực Phật Giáo chỉ có một mà thôi, vì cùng chia sẻ chung những điều Đức Phật dạy. Thí dụ như trên thân cây Bồ đề có nhiều nhánh khác nhau, nhưng vì cùng nằm trên một thân cây, chung một gốc nên không thể nói là khác nhau được. Tuy nhiên, Phật Giáo được chia làm 3 thừa: Phật giáo Nguyên thủy, còn được gọi là Tiểu thừa (Hynayana), Đại thừa (Mahayana), Kim cang thừa (Vajrayana). Lý tưởng của Tiểu thừa là tu để đạt được sự giải thoát cho chính mình. Lý tưởng của Đại thừa vừa giải thoát cho chính mình vừa thực hành hạnh Bồ Tát trở lại cõi đời để cứu độ những chúng sinh khác nữa. Còn Kim cang thừa tức Phật giáo Tây Tạng hay Mật giáo Tây Tạng cũng thế. Lý tưởng cũng giống như Đại thừa là tu để giải thoát rồi tiến tu thành Bồ Tát, thành Phật để có thể cứu độ chúng sinh một cách bao la hơn. Trên phương diện hành trì, Phật giáo Tây Tạng có đôi chút khác biệt với Phật giáo Việt Nam, nhưng về lý tưởng thì không có gì khác biệt...”

Trong cuộc phỏng vấn, cố nhạc sĩ Việt Dzũng cũng dành cho tác giả “Sự tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng” câu hỏi mà nhiều thính giả muốn nghe, đó là vấn đề “Luân hồi” - - một đề tài ngày càng được nhiều người quan tâm.

blank
Nữ cư sĩ Phương Dung

Trả lời câu hỏi này, Phương Dung nói:

“Nếu giải thích tường tận về vấn đề Luân hồi của Phật giáo thì chúng ta sẽ mất rất nhiều thì giờ. Vì thế, (chúng tôi) xin được tóm lược như thế này: Theo giáo lý của nhà Phật thì con người phải chịu trách nhiệm tất cả hành động do mình gây ra, chứ không ai ban thưởng hay trừng phạt cả. Đạo Phật gọi điều này là Nhân quả và Nghiệp báo. Ba nơi tạo nghiệp của con người là thân, khẩu và ý. Thí dụ như một người trong đời sống luôn có những tư tưởng thiện, nói những lời thiện, và làm những điều thiện thì người đó tạo được thiện nghiệp, và các điều thiện này được lưu giữ nơi Tàng-thức hay A-lại-da-thức của mình, không bao giờ mất. Ngược lại, một người mà khi còn sống lúc nào cũng nghĩ xấu cho người khác, miệng hay nói ác cho người, và thân thì làm những điều hại kẻ khác thì tạo thành ác nghiệp và Tàng-thức cũng lưu giữ những điều xấu này.

“Chính nhân quả và nghiệp báo đưa con người đi tái sinh. Người tạo được thiện nghiệp sau khi chết sẽ tái sinh làm người xinh đẹp, phú qúy và hạnh phúc. Hoặc sinh về các cõi trời để hưởng phước. Người tạo nhiều ác nghiệp sẽ tái sinh trong cảnh tăm tối, đầy khổ đau. Đó là nghiệp báo và chính nghiệp báo này sẽ đưa dẫn con người sau khi chết đi mãi trong vòng luân hồi để chịu cảnh sinh, lão, bệnh, tử...”

Giải thích về hiện tượng hay tiến trình tái sinh của các bậc bồ tát, tác giả của tác phẩm “Những điều huyền diệu của Kim Cang Thừa”, nói:

“... Vấn đề tái sinh cũng có ở Phật giáo Việt Nam chứ không phải không có. Nhưng vì Phật giáo VN trong lịch sử không có truyền thống tái sinh, cho nên có những bậc chân tu phát những hạnh Bồ tát trở lại cõi đời, nhưng vì (VN) không có truyền thống tìm kiếm các vị tái sinh như Phật giáo Tây Tạng nên chúng ta không thấy mà thôi. Trở lại vấn đề tái sinh (của Phật giáo Tây Tạng), lấy thí dụ như Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng tính đến nay đã qua 14 đời tái sinh, có khác nhau trong hình hài, pháp hiệu nhưng tâm thức vẫn chỉ là một.

“Về tiến trình của các vị Lạt Ma cao cấp tái sinh được diễn tiến như sau: Các vị Lạt Ma cao cấp thường biết trước ngày, giờ mình sẽ qua đời. Nên các ngài để lại những di chúc bí mật mà trong đó thường là một bài kệ được viết bằng ẩn ngữ, mật ngữ, để các bậc trưởng lão theo đó mà tìm đến nơi chốn các ngài sẽ tái sinh. Hoặc các vị thực hành các nghi thức đặc biệt của Phật giáo Tây Tạng như nghi lễ cầu nguyện, thiền định. Và qua thiền định, các vị sẽ nhìn thấy những linh ảnh, cũng như các điềm báo trước các vị Lạt Ma đó sẽ tái sinh lúc nào, ở đâu, cha mẹ tên là gì, em bé có những đặc điểm gì, cũng như rất nhiều chi tiết khác để các vị trưởng lão theo đó mà đi tìm...”

Nói thế, không có nghĩa là các vị trưởng lão có nhiệm vụ đi tìm các Lạt Ma tái sinh, không có những thử nghiệm khác. Ở điểm này, tác giả “Những điều huyền diệu của Kim Cang Thừa” nhấn mạnh:

“...Ngoài ra, Phật giáo Tây Tạng còn có truyền thống từ lâu đời để khảo nghiệm xem em bé đó có đúng là Lạt Ma cao cấp tái sinh không, bằng cách trộn lẫn các vật dụng cá nhân dùng hằng ngày của các vị Lạt Ma lúc sinh tiền, như chuỗi tràng hạt, chuông và chày Kim Cang, bát ăn cơm v.v... với những đồ vật khác cũng giống y như vậy, để em bé lựa chọn. Nếu em bé chọn đúng tất cả các vật dụng quen thuộc mà tiền nhân đã dùng ở kiếp trước thì em bé đó đúng là Lạt Ma tái sinh. Phương cách này luôn được áp dụng với nhiều phương cách khác nữa, với mục đích xem em bé có đúng là Lạt Ma tái sinh mà mọi người đang tìm hay không. Vì là truyền thống lâu đời nên các cuộc trắc nghiệm như vậy đôi khi mất nhiều thời gian và khá cam go...”

Tác giả “Sự tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng” cũng cho biết thêm rằng, sự tái sinh của các vị Lạt Ma cao cấp, không nhất thiết phải là người Tây Tạng mà, sự tái sinh có thể thể thị hiện qua một em bé Âu châu, Phi Châu hoặc Nam Mỹ châu.

Trả lời câu hỏi của ký giả Nguyễn Huỳnh Mai (trong một cuộc phỏng vấn khác), về nhân duyên nào đã đưa Phương Dung tìm đến Phật giáo Tây Tạng? Phương Dung cho biết, khởi đầu từ một giấc mơ:

“...Đây cũng là nhân duyên của Phương Dung. Vì đạo Phật quan niệm rằng mọi sự xẩy ra trên đời này không phải do tình cờ, ngẫu nhiên mà do nhiều nhân duyên kết hợp lại. Trong đó, có cả túc duyên của các đời trước nữa. Cho nên, điều này hoàn toàn thuộc về lãnh vực tâm linh. Mà ở lãnh vực bất khả tư nghì này thì chúng ta không thể lấy kiến thức để chứng minh hay luận bàn được! Nhất là ở vào thời đại khoa học điện tử tiến bộ như ngày nay, có thể sẽ đưa đến nhiều ngộ nhận. Vì thế, Phương Dung chỉ có thể tâm sự rằng, Phương Dung quan niệm đời ngươi có nhiều đoạn và cũng có nhiều khúc quanh.

“Khúc quanh của cuộc đời Phương Dung là qua một giấc mơ kỳ diệu, cánh cửa tâm linh hé mở, và dưới bàn tay dìu dắt từ bi của Đức Bồ tát Quán Thế Âm, để từ đó Phương Dung bước vào Phật giáo Tây Tạng...”

*

Tính chất nhuần nhuyễn, phản ảnh qua những câu trả lời khi được hỏi, bởi một số nhà báo, tác giả bộ sách 2 cuốn, gần 1,000 trang: “Sự tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng” và, “Những điều huyền diệu của Kim Cang Thừa”, cho thấy khả năng cảm nhận, thấu hiểu tận cội, rễ tín lý Phật giáo Tây Tạng hay “Kim Cang Thừa” của Phương Dung - - Khiến tôi không ngạc nhiên khi biết, chỉ trong vòng 3 tháng, bộ sách này đã được tái bản để đáp ứng cầu bạn đọc.

Cũng qua những câu trả lời sâu sắc, mạch lạc, rõ ràng của Phương Dung ở trên, tôi không hề ngạc nhiên khi bộ sách “Sự tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng” và, “Những điều huyền diệu của Kim Cang Thừa” đã có được lời tựa của hai bậc cao tăng là Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu và Đức Đạt Lai Ma, đời thứ 14.

Ghi nhận về công trình trước tác của Phương Dung, Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu viết:

“...Đệ tử Diệu Hạnh - Phương Dung là một Phật tử được tôi trao truyền quy giới từ năm 1964 tại Cần Thơ, nam Việt Nam. Diệu Hạnh - Phương Dung được lớn lên trong tinh thần Phật giáo Đại Thừa và dần dần ảnh hưởng trong giáo pháp Mật Tông, Tây Tạng. Diệu Hạnh - Phương Dung đã được tu học theo các vị Lạt Ma cao cấp và cũng như đã được thân thừa cúng dường các vị mà Phật giáo Tây Tạng công nhận là các vị Lạt Ma tái sinh. Bởi nhân duyên ấy, Diệu Hạnh - Phương Dung đã cố gắng nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Sự tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng”. (STSCCLMTT)

“Cuốn sách này có lẽ nó chưa được dự vào hàng tuyệt tác, nhưng hẳn nó đã được ấn chứng những công phu tu tập, nghiên cứu biên soạn, đem lại lợi ích cho bổn thân Diệu hạnh – Phương Dung, và có thể giúp ích phần nào cho những bạn đồng tu và những vị muốn tìm hiểu...” (STSCCLMTT, trang 7 và 8)

Trong “Lời tựa” mở vào cuốn “Những điều huyền diệu của Kim Cang Thừa” (NĐHDCKCT), Đức Đạt Lai Lạt Ma viết:

“...Catherine Phương Dung đã chuẩn bị xong quyển sách này để giới thiệu một cách xác thực về Phật giáo Tây Tạng đến độc giả Việt Nam. Đây là một công trình quý báu vì tôi thường thấy những hiểu lầm, ngay cả giữa những cộng đồng Phật giáo, vì phong tục và truyền thống tu tập khác nhau. Điều quan trọng nhất là qua sự tu tập và ứng dụng những lời dạy của Đức Phật từ bi mà tìm được sự bình an trong tâm hồn, thanh thản trong cuộc sống, thì dù theo truyền thống nào cũng đều tốt. Tôi hy vọng đọc giả sẽ tìm thấy những điều hữu ích chứa đựng trong bộ sách này, sẽ đem lại sự bình an hơn nữa trong từng người nói riêng và cho cả thế giới nói chung.” (NĐHDCKCT, trang 7 và 8).

*

“...Điều quan trọng nhất là qua sự tu tập và ứng dụng những lời dạy của Đức Phật từ bi mà tìm được sự bình an trong tâm hồn, thanh thản trong cuộc sống, thì dù theo truyền thống nào cũng đều tốt...”

Tôi chọn lập lại phát biểu trên của Đức Đạt Lai Lạt - - thay cho lời cảm ơn tôi muốn gửi tới Catherine Phương Dung và, những ai đọc tới dòng chữ cuối cùng này.

Du Tử Lê

Ý kiến bạn đọc
20/09/201517:12:29
Khách
Moi người đều có sự hiểu biết riêng và được Thượng đế ban tặng trí khôn riêng nên không có sự suy nghĩ và nhận thức giống nhau .Vì thế khi trái đất bị Thượng đế hủy diệt thì chỉ còn người có tín ngưỡng theo Thượng đế còn sống mà thôi. Dó chính là lý do tại sao Phật nói sẽ biến mất Phật giáo trong tương lai.
20/09/201505:16:33
Khách
Tren doi nay khong co gi la vinh vien,truong ton ca.Tat ca deu theo quy luat THANH-TRU-HOAI-DIET.Dang CSVN cung khong thoat khoi quy luat nay va duong nhien THIEN CHUA GIAO cung cung chung so phan.VU TRU von tu khong thanh co va roi se thanh KHONG nhu cac NHA KHOA HOC da chung minh.Hay song cho HIEN TAI ,song trong AI NGU VA BIET LANG NGHE.Dubg tu cao tu dac ma kho
20/09/201500:47:50
Khách
+Hope the current Đạt Lai Lạt Ma will understand this.
I mean, he must not let red China has another chance to get a new Đạt Lai Lạt Ma. The new one should be vegan (just show some compassion to animals) and .....
19/09/201522:55:06
Khách
@ Không có gì đảm bảo rằng một Đạt Lai Lạt Ma ngu ngốc sẽ không được chọn.
Red China already got the Ban Thie^`n Da.t Ma 2nd position in Tibet political ladder (in theory this guy will pick the new Đạt Lai Lạt Ma). Hope the current Đạt Lai Lạt Ma will understand this.
19/09/201522:45:24
Khách
Voi nguy co The Chien thu III xay ra bat cu luc nao va noi nao tren qua dia cau nay, loai nguoi da so se bi diet chung va chang con Ton Giao nao de ma theo nua.
19/09/201522:44:34
Khách
@Thiên Chúa Giáo là tồn tại mãi mãi
If and oly if " Meat for the belly and belly for the meat and God will destroy both.
Meat and Man-""- Holly Bible by Jesus the Christ
19/09/201522:42:10
Khách
I was glad when Dalai Lama switched to vegetarian many years ago. Meat eating was no good and brought too much consequence. (Tibet had a hard time during communist culture revolution) Muslim world pays the karma now (Lord Muhamed was a vegan, but Muslim are not--vegetarian was a strange word to them). Nhat Nhat Chu'ng Sinh vo^ Sa't Nghie^.p Ha`thoì the^gioí
do^.ng dao binh.
19/09/201520:11:39
Khách
Phat giáo trong tương lai xa sẽ bị biến mất khỏi trái đất này, đó là lời một vị Sư đã nói trên đài truyền hình 57.3.
Cuối cùng chỉ còn Thiên Chúa Giáo là tồn tại mãi mãi . Vì là Tôn Giáo của Thượng đế.
19/09/201517:46:08
Khách
Như nhiều người nhận biết Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 là vị đạo cao đức trọng. Đúng là phong tục và truyền thống tu tập giữa những cộng đồng Phật giáo là khác nhau. Điều quan trọng nhất là qua sự tu tập và ứng dụng những lời dạy của Đức Phật mà tìm được sự bình an trong tâm hồn, thanh thản trong cuộc sống, thì dù tùy theo căn cơ và nhân duyên theo truyền thống nào cũng đều tốt. Tuy nhiên tôi cũng có chút thắc mắc là Phật giáo Đại Thừa cũng có dạy về kinh Kim Cang, vậy có phải Kim Cang Thừa Tây Tạng là biến thể của kinh Kim Cang? Khi Trung cọng tìm cách chi phối truyền thống này bằng dự định sẽ chỉ định vị Lạt Ma tái sinh kế tiếp sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma qua đời, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 đã cho biết "Cho dù ngôi vị Đạt Lai Lạt Ma nên tiếp tục hay không là tùy thuộc vào người dân Tây Tạng. Không có gì đảm bảo rằng một Đạt Lai Lạt Ma ngu ngốc sẽ không được chọn. Điều này sẽ rất buồn, chỉ làm xấu đi vai trò của Đạt Lai Lạt Ma. Vì vậy, tốt hơn nhiều là một truyền thống hàng trăm năm tuổi nên chấm dứt tại thời điểm này." Vậy phong tục và truyền thống tái sinh của các Lạt Ma là đặc thù của dân tộc Tây Tạng được áp dụng như phương tiện hữu vi từ thuyết luân hồi của Phật giáo được áp dụng vào thực tiễn chính trị của dân tộc Tây Tạng?
19/09/201514:22:20
Khách
Phương Dung, Và “Sự Tái Sinh Của Các Lạt Ma Tây Tạng”
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.