Hôm nay,  

Con Gà và Quả Trứng

18/09/201500:00:00(Xem: 8489)

“I may not know much, but I know chicken shit from chicken salad.”

? 36th US President Lyndon B. Johnson.

*

Câu hỏi là “Cái nào sinh ra trước? Con gà hay quả trứng?”

Giả thừ con gà sinh ra trước.

Câu hỏi: Con gà sinh ra từ đâu?

Trả lời: Từ quả trứng.

Giả thử qua trứng sinh ra trước.

Câu hỏi: Quả trứng sinh ra từ đâu?

Trả lời: Từ con gà.

Câu hỏi “Cái nào sinh ra trước?” này đã nổi tiếng từ 3-4 thế kỷ trước công nguyên; và cũng là câu hỏi đươc rộng rãi công nhận là khó trả lời nhất. Triết gia cỡ đại cổ thụ cố giải thích lòng vòng lung tung rồi cũng đành chào thua; Khoa học gia nặng ký liên tục đưa ra rất nhiều kết quả thí nghiệm, bằng chứng hẳn hòi mà vẫn không được đa số quần chúng chấp nhận thỏa đáng; Lãnh đạo tôn giáo tích cực rao giảng, trích dẫn vô số tài liệu thần học, thánh kinh rồi cuối cùng cũng thuyết phục tín hữu là “phải” tin như vậy, đó là “phép lạ” không giải thích được!..

Một phó thường dân như tôi thì chỉ nghe qua câu hỏi thôi, đã thấy đầu dường như quay mòng mòng trên cổ, muốn khai bệnh nhức đầu chóng mặt tức thời. Giải thích bằng cách nào bây giờ – Quả trứng sinh ra con gà; Con gà sinh ra quả trứng; Quả trứng sinh ra con gà… - thì cuối cùng cũng trở lại chỗ mới bắt đầu.

Nói ngắn lại, chưa có lời giải nào gọi là thắng cuộc hay làm hài lòng mọi người. Mọi sinh vật phải có một sinh vật nguyên thủy (first origin of the spicies). Đúng như vậy! Nhưng làm cách nào chúng ta có thể biết hay ít ra hiểu được sự bắt đầu này như thế nào? Từ đâu? Khi nào?

Bây giờ, nếu quý vị quởn không có việc gì quan trọng để làm, xin hãy cùng tôi lần lượt xem qua các lời giải trên các lãnh vực to tát hơn đời thường; hy vọng cùng nhau rút ra được một lời giải riêng cho chính bản thân mình cho đỡ ấm ức.

Triết học

Từ thời cổ đại, câu hỏi nhức đầu này đã được các thầy triết gia và toán học cổ Hy Lạp. La Mã loại nặng cân chiếu cố bàn tới bàn lui, mặc dù không hề thấy họ đưa ra một bằng chứng nào cụ thể.

Plato (424-348? BC) triết gia đầu tiên đã lên tiếng về câu hỏi này, nhưng âm điệu của Plato nghe tương tự như của một nhà thần học, không phải là một triết gia. Plato nói: “Tất cả mọi sinh vật (all species) xuất hiện lần đầu tiên trên quả đất từ một sự thiêng liêng” (that everything before it appeared on earth had first its being in “spirit.”)

Aristotle (384-322 BC) có vẻ lúng túng với câu hỏi. Aristotle cho là con gà đầu tiên và quả trứng đầu tiên có lẽ (?) xuất hiện cùng một lúc. Nếu phóng đại ra, con người đầu tiên sinh (xuất hiện) ra không có cha mẹ. Vào lúc đó, ý kiến này bị đả kích là chẳng giải thích được cái quái gì, nghịch với lẽ tự nhiên… (?)

Plutarch (46-120? AD) nói về “con gà mái” hơn là nói chung chung về “con gà.” Plutarch đưa ra một số lời bàn loạn qua bài viết “Con gà mái hay là quả trứng có trước,” (Whether the hen or the egg came first). Nội dung bài viết này cũng tương tự như ý kiến của Aristotle ngày trước: Gà mái và quả trứng xuất hiện cùng một lúc (?)

Macrobius (Đầu thế kỷ thứ 5), một triết gia La mã – không phải Hy Lạp, cho là câu hỏi rất thú vị nhưng câu trả lời của triết gia lại thuộc loại “huề vốn” là: Cái nào ra trước cũng được; tùy theo cách nhìn, kinh nghiệm và sở thích của cá nhân..

Khoa học

Đối với Khoa học, trước khi tin, mọi sự việc cần phải được chứng minh. Khoa học gia cho rằng chúng ta nhìn, ngửi và cảm thấy thứ gì thì chúng ta cũng có các phương pháp khoa học với khả năng cân, đo hay làm cho nó lập lại (re-producing) được. Khoa học gia không dễ nhắm mắt khơi khơi tin vào một cái gì bí ẩn! Ậy! Thế mà với câu hỏi này, Khoa học gia từng đưa ra bằng chứng khoa học với hai lời giải trái ngược chiều với nhau: Khi thì Con Gà có trước; Khi thì Quả Trừng có trước. Thật lẩm cẩm !

Stephen Hawking, một bác học về vật lý vũ trụ (astrophysicist) được xem như người bác học kế tiếp thay thế cho Albert Einstein, và Christopher Langan từng bàn và cãi là Quả Trứng, nói chung chứng không riêng trứng gà, đến trước Con gà theo luật tiến hóa và đào thải. Tất cả bắt đầu từ một tế bào đơn giản nhất (single cell ameba)… Tế bào phân hóa (mutations), biến giải qua hàng triêu năm,… như vậy trứng phải thành hình (từ một tế bào) trước con gà. Một động vật không thế biến dạng thành một động vật khác trong suốt đời sống thực của nó. Sự phân hóa chỉ có thể xẩy ra ở trong lúc động vật thụ thai, hay trong giai đoạn còn trứng nước của động vật. Như vậy trên phương diện sinh lý học, quả trứng muốn thay đổi, phải đến trước và kết quả sinh trứng ra con gà.


Đến tháng 7 năm 2013, Bác sĩ Colin Freeman của Sheffield University, và sau đó 2 bác sĩ Mark Rodger và David Quigley của Warwick University cùng tại Anh Quốc qua thử nghiệm nhận thấy là buồng trứng (ovary) của gà mái có một loại “Protein Gà Mái” gọi là Ovocleidin-17 (OC-17) đã tạo ra (crystallization) và làm tăng trưởng vỏ trứng gà bên trong cơ thể con gà mái… Protein OC-17 này cũng làm cho lòng đỏ trứng gà hình thành và cuối cùng toàn thiện quả trứng gà. Bác sĩ Colin Freeman kết luận là:

“Từ lâu rồi chúng ta vẫn cho là quả trứng sinh ra trước, bây giờ tôi mới chứng minh được là phài là con gà sinh ra trước vì chỉ có gà mới tạo ra được vỏ trứng.”

Tin này được tất cả các hãng truyền thông quốc tế lớn như NBC, CBS và FoxNews đăng tải một lượt với hàng “tít” lớn:

“Câu hỏi Con Gà và Quả trứng đã có lời giải…”

Tuy vậy, rất nhiều người vẫn còn ngờ vực. Họ xem lời tuyên bố của Dr. Colin Freeman như là một sự diễn đạt một cách sai lạc sự kiện khoa học (misrepresentation of sciences, a bad science). Câu hỏi “Cái nào đến trước…” này có lẽ phải cần một thêm vài trăm năm nữa mới được chứng minh một cách thích đáng.

Tôn giáo

Tôn giáo không cần “bằng chứng” (evidences). Tôn giáo chỉ cần “niềm tin” (belief / faith) hay là “phép lạ” (miracles). Để đi từ điểm A và điểm B cần phải có một cái gì cụ thể có thể giải thích được?! Khoa học cần có thời gian, sự học hỏi, thí nghiệm và đo lường. Tôn giáo chỉ cần “Thượng đế.” Thượng đế có phép lạ làm được mọi chuyện trên đời. Theo thiển ý của tôi, nếu “smartphone” xuất hiện trên quả đất cách đây 200 năm, nó có thể được xem là một “Phép lạ.” Hôm nay, tất cả chúng ta đều hiểu là sự tiến bộ của khoa học điện toán làm ra “smatphone” chứ không phải phép lạ. Như vậy “Phép lạ” có thể cũng chỉ là một lời giải thuận tiện, tạm thời khi chưa tìm ra được có lời giải thực, rõ ràng…

Thiên Chúa giáo

Giáo lý Thiên Chúa giáo ghi là:

“Khởi đầu, Đức Chúa Trời lập ra Thiên đàng và Quả đất…” (In the beginning God created the heavens and the earth.)-- Genesis1:1.



“Thế rồi Đức Chúa Trời nói là: Hãy để cho trái đất sinh ra các loài, mỗi loài sẽ sinh sản ra con cái đồng loại …” (Then God said, "Let the earth bring forth living creatures after their kind: cattle and creeping things and beasts of the earth after their kind") – Genesis 1:24.

Như thế, theo kinh thánh thì con gà phải được sinh (lập) ra trước và con gà sẽ đẻ trứng đề tiếp tục duy trì nòi giống gà.

Nếu chúng ta nói đời sống nào cũng vậy, phải có một điểm bắt đầu (starting point) và trước điểm bắt đầu đó không (chưa) có đời sống thì chỉ có thượng đế mới có khả năng tạo nên đời sống từ chỗ không có đời sống. Nói cách khác, nhìn từ chỗ nguyên thủy của đời sống, rồi đến khi chúng ta nhìn lại cái kết quả ngày hôm nay thì phải hỏi “ai xuất hiện trước?” Cha mẹ hay con cái? Hay là Con gà hay quả trứng? Tín hữu Thiên Chúa giáo tin là cha mẹ phải sinh ra trước. Đời sống của cha mẹ là cần thiết. Hiểu như vậy Thiên Chúa giáo chứng tỏ và công nhận là “Thượng đế” có thực; và tất nhiên “Con gà phải có trước quả trứng.”

Cái vào đến trước, Con gà hay Quả trứng? Những ai tin vào thượng đế thì không cần bằng chứng; với những ai không tin vào thượng đế thì không có bằng chứng nào lđược chấp nhận !

Phật giáo (và cả Ấn Độ giáo)

Phật Giáo tin vào thuyết Luân Hồi: Mọi sự sẽ trở lại trong một vòng tròn vô định – không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm đến. Như vậy “Cái nào đến trước…” không phải là vấn đề của Phật giáo.

Lời cuối

Vấn đề “Con gà và quả trứng” không còn đơn thuần là vấn đề tìm hiểu một lời giải sinh học mà bây giờ đã trở thành vấn đề của triết học, xã hội và kinh tế. Nó tiêu biểu cho các tình trạng khó khăn, lưỡng nan, không tìm ra được câu trả lời cho thỏa đáng. Luân lý mà chúng ta học được từ câu hỏi này là:

Trong đời sống, chúng ta bằng mọi cách nên cố tránh các trường hợp nan giải này xẩy đến cho mình là thượng sách.

Khôn ngoan chưa đủ để sống mạnh giỏi, cần phải biết (qua sự học hỏi, giáo dục) nữa mới sống nổi trên quả đất chật chội mà mọi thứ đều “made in china” này.

Trần Văn Giang

Ngày 18 tháng 9 năm 2015

Ý kiến bạn đọc
18/09/201510:24:31
Khách
Mot bai viet tuong doi ngan nhung rat la hay (excellent) vi nguoi doc thay ngay lap tuc la tac gia co mot kien thuc va trinh do hoc van rat kha quan (significant) ve moi mat nhu Chinh Tri (L.B. Johnson), Khoa Hoc (Stephen Hawking, etc.), Triet Hoc (Aristotle, etc), Ton Giao (Genesis1:1), Luan Ly, etc.

Mot nha binh luan voi tai nang (talent) nhu vay rat la hiem (hard to find) lam nguoi doc uoc ao (wish) rang neu tac gia duoc cong tac voi cac bao hang dau o HK nhu Wall Street Journal, The Washington Post, etc. hoac voi cac hang thong tin noi tieng nhu CNN, CBS, ABC, MSNBC, etc. thi hanh dien biet chung nao cho NVHN noi rieng va VN noi chung (Thinh thoang thay nha binh luan gia Fareed Zakaria xuat hien tren CNN phan tich van de ma phat them !!!).

Cam on tac gia nhieu cho bai viet that cong phu, ti mi (detail oriented), co chieu sau (depth).
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.