Hôm nay,  

Mỹ nên làm gì với những hòn đảo giả mạo của Trung Quốc ở Biển Đông?

16/09/201520:58:00(Xem: 3895)
Chống Tàu Diệt Việt Cộng - Mỹ nên làm gì với những hòn đảo giả mạo của Trung Quốc ở Biển Đông?

National Interest

Tác giả: James Kraska

Người dịch: Trần Văn Minh

15-09-2015

Trong khi Trung Quốc đi lại một cách vô hại quanh các đảo thật của Mỹ ở Alaska, Mỹ rõ ràng không thể làm như vậy xung quanh các đảo giả của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự qua lại vô hại của tàu chiến Trung Quốc xuyên qua lãnh hải của đảo Attu, trong dãy đảo Aleutian, đã cộng thêm một vết hằn nữa cho chính sách ở Biển Đông của Mỹ.

Vào ngày 12 tháng 5, báo Wall Street Journal tường thuật rằng Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã yêu cầu các thuộc cấp “xem xét các lựa chọn” để thực hiện quyền và tự do hàng hải và hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), gồm bay máy bay tuần tra hàng hải bên trên các đảo nhân tạo mới của Trung Quốc trong khu vực, và gửi các tàu chiến của Mỹ tới bên trong khu vực 12 hải lý của các đảo đó. Cuối tháng đó, một máy bay do thám P-8 mang theo một đội phóng viên của CNN, đã bị cảnh cáo liên tục từ đá Chữ Thập phải “rời khỏi ngay lập tức”, ngay cả khi họ đã bay ở ngoài khu vực 12 hải lý của bãi đá. Đá Chữ Thập là một hòn đá nhô lên giữa biển do Trung Quốc chiếm đóng, đã được củng cố bằng một diện tích đất bồi đắp rộng 2,7 triệu mét vuông để trở thành một hòn đảo nhân tạo với một đường băng dài 3.110 mét và bến cảng, có khả năng phục vụ các tàu chiến lớn.

Tàu chiến và tàu thương mại của tất cả các nước có quyền qua lại một cách vô hại trong lãnh hải của một tảng đá hay đảo của một quốc gia ven biển, trong khi máy bay không được hưởng quyền như vậy. Mỉa may thay, trang báo mạng Politico tường thuật vào ngày 31 tháng 7, rằng Tòa Bạch Ốc đã ngăn kế hoạch của Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, để gửi tàu chiến vào khu vực 12 hải lý của các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc – là những thực thể biển thậm chí không đủ điều kiện để có một vùng lãnh hải. Với sự ngăn chặn việc quá cảnh như vậy, các viên chức quân sự nhận biết rõ rằng Tòa Bạch Ốc đã ngầm chấp nhận tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc để kiểm soát di chuyển hàng hải xung quanh các thực thể do họ chiếm đóng ở Biển Đông. Thượng nghị sĩ John McCain phàn nàn rằng Hoa Kỳ đang phạm một “sai lầm nguy hiểm” bằng cách thừa nhận trên thực tế các tuyên bố “chủ quyền” của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo.

Hiện chưa rõ các thực thể biển như rạn san hô Chữ Thập là đá hay chỉ đơn thuần là bãi chìm bị ngập nước khi thủy triều lên cao, và sau khi Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ, bây giờ khó có thể xác định trạng thái thiên nhiên của chúng. Theo các điều khoản của luật biển, các quốc gia sở hữu các bãi đá tự nhiên được quyền đòi hỏi lãnh hải 12 hải lý. Mặt khác, các bãi chìm ở giữa đại dương không đủ điều kiện cho bất kỳ loại chủ quyền biển nào. Tương tự như vậy, các đảo nhân tạo và các cơ sở trên đó cũng không tạo ra vùng biển chủ quyền nào hay quyền chủ quyền theo luật pháp quốc tế, mặc dù chủ sở hữu các thực thể có thể duy trì một vùng quản lý giao thông hàng hải 500 mét để bảo đảm an toàn hàng hải.

Bất kể vị trí địa lý tự nhiên của các thực thể biển do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông, Trung Quốc không có quyền pháp lý với chúng. Mỗi thực thể do TQ chiếm đóng đều được một nước khác tuyên bố chủ quyền, thường với chủ quyền rõ ràng hơn từ sự cai trị thuộc địa của Tây Ban Nha, Anh hay Pháp. Quốc gia, chứ không phải đất, có chủ quyền, đó là lý do tại sao không có lãnh hải xung quanh Nam Cực – Nam Cực không thuộc chủ quyền của bất kỳ nước nào, mặc dù là một lục địa. Khi Hoa Kỳ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể, Hoa Kỳ không có nghĩa vụ chấp hành các yêu cầu một vùng lãnh hải trên lý thuyết. Bởi vì lãnh hải là chức năng chủ quyền quốc gia đối với mỗi hòn đá, hải đảo, và không phải là một chức năng địa lý đơn giản, nếu Hoa Kỳ không công nhận bất kỳ quốc gia nào có quyền sở hữu đối với một thực thể, thì Hoa Kỳ không có nghĩa vụ tôn trọng vùng lãnh hải lý thuyết và có thể xem thực thể đó như “vô chủ”. Không những tàu ​​chiến Hoa Kỳ có quyền qua lại trong vòng 12 hải lý của các thực thể do Trung Quốc chiếm đóng, họ còn được tự do để làm như thế như là thực hành tự do biển khơi theo Điều 87, Công ước Luật Biển, thay vì theo điều khoản hạn chế hơn của sự qua lại vô hại. Hơn nữa, trong khi sự qua lại vô hại không cho phép máy bay bay ngang qua, tự do biển khơi cho phép như thế, và máy bay hải quân Mỹ có thể hợp pháp bay ngang qua các thực thể đó.

Để đáp lại, có thể gợi ý rằng trong khi Hoa Kỳ có thể không công nhận quyền sở hữu của Trung Quốc đối với những tảng đá, Hoa Kỳ phải ý thức rằng một số quốc gia, có lẽ một trong những quốc gia ven biển thực sự nằm trong vùng lân cận của các thực thể, có chủ quyền hợp pháp, và vì thế hải quân Mỹ bắt buộc phải nhìn nhận một vùng lãnh hải giả định.

Tuy nhiên, có thể không nước nào có chủ quyền hợp pháp, và có thể cuộc tranh luận lòng vòng và sự ít ỏi bằng chứng của các bên yêu sách chủ quyền đưa ra cho thấy đây là trường hợp. Trước Thế chiến thứ Hai, rất ít, nếu có, các thực thể được một nước nào đó điều hành một cách hiệu quả, ngoại trừ Nhật Bản đã chiếm đóng bất hợp pháp trong thời kỳ chiến tranh. Tokyo đã từ bỏ yêu sách của họ sau Thế chiến thứ Hai. Tương tự như vậy, hành động của các quốc gia sau năm 1945 để chiếm lấy các thực thể biển bằng cách xâm lược vũ trang, trước mắt là bất hợp pháp theo Điều 2 (4) của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, những hành động của một quốc gia để củng cố yêu sách sau khi có sự tranh chấp, cũng như thế, không có hiệu ứng pháp luật. Trong mọi trường hợp, những tuyên bố chủ quyền mạnh nhất xuất phát từ học thuyết “possidetis uti” [chủ quyền thuộc về sở hữu chủ thực sự], trong đó quy định rằng sở hữu hợp pháp sẽ thuộc về các thuộc địa sau khi họ trở thành quốc gia độc lập. Trước năm 1945, chinh phục là phương cách hợp pháp để thu nhận quyền lãnh thổ, do đó, các cường quốc thực dân Âu châu chắc chắn có quyền sở hữu hợp pháp đối với các thực thể mà họ kiểm soát. Philippines, Malaysia và Brunei, Indonesia, và Việt Nam lấy lại chủ quyền đối với các thực thể từ Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan và Pháp.

Quan trọng hơn, thậm chí giả định rằng một nước nào đó có thể có chủ quyền hợp pháp đối với một thực thể, các nước khác không bị bắt buộc phải trao cho quốc gia đó quyền đơn phương áp dụng và thực thi các biện pháp can thiệp vào giao thông hàng hải, cho đến khi chủ quyền hợp pháp được giải quyết. Thật vậy, thừa nhận luật lệ của bất cứ quốc gia nào liên quan đến các thực thể đang có tranh chấp là hợp pháp hóa tuyên bố của quốc gia đó và chọn bên. Điểm này đặc biệt quan trọng đối với các chuyến bay ngang của hàng không dân sự bởi vì các nước đã quản lý không lưu quốc tế thông qua Cơ quan Hàng không Dân dụng Quốc tế và các khu vực kiểm soát không lưu trên toàn thế giới. Cuối cùng, có một lý do về chính sách hỗ trợ tiêu chuẩn này. Với sự gia tăng các tuyên bố chủ quyền đối với hàng trăm tảng đá, rạn san hô, đá ngầm và cồn ở Biển Đông, nếu cộng đồng quốc tế công nhận quyền lý thuyết tối đa được tạo ra bởi các thực thể đó, các đại dương và vùng trời sẽ trở nên giống như pho mát Thụy Sĩ (ám chỉ vùng trời có những khu vực cấm rải rác khắp nơi) và thực tế là sẽ đóng cửa đối với tự do hàng hải và tự do bay qua.

Sử gia nổi tiếng người Mỹ Samuel Flagg Bemis gọi học thuyết về tự do trên biển là “quyền bẩm sinh cổ đại” của nước Cộng hòa Mỹ. Quyền bẩm sinh này phải đối mặt với nguy cơ trầm trọng nhất kể từ chiến tranh tàu ngầm không hạn chế. Woodrow Wilson đã đưa Hoa Kỳ vào Thế chiến thứ Nhất để minh định chương trình 14 điểm cho hòa bình. Điểm số 2 là cho “tự do hàng hải … trong thời bình và chiến tranh”. Tương tự như vậy, Franklin D. Roosevelt và Winston Churchill đã ký Hiến chương Đại Tây Dương vào năm 1941, là hiến chương đặt ra các nguyên tắc cho một trật tự thế giới mới – các quốc gia liên hiệp. Nguyên tắc thứ Bảy ràng buộc họ với tự do trên biển. Quyền tự do hàng hải và luật biển đang ở bước ngoặt. Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế phải hành động ngay bây giờ để hoạt động với sự đều đặn trên, dưới và trên mặt nước ở Biển Đông, kiên trì và thường xuyên trong vùng lân cận đảo nhân tạo của Trung Quốc. Chỉ có sự hiện diện bình thường ngay hôm nay mới bảo đảm được tương lai và ổn định trong ngày mai.


Xem: 
https://anhbasam.wordpress.com/2015/09/16/5111-my-nen-lam-gi-voi-nhung-hon-dao-gia-mao-cua-trung-quoc-o-bien-dong/

.
.

Ý kiến bạn đọc
17/09/201518:32:45
Khách
HK chang lam gi sot ca ma co le con cuoi tham nua la khac vi HK hien gio co 10 hon dao gia mao di chuyen duoc tren khap bon be: Thai binh Duong, Dai tay Duong, An Do Duong va Bac binh Duong (Arctic).

Muoi hon dao gia mao nay duoc chay bang nguyen ty luc (nuclear), duoc trang bi vu khi toi tan nhat va co khoang 850 chien dau co (F-18s, F-35s) chua ke truc thang (helicopters) va nhung vu khi khac ma Bo Quoc Phong khong tuyen bo. Khi can, nhung phi vu (sorties) co the thuc hien ngay dem khong nghi.

Voi 10 hon dao gia mao di chuyen duoc (supercarriers) nay cua HK, chien luoc cua TQ bi vo hieu hoa ngay tu luc dau ma con ton hai ngan quy biet den chung nao. TQ tuong minh khon, hoa ra la dai (dumb).
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.