Hôm nay,  

Điểm, Sơ Lược 40 Năm Văn Học Nghệ Thuật Việt (1975- 12015) quyển 2

12/09/201508:30:00(Xem: 5251)

Điểm, Sơ Lược 40 Năm
Văn Học Nghệ Thuật Việt
(1975- 12015) quyển 2


blank


Nhà Xuất bản  HT Productions  vừa mới cho phát hành  40 Năm Văn Học Việt (1975-2015) cuốn 2, tiếp theo tập 1 phát hành  trong thàng 4/ 2015 của nhà thơ Du Tử Lê. Sách gồm 5 chương : Âm nhạc, Báo chí & Xuất bản, Hội họa, Thi ca và Văn xuôi, viết về 45 tác giả trong và ngoài nước:

Chương 1: Âm nhạc:

- Bản ngã nhị trùng và tố chất nhạc sĩ: Hải Nguyên,

- Nhất Chi Vũ và, những biến đổi nhạc thuật hôm nay (PV).

- Ngọc Uyên, hát như một hành trình đi tìm chính mình.

- Nguyễn Cao Nam Trân, tiếng hát chở quá khứ vào lấp lánh mai sau.

-Nguyên Long: “Thi ca món quà đặc biệt trong lãnh vực văn chương” (PV).

- Phạm Gia Cổn, từ âm nhạc tới Hoàng Hạc.

- Quỳnh Giao, hát, viết như đi tìm chân dung mình qua học thuật.

- Thái Xuân, nữ đại-sứ-tân-nhạc-Việt-xứ-người.

- Trần Dạ Từ và, cuộc cách mạng xanh cho ca khúc.


Chương 2: Báo chí, xuất bản:

- Đoàn Thạch Hãn / Đoàn Kế Tường: Hai tên gọi, một kiếp đời oan nghiệt.

- Phương Dung, và sự tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng.


Chương 3: Hội Họa

- Ann Phong, người đem được sắc màu Việt Nam tới quảng trường hội họa thế giới.

- Những nẻo đường văn chương, hội họa quyết liệt của Võ Công Liêm.


Chương 4: Thi Ca

- Hư-ảo-hình, làm thành hư-ảo-thơ Đoạn Trường.

- Từ Vương Kim Vân tới Lê Giang Trần: bập bùng những hơi thở buồn!

- Nguyễn Khắc Nhượng, thơ như một cứu rỗi.

- Nguyễn Khôi, Hà Nội, một nhan sắc khác.

-Nguyễn Ngọc Hưng, tấm gương lớn của một nhà thơ vượt cao, trên số phận.

- Nguyễn Ngọc Hạnh, “một đời lụy với câu thơ”.

- Nguyễn Phương Thúy, “Ba mươi nỗi buồn em cổ điển”, một nhan sắc thi ca ẩn hương.

- Tính dịu dàng Việt trong thơ Nguyễn Thị Bích Thoa.

- Những dặm đường xốn xang chữ, nghĩa Nguyễn Thiên Ngân.

- Nguyễn Xuân Thiệp, xương rồng nở hoa cùng “gió mùa”.

- Phạm Thị Ngọc Liên, ngọn pháo bông thi ca, ngày tới.

- Phạm Ngọc, người từ chối xài tiền giả trong thi ca.

- Trả lại chỗ đứng cho thơ Phượng Trương Đình.

- Tạ Tự, thi sĩ đến từ thế giới khác.

- Thiên Giang, những câu thơ mang tính định đề.  

- Trần Lê Sơn Ý, những công án thi ca khôn giải đáp?

- Trịnh Sơn, người sớm tìm được cho thơ, cách-nói-khác.

- Nhan sắc mới cho thơ Trúc Thanh Tâm.

-Trương Thị Bách Mỵ, bản lãnh chữ, nghĩa của một người làm thơ trẻ ở VN.

- Tính siêu thực trong lục bát Trương Xuân Thiêm

- Chia tay và, trở về lục bát, qua thơ Sỹ Liêm.

- Võ Chân Cửu, con đường lênh đênh thiết tha chữ, nghĩa.  


Chương 5: Văn xuôi:

- Bùi Bích Hà, trong cõi văn chương nữ giới, quê người.

- Châu Thụy, tái hiện bi kịch vượt biển trong “Vực Xoáy”.

- Lê Minh Hà, Nam Cao thời hiện đại?

- Lữ Thị Mai, trên dặm trường chữ, nghĩa nong chặt ám ảnh và, nỗi niềm trong thơ, văn.

- Những con chữ hân hoan búng mình trên mặt sông chữ, nghĩa Lữ Quỳnh.

- Nam Dao, cái đẹp, ân sủng của đời sống.

- Nguyễn Ngọc Bảo, ngày xuân đỏ đen cùng chữ nghĩa với hội VHKHVN và, trò chơi thả thơ với thơ Du Tử Lê.

- Những tiếng kêu thảng thốt trong văn Nguyễn Chính.

-Nguyễn Hồng, thế hệ nhà văn không có trong tay la bàn!

- Nguyễn Ngọc Tư, hiện tượng tiêu biểu của 40 năm văn xuôi Việt.

- Nguyễn Xuân Tường Vy, “mắt thuyền”. Trôi tới.

- Những ngọn nến văn chương mang tên Phan Thị Vàng Anh.

- Võ Thị Xuân Hà, trầm tích chữ nghĩa, văn chương một thời.

Xem cách Du Tử Lê dùng những tiểu tựa để tóm tắc về mỗi tác giả, người đọc không khỏi thích thú tính chất  văn chương gần gũi phù chú của ông. Hình như có một người nào đã nói là ”Nhà thơ Du Tử Lê là một  phù thủy chữ nghĩa”, xem ra câu nói này, nếu ta thay vào là Nhà văn Du Tử Lê thì cũng sẽ không làm thay đổi nghĩa của nó..

Để nhấn mạnh thêm đề tựa “ Sơ lược…” tác giả viết trong phần mở đầu:” chúng tôi không phải, (sẽ không bao giờ) tự nhận là một nhà phê bình văn học - Mà, chúng tôi chỉ là người ghi lại ít, nhiều cảm nghĩ của mình về một giai đoạn VHNT Việt phong phú, đa dạng, nhiều hứa hẹn tương lai rực rỡ...”

Về tiêu chí chọn các tác giả trong cả 2 tập, Du Tử Lê cho biết, giống như tập 1 “ chọn giới thiệu một số tác giả có mặt trong sinh hoạt 20 năm VHNT Miền Nam (1954-1975). Nhưng sau 1975 họ mới xuất bản tác phẩm hoặc, được độc giả biết đến một cách rộng rãi hơn. Như nhà văn, nhà thơ Lữ Quỳnh, Võ Chân Cửu, Nguyễn Khắc Nhượng, nhà báo Đoàn Thạch Hãn (tức Đoàn Kế Tường) v.v... “ Ngoài ra, ông cũng cho biết ông: “ đặc biệt chú ý tới những người trẻ. Những người mới cầm bút. Tên tuổi của họ, có thể còn xa lạ với đa số bạn đọc. Nhưng, nếu cá nhân chúng tôi tìm thấy ở nơi họ một hay vài đặc điểm, ít thấy nơi những tác giả khác; hoặc họ cho thấy đã vượt qua được chính họ thì,  chúng tôi cũng rất hân hoan dành  ưu tiên, cụ thể  là một số trang sách đáng kể, cho họ... Như lời chào mừng những dòng nước VHNT đang sung mãn quăng mình về chân trời...”.

Trong suốt hai tập Sơ Lược 40 Năm  Văn Học Việt (1975-2015), qua hàng trăm tác giả, “ngòi bút” Du Tử Lê đã bình nhiều hơn phê bằng một bút pháp thật đặc biệt: thoáng, nhẹ nhàng, trang trọng và nhất là có tính chất khẳng định qua những cụm từ (khá nhiều) hết sức là khiêm nhường như : “Tôi e rằng…”, “Trộm nghĩ rằng… ” , “Phải chăng vì thế mà…” trước khi đưa ra nhận định của ông về một tác giả nào đó. Những nhận định  hoàn toàn có cơ sở và khoa học. Tôi nghĩ rằng, nếu không nghiên cứu cẩn trọng, nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về tác giả viết đến, Du Tử Lê không thể gửi đến người đọc những tác giả văn, thơ những nghệ sĩ về âm nhạc, hội họa mà trong đó ngoài những tên tuổi quen thuộc còn có những tác giả hãy còn khá mới mẻ  trong giới văn học nghệ thuật. Trong những tác giả “mới” này, qua sự chắc lọc kỹ lưỡng của mình, và, cẩn thận hơn nữa, Du Tử Lê đã đem cả kinh nghiệm của mình để giới thiệu tác giả đó bằng bà phỏng vấn với những câu hỏi không “dễ “ chút nào.( Nhất Chi Vũ và, những biến đổi nhạc thuật hôm nay). Với khả năng bay lượn với câu thơ, vận dụng kỹ thuật tinh tế cho thơ của mình, Du Tử Lê đã có thể chỉ ra những sắc thái thật tiêu biểu của những nhà thơ trẻ, mới xuất hiện như khi viết về nhà thơ Phượng Trương Đình : “Điều tôi ngạc nhiên, chú ý và thấy được là, chỉ trong một thời gian ngắn, tiếng thơ Phượng Trương Đình đã làm một cuộc hóa thân ngoạn mục. Thơ Trương Đình như diều gặp gió: Bay bổng tới những vùng trời cao rộng hơn: Từ khả năng vận dụng chữ nghĩa ở khía cạnh Tu từ học ( Rhetoric) , qua tới những kỹ thuật mang tên Ẩn dụ (Metaphor), Hoán dụ(Metonymy), Biểu dụ (Synecdocher) hay Nghịch dụ (Irony)...” Hay viết về nhà thơ Nguyễn Phương Thúy: “Người đọc sẽ thấy rất nhiều trong ‘con đường thơ Nguyễn Phương Thúy’ những so sánh, liên tưởng thông minh và, ý thức.

“Thí dụ, khi một trong những chủ-ngữ của bài thơ ‘Khi ta ba mươi’” là ‘nước biển’. Nguyễn Phương Thúy viết: ‘Chắt từ biển có đôi dòng nước mặn’ (ngụ ý đôi dòng lệ). Rồi ‘Nắng gửi cho em sấy thành hạt muối trắng’.

“Chỉ với hai câu thơ này thôi, chúng ta đã thấy ‘liên tưởng của liên tưởng’ đuổi bắt nhau, thành một đoạn phim ba chiều, liên tục. Và, khi muối (hay nước mắt) chất vào quang gánh đi dọc hành trình đời sống thì: ‘Đôi quang gánh đong đưa theo chiếc bóng/Lặng thinh mà như kể hết gian truân’.

“Nói cách khác, rõ hơn, Nguyễn Phương Thúy đã không liên tưởng ‘nước biển’ với đất, đá, chim muông hay bất cứ một hình ảnh không tương thích nào khác.

“Về phương diện kỹ thuật, theo tôi, cao hơn một bậc, là kỹ thuật nhân cách hóa. Trong “Con đường thơ Nguyễn Phương Thúy” hay thi phẩm “Ba mươi, nỗi em buồn cổ điển”, Nguyễn Phương Thúy không chỉ nhân cách hóa những sự vật cụ thể, mà, Nguyễn còn cho thấy khả năng nhân cách hóa cả những sự kiện trừu tượng, vô hình nữa.

Thí dụ:

“Ba mươi năm đủ dài để chăm bẵm giấc mơ”

Hoặc:

Ở phía cuối chân trời hạnh ngộ ốm chênh chao”

(Trích “Nỗi buồn em cổ điển”)

Bên cạnh đó không thiếu những dí dỏm và sâu sắc như khi viết về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:

“Đôi người có ý so sánh văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư với hai nhà văn tiền bối Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam.

Riêng tôi, tôi không thấy một tương cận nào giữa ba tác giả ở hai giai đoạn văn chương, khác nhau quá xa này. Họ chỉ có một điểm đồng quy là sử dụng tối đa ngôn ngữ Nam Bộ. Ngoài ra, nếu Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam gặp nhau ở bối cảnh Nam Bộ thời khai hoang, đất phèn chưa lắng thì, Nguyễn Ngọc Tư lại giới thiệu vùng quê Nam Bộ trong giai đoạn đầu của nỗ lực hiện đại hóa, với tất cả những chông chênh, lệch pha của một thứ tư bản... mới.

Lại nữa, là phụ nữ, nên cách xử dụng động từ, tính từ... của Nguyễn Ngọc Tư, như những cái liếc mắt sắc lẻm dao cau - Một ưu thế khác của Nguyễn trong cuộc trường chinh chữ, nghĩa. Thí dụ:

“Cho dù người đàn ông ấy có quá nhiều nốt ruồi, cho dù chẳng cao ráo, đầu ít tóc... nhưng với chiếc ghe chở đầy vải vóc, những người đàn bà lam lũ quê tôi vẫn thường trông ngóng ông ta. Tất cả họ đều trở thành trẻ thơ khi bước chân lên ghe, họ tíu tít, háo hức, họ thèm muốn đến bồn chồn rồi dùng dằng trở lên bờ với tâm trạng tiếc nuối, ngậm ngùi, thấy mình già khi ngang qua bồ lúa vừa hót bớt một lỏm, thằng cha bán vải lấy mấy giạ mà như khứa một ít tuổi xuân đi. Cả đời, cái bồ lúa luôn làm lòng họ đau đáu, khi nghĩ tới bệnh tật, chuyện cất lại cái nhà, hay dựng vợ gả chồng cho con cái.

“Bồ lúa nhà tôi đã cạn từ sau Tết. Điều đó làm má tôi hơi buồn, nhưng người bán vải xăng xái bảo, ‘Cô Hai cứ coi đi, không mua cũng được - rồi ông ta sửng sốt khi thấy má rạo rực khi ướm thử những khúc vải rực rỡ lên người - Chèn ơi, coi nó bình thường vậy mà khoác lên mình cô Hai lại thấy sang quá trời... ’

(Với tôi, động từ “khứa” trong ngữ cảnh “... thằng cha bán vải lấy mấy giạ mà như khứa một ít tuổi xuân đi...” Là một chữ không thể “đắt” hơn mà, ngay với thi ca, chúng ta cũng ít gặp).

Cũng vậy, ở đoạn văn ngắn sau đây, những tính từ được Nguyễn chọn dùng, cũng đậm tính thi ca. (Một thiếu vắng trầm trọng nơi văn xuôi của những cây bút trẻ, hôm nay):

“... Những bữa ăn nối tiếp nhau trong im lặng. Lúc và cơm, tôi hay bị ảo giác, tưởng mình đang ngồi trên cánh đồng của chín năm trước. Một cánh đồng miên viễn với gió lắt lay những khói nắng héo xèo, một nhúm mây rất mỏng và rời rạc bay tha thểu trên cao. Đường chân trời mờ mờ xa ngái. Một vài gò mả loang lổ dưới chòm trâm bầu. Tiếng chim kêu nhỏ từng giọt thiu thỉu. Mùi rạ mới quyện với bùn tanh tanh. Bầy vịt rúc đầu vào nách, ngủ ơ hờ dưới bóng cây tra treo từng chùm bông vàng tuyệt vọng lay như những chiếc chuông câm...”

Trên đây chỉ là một ít ví dụ điển hình cho một núi nhận định của Du Tử Lê qua hai tập sách dày cộm, dày hơn 1200 trang với hàng trăm tác giả. Mỗi người một vẻ, một sác thái mà Du Tử Lê đã dày công nghiên cứu để cống hiến cho người yêu văn chương nghệ thuật tìm đọc cũng là  những  tài liệu quý giá dành cho các  nhà nghiên cứu, phê bình  một giai đoạn văn học dài 40 năm. Tuy chưa  đầy đủ, nhưng đây là một bộ sách giới thiệu được nhiều gương mặt khá tiêu biểu trong 40 năm văn học Việt. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên ghi nhận và cảm ơn công lao của một người thiết tha với văn học của ông. Và, tôi cho rằng, nhiệm vụ của một người làm văn học là chú tâm vào sáng tác, vẫn chưa đủ, mà còn phải có trách nhiệm tìm kiếm, giới thiệu những người có khả năng về văn học nghệ thuật khác nữa.

Nhà thơ Du Tử Lê đã, đang và sẽ tiếp tục làm công việc này, và còn làm tốt!

Đặng Phú Phong

Quý vị nào muốn mua sách có chữ ký của tác giả, liên lạc với
phanhanhtuyen@gmail.com / Tel:(714) 383.4937 hoặc:
.
Tuyen Le
12751 Lucille Ave
Garden Grove, CA 92841
Giá bìa $29.00


.







.
.
.

Ý kiến bạn đọc
13/09/201516:13:28
Khách
Than gui ban hien Trần Mạnh Trí - Chac ban ghen (jealous) hoac bi nhot vi cham noc. Love.
13/09/201514:38:28
Khách
Tại sao tham gia ý kiến của tui bị VIỆT BÁO kiểm duyệt và không đăng ?.Như vậy VIỆT BÁO đã thiên vị và không công bằng.VIỆT BÁO làm tui nhớ lại thời VNCH,thỉnh thoảng báo chí cũng bị kiểm duyệt vì làm lợi cho VIỆT CỘNG.Hãy can đảm và trung thực đăng tất cả ý kiến đóng góp của người đọc báo để mọi người cùng tham gia.Miễn sao ý kiến đóng góp không xúc phạm phỉ báng ai hay thô tục.Dường như cách đây ít ngày Admin của VIỆT BÁO cũng đã cho đăng điều lệ để đọc giả tham gia viết ý kiến rồi.Đây là xứ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mà./.
=====================
Kính gởi Ông Trần Mạnh Trí.

Để có một sân chơi sạch sẽ lành mạnh cho mọi người Vietbao.com cần thanh lọc các bài viết dùng từ không được hay. 

Các ý kiến thường bị xoá nằm trong danh sách sau
1. Không bỏ dấu "NẾU" chúng tôi không hiểu hết ý nghĩa của câu văn vì không dấu, để tránh hiểu lầm ý kiến được xoá
2. Dùng từ ngữ nặng nề ý kiến được xoá
3. Tuyên truyền, quảng cáo không thực ý kiến được xoá
4. Mạ lị cá nhân hội đoàn với tên có thật trong cuộc sống, để tránh phiền cho Vietbao.com ý kiến được xoá.
5. Không liên quan tới bài viết ý kiến được xoá.

Là con người chúng tôi cần nghĩ ngơi, nên đôi khi ý kiến không được đăng ngay ,người đăng tưởng rằng bị xoá.
Sau đó sẽ xuất hiện trên mục ý kiến!!!
Có rất nhiều ý kiến gởi tới VB Online theo chiều hướng này.

Trân trọng
VB online Admin.
Dù không đồng ý, nhưng chấp nhận sự bất đồng, tôn trọng đối lập là lập trường diễn đàn "Ý kiến bạn đọc" của Việt Báo Online.
13/09/201510:50:12
Khách
Anh HET Y KIEN yeu dau !
" Ăn cơm Chúa múa tối ngày "
12/09/201516:38:00
Khách
Truoc Du Tu Le, Mai Thao viet "Ta thay Hinh Ta Nhung Mieu Den...". Cach day vai tuan DTL viet "...Tuong Dai Chu Nghia". Trong bai viet nay co doan ”Nhà thơ Du Tử Lê là một phù thủy chữ nghĩa”.

HET Y KIEN.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.