Hôm nay,  

Những Ngày Thủ Đô Tưng Bừng Phố Xá

11/09/201500:00:00(Xem: 4269)

Như đã có nhiều dịp thưa với quý bạn đọc trước đây, mỗi năm cứ vào dịp mấy tháng 4, 5 và 6, tôi thường từ California đi qua khu vực miền Đông nước Mỹ để tiếp tục công việc nghiên cứu về luật pháp và xã hội tại Thư viện Quốc hội Mỹ. Đồng thời cũng tham gia hội thảo với mấy đại học tại các tiểu bang lân cận với thủ đô Washington.

Tôi thật có duyên với cái thành phố thủ đô này, và luôn giữ được nhiều kỷ niệm tươi vui đẹp đẽ với Washington kể từ ngày tôi được cử đi du học tu nghiệp tại đây trong năm 1960-61, dưới trào cuả Tổng thống Eisenhower và Kennedy. Hồi đó, Washington thật là thanh bình êm ả, chưa hề bị nạn khủng bố đe doạ như bây giờ.

A – Kỷ niệm êm đẹp tại khu “Đồi Capitol” (Capitol Hill)

Mổi buổi sáng, từ nhà trọ ở gần khu Toà Bạch ốc cuả Tổng thống, tôi lên xe bus đi lên trụ sở Quóc hội hết có 10 xu và trong 10 phút là tới nơi. Điện Capitol nằm trên một ngọn đồi không cao lắm, nhưng có cáí nóc vòm cao chót vót với hình dáng thật uy nghi thanh tú theo đường nét kiến trúc cuả Hy lạp thuở xưa, mà từ thật xa ai cũng có thể nhìn thấy được. Rõ ràng là trụ sở cuả các Đại biểu Quốc hội trông bề thế trội vượt hẳn, so với toà nhà cuả người lãnh đạo ngành Hành pháp cuả nước Mỹ.

Khu vực đồi Capitol là một trong những nơi thu hút rất đông khách du lịch, cũng như các phái đoàn từ khắp nơi đến gặp gỡ trao đổi với các Dân biểu, Nghị sĩ là các Đại diện cuả người dân.

Hằng ngày, bất kể vào muà nắng hay mưa, lúc nào cũng có từng đoàn, từng đòan người già trẻ, lớn bé lũ lượt có mặt trên khắp các con đường trong công viên bao quanh trụ sở chính, cũng như cuả hàng chục building làm văn phòng và trụ sở hội họp cho các nhân viên thuộc ngành Lập pháp. Ngoài ra cũng phải kể đến trụ sở cuả Tối cao Pháp viện, cũng như ba toà nhà thật lớn cuả Thư viện Quốc hội. Mỗi building như vậy gồm nhiều tầng lầu và vô vàn phòng ốc với đày đủ tiện nghi cho công việc chuyên môn, cũng như cho sinh hoạt cuả hàng bao nhiêu vạn con người làm việc ngày đêm không kể giờ giấc. Có toà nhà như Rayburn building thuộc Hạ Viện thì thật là đồ sộ lớn lao như cả một thành phố với đày đủ mọi cơ sở như nhà bưu điện, ngân hàng, nhà ăn, phòng vệ sinh, tầng hầm làm garage để xe…, với cả bốn mặt đều quay ra phía có công viên cây cối xanh tươi thật là mát mắt.

Bên phiá Thượng viện cũng như bên phía Hạ viện, mỗi bên đều có 3 building thật lớn, mà các vị dân cử muốn đi họp các phiên khoáng đại tại trụ sở chính ở điện Capitol, thì phải đi bằng đường hầm, trong đó có xe điện chuyên chở, thì mới kịp tham gia việc thảo luận và biểu quyết tại Quốc hội được. Vì mỗi Dân biểu hay Nghị sĩ đều phải làm rất nhiều công việc phức tạp, cho nên họ đều cần đến sự phụ tá cuả các nhân viên riêng cuả mình, như vậy họ mới theo dõi đày đủ và kịp thời được các diễn tiến trong các loại phiên họp cuả Quốc hội qua các màn ảnh truyền hình trực tiếp, rồi khi nào cần đích thân đến tham dự, thì họ mới di chuyển qua đường hầm, từ văn phòng làm việc để đến phòng họp khoáng đại cuả toàn thể Quốc hội lưỡng viện, cuả riêng từng Viện, hay cuả riêng Uỷ ban chuyên môn cuả mình.

Vào năm 1960, khi đi tập sự tại đây, tôi đã nhiều lần đi lại qua hệ thống xe điện ngầm trong đường hầm này, vừa sạch sẽ vưà được chiếu đèn sáng như ban ngày, mà trải dài khắp nơi dưới lòng đất thuộc khu vực đồi Capitol. Bây giờ chỉ khác là vì vấn đề an ninh kiểm soát rất nghiêm ngặt, nên sự đi lại di chuyển trong khu vực cũng khó khăn phức tạp, mà lại tốn thời giờ hơn trước rất nhiều.

Vì Thư viện chỉ mở cưả cho công chúng đến tham khảo từ lúc 8.30 sáng cho đến 7.00 chiều, nên mỗi ngày trước giờ ra Thư viện, tôi thường đi rảo bộ khắp phố phường từ lúc 6.00 sáng, để vưà tập luyện thân thể giữ gìn sức khỏe, vưà “tìm thăm lại chốn xưa”, nơi tôi đã từng cư trú và đi học đã trên 50 năm trước.

Cụ thể, mấy bữa nay, tôi đã đi bộ suốt từ khu vực gần với Đại học George Washington University dọc theo đại lộ Pennsylvania để tới khu vực cuả toà nhà Madison là một trong 3 building thuộc Thư viện Quốc hội. Lộ trình dài đến trên 5 cây số, xuyên qua không biết bao nhiêu cơ sở thuộc chánh phủ liên bang, các cơ sở tư nhân nội điạ cũng như ngọai quốc, rồi đến đủ các thứ viện bảo tàng, các công viên các đài kỷ niệm, cũng như các khu thương xá… Mới có 7 giờ sáng, mà xe cộ cũng như khách bộ hành đã nườm nượp xuôi ngược cùng khắp các nẻo đường. Nhất là loại xe do các phái đoàn thuê bao để chuyên chở du khách phương xa, thì họ tranh thủ đi rất sớm cho kịp với chương trình thăm viếng lúc nào cũng dày đặc các mục thăm viếng nhiều hấp dẫn, nơi các di tích lịch sử cũng như vô vàn những cơ quan, trụ sở cả cuả chánh phủ, lẫn cuả các tổ chức tư nhân về văn hoá, xã hội hay tôn giáo v.v…Khác với ở New York, tuy rất đông du khách, nhưng coi bộ có vẻ xô bồ hỗn tạp; tại thủ đô tôi thấy khách viếng thăm thường có vẻ thanh lịch, chững chạc hơn, cả về lề lối ăn mặc cũng như về phong cách giao tế đi đứng, nhất là họ luôn di chuyển thành từng đoàn với nhiều nhân viên hướng dẫn giải thích cặn kẽ về lai lịch các cơ sở và di tích trong chương trình thăm viếng.

B – Đi thăm lại chốn xưa trường cũ.

Đáng chú ý nhất đối với tôi là tôi đã tìm đến khu vực nằm trên con đường mang tên chữ F, nơi giao điểm với con đường mang tên số 19 (F and 19th street) trong khu Northwest, gần với Toà Bạch Ốc. Đây là nơi tôi đã ở trọ hồi năm 1960 - 61. Nó toạ lạc sát với cơ sở downtown cuả Đại học “American University (AU), và cũng gần với Đại học “George Washington University” (GWU). Vì thế mà vào lúc đó, tôi đã có thể đi bộ có mấy trăm thước là đến được các lớp học buổi tối tại hai Đại học này. Nhưng mà tôi đã không thể nào thấy lại được “căn nhà xưa kia” nưã. Mà thay vào đó là một toà nhà building khá lớn, chiếm đến cả một nưả block khu phố, mà trước đây là nơi tọa lạc cuả cả chục căn nhà 2-3 tầng lầu cũ kỹ với giá thuê vừa với túi tiền cuả các sinh viên du học như bọn tôi.

Tôi vẫn còn nhớ năm 1960 lúc đó, tôi cùng thuê phòng chung với anh Cao Hớn Cơ là một đồng nghiệp cùng làm việc với tôi tại Quốc hội Việt Nam, thì mỗi tuần lễ hai chúng tôi chỉ phải trả chung nhau có 12 dollars mà thôi. Anh Cao Hớn Cơ sau này qua làm việc bên Bộ Ngoại giao, và anh đã qua đời tại Saigon sau năm 1975. Nhân tiện, tôi cũng xin ghi lại hồi đó còn có các anh Lê Văn Hội, Trịnh Văn Xuân, Búi Văn Chuyết và Bùi Duy Quang cũng cùng trọ tại khu nhà này với anh Cơ và tôi. Mà nay, theo tôi được biết, thì cả ba anh Hội, Xuân và Chuyết cũng đều đã xa lià cõi thế này mất rồi. Hiện chỉ còn lại anh Quang đang nghỉ hưu ở thành phố San Francisco, cũng gần với nhà của bác sĩ Bùi Duy Tâm là bào huynh cuả anh.

Về Đại học George Washington, thì bây giờ đã mở mang gấp bội, với không biết bao nhiêu là cơ sở rất gần với trụ sở cuả Bộ Ngoại giao Mỹ, với ga metro có cái tên đọc lên rất ngộ nghĩnh là “Foggy Bottom” (Hố Sương Mù). Tôi cũng không còn tìm thấy cơ sở cũ cuả Trường Luật mà xưa kia tôi đã từng theo học mấy lớp như “Cases on Legislation” và “Legislative Drafting” trong khuôn viên của GWU tại đây.

Mà tôi cũng không thể nào tìm được dấu vết cuả cơ sở downtown của Đại học American University là nơi tôi theo học hai lớp về môn chính trị và kinh tế học, cụ thể là: “Pressure Groups and Propaganda” và “Economic Development in East Asia”.

Quả thật đã có biết bao nhiêu đổi thay tại khu vực Northwest cuả thành phố Washington DC, cả về phương diện con người cũng như về cảnh trí, trong vòng nưả thế kỷ qua. Ôi cái lẽ vô thường trong cõi nhân sinh là như thế đó.

Bài viết đến đây kể đã dài rồi, mà tôi còn ở lại thành phố này cho đến đầu tháng Sáu mới di chuyển đến nơi khác. Vậy tôi xin hẹn sẽ viết tiếp thêm về chuyện “Người và Việc” tại thủ đô Washington trong vài bài sau nưã nhé./

Viết lần đầu tại Stafford Virginia 15 Tháng Năm 2010,

Bổ túc tại Costa Mesa California, Thang Chín 2015.

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.