Hôm nay,  

‘Kho Đạn’ của Bắc Kinh

03/09/201500:00:00(Xem: 7564)

...nay họ mới thấy mình hết đạn vì chỉ còn chừng 700 tỷ đô la để đối phó với đời.

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới từ năm 2001, Trung Quốc liên tục đạt xuất siêu và tích lũy một khối dự trữ ngoại tệ cao nhất thế giới vì tương đương với bốn ngàn tỷ Mỹ kim. Khi kinh tế hụt hơi thì khối dự trữ đó có thể là một loại quỹ chiến tranh để Bắc Kinh đối phó với thách đố của tình hình không? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện này qua phần trao đổi của Nguyên Lam với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do.

Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, từ vài ngày qua, nhiều nguồn tin quốc tế báo tin là lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu bán Công khố phiếu Hoa Kỳ trong kho dự trữ ngoại tệ để có thanh khoản ứng phó với nhiều khó khăn tài chính trước mặt. Động thái này gây quan ngại cho thị trường Hoa Kỳ vì có thể làm sụt giá trái phiếu và tăng phân lời hay lãi suất tại Mỹ. Trước khi tìm hiểu về hậu quả của biện pháp này, chúng ta sẽ vào cái gốc của hồ sơ ngoại hối của Bắc Kinh, là kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc. Xin đề nghị ông lần lượt trình bày cho bối cảnh của vấn đề.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sau khi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001, Trung Quốc mở rộng việc buôn bán với thế giới bên ngoài và đạt mức xuất siêu rất cao, là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Nhờ số xuất siêu và chế độ kiểm soát ngoại hối, là can thiệp vào việc mua bán ngoại tệ với tỷ giá thấp của đồng nội tệ là đồng Nguyên, Trung Quốc tích lũy được một khối dự trữ ngoại tệ rất cao, có lúc được ước lượng là lên tới gần bốn ngàn tỷ.

- Chúng ta không quên là vào giai đoạn ấy, các nước Đông Á vừa bị vụ khủng hoảng tài chính biến thái thành khủng hoảng kinh tế nên xứ nào cũng có phản ứng tích lũy một khối ngoại tệ thật cao. Trung Quốc cũng vậy, mà dùng chính sách ngoại hối là hối suất thấp của đồng Nguyên để đông lạnh số tiền chảy vào kinh tế nhờ xuất khẩu nên mới có lượng dự trữ thuộc loại cao nhất.

- Với nhiều người thì đấy là một kho đạn hay một “quỹ chiến tranh” có thể giúp xứ này đối phó với dao động của thị trường và còn tác động vào quan hệ kinh tế với các nước khác theo chiều hướng có lợi cho mình. Thật ra tình hình đã đổi khác từ vài năm nay nên kho đạn ấy sắp cạn!

Nguyên Lam: Như mọi khi, ông khởi sự với một kết luận gây chú ý là kho đạn của Bắc Kinh đang cạn trong khi thế giới lại sợ rằng một chủ nợ của nước Mỹ đang bán tài sản làm kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, chúng ta tìm hiểu tiếp xem Trung Quốc đã làm gì với kho dự trữ ấy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói chung, khi có một lượng tài sản trong tay, người ta không cất vào kho vì tài sản ấy có thể mất giá, mà nên đem đầu tư ra ngoài. Nhưng khi đầu tư thì cũng phải tính rằng đầu tư vào đâu thì có lời mà vẫn có thể kịp thời đổi ra tiền mặt cho an toàn. Vì vậy, có hai tiêu chuẩn quyết định cho việc sử dụng khối dự trữ ngoại tệ ấy, là đầu tư có lời mà an toàn.

- Theo hai tiêu chuẩn ấy, Trung Quốc đầu tư vào thị trường trái phiếu Hoa Kỳ, tức là cho nước Mỹ vay tiền bằng cách mua Công khố phiếu Mỹ. Lý do ở đây là thứ nhất, thị trường trái phiếu Hoa Kỳ có đặc tính sâu rộng nhất, lớn hơn tổng số của năm nước đi sau; và thứ hai, có mức lưu hoạt cao nhất, nghĩa là dễ đổi ra tiền mặt đem về cho an toàn mà ít bị mất giá. Thí dụ cho đơn giản là trên thị trường Mỹ, nếu có đem vào hay rút ra cả trăm tỷ thì cũng không gây dao động mạnh như với thị trường Nhật, Euro hay thị trường Anh, hoặc đồng Phật lăng Thụy Sĩ. Vì vậy, Bắc Kinh mới “chọn mặt gửi vàng”, bằng cách gửi tiền cho Mỹ vay.

- Huống hồ việc đó còn có lợi về ngoại thương cho Bắc Kinh là nhờ tiền nhiều và rẻ, thị trường Mỹ càng nhập khẩu hàng hóa và tạo ra việc làm cho nhân công Trung Quốc. Vì vậy, cùng với đà xuất siêu, Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ, với tài sản Mỹ trị giá khỏang một ngàn bốn trăm tỷ đô la qua nhiều ngả đầu tư khác nhau.

Nguyên Lam: Có lẽ thính giả của chúng ta đang hiểu ra điều ông đã trình bày kỳ trước là một thế “phân công lao động” kỳ lạ, là Trung Quốc cho Mỹ vay tiền để dễ mua hàng của Trung Quốc và đôi bên đều có lợi trong thế hợp tác này. Có phải là như vậy không, thưa ông?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa đúng vậy, nhưng ở đây ta nên chú ý đến hai mặt ấn tượng và thực tế hay hiện tượng và bản chất.

- Về hiện tượng thì Trung Quốc được tiếng là chủ nợ số một của Mỹ, tức là có thể chi phối kinh tế và cả chính trị Hoa Kỳ. Khi ấy, đã có người ví von với ngụ ngôn rằng Tầu là con kiến chắt bóp để nuôi con ve sầu Mỹ cứ ve ve suốt mùa Hè! Nhưng về thực chất thì như ta nói kỳ trước, họ giàng số phận kinh tế vào sức tiêu thụ của thị trường Mỹ, của người dân Mỹ. Sự thật thì Trung Quốc quá lệ thuộc vào xuất khẩu mà thị trường Mỹ lại chỉ nhập khẩu có 12% nhu cầu tiêu thụ. Hậu quả là Bắc Kinh được tiếng là chủ nợ số một của Mỹ mà cái miếng hay thực lực lại là túi bạc của dân Mỹ. Kể từ năm 2008, khi dân Mỹ tiêu xài ít và nhập khẩu ít hơn là Trung Quốc bắt đầu lâm nạn.

- Tôi phải nhắc lại và nhấn mạnh đến quan hệ ấy vì nhiều người có cảm quan sai, kể cả vài chính trị gia ồn ào của Hoa Kỳ, rằng Bắc Kinh có ý đồ lũng đoạn kinh tế Mỹ qua chính sách ngoại hối với đồng bạc rẻ để thành chủ nợ của Hoa Kỳ. Thực chất ở đây lại khác. Dù Bắc Kinh có ý thao túng đi nữa thì khách nợ số một là Mỹ mới nắm dao đằng chuôi với khoản tài sản rất lớn do Bắc Kinh gửi sang Mỹ qua khối Công khố phiếu này.


- Sáu năm về trước, một giới chức kinh tế cao cấp của Bắc Kinh đã than là dù ghét Mỹ lắm thì vẫn phải cho Mỹ vay tiền, tức là vẫn đầu tư tài sản của mình vào thị trường Hoa Kỳ. Vì vậy họ cố tìm các ngả đầu tư khác để dần dần bớt lệ thuộc vào mức tiêu xài của Hoa Kỳ. Chuyện ấy đã rõ rệt hơn kể từ năm 2013. Nói cho cùng, nếu kinh tế Trung Quốc thật sự vững mạnh và ổn định thì họ thiếu gì cơ hội đầu tư ở bên trong mà vì sao cứ gửi qua Mỹ với phân lời quá rẻ. Chỉ vì sự an toàn!

Nguyên Lam: Câu chuyện quả là ly kỳ! Bây giờ, ta mới nói đến kho đạn của Trung Quốc. Thưa ông, Bắc Kinh hiện có bao nhiêu tiền và xoay trở thế nào với cơn sóng gió tài chính đang xảy ra?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Theo các ước tính mới nhất thì dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh vào cuối Tháng Bảy lên tới ba ngàn 650 tỷ đô la, có giảm so với số cao nhất là gần bốn ngàn tỷ năm 2013. Trong số đó, Bắc Kinh có chừng một ngàn 200 tỷ trực tiếp mua Công khố phiếu của Mỹ và cỡ 200 tỷ mua gián tiếp qua một cơ sở của họ tại Bỉ, vị chi là 1.400 tỷ, dù có nhiều thì vẫn chưa tới 10% của số công trái Mỹ. Còn lại là hai ngàn 250 tỷ thì có 900 tỷ cam kết vào các kế hoạch bành trướng thế lực kinh tế của Bắc Kinh, như Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu AIIB, hay Tân Ngân hàng Phát triển của nhóm BRICS, và hàng loạt dự án trong kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ của Con Đương Tơ Lụa. Ngoài ra, Bắc Kinh vừa trích ra 48 tỷ đô la cho Ngân hàng Phát triển Trung Quốc CDB và 45 tỷ đô la cho Ngân hàng Xuất Nhập Cảng Export-Import Bank of China.

- Bây giờ, giữa cơn khủng hoảng, nếu Bắc Kinh muốn giữ giá đồng Nguyên trong một hạn ngạch nhất định từ nay đến cuối năm thì có thể mất thêm mỗi tháng 40 tỷ đô la, tức là nội năm nay sẽ mất 200 tỷ nữa. Tất cả những số liệu trên chỉ là ước lượng và còn có thể thay đổi hàng ngày qua nhiều biến động dồn dập như ta có thể thấy trên các thị trường quốc tế. Và mình cũng chẳng nên quên núi nợ khổng lồ của Trung Quốc có thể đã vượt quá 28 ngàn tỷ đô la.

Nguyên Lam: Thưa ông, phải chăng vì vậy mà tuần qua Bắc Kinh bắt đầu bán Công khố phiếu Mỹ để thu về đồng đô la hầu ứng phó với những đòi hỏi mới? Nếu như vậy thì hậu quả sẽ là gì cho thị trường Hoa Kỳ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vì cảm quan ấn tượng sai, nhiều người cứ lo rằng khi Bắc Kinh bán Công khố phiếu Mỹ thì sẽ gây bất lợi cho Hoa Kỳ vì làm trái phiếu Mỹ mất giá, tức là làm tăng phân lời trái phiếu trên thị trường Hoa Kỳ khiến kinh tế Mỹ gặp khó khăn. Sự thật lại rắc rối hơn vậy.

- Việc Bắc Kinh bán tháo Công khố phiếu Mỹ không làm tăng lãi suất ngắn hạn trên thị trường Hoa Kỳ. Lãi suất ngắn hạn ấy là do Ngân hàng Trung ương Mỹ quyết định và có thể tăng nhẹ từ nay đến cuối năm sau khi đã hạ tới sàn từ cuối năm 2008. Lãi suất dài hạn thì tùy vào sự tính toán của thị trường theo quy luật cung cầu, nhưng tính toán đó thật ra vẫn căn cứ trên lãi suất ngắn hạn. Trong mấy ngày qua, khi Bắc Kinh kín đáo thông báo cho Bộ Ngân khố Hoa Kỳ và bắt đầu xả Công khố phiếu ra ngoài thì phân lời trái phiếu, là lãi suất dài hạn tại Mỹ, lại chẳng tăng như người ta sợ hãi. Ngay trong giả thuyết là phân lời tăng vọt vì sự hốt hoảng của thị trường thì Ngân hàng Trung ương Mỹ vẫn thừa khả năng chống đỡ. Đó là hoãn nâng lãi suất, hoặc thậm chí dùng lại biện pháp bất thường là “tăng mức lưu hoạt có định lượng” hay “quantitative easing”. Cụ thể là mua vào Công khố phiếu và trả bằng đồng đô la, tức là bơm tiền vào kinh tế.

- Nhìn cách khác, nếu Bắc Kinh bán tháo tài sản của họ dưới dạng Công khố phiếu Mỹ thì tài sản đó càng mất giá và họ sẽ lỗ nhiều hơn khi tiếp tục bán ra. Ngược lại, hậu quả là việc Mỹ kim sụt giá chưa chắc đã gây họa cho Hoa Kỳ: tiền Mỹ càng sụt giá thì hàng Mỹ thêm rẻ và càng dễ bán. Hãy nhìn Nhật Bản mà xem, từ ba năm nay, Chính quyền của Thủ tướng Shizo Abe chỉ mong đồng Yen sụt giá để cứu nguy kinh tế của mình. Vả lại, tiền Mỹ sụt giá lại còn giảm áp suất quá tai hại hiện nay cho nhiều nước Á Châu!

Nguyên Lam: Nguyên Lam xin tổng kết cuộc trao đổi về “kho đạn của Bắc Kinh”. Thưa ông, thính giả của chúng ta nên ghi nhận những gì từ các chi tiết quá phức tạp về kinh tế tài chính lẫn chính trị của kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Lãnh đạo Bắc Kinh giàng số phận kinh tế của mình vào sức tiêu thụ và nhập khẩu của xứ khác nên lệ thuộc vào thiên hạ mà cứ tưởng là có thể xưng hùng xưng bá với khối dự trữ ngoại tệ rất cao. Thật ra, họ thắt lưng buộc bụng người dân để có một kho đạn chủ yếu vẫn là Made in USA. Có những lúc họ tưởng rằng sẽ dùng kho dự trữ ấy như võ khí để ép Mỹ mà chẳng biết là họ chỉ kê khẩu súng nước vào đầu nhà tiêu thụ Hoa Kỳ đang khát nước mà thôi!

- Phũ phàng hơn vậy là nay họ mới thấy mình hết đạn vì chỉ còn chừng 700 tỷ đô la để đối phó với đời. Khi ấy, mỗi tháng có thể mất 40 tỷ để giữ giá đồng Nguyên, hoặc sẽ mất 40 tỷ vì nạn tẩu tán tài sản khi đồng Nguyên sụt giá. Mất cửa này hay cửa khác thì cũng là mất thế lực và uy tín của một quốc gia chỉ có cái thế mà chưa có cái lực!

Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông Nghĩa đã phân tích sự thể rất đỗi ly kỳ này.

Ý kiến bạn đọc
03/09/201511:16:18
Khách
Sinh song, theo doi tin tuc trong xa hoi coi mo va lam viec lau nam o HK, chung ta co the du doan (surmise) rang HK la nguoi chu dong (manipulator) tao ra nhung su viec (events) tren ban co the gioi theo y minh.

Voi ky thuat dien toan (hardware & software) tinh vi nhat toan cau, HK da va dang thao ra nhung chuong trinh (applications) de dua ra nhung dap so (solutions) dua vao nhung an so (input variables) ma nguoi su dung muon. Nhung chuong trinh phan mem nay bao gom tat ca cac van de quan trong cho su song con va doc ton (super power) cua HK ve phuong dien CHINH TRI, QUAN SU, KINH TE, etc. Nhung bo oc SIEU VIET (Academic Scholars) gom du chung toc dat duoi su chi dao cua chinh phu HK cung nhu tu nhan lam viec ngay dem de sang tao ra nhung chuong trinh phan mem nay. Nho vao loi diem nay, Chinh phu HK biet truoc va su dung (apply) that huu hieu tao ra nhung su viec that NGOAN MUC tren ban co the gioi.

Tom lai, HK loi dung toi da ve ky thuat dien toan nay de tao ra mot He Thong Thai Duong He Ao (Virtual Solar System) ma HK la Mat Troi va tat ca cac quoc gia khac la nhung hanh tinh (planets) bat buoc phai xoay quanh no tren mot quy dao (orbit) bat buoc.

O DNA, Nhat Ban y thuc duoc dieu nay nen ho luon luon la dong minh TRUNG THANH voi HK. TQ chua y thuc duoc hoac vi the dien quoc gia (nationalistic) nen tuong minh ghe gom, hay khoe khoang, hu (bully) cac nuoc A Chau nho khac. Hanh dong (behavior) nay cho the gioi thay TQ chi la con Rong giay.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.